Chương 4: Câu chuyện của Đán

Đán là một chàng trai nhà nghèo. Tuy thế, không phải anh gầy còm khổ sở như các chàng trai nghèo rách mồng tơi, mà có thân hình khoẻ mạnh, cường tráng như bao trai tráng khác, làn da nâu sạm (do Đán phải tắm nắng gắt mỗi khi lên rừng). Anh mặc chiếc áo cũ, đi đôi dép mà ông Lư- cha anh khi mất đã để lại cho anh. Không như các chàng trai khoẻ mạnh ở làng khác không may vì lí do nào đó bị bắt đi làm người hầu của những tên hào phú, anh ở neo đơn với mẹ già trong ngôi nhà nhỏ thiếu điều kiện và vật chất. Mẹ già của anh cũng ốm đau triền miên, làm anh chú ý đến hoàn cảnh của bà cháu Cửu. Thế nên, anh thương bà cụ ấy như người mẹ già thứ hai vậy.

Có nhiều lần, mấy tên hào phú bao làng kia cứ nịnh hót anh, dỗ dành ngon ngọt để anh bằng lòng về nhà làm đầy tớ của chúng:

- Đán à, mày thương u chứ gì? Muốn đủ cơm gạo, tiền của, thì làm giúp việc nhà tao đi, tao hứa là giả lương đủ cho u con nhà mày ăn no mặc ấm đấy! (thực tế thì lão này chỉ đang hứa vờ hứa vịt mà thôi!)

- Chẳng phải mày là Đán sao? Thôi thôi, còng lưng làm nghề kiếm củi làm gì! Thà làm việc chân tay nhẹ ở nhà tao đây còn hơn! Nhà tao giàu, lại có điều kiện (lão này đang khoe khoang để anh thanh niên nghèo khổ nghe như mật rót vào tai mà gật đầu đồng ý ngay theo như ước muốn của lão), rồi tao sẽ giả lương cho mày đều đặn để mày giàu, khỏi phải làm tiều phu nữa cho nó khổ sở, cực nhọc làm chi!

Nhưng Đán chối bỏ tất cả những lời phỉnh nịnh đó ngoài tai. Ngày xưa, ông cụ Lư cũng từng làm đầy tớ cho một nhà hào phú, cuối cùng rồi không rõ do bị đuổi hay do ông ta trốn, mà ông Lư thề với giời đất rằng sẽ không còng lưng làm đầy tớ cho những tên hào phú nào nữa, ông cũng căn dặn sau này Đán phải tự làm nghề gì đó nuôi thân như bán hàng, làm tiều phu chẳng hạn, chứ không được theo làm đầy tớ nhà hào phú như ông ta ngày xưa. Đán thương thầy, thương u, anh không muốn bà cụ Lư mình lo toan khi làm đầy tớ nhà người ta, rồi để bà cụ Lư ở nhà một mình ốm yếu, rồi chết dần chết mòn. Anh xua bỏ, chối hết tất cả những lời nịnh hót của những tên hào phú, anh vẫn đeo gánh, đeo giỏ đan lên rừng kiếm củi rồi đem ra chợ bán như thường. Mấy tên hào phú đành lắc đầu thở dài ra về, và tiếp tục hành hạ đầy tớ nhà của chúng.

Anh cũng đến tuổi lớn, mẹ già cứ trông chờ vào cả anh, bà cụ Lư nói:

- Này con ơi! Bao giờ thì u mới có con dâu và cháu nội đây! Sao lại ngại không dám hỏi mấy người trong làng hỏi cho một đám mà gả?

Nói thật cái chuyện lấy vợ của Đán làm anh ta ngài ngại. Có những lần tự tin, anh đi hỏi một tên thanh niên khác làng xa tít tắp, nhà của hắn thì nhỏ, bên trong thì chất bao nhiêu là rượu vang. Hắn ở bẩn, người thì bốc đầy mùi rượu nữa. Hắn cũng có một thằng bạn tên Hên ở cùng nhà. Đán gõ cửa nhà hắn, hỏi nhỏ:

- Anh Ung ơi! Anh có biết cô nào nhá khá giả hay không, tốt bụng, lại hiếu thảo nữa! Nếu biết cô nào như thế, anh hỏi cho em đi!

- Hỏi cái cô Loan con nhà phú ông làng này cho mày đấy hả? – Ung say rượu hỏi - Ờ, cái lão phú ông thì chả bao giờ gả con gái cho một thằng nghèo rách rưởi như mày, Đán ạ. Mày tìm con mụ nào nghèo như mày mà lấy ấy.

