Chương 13: Trẻ và thơ ngây

“Những thứ vào miệng con người không độc hại xấu xa. Xấu xa, độc hại là những thứ từ miệng họ tuôn ra”

-Paulo Coelho (Nhà Giả Kim)

-----

Tần Y Lạc ngồi trong xe của mình, ngón tay lướt trên màn hình di động. Cô đang xem vài tin tức trên báo mạng. Tin tức về cái chết của Hầu Cường vẫn ở trang nhất, với vô số bình luận. Khi đã không còn gì khai thác, thì đến bác lao công dọn rác trước Hầu gia cũng được phỏng vấn lên báo.

Những người thân của Hầu gia đã được xác nhận có chứng cứ ngoại phạm.

Vài ảnh chụp Hầu phu nhân khóc rât thương tâm.

Bên dưới, là vô số bình luận của người đọc. Họ cho rằng dù Diệp Thảo có chịu mất mát đến đâu. Cũng không thể tuỳ tiện gϊếŧ người. Gϊếŧ đi Hầu Cường khiến gia đình này mất một người chồng, một người cha.

Những lời nói này, bỗng chốc biến tội lỗi mà Hầu Cường gây ra nhẹ nhàng vô cùng.

Kẻ đứng ngoài cuộc, luôn chính là nói quá nhiều. Còn người trong cuộc, luôn câm lặng với nỗi đau của mình.

Tần Y Lạc thoáng cười giễu cợt.

Con người luôn cho mình quyền phán xét và thấu hiểu mọi chuyện.

Con người, là động vật đáng khinh nhất trên đời.

Có thể, ngay bây giờ tin tức này khiến họ quan tâm, khiến họ phẫn nộ. Nhưng đoan chắc, chỉ cần một scandal của thần tượng nào đó lộ ra. Họ lập tức chuyển tâm điểm đi và quên ngay vụ Hầu Cường. Đã có bao nhiêu nạn nhân của đám đông rồi?

Nhà tâm lý học Gustave Le Bon* đã nói không sai, con người là một đám đông điên loạn, vừa là kẻ bạo lực vừa là kẻ bài xích đồng loại. Chính đám đông này là minh chứng cho cái ác nhưng thích giương cao chính nghĩa.

Nhưng họ không nhận ra, mình đang bị sử dụng như một công cụ. Hiệu ứng đám đông luôn là một thứ dễ dàng khống chế. Và đám đông sẽ tác động đến cá nhân, một người đơn giản hiếm có gan chống lại số đông.

Dư luận, là một ả gái làng chơi a dua nhất. Nhưng luôn phải lợi dụng, luôn phải tìm cách khống chế ả.

Tần Y Lạc thoát trang báo, tắt điện thoại.

Cũng sắp tới giờ tan sở của Thuần Dương Thần. Vài tháng rồi họ không gặp nhau, Tần Y Lạc vốn không an tâm khi để Thuần Dương Thần ở một mình. Nếu được cô luôn muốn bên cạnh chăm sóc cho Thuần Dương Thần.

Điện thoại của Tần Y Lạc rung lên, báo hiệu có người gọi.

Là giám đốc bệnh viện.

Tần Y Lạc nghe máy.

Giám đốc bệnh viện là một giáo sư đã 60 tuổi. Tên Trần Phong, có thể nói giáo sư Trần rất tận tâm với nghề.

Giáo sư Trần mới về bệnh viện sau chuyến giảng dạy xa. Vừa đặt chân vào bệnh viện đã gặp một cảnh quan họ Mạc.

Cảnh quan này đương nhiên Trần giáo sư nhận ra. Là người cách đây vài tháng đã đến đây điều tra rất kỹ vụ án tự tử.

Cảnh sát sau cùng đã đóng hồ sơ. Kết luận tự sát. Nhưng cảnh quan họ Mạc có vẻ không tin. Trần giáo sư có chút ngưỡng mộ chính khí từ cảnh quan này. Liền trò chuyện với cô ta rất nhiều.

