Chương 40: Ván đấu định mệnh

Gần một năm sau, trong một ngày, khi Cửu đang tập luyện đánh Vật xong mệt mỏi lên giường nằm ngủ, thì có ai khẽ lay gọi anh dậy:

- Anh Cửu ơi! Dậy đi anh! Mệt tí thì anh cứ dậy đi!

Cửu dụi mắt. Cô Hậu đã đánh thức anh dậy. Tay bê một bát cháo nóng hổi, cô bảo anh:

- Anh ơi, anh ăn cháo giùm em! Sắp tới ở đô thành Huế có một hội thi vật rất lớn, vua cũng sẽ thân chinh cùng cận thần đến xem. Thầy dạy Vật của anh bắt anh phải đi đấy!

- Thế hả em? – Cửu ngơ ngác – Nhưng anh mệt thế này cơ mà, sao em không biết đường bảo thầy dạy Vật của anh là cho anh nghỉ đi?

- Thầy bắt anh phải đi, vì thầy muốn danh tiếng của thầy trò anh được có tiếng tăm – Hậu dịu dàng đáp. Cô đặt ngay bát cháo xuống đầu giường.

Cửu cầm bát cháo lên ăn, anh vừa ăn vừa nghĩ. Anh rất lo ngại vì anh không thể chống lại lời của người thầy dạy Vật được. Ông ta đang đặt hết niềm tự hào lên người anh.

Cửu may mắn lên đô thành Huế để dự hội thi Vật. Nhưng tâm trạng của anh không hề vui. Anh khống nhón chân nổi dạy khỏi giường để lên cỗ xe sang đô thành Huế được nữa. Anh đang bị ốm nặng, ông thầy lang trong làng bảo thế. Ngay từ cái hôm ấy, khi phát hiện anh hay mệt do không ngủ khuya được, bà mụ Lân hấp tấp chạy sang nhà ông thầy lang đến mời khám cho trạng. Ông ta bắt mạch xong các kiểu, rồi ôn tồn bảo:

- Tiếc thật, Trạng Cửu làng ta lại bị sốt lạnh mất rồi. Do Trạng bị mất ngủ cả đấy! Này bà Thoa (bấy giờ người ta hầu như gọi bà mụ Lân với tên thật của mụ), bà nhớ nói với con trai bà rằngphải ăn uống, ngủ nghỉ cho đủ thì mới khỏe được.

- Đấy, thấy chưa hả Cửu! Do mày cứ thích thức trắng đêm suốt đấy! – Bà mụ Lân đau lòng nói.

- Vâng, con biết rồi thưa u!

Cửu chán ngán đáp lại. Anh chán ngán, bất lực vì bản thân mình không thể tự thay đổi được, tự cải thiện được tình trạng sức khỏe, vì anh vẫn không nguôi nhớ về bà. Và dường như anh cũng chán ngán khi cứ bị mọi người xung quanh gọi là “Trạng” suốt, trong khi anh cảm thấy chính bản thân mình giờ đây còn chẳng còn khỏe như voi giống như khi trước nữa.

Xe chở Trạng Cửu đến đô thành Huế, cũng là nơi tụ tập bao nhiêu đô vật giỏi giang, khoẻ mạnh từ khắp cả nước Đại Nam này tới dự. Nhà vua cũng thân chinh ngồi trên ngai vàng được xếp ra ở một bục trong cái chùa nọ để theo dõi.

- Có nhà vua với các ông quan lớn, chắc ta sẽ cũng sẽ xấu hổ trước một vị tối thượng anh minh đầy quyền lực như thế! – Cửu sợ hãi đến tê cóng cả người.

Bao nhiêu ván Vật trôi qua, kẻ thắng, người bại là tất nhiên. Trống đánh liên hồi, rồi tiếng vỗ tay, hoan hô của nhà vua, cận thần và bao nhiêu nhân dân đứng dưỡi theo dõi cho các đô vật.

Giờ thì tới ván Vật của Trạng Cửu làng The với Trạng Khẩu làng Me. Cả hai đô vật này đều tài năng. Ở một hội thi Vật đợt trước, Cửu cũng khó khăn vất vả để năng bổng người Trạng Khẩu lên vai và trong những tiếng cổ vũ dồn dã:

- Trạng Cửu cố lên! Trạng Cửu cố lên!

- Cố lên, Trạng Cửu ơi! Cố lên!

Nhưng lần này, đô vật Khẩu là đối thủ vô cùng đáng gờm trong lòng của Cửu, vì anh tính trước sẵn rồi. Và với căn bệnh của anh nữa. Anