Chương 2: Ký ức

Tôi ngủ mê man như thể trở về quá khứ xa xăm.

Cũng là nằm trên giường như vậy.

"Ông ơi, sao em gái còn chưa tỉnh dậy?"

Một giọng trẻ con lanh lảnh vang lên bên tai tôi.

Đây là giọng nói của người anh trai yêu thương em gái hết mực của tôi. Tôi vẫn đang ngủ nhưng khi nghe thấy tiếng ồn ào của anh ấy thì tỉnh dậy mất rồi, thế nhưng tôi lại không tài nào mở mắt được. Cơ thể tôi rất yếu nên thường hay ngủ rất nhiều, hiếm khi thức dậy.

Giọng anh trai nhỏ lại vang lên bên tai tôi: "Ông ơi, ông nói xem em gái đã ngủ lâu như vậy thì khi nào mới tỉnh dậy?"

Một giọng nói ân cần và hiền lành vang lên, "Chỉ cần cháu nói chuyện với con bé nhiều hơn thì con bé sẽ tỉnh lại."

Giọng nói già nua chất phác vô cùng, ông bị lời nói của đứa nhỏ làm cho mất kiên nhẫn nên mới dành thời gian để trả lời. Tôi nghe thấy tiếng ông ấy hút thuốc lá, “phạch, phù, phù”, ông ấy chính là ông cụ đã đón tôi về.

Tại sao tôi lại nhớ giọng nói này, lại còn biết rõ hoàn cảnh của gia đình này thì tôi không thể nói ra được. Mặc dù tôi lúc thức lúc ngủ nhưng từ những gì họ nói lúc ở bên cạnh tôi, tôi có thể biết rằng gia đình này là một gia đình rất nhiệt tình tốt bụng.

Ông chủ nhà là một nông dân lương thiện, bà chủ nhà cũng là một phụ nữ nhiệt tình, giờ thì họ đã trở thành cha mẹ của tôi, ông cụ đưa tôi về chính là ông nội tôi. Tất nhiên còn có một cậu bé rất ồn ào luôn đến bên giường của tôi, nói chuyện với tôi không ngừng nghỉ. Ồn ào đến mức nhiều khi tôi không thể ngủ ngon giấc cho đến khi ông cụ không kiên nhẫn mà đuổi cậu bé đi chơi.

Nhưng nhờ có anh trai nhỏ mà tôi không những chỉ biết về hoàn cảnh của gia đình mà còn biết được một số điều về thôn này. Tất nhiên đây cũng chỉ là quan điểm của cậu bé.

Thôn này tên là thôn Cát Gia và chỉ có một trăm gia đình trong thôn, là một thôn làng nhỏ nằm sâu trong một dãy núi. Ít người có thể đi ra thế giới bên ngoài, người dân nơi đây sinh sống theo hình thức tự cung tự cấp, trải qua bình minh rồi lại hoàng hôn để hết một ngày.

Ông cụ trong gia đình này là một người ngoài thôn, mang họ Hoa, ông đã chạy trốn khỏi nạn đói đến thôn Cát Gia cách đây hàng chục năm và rồi định cư luôn ở đây. Ông là người duy nhất trong làng có thể chữa trị cho những người bị bệnh nhẹ, đôi khi thực hiện một nghi lễ cúng bái cho những người khác đẻ loại bỏ bệnh tật và giảm nhẹ tai họa. Họ gọi loại người này là "Thầy cúng", ông ấy cũng được coi là người có năng lực.

Tôi ở nhà họ được hơn nửa năm nhưng hơn nửa năm nay sức khỏe của tôi vẫn rất tệ, bệnh tật liên miên. Ông Hoa sẽ pha một loại thuốc đắng khủng khϊếp để giúp tôi phục hồi cơ thể nhưng thời gian tôi mở mắt ngày càng ngắn.

Tên thật của cậu bé là Cát Thành Nghĩa nhưng tất cả mọi người đều gọi cậu ấy là Tiểu Nghĩa. Mặc dù tôi không thức nhiều nhưng lần nào tôi cũng thấy cậu ấy túc trực bên giường. Khi những đứa trẻ khác ra ngoài chơi thì cậu bé ấy lại ở bên cạnh tôi trên giường bệnh.

Căn bệnh của tôi giống như một tảng đá lớn đè nặng trong lòng ông cụ, ngày nào ông cũng ngồi bên giường hút thuốc là, lông mày nhíu chặt lại, sắc mặt như bánh đa nhúng nước, ngay cả Tiểu Nghĩa luôn rất ồn ào cũng không dám không dám tự ý tới làm phiền ông ấy.