Với những vụ trẻ con tự sát, chợt khiến Trần giáo sư nhớ đến nhiều dữ kiện gần đây. Chính ông cũng cho rằng việc một đứa trẻ tự sát là có bất ổn. Cuộc trò chuyện diễn ra rất lâu, nhưng không thể lý giải vấn đề. Chuyên khoa của giáo sư Trần không thiên về trẻ em, nên sau đó ông đã giới hiệu Mạc cảnh quan với một bác sĩ tâm lý khác.

"Người tôi giới hiệu cho Mạc cảnh quan là bác sĩ Tần!"

Giáo sư Trần nói, giọng điệu tràn đầy tin tưởng Tần Y Lạc.

Tần Y Lạc thật sự ngưỡng mộ Mạc Kỳ Yến, cô ta kiên trì theo đuổi một vụ tự sát thật sự. Dù rằng cấp trên đã quyết định đóng hồ sơ.

Tần Y Lạc trả lời Trần giáo sư:

"Tôi đã hiểu. Cảm ơn giáo sư Trần, tôi sẽ hết lòng giúp Mạc cảnh quan."

Giáo sư Trần luôn ưa thích bác sĩ Tần. Dù có tính khí khó thân cận nhưng nữ bác sĩ này luôn hết lòng vì bệnh nhân. Nhất là với trẻ em. Sẽ không tìm ra ai kiên nhẫn hơn cô ấy.

"Vất vả cho cô rồi!" Giáo sư Trần nói.

Tần Y Lạc nói vài câu xã giao rồi cúp máy.

Tần Y Lạc khóe môi tạo ra nụ cười. Xem ra thì, vòng lẩn quẩn của cảnh sát và tội phạm mãi không dứt.

Tần Y Lạc tìm đến số máy của Mạc Kỳ Yến.

Ấn gọi, bên kia đỗ chuông không lâu thì Mạc Kỳ Yến bắt máy.

Mạc Kỳ Yến chủ động lên tiếng:

"Xem ra giáo sư Trần đã thông báo cho em."

Tần Y Lạc đặt tay lên vô lăng, mắt vô định nhìn về phía trước.

"8 giờ tối nay, tôi có thể sang nhà Mạc cảnh quan không?." Tần Y Lạc nói. Mạc Kỳ Yến không lộ biểu tình.

"Được, làm phiền bác sĩ Tần rồi." Mạc Kỳ Yến đáp, cô thật sự cảm thấy khó mà giao tiếp với Tần Y Lạc.

"Vậy hẹn 8 giờ!" Tần Y Lạc nói rồi cúp máy, lúc này cô đã thấy Thuần Dương Thần bước ra.

Tần Y Lạc liền ra khỏi xe, để Thuần Dương Thần trông thấy mình rõ ràng hơn.

Thuần Dương Thần trông thấy Tần Y Lạc liền vui vẻ. Chạy đến ôm tay trái của Tần Y Lạc. Điệu bộ như một hài nhi, vô cùng đáng yêu.

Tần Y Lạc vỗ nhẹ vào đầu Thuần Dương Thần.

"Dương Thần ngoan, vào xe"

Tần Y Lạc ôn nhu nói.

Thuần Dương Thần liền làm theo, lập tức mở ghế phụ tài ngồi vào.

Tần Y Lạc ngồi bên ghế vô lăng, khẽ nhướn người thắt dây an toàn cho Thuần Dương Thần.

Rồi lái xe rời đi.

Thuần Dương Thần bây giờ chẳng khác nào một hài nhi, luôn cần bảo vệ. Quấn quýt bên Tần Y Lạc.

***

Tám giờ tối hôm đó.

Vừa đúng giờ Tần Y Lạc đã đến, bấm chuông cửa nhà Mạc Kỳ Yến.

Cửa mở ra, và họ lại gặp nhau.

Tần Y Lạc hôm nay có gì đó thật khác với mọi khi.

Cô không đặt nụ cười trên môi nữa. Mà là vô cùng nghiêm túc. Đây là trạng thái mọi khi cô ở bệnh viện.

Mạc Kỳ Yến với biểu hiện này có chút ưa thích.

Đây là lần đầu cô và Tần Y Lạc có quan hệ giao tiếp công việc. Nếu mở cửa ra và trông thấy nụ cười giả tạo của Tần Y Lạc.

Mạc Kỳ Yến sẽ vô cùng bực tức.

Mạc Kỳ Yến mời Tần Y Lạc vào nhà.

