Chương 1: Đổi Mạng

Phía xa xa, cách hoàng cung khoảng ba dặm, có hai ngôi mộ được đặt cạnh nhau. Những đám rêu bao phủ khắp mộ, trong đám rêu ấy người ta nhìn thấy những khóm hoa mai nở rộ như một sự thuần khiết duy nhất giữa những cái bụi bẩn, dơ dáy kia. Tương truyền rằng hai ngôi mộ này là mộ của hai người, một người là bậc minh quân, sinh thời rất được lòng dân vì tính cương trực, ngay thẳng lại được ông trời phù hộ suýt chút nữa có thể xưng đế. Người còn lại là thê tử của y. Những tư liệu còn sót lại về người này vô cùng ít ỏi. Trên mộ cũng không viết gì nhiều mà chỉ vỏn vẹn năm chữ "Thái Tử Phi Diệp Thị".

Chuyện kể rằng năm ấy hai nước Nguyệt, Chu xảy ra chiến tranh triền miên. Người dân đói nghèo, than khổ, người chết như rải rác. Giữa thế trận cấp bạch, vua nước Nguyệt là Tịch Ngạn đột ngột băng hà. Nhân cơ hội quân Chu liền tiến đánh hoàng thành, quân nước Nguyệt suy yếu dần, hoàng thất bị gϊếŧ hại, số khác may mắn hơn thì bị bắt về Chu Quốc làm nô ɭệ, dân tình chạy loạn khắp nơi. Công chúa Tịch Đàn khi ấy còn nhỏ theo cung nữ A Nại mà chạy trốn sang nước Chu. Nhưng rồi tới một ngày A Nại cũng bỏ nàng mà đi.

Tịch Đàn thân người nhỏ bé, ngồi một góc ở xó chợ. Những con người đi qua nhìn nàng với ánh mắt thật vô tình, bạc bẽo. Một ngày rồi hai ngày cơ thể nàng dần dần yếu đi, chiếc áo mặc trên người ngày càng rộng ra.

Lúc mà Tịch Đàn như sắp chết đi vì đói, có một cánh tay dơ ra trước mặt nàng, trong lòng bàn tay ấy còn nắm chặt một chiếc bánh bao. Nàng không nhớ mặt hắn nhưng nụ cười, giọng nói ấy như khắc sâu trong trái tim nàng: "Nha đầu, ta cho ngươi nè"

Tịch Đàn như nhìn thấy vàng trước mắt, vội giật lấy chiếc bánh mà nhét vào mồm nhai nhồm nhoàng. Nàng vốn là công chúa điện hạ cao quý vậy mà giờ đây lại trân quý một chiếc bánh bao nhỏ như vậy, thật khiến người ta xót xa.

"Ngươi cứ từ từ mà ăn, ta còn nhiều bánh bao lắm. Đợi ta về nhà lấy thêm cho ngươi"

Vừa nói hắn vừa chạy đi thật nhanh. Thế rồi người đó chẳng bao giờ quay lại nữa. Một cái bánh bao giúp nàng đỡ đói một lúc nhưng chẳng thể giúp nàng hết đói cả đời.

Về sau, Tịch Đàn bị đưa đến một nơi xa hoa, lộng lẫy, nơi có nhiều mỹ nhân đẹp, người nào người nấy tóc cài hoa, tay cầm quạt, múa lượn thật uyển chuyển. Còn có mấy nam nhân vừa xem ca múa vừa vỗ tay. Trong mắt nàng nơi này thú vị, náo nhiệt chẳng khác gì cố cung của phụ hoàng.

Nàng bị đưa đến lầu xanh mà chính nàng cũng không biết. Người đứng đầu lầu xanh gọi là Tú Bà. Người đàn bà ấy họ Doãn tên Trúc, một gái làng chơi hết thời. Ả ta có khuôn mặt dữ tợn, giọng nói thì chu choa nhưng đứng trước đám nam nhân thì giọng điệu lại mềm dẻo tới đáng sợ. Lúc Tịch Đàn đến đây mới có tám tuổi. Hằng ngày nếu nàng muốn ăn cơm thì phải làm việc, một cô bé vác trên vai gánh nước nặng trĩu đi tận tám trăm dặm, nhiều lúc nó như muốn đè nát cơ thể yếu ớt của nàng, chỉ cần làm đổ một ít nước là sẽ bị đánh.