Một ngày nọ, câu nói của Tiểu Nghĩa đã đánh thức tôi một lần nữa.

“Ông ơi, không ổn rồi, sao trán em gái lại nóng như vậy? Có phải em gái bị sốt rồi không ạ?” Giọng Tiểu Nghĩa đầy lo lắng.

Bàn tay nhỏ bé của cậu bé đặt ở trên trán của tôi lành lạnh khiến tôi cảm thấy rất thoải mái, trong đầu có một chút tỉnh táo, nhưng bàn tay nhỏ bé của cậu ấy nhanh chóng bị gỡ xuống và rồi sau đó, một bàn tay to thô ráp đặt ở trên trán tôi.

“Con bé bị sốt rồi, cơn sốt này rất nghiêm trọng!” Ông cụ lên tiếng.

Thực ra chuyện tôi phát sốt là chuyện bình thường, không biết tôi đã bị sốt bao nhiêu lần rồi nhưng dường như lần này nó rất nặng ngay cả bản thân tôi cũng cảm thấy cơ thể mình giờ đây đang nóng như một cái lò.

"Vậy thì phải làm sao đây ông ơi, ông nghĩ cách cứu em gái đi, nếu không cháu sợ em ấy sẽ bị hỏng não mất."

Anh trai nhỏ đã ở bên cạnh ông cụ đã lâu nên cậu cũng biết sốt cao sẽ hỏng não.

“Cháu mau đi lấy nước lạnh trước rồi lau người cho con bé hạ nhiệt đi!” Ông cụ ra lệnh.

Tiểu Nghĩa đồng ý, chạy ra ngoài rồi ngay sau đó cậu bé quay trở lại và còn mang theo bà chủ của ngôi nhà này, người mẹ hờ của tôi.

Mẹ giúp tôi lau người, bà là một người phụ nữ nông thôn lầm lì, bà hơi sợ ông cụ nên không nói một lời trước mặt ông.

Nhưng bàn tay mẹ rất ấm, bàn tay quen làm việc thô ráp nhưng phảng phất chút ấm áp, nó gợi cho tôi một hình ảnh rõ ràng trong đầu óc mơ hồ của tôi, và cũng khiến tôi cảm nhận được tình mẫu tử không nói nên lời.

Chẳng mấy chốc, bà ấy đã lau khắp người tôi từ trên xuống dưới, sau đó để lại ông cụ vẫn đang hút thuốc ở trên giường rồi cùng Tiểu Nghĩa lưu luyến không muốn rời mà đi ra ngoài.

Có lẽ tôi ngủ quá lâu lại mới được chăm sóc nên nhiệt độ trên người giảm xuống rất nhanh khiến tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Tôi có thể nghe thấy tiếng thở dài trầm trọng của ông cụ, tôi không biết ông đang lo lắng điều gì, mặc dù là một cơn sốt nhưng có vẻ như nó cũng bình thường, ngay cả tôi cũng không lo lắng về nó.

Chỉ là tôi không hiểu tại sao ông ấy lại mang về nhà một đứa trẻ sắp chết như tôi, hơn nữa ông ấy lại còn rất lo lắng cho tôi. Tuy nhiên, tôi biết rằng không có ai sinh ra để làm không điều gì cho một ai đó, con người phải biết cảm thấy biết ơn và báo đáp.

Một lúc lâu sau, ông ấy đứng dậy, đi đến đầu giường tôi và thở dài lẩm bẩm một mình: "Con bé này, khí âm trong người cháu quá nặng, nếu không kiềm chế thì sợ rằng cháu sẽ bị âm khí gϊếŧ chết mất. Thôi quên đi, nếu ông đã giữ cháu lại thì ông phải có trách nhiệm với cháu."

Tôi lờ mờ nghe được lời nói của ông cụ rồi chớp chớp mắt nhìn khuôn mặt già nua mang theo vẻ quyết đoán kia, cứ như sau một quãng dài do dự cuối cùng cũng hạ quyết tâm. Khi đó, tôi không biết rằng cái gọi là trách nhiệm của ông cụ là phải trả giá bằng cả mười năm sinh mệnh của mình, mượn mạng của mình để kéo dài sự sống của tôi.

Đêm hôm ấy, tôi chỉ thấy trán mình nóng ran, vừa mở mắt ra thì thấy ông cụ cầm một lá bùa đang đốt lửa quơ quơ trước trán. Trong miệng ông cụ khẽ lẩm bẩm những câu gì đó như thể ông đang thực hiện một loại nghi lễ nào.