Họ lại như cách đây vài ngày, ngồi trên ghế, hướng mắt ra lớp kính quan sát bên dưới.

Tần Y Lạc chân bắt chéo. Ngã người vào ghế.

Cô nhìn Mạc Kỳ Yến. Rồi cất giọng:

"Tôi sẽ kể cho cô nghe một câu chuyện?"

"Kể chuyện?"

Mạc Kỳ Yến nghi hoặc hỏi lại.

Tần Y Lạc gật đầu.

Câu chuyện về những đứa trẻ bị gϊếŧ hại bởi chính sự thơ ngây.

Những đứa trẻ, vô cùng thơ ngây. Tâm can của chúng chính là tờ giấy trắng. Những hài nhi này không định hình được thế giới. Chúng đón nhận tất cả mọi thứ xảy ra với mình trong trạng thái thơ ngây nhất có thể. Chúng không phòng vệ, không biết tự bảo vệ.

Trẻ em là tạo vật dễ bị tổn hại nhất.

Đối với trẻ em.

Ngày qua ngày, chúng học thật giỏi chỉ để chiếm được tình yêu của cha mẹ.

Chúng cố ngoan ngoãn để được yêu thương.

Thậm chí, những đứa trẻ hư cũng tìm kiếm yêu thương qua một cách khác mà thôi.

Và trong thế giới của trẻ em, thứ chúng cho rằng to lớn và vĩ đại nhất chính là cha mẹ. Cha mẹ là thần thánh của chúng.

Sẽ ra sao nếu một ngày, một đứa trẻ nhận ra mình là đứa con thừa?

Có lẽ, không gì tàn nhẫn bằng cho đứa trẻ nhận ra chúng đã làm cha mẹ thất vọng.

Diệp Mẫn tự sát bởi vì cô bé nghĩ mình vừa làm cho mẹ xấu hổ.

Diệp Mẫn là sự ô nhục của gia đình.

Một ai đó, đã tiêm vào đầu cô bé suy nghĩ này. Một ai đó đã cố tình khiến cô bé phải tự sát bằng lời nói của mình.

Giống như một gia đình sống tại Vũ Hán, họ Điền.

Cô con gái 7 tuổi đã ném em trai 2 tháng tuổi ra khỏi tầng tám chung cư. Nguyên do là vì một người hàng xóm đã nói "Mẹ cháu không cần cháu nữa, vì có em trai cháu rồi!" **

Cô bé không biết mình đã gϊếŧ người. Bởi không ai nói ném em trai ra cửa sổ sẽ khiến đứa bé chết. Chỉ là nếu ném đi em trai, cô bé sẽ được hưởng trọn tình yêu của cha mẹ.

Não bộ cũng tương tự nhưng những thứ khác, cần phải ăn để hoạt động. Và thức ăn của não bộ chính là tác động của người khác, môi trường sống.

Ăn cảm xúc tiêu cực, sẽ sản sinh ra hành động tiêu cực.

Một người sẽ rơi vào bóng tối tuyệt vọng khi không còn niềm tin gì bên trong. Với trẻ em, cảm xúc này càng tệ hại.

Phải kết thúc mình để không còn làm mẹ thất vọng.

Mình là nguyên nhân khiến mẹ buồn.

Khi sự thơ ngây của Diệp Mẫn đã bị lợi dụng, nó cũng làm thay đổi quan niệm về "sự sống" của cô bé. Vòng tay của người mẹ khi ấy không còn đủ để bảo vệ con cái của họ.

Cô bé còn rất trẻ, nhưng không còn thơ ngây nữa...

Một vùng tối vĩnh hằng đã ngự trị. Không cho Diệp Mẫn lối thoát.

Cái chết với Diệp Mẫn không phải để kết thúc tủi nhục. Mà là để mẹ không buồn nữa. Không để mẹ thất vọng.

Tần Y Lạc từng lời đều đặn nói ra.

Mạc Kỳ Yến liền hiểu mọi chuyện.

Từ nhiều mẩu chuyện vốn không can hệ với nhau nhưng với lời kể của Tần Y Lạc liền như rõ ràng. Sống động đến mức tạo ra bi ai. Ai mà không từng là đứa trẻ cố làm mọi thứ để được cha mẹ yêu thương?