Tịch Đàn nằm sấp trên mặt đất. Doãn Trúc rút ra một cái roi dài năm thước quật mạnh vào người nàng. Thấy nàng không kêu bà ta lại đánh tiếp, đánh cho tới khi cơ thể bầm tím hết mới thôi. Khuôn mặt Doãn Trúc lúc đó là vẻ mặt mà nàng sợ nhất, bà ta không ngừng đánh đập, hành hạ. Những vết bầm tím chẳng hề mất đi mà nó còn nhiều lên mỗi ngày.

Tịch Đàn muốn khóc mà không dám khóc. Chỉ khi ban đêm mọi người đi ngủ hết nàng mới chui vào một góc ngồi khóc. Nàng khóc cho cha mẹ nàng, cho đất nước, cho người dân của nàng và cuối cùng là khóc cho số phận của mình.

Tiếng khóc vang vọng trong đêm vắng, chẳng có ai nghe thấy cũng chẳng có ai đồng cảm, chỉ có mình nàng cô đơn.

Cho tới năm mười sáu tuổi Doãn Trúc không còn đánh đập nàng nữa chẳng phải vì ả thương nàng mà vì ả muốn nàng phải luôn xinh đẹp, trên người không có vết xước nào, ả muốn nàng phục vụ khách. Những mỹ nhân xinh đẹp năm đó Tịch Đàn nhìn thấy cuối cùng nàng lại hòa nhập vào với họ.

"Tới khi ta lớn hơn một chút mới hiểu lầu xanh là cái gì. Ta đứng trên đài cao, đeo mạn che mặt, chỉ để hở hai con mắt, múa vài vòng cho đám nam nhân phía dưới xem, ánh mắt bọn chúng như những con hổ đói muốn nuốt chửng con mồi.Ngày nào cũng phải đối diện với vẻ mặt đê tiện và rác rưởi đó làm ta cảm thấy phát chán. Ta từng nghĩ giá mình có thể như những con chim bay lượn trên bầu trời, bay tới mọi nơi mà mình muốn..."

Ta thầm nghĩ cứ ở mãi cái chốn lầu xanh này cũng chẳng thể làm gì, lại thêm kẻ ghét ghen đố kỵ, người người chà đạp. Ta mới mười bảy tuổi, không lẽ cả đời phải trở thú mua vui cho bọn chúng sao?"

Những lời đó nàng không thể nói ra mà chỉ có thể ghi nó vào một cuốn sách. Chỉ hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có người đọc được nó, chỉ hy vọng một ngày nào đó sẽ có người hiểu được nàng.

Tịch Đàn tay nắm chặt con dao đâm vào người Doãn Trúc. Còn nhớ lúc đó bà ta nằm dãy dụa dưới nền đất như một con thú, đôi mặt trợn trừng lên nhìn Tịch Đàn như muốn đứng dậy bóp cổ nàng.

Về sau, quan chi phủ bắt đầu điều tra vụ án.Tịch Đàn nhân cơ hội đám đông đang xúm lại mà trốn ra ngoài. Doãn Trúc bị gϊếŧ, Tịch Đàn lại mất tích, nàng dĩ nhiên trở thành nghi phạm số một. Lệnh truy nã đã lan ra khắp kinh thành.

Tịch Đàn cứ đi mãi, đi mãi, cuối cùng trở thành một kẻ lang thang không có nơi để về.

Cho tới ngày hôm đó, tuyết phủ trắng xóa mặt đất, dưới chân đồi Tịch Đàn trông thấy một cái xác. Người nằm đó là một thiếu nữ xinh đẹp. Lạ thay, khuôn mặt giống nàng y đúc nhưng ngoại trừ khuôn mặt ra lại chẳng có điểm nào giống. Từ đầu tóc, y phục đều toát lên khí thế của một vị tiểu thư giàu có. Tịch Đàn sờ nhẹ lên chân, tay cô ta. Chân tay không lạnh lắm tức chỉ vừa chết cách đây không lâu.

