Chương 62: 3. Thư Phúc Đáp Cư Sĩ Ngu Tăng

Một việc phóng sanh vốn là để cảm phát cái tâm kiêng gϊếŧ, cứu vật cho đồng nhân, thực hành tâm trắc ẩn bất nhẫn đó thôi. Thế nhân phần nhiều tâm hạnh khác nhau, dù chẳng thể khiến cho mọi người đều cảm động, nhưng nếu cảm động được một người thì cả đời người ấy đã bớt gϊếŧ cả mấy ngàn sanh mạng, huống hồ nào phải chỉ có mỗi một người thôi đâu!

Còn như ông bảo cá lớn nuốt cá bé, dù có thả nó xuống sông sâu cũng khó cứu nó thoát nạn lưới chài. Điều suy nghĩ ấy tựa hồ hữu lý, nhưng thật ra là trở ngại thiện niệm, hỗ trợ sát nghiệp của người khác! Người ấy may mắn làm thân người, may ra chẳng đến nỗi thân bị gϊếŧ hại nên mới lý luận vô lý như thế, toan dùng cái trí của mình ngăn trở việc phóng sanh.

Nếu như họ bị vướng chài và là các sanh mạng sắp bị gϊếŧ, nhất định họ sẽ chẳng khởi lên các tưởng niệm như thế, chỉ mong có ai cứu lấy mạng sống của mình, quyết chẳng có ý niệm “không mong được người khác cứu, chỉ sợ sau này lại bị con vật khác ăn mất, bị người khác bắt được, chỉ mong cam tâm bị gϊếŧ để sau này khỏi bị mắc các nạn ấy nữa”. Dù lúc ấy có ý niệm như thế đi nữa, vẫn chẳng đáng để bàn cãi; huống hồ trong lúc ấy vạn vạn phần chẳng thể nghĩ tưởng như thế được!

Kẻ nào nhằm lúc mình chẳng bị dính dấp đau đớn gì bèn ngăn trở thiện niệm của người khác, nói những lời khơi động sát cơ cho người khác như thế, mà nếu đời sau chẳng thọ báo thì nhật nguyệt sẽ mọc ngược, trời đất sẽ bị đảo lộn! Có nên thốt lời xằng bậy chăng?

Dĩ nhiên có chuyện cá lớn nuốt cá nhỏ, thả ra rồi lại bị bắt cũng chẳng phải là không thể có, nhưng nói cá lớn ăn sạch cá nhỏ không còn sót gì, quyết chẳng có lẽ ấy! Được thả rồi lại bị người khác bắt sạch hết cũng quyết chẳng có lẽ ấy! Cần chi phải lo quá như thế? Ví như cứu giúp người bị nạn, nếu cho một manh áo, hoặc cho một bữa ăn cũng có thể giúp cho người ấy chẳng đến nỗi phải bị chết ngay, nhưng lại cứ đối trước người ấy bảo: “Một manh áo, một bữa cơm này sao có thể khiến người ấy no ấm suốt đời được? Có cho cũng chẳng lợi ích gì, chẳng thà mặc cho kẻ đó đói lạnh đến chết ắt kẻ ấy chẳng phải chịu đói lạnh dài lâu!”

Lại như cường đạo cướp giật người khác, kẻ có sức mạnh ra tay chống cự, ngăn trở, kẻ kia bèn bảo: “Nếu ông có thể chống cự, ngăn trở kẻ cướp cả đời mới thật là tốt, còn như chỉ chống cự, ngăn trở một lúc thì rốt cuộc có ích lợi gì đâu? Chẳng thà mặc cho nó cướp hết sạch đi, sau này mới khỏi bị cướp nữa thì tốt hơn!” Đối với con cái, cha mẹ thường chăm sóc, nuôi nấng, nhưng mẹ hiền chẳng thể chăm sóc thân đời sau của con; kẻ kia bèn bảo: “Đã chẳng thể chăm sóc, nuôi nấng thì chẳng bằng gϊếŧ phứt nó đi, chẳng tốt hơn sao?”

Quân tử tu đức chẳng vì điều thiện nhỏ bèn không làm, chẳng vì điều ác nhỏ mà làm. Kẻ kia cứ muốn muôn sự chẳng sai suyển điều gì mới chịu hành phóng sanh, tức là muốn cho thế nhân suốt cả đời chẳng làm những việc phóng sanh, kiêng gϊếŧ. Tương lai khi kẻ ấy sắp bị chết, cả vạn người không có lấy một ai cứu cho. Đau thay, buồn thay; chẳng đặng đừng phải dài dòng phân giải!