Chương 36



ANH VẪN YÊU EM 36

Tôi được người ta đưa vào cấp cứu. Chân tôi gãy thật rồi. Người ta nẹp hai cái nẹp chặt. Nó bắt đầu bắt đầu thấy đau.

Tôi cầm điện thoại gọi cho cái Sa. Sở dĩ vậy bởi nó nhanh nhẹn. Sẽ xuất hiện rất nhanh và sau khi nhận điện nó sẽ đi vào ngay. Sau đó tôi gọi cho con trai để nó đưa bà xã vào. Bà xã tôi có chuyện gì thường cuống lên. Có khi khóc nóc tùm lum làm người ta rối theo. Không như em. Có khi trời có sập xuống dưới chân thì em vẫn bình tĩnh được.

Đây là lần đầu tiên tôi bị tai nạn như thế này. Cho nên mọi người lo lắng là đúng thôi.

Cái Sa đi vào nhìn tôi. Mặt nó nhăn nhó.

-thế nào rồi anh.

-chờ bác sĩ, họ vừa kiểm tra xong

-thì phải chụp chiếu cho người ta xong rồi làm gì thì làm chứ.

Nó cau có. Vợ tôi đi vào thấy tôi thì khóc. Tôi nhìn cô ấy mà thương. Cái Sa khẽ lườm rồi bỏ ra ngoài. Chị dâu em chồng. Có khi nào ưa nhau không nhỉ.

Tôi thở dài. Một lúc sau bác sĩ tiến lại phía tôi.

-Bệnh nhân Sơn đây phải không?

-Vâng.

Vợ tôi gật đầu.

-Người nhà tránh ra ngoài cho chúng tôi làm việc.

Tôi được đẩy sang bên cạnh. Mấy người bác sĩ tháo chân tôi ra. Một người cầm kéo cắt quần tôi. Một bác sĩ khác vội vã đi vào.

-sao đấy.

-gãy xương cẳng chân.

Vị bác sĩ đeo găng tay vào nhìn tôi rồi hỏi trống không.

-bị sao đây.

Tôi chưa kịp trả lời thì bác sĩ bên cạnh nói nhỏ.

-đây là trường hợp được sếp chỉ định.

-vậy hả.

Anh ta ngẩng lên nhìn tôi như không tin. Tôi hiểu là ai đứng sau vụ này. Lòng thấy vui vui. Rõ là người ta lo cho tôi nhiều lắm.

Người ta tháo chân tôi ra. Nó đã sưng và tím lại. Tôi cảm nhận được sự rời rạc của nó. Tôi cau mày vì đau.

-sát trùng rồi đưa vào chụp phim. Chờ một lát sếp sẽ hội chẩn xem làm thế nào.

Anh ta lại nhìn tôi. Rồi vừa làm vừa dò hỏi.

-Anh là người nhà của sếp đấy à.

Tôi ngập ngừng không biết nói sao. Tôi đành Vâng.

Người ta khẩn trương đưa tôi vào bên trong. Rồi đưa ra. Một lúc sau người đàn ông trung niên đi qua. Gá cái kính nhìn tôi.

– Đưa bệnh nhân lên khoa đi.

Người ta đưa tôi đi rồi chụm lại bàn tán. Một anh bác sĩ đi vào.

-đây là cháu chú Bình. Người nhà anh Thành. Mong các bác các anh giúp đỡ.

-Ông gọi cho tôi rồi.

-được rồi. Cho ra thay đồ này ra rồi chuẩn bị cho vào mổ. Tuổi này bó bột là không nên.

Người đàn ông nhìn tôi nói nhanh.

-giờ chúng tôi sẽ can thiệp để anh an toàn và nhanh đi lại được nhất. Anh yên tâm.

Người đàn ông đó đi ra ngoài. Tôi cũng được đẩy đi. Cái Sa và vợ tôi vẫn đứng nhìn tôi. Vợ tôi khóc. Tôi thở dài. Giờ tôi nói được gì.

Một lúc sau người ta đưa tôi vào xử lý cái chân tôi. Tôi nằm đó. Có thể nghe thấy và biết được họ đang làm gì nhưng mà không thấy đau. Tôi nghĩ đến em. Người con gái ở đâu đó ngoài kia. Không thể nhanh chóng thay lòng như vậy được. Người ta đang giúp tôi. Chứng tỏ còn yêu tôi nhiều lắm.

Tôi nghĩ đến em từng nói. Rằng tôi cũng chính là người đầu tiên khiến em rung động từ cái nhìn đầu tiên. Cái nét đàn ông của tôi, sự tử tế, và cách sống thân thiện đã khiến em gục ngã. Nhưng em nói với tôi rằng. Lúc chúng tôi gặp nhau trước cổng trường kinh tế lại không phải là lần đầu tiên em trông thấy tôi. Vậy lần đầu tiên là khi nào…? Chúng tôi từng gặp nhau rồi sao tôi không nhớ nhỉ.