Diệp Mẫn đã bị ai đó tiêm vào đầu ý nghĩ rằng bản thân là sự ô nhục của mẹ.

Ai đó đã phá hủy lòng tin của cô bé! Lợi dụng sự ngây thơ để gϊếŧ cô bé.

Mạc Kỳ Yến vô thức siết chặt tay, người này thật quá tàn nhẫn. Quá độc ác!!!

Kẻ mà có thể dùng tâm lý ám thị Diệp Mẫn tự sát, ngay cả khi cô bé ở trong bệnh viện.

Thì chỉ có thể...

Là chính y bác sĩ trong ca trực đó!

Có lẽ nào người đáng lẽ phải cứu người lại gϊếŧ người? Lại còn là gϊếŧ trẻ em?

Nhưng...

Dù tìm ra người đó thì sao? Luật pháp không thể trị tội họ, không có luật như thế cả. Đây là gϊếŧ người không dao!

Mạc Kỳ Yến cảm thấy trong người đang dâng lên sự phẫn uất tột cùng.

Lần đầu cô nhận ra.

Cảnh sát thật sự vô dụng!

Luật pháp tồn tại để làm gì?

Tần Y Lạc nhìn ra sự phẫn nộ trong Mạc Kỳ Yến.

Cô tự tiến đến, lấy một chai vang đỏ và chiếc ly. Đặt lên bàn và rót rượu cho Mạc Kỳ Yến.

Mạc Kỳ Yến nhận lấy, uống rất nhanh.

Não bộ của Mạc Kỳ Yến chợt hiện lên một suy nghĩ.

Cô cất giọng mơ hồ:

"Không lý nào..."

Tần Y Lạc nhìn Mạc Kỳ Yến. Hỏi lại:

"Không lý nào điều gì?"

Mạc Kỳ Yến đột nhiên đứng lên, đi vài bước rồi lên tiếng:

"Không lý nào đột nhiên một y bác sĩ lại cố ý ám thị Diệp Mẫn tự sát. Trừ khi..."

Mạc Kỳ Yến ngưng lời. Cô nhíu mày. Tự tiếp lời:

"Trừ khi ai đó đã bỏ tiền ra thuê họ làm như vậy!"

Tần Y Lạc nhìn Mạc Kỳ Yến, nữ nhân này thật sự rất thông minh.

Không, Mạc Kỳ Yến cực kỳ thông minh, và rất nhạy bén với tội ác.

Mạc Kỳ Yến lại không nói gì, ngồi vào ghế. Cô không thể mang vụ án ra bàn với Tần Y Lạc, đó là luật.

Tần Y Lạc không nói gì, cô chỉ rót thêm rượu vào ly cho Mạc Kỳ Yến.

Cái chết của Diệp Mẫn có lợi nhất cho ai? Là Hầu Cường, vì Diệp Mẫn là nhân chứng duy nhất trong vụ án.

Nhưng khi đó, Hầu Cường đang bị tạm giam.

Tức là chỉ có thể do người thân của hắn làm.

Không thể là Hầu phu nhân, vì Hầu Cường bị tống vào tù người được lợi nhất là bà ta. Tài sản theo luật thừa kế sẽ về tay vợ rồi mới đến con cái.

Chỉ có thể...

Là hai đứa con, Hầu Hiển và Hầu Dực.

Chúng làm vậy để lấy lòng cha mình! Để tài sản không thuộc về mẹ.

Và biết đâu Hầu Cường chia tài sản cho hắn.

Ý nghĩ này khiến Mạc Kỳ Yến buồn nôn.

Cha là kẻ ấu da^ʍ, con là kẻ gϊếŧ trẻ em.

Gia tộc này còn thua cả súc sinh.

Nhưng trên tất cả, Mạc Kỳ Yến bị cảm giác bất lực hành hạ cô.

Cô không thể dựa vào luật pháp trừng trị họ...

Không thể!

Tại sao lại có kẻ độc ác tới mức, mang sự ngây thơ của trẻ con ra để gϊếŧ chúng?

---

*Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời.

**đây sự việc thật, mình sửa lại lời thoại của người hàng xóm đôi chút cho thuận đọc.