Nhiều năm sau tôi mới biết được ông cụ đang sử dụng bùa tụ dương để xua tan âm khí trong cơ thể tôi.

Lúc sau ông ấy lại dùng sinh mệnh của mình để đổi lấy sinh mệnh của tôi, nhưng cách đánh đổi sinh mệnh này rất không công bằng. Không phải có thể đánh đổi tuổi thọ của mình mấy năm lấy mấy năm mà là đổi mười lấy một, có nghĩa là mười năm chỉ đổi được một năm.

Mà không phải ai cũng có thể đến trao đổi nó, phải là người thân hoặc người có pháp thuật mới có thể làm được.

Tôi là do ông cụ nhặt được nên hiển nhiên không thể có người thân ở bên cạnh tôi, cho nên ông cụ mới chọn cách thứ hai. Năng lực của ông ấy không tồi nhưng ông ấy đã ngoài sáu mươi rồi nên nếu dùng mười năm tuổi thọ để cho tôi tiếp tục sống thì cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian cho mình. Lòng nhân ái nặng nề như vậy quả thật là nhân quả khó báo đáp nhất trong đời, vì vậy trăm chữ mới lấy chữ hiếu làm đầu, bạc bẽo với cha mẹ chính là tội ác lớn nhất.

Tôi bị ngọn lửa đốt cháy và rồi bắt đầu khóc "Hu hu" nhưng tiếng kêu khóc của tôi chỉ giống như tiếng muỗi, không tạo ra động tĩnh gì nhiều.

Lúc này tôi đã hấp hối rồi, chỉ còn lại chút hơi thở yếu ớt, không còn sức để khóc nữa. Nhưng mà tờ giấy bùa đó bị ngọn lửa bao trùm khiến tôi theo bản năng mà bất giác cảm thấy sợ hãi, tôi liên tục vẫy bàn tay nhỏ bé của mình để cố gắng chống lại. Điều này cũng là do khí âm tụ trong cơ thể tôi đang chống lại sự tấn công của lửa dương.

bùa tụ dương là gì thì mãi sau này tôi mới biết, nó có được từ ngọn lửa của mặt trời thiêu đốt trong ngày dương lịch, là một loại bùa cao cấp.

Và lý do tại sao ông cụ có được loài bùa cao cấp như vậy là bởi vì ông là hậu duệ của Đạo Y. Đạo Y là Đạo giáo dùng y học để thuyết giảng các hoạt động tôn giáo và quá trình tu luyện theo đuổi tu luyện trường sinh bất lão, thông qua việc trị liệu sinh mệnh. Những kiến thức và kinh nghiệm về sức khỏe và bệnh tật đã hình thành nên một hệ thống y học tâm lý mang tính chất tôn giáo hoặc văn hóa dân gian.

Đạo giáo Y học bao gồm ăn, ngoại đan, nội đan, vật dẫn cùng với tiên đan tiên dược và bùa chú mang sắc thái của thầy pháp. Nó có liên quan và khác với y học cổ truyền Trung Quốc. Bản chất của y học và dược lý của nó là một phần không thể thiếu của y học Trung Quốc.

Đạo Y có thể nói là một loại đạo giáo được truyền lại rất lâu đời, đạo giáo này không được chú ý tới nhiều mà được truyền miệng trong dân gian cho những người muốn đi theo. Tất nhiên đây là những gì ông cụ đã nói với tôi khi tôi lớn lên.

Thật ra, ông cụ chỉ biết được một chút ít thôi, và bùa tụ dương này chính là một trong số ít những thứ quý giá mà sư phụ của ông để lại cho ông.

Ông cụ vội đốt giấy bùa rồi đổ tro của lá bùa vào một cái bát lớn và cẩn thận đổ nước vào miệng tôi. Dù sợ hãi nhưng tôi không còn chút sức lực nào để phản kháng, tôi nhanh chóng uống cạn bát nước bùa lớn kia, bụng căng phồng lên.

Tôi mơ màng rồi lại chìm vào giấc ngủ. Không biết tôi đã ngủ bao lâu mà khi tỉnh dậy là do giọng nói trẻ con của Tiểu Nghĩa đánh thức. Sau đó cơ thể tôi từ từ được cải thiện. Chỉ là khi tôi nhìn thấy ông, tôi có thể cảm thấy rõ ràng ông đã già đi rất nhiều.

Dù là như vậy nhưng ông chỉ có thể đổi cho tôi một năm sống, và kể từ đó ông đã cố gắng hết sức để duy trì sự sống của tôi.