Tôi mơ màng.

-anh ơi.

Tiếng gọi làm tôi giật mình.

-Dạ

-Anh tên gì nhỉ

-Em là Sơn

-Quê anh ở đâu

-Em ở Phú Xuyên.

-Phú xuyên Hà Tây hả?

-Vâng

-Nhà có mấy người

-Lăm anh em ạ.

-Đông nhỉ.

-Vâng

-Anh có vợ con chưa?

-Rồi ạ

-Mấy cháu

-Hai ạ.

-Được rồi. Nằm im sắp xong rồi. Chân tay cơ bắp đẹp thế này chắc chăm tập gym lắm nhỉ.

-Vâng.

-Sau về mấy đứa đi tập gym đi. Nhìn mấy ông trông chối đời.

Mọi người cười rồi lại im lặng. Tôi lại mơ màng.

-anh Sơn.

-Dạ

-Vợ tên gì.

-Tên… Dân ạ.

Tôi trả lời. Muốn nói thêm tên em mà sợ người ta kể lại cho bạn bè em thì em ngại. Tôi không biết người ta còn có khả năng nhìn thấy tôi đang nằm đó qua màn hình điện thoại và nghe rõ tiếng tôi nói.

Sau khi đưa ra, bà xã và hai đứa em đón tôi. Cô ấy vẫn khóc. Khuôn mặt căng thẳng. Tôi cười nhẹ.

-anh Không sao đâu.

-được rồi. Mọi thứ tạm ổn. Ngày mai sẽ cho anh đi chụp phim lại. Ổn định thì nằm viện 10 ngày rồi về.

-cảm ơn bác sĩ.

-Giờ nghỉ ngơi đi. Người nhà có gì thì gọi nhé.

-Vâng ạ.

Anh ấy đi ra cửa, tôi nhìn hai đứa em.

-Hai đứa về đi.

-Mình chị ở đây thôi à?

-Uh. Anh có sao đâu. Về đi. Mai giao hàng cho anh.

-Thế hội em về. Sáng mai cái Sa vào. Chiều mai em vào.

-Thôi. Có chị đây rồi. Ở nhà lo công việc đi.

-Mình chị trông được không ý.

-Tôi trông được. Cô chú cứ về đi.

Vợ tôi chắc chắn. Tôi từ ngày lấy cô ấy. Ôm nặng nhất là uống hết một vỉ thuốc. Còn sốt thì chỉ hai hay ba lần. Tôi nhớ ngày tôi và em mới quan hệ. Có thể vì ham quá làm nhiều nên tôi bị cảm lạnh. Sốt nhẹ. Và mất tiếng. Em nói là do tôi vừa đổ mồ hôi xong đã vào tắm nên bị vậy. Lúc ấy người ta mang cái gì đó vào cạo gió cho tôi mà tôi khỏi luôn chứ chả cần uống viên thuốc nào.

Còn bà xã tôi, mẹ cô ấy ốm một lần rồi. Và cô ấy chăm sóc được hai hôm mà về ốm mãi. Cho nên lúc mẹ tôi ốm cái Sa mới không khiến cô ấy trông mẹ.

Chúng nó về hết, cô ấy ngồi xuống nhìn tôi.

-Em lấy nước cho anh lau mặt nhé.

-Uh

Cô ấy mang nước vào cho tôi rửa mặt.

-Anh ăn gì em ra mua.

-Thôi. Muộn rồi. Sáng mai ăn cũng được.

-À mà em ăn chưa?

-Em cũng chưa.

Tôi nhìn cô ấy mà thương. Là cô ấy vất vả vì tôi rồi.

-vậy ra mua cái gì ăn đi đừng nhịn.

Cô ấy đứng lên đi ra thì cái Sa nhắn tin một danh sách những thứ tôi phải kiêng vì sợ nhức. Một lúc sau bà xã mang vào bát phở gà. Tôi biết cô ấy chưa chăm người bị gãy xương bao giờ nên mới mua cái đó. Dù sao cũng không thể trách cô ấy được. Tôi gắp thịt gà sang bát cô ấy khiến cô ấy cau mày nhìn.

-Anh không ăn được thịt gà vì ăn vào bị nhức xương.

-Sao anh không nói ngay.

-Anh có biết đâu. Cái Sa nó dặn thế.

-Thế mà nó chả nói ngay. Mua hai bát ăn không hết đổ đi phí.

Vợ tôi là người hay tiếc của. Cô ấy tiết kiệm và ăn uống có phần khó khăn hơn tôi. Tôi biết. Nhiều lúc là cô ấy tiếc tiền mua chứ tôi đâu để cô ấy thiếu. Tôi thật sự rất trân trọng điều đó.

Tôi nhức cả đêm không ngủ được. Cô ấy cũng không ngủ mà ngồi nhìn tôi. Tôi giờ không được phép cựa mình cho nên chỉ biết giục cô ấy.