Người thiếu nữ ấy là Diệp Lan, con gái của Diệp Tả tướng quân, là đại tiểu thư của Diệp Gia. Từ nhỏ tính tình đã dịu dàng, hiền lương thục đức nên rất được phụ mẫu cưng chiều, đám nam nhân trong ngoài thành ai cũng muốn lấy nàng làm vợ.

Tịch Đàn chợt nhớ lại từng nhìn thấy người này trong lễ hội bắn pháo bông vào tháng trước. Lúc đó nàng còn nhìn thấy nụ cười tràn ngập sự hạnh phúc của cô ấy. Nàng từng ngưỡng mộ cũng từng khao khát có thể trở thành cô ấy.

Một tia sáng như vụt lên trước mắt Tịch Đàn. Nàng ngước mắt nhìn lên trời cao, bầu trời xanh thăm thẳm. Nhìn sang cây cối, cây cối mọc xanh tươi. Mọi thứ xung quanh vẫn luôn tràn ngập sức sống như vậy, cớ sao nàng cứ luôn phải chịu khổ?

"Cô ấy có khuôn mặt giống ta, nay ông trời cho ta gặp cô, có phải muốn ban cho ta một cơ hội được sống hạnh phúc một lần không?"

Những suy nghĩ ích kỷ ấy lần đầu tiên xuất hiện trong đầu nàng. Nếu người nhà cô gái này biết cô ấy đã chết thì hẳn họ sẽ đau lòng lắm. Chi bằng để nàng đóng giả làm cô ta, như vậy sẽ không ai phải đau buồn.

Nhưng liệu khi họ biết nàng không phải Diệp Lan, họ có đuổi nàng đi không? Điều này Tịch Đàn chưa từng nghĩ tới.

Tịch Đàn nhìn vào Diệp Lan, ghé vào tai nàng nói nhỏ:

"Xin lỗi, ta không cố tình cướp đi cuộc sống của cô, chỉ là ta thực sự không muốn chạy trốn nữa."

Tịch Đàn lấy quần áo của Diệp Lan mặc lên người mình còn lấy quần áo của mình mặc lên người y.

Nàng đóng giả Diệp Lan mà bước vào Diệp Phủ.

Diệp Phủ rộng lớn, vốn có tiếng giàu có trong kinh thành Nam An này.

Minh Nhàn là nô tì thân cận của Diệp Lan, tính tình thẳng thắn lại có chút ngây thơ, dễ mến. Trước đây cha nàng ăn trộm đồ trong Diệp Phủ mà bị bắt lên quan phủ. Diệp Lan khi ấy đã cầu xin cha cho Minh Nhàn về hầu hạ mình. Nhưng một người ăn trộm đồ của mình, mình lại đi cưu mang con gái hắn, chuyện này đúng là nực cười, Diệp tướng quân dĩ nhiên là không đồng ý. Diệp Lan khi ấy mới mười tuổi một mình quỳ trước sân mà cầu xin cho nàng. Diệp Tả cuối cùng cũng xiêu lòng đành để Minh Nhàn hầu hạ Diệp Lan. Lúc nàng tới Diệp Phủ mới có 7 tuổi, bây giờ đã 16 tuổi rồi. Diệp Lan mang một nỗi ân huệ sâu sắc với Minh Nhàn mà có lẽ cả đời này cũng chẳng thể trả hết.

"Diệp Lan hẳn rất được mọi người yêu quý"- Tịch Đàn lẩm bẩm trong miệng.

Minh Nhàn hình như cũng nghe thấy những lời nàng nói. Dù trong lòng cảm thấy có chút nghi hoặc nhưng cũng chỉ cười ngây ngô mà than rằng: "Tiểu thư chắc đập đầu xuống đất nên đầu óc có vấn đề rồi."