Rồi Đán chạy bao nhiêu chợ, bao nhiêu nhà, hỏi con gái của họ hoặc xin họ hỏi cho một đám, thì câu trả lời hầu như anh nhận được về là:

- Thôi thôi! Khi nào mày giầu thì tao gả cho! Nhưng mà đâu biết được, lấu ấy con gái nhà tao đã có chồng rồi thì làm sao?

- Mày một mình nuôi u nhà mày đi, cần một mụ vợ ở bên làm gì cho khổ cơ chứ?

- Ôi không không! Hỏi đám nào thì sợ chúng nó bảo anh nghèo mất, anh Đán ạ! Lấy vợ thì làm được cái trò trống gì nữa!

Không ai biết được, trừ mẹ già của Đán, là Đán khổ tâm như thế nào. Có lúc buổi tối, Đán thức trong phòng, lặng lẽ khóc, có lúc khiến mẹ già của anh giật mình tỉnh dậy, ảnh vội nói:

- U ơi! U cứ ngủ cho con đi! U ngủ là con vui rồi! Tí nữa thì con ngủ với u.

Đán cứ thế sống bao năm với mẹ mà không có vợ. Giờ thì mẹ anh đã chết từ lâu. Đán không trả hết nổi số nợ ngày xưa mẹ mình nợ, nên anh dọn nhà sang làng này trốn. Anh ở một mình, tự nuôi sống bản thân bằng cách lên rừng đốn củi đem ra chợ bán, và lòng cứ buồn, và buồn. Những ngày lên rừng, được nghe thấy tiếng chim hót, tự nhiên Đán thấy vui vui, bồn chồn như thế nào đó.

Bây giờ, Đán đang đước trong sân nhà ông thầy Vương mà cứ nghĩ lại rằng:

“Hay về ở với bà cụ ấy đi, bà cụ ấy còn nuôi cái thằng Cửu còn nhỏ nữa. Ở về thì hai bên sẽ đỡ khổ hơn. Khi nào khấm khá thì đi hỏi vợ.”.

Lát sau, cửa tre nhà thầy Vương mở, ông ta giắt bà cụ ra, trông bà cụ đã khá hơn. Đán nhỏ nhẹ đáp:

- Cảm ơn thầy Vương chữa bệnh cho bà con ạ! Con xin phép thầy, cho con được về.

- Khoan đã, cậu Đán ơi! – Thầy Vương ngăn anh lại.

Đán đặt bà cụ ngồi xuống chõng tre giữa sân nhà thầy Vương, rồi quay sang thầy Vương hỏi:

- Dạ thưa thầy, thầy nhờ con có việc gì ạ?

Ông ta ghé vào tai Đán thì thầm:

- Nghe nói là cậu vẫn chưa có vợ đúng không? Có cần ta hỏi cho một đám không. Ờ, mà nhà ta có con gái đấy, khi nào cậu gặp cô, cậu thử xem có ưng không.

- Ôi thầy lang, con đâu dám... - Đán vừa sợ vừa ngần ngại đáp.

- Tôi đâu có đùa cậu, tôi chỉ đang muốn giúp cậu mà thôi! - Ông ta lại nói - Đừng sợ, con gái tôi là người hiền lành, nó sẽ không chê cậu đâu! Khi nào hai đứa hãy gặp nhau thử xem!

- Thật vậy không thầy Vương?

- Thật! - Thầy lang Vương từ tốn.

- Ôi! – Đán mừng rỡ - Con cảm ơn thầy ạ! Thầy làm thế nào giúp con đỡ khổ thì thầy giúp con với, thầy nhé?

Bà cụ ngồi trong chõng tre mỉm cười:

- Được chưa cậu Đán? Cậu đưa tôi về nhé? Tôi đang lo thằng Cửu bây giờ ở nhà có ổn không đây này!

Đán liền cõng bà cụ lên vai, anh vừa đi vừa an ủi bà cụ:

- Cụ ơi, thằng Cửu nhà cụ ngoan lắm, chắc bây giờ nó không làm sao đâu mà! Trước khi đi, con căn dặn nó rồi! Cụ cứ yên tâm!

Đán sung sướиɠ lắm. Một thằng khố rách áo ôm như anh mà được ông thầy lang Vương rủ lòng hảo tâm như thế thì còn gì bằng...

(Còn tiếp)