-Em sang giường kia nằm ngủ lát đi.

-Thôi, em nằm xuống cũng không ngủ được. Anh nằm đii.

Tôi không dám nói với cô ấy rằng chân tôi đang rất đau. Đau không ngủ được.

Hai chúng tôi nhìn nhau. Tôi nói nhỏ. Tránh giường bên tỉnh giấc.

-lúc nãy nộp viện phí nhiều không?

-Hơn chục triệu.

Tính tôi xót của nên thấy giận bản thân mình bất cẩn. Bà xã tôi ngồi cạnh cũng thở dài.

-Thôi. Của đi thay người. Anh cứ yên tâm chữa cho khỏi đi nhé.

-Uh

Tôi thấy thương cô ấy. Giờ cũng muộn lắm rồi. Lại làm cô ấy vất vả.

-Em đi sang kia nằm đi. Không em thức đêm ốm đấy.

-Vâng

-Giữ sức. Còn lo cho con nữa. Giờ anh không biết bao giờ mới đi lại được. Nên trông cậy vào em đấy.

Vợ tôi nhìn tôi rồi lại khóc. Tôi nắm tay cô ấy như biết ơn. Có chút áy náy. Tuy rằng chưa bao giờ cô ấy phải lo công việc to lớn như thế này. Nhưng giúp đỡ tôi. Giỗ tết phụ mẹ làm việc cũng là giúp tôi nhiều lắm.

Trong lòng có hai người đàn bà. Nhưng cảm giác thương là không vơi đi phần nào cả. Chỉ mong nếu cô ấy biết tôi có em. Sẽ vị tha, mà dắt tôi quay về. Đàn ông đi ra ngoài say nắng, cảm gió không ít nhưng phần lớn người ta không muốn bỏ gia đình, bỏ vợ con, cha mẹ. Bởi hai chữ trách nhiệm như đã hứa ngày bắt đầu, bởi vì cuộc sống đã như một guồng quay có vợ thấy con mỗi ngày và bởi người ta không muốn bắt đầu lại khi mà mọi thứ với người ta đã ổn định. bắt đầu với người mới lại học cách thích nghi ( cho dù nhiều khi người mới có khi còn hiểu chuyện, khéo léo hơn, tốt bụng hơn trong đối nhân xử thế, nhưng người đến sau mãi chỉ mang danh người đến sau mà thôi).

Và chúng tôi mong người phụ nữ của mình có thể bình tĩnh đưa tôi quay trở lại. Một cách nhẹ nhàng khéo léo. Lắng nghe chúng tôi nói và giữ cho chúng tôi chút thể diện cuối cùng.

Chứ một khi đã um lên, xúc phạm nhau, bêu xấu nhau hay dằn vặt nhau thì còn gì để mà nói.

Như cô gái của tôi đã nói. Ghen chưa chắc đã là yêu. Đôi khi chỉ là sự ích kỷ chiếm hữu, sự cay cú thù hằn. Và tôi hiểu ra một điều, lúc người ta giận là lúc họ bộc lộ bản chất và cách giáo dục từ xưa đến nay.

Những ngày đầu tiên phải sinh hoạt một chỗ cảm giác rất khó chịu. Sáng đến cô ấy lấy nước cho tôi rửa mặt. Tôi tủm tỉm

-cứ thế này có khi anh phải lấy thêm bà nữa. Để được phục vụ cả đời. Thấy sướиɠ.

Tôi nói đùa. Cô ấy lườm tôi.

-Thế em không phục vụ được anh à. Anh lại thích dở chứng hả.

Tôi trêu.

-nhưng em ngủ ít như đêm qua là em ốm thì làm sao phục vụ lâu được.

-Thế anh ốm dăm bữa nửa tháng rồi khỏi chứ nằm đấy quanh năm sao.

Tôi nhìn cô ấy đùa đùa.

-Anh ngồi đây mất một năm đấy. Giờ em lo liệu, thay anh gánh vác nhé. Có khi là không đi lại được đâu.

Cô ấy nhìn tôi ứa nước mắt. Tôi thương lắm nhưng vẫn trêu.

-Giờ không kiếm được ra tiền rồi, không biết vợ có cho ăn cho uống không đây. Còn con cái học hành, còn hai bên gia đình nội ngoại. Giờ để vợ kiếm tiền nuôi anh.

Cô ấy càng nức nở. Tôi buồn cười mà nắm tay. Mới ngày đầu tiên mọi thứ dừng lại. Chứ vài ngày nữa. Không bán được hàng. Không có tiền về, thì quả thực vấn đề nó mới phát sinh. Tôi còn lo hơn cô ấy, vì cơm áo của mẹ tôi, của vợ con tôi, và các em tôi nữa. Lúc ấy mọi khó khăn mới thật sự bắt đầu. Và lúc tôi không kiếm được ra tiền, tôi mới biết giá trị của mình trong mắt người thân và người đời sẽ ra sao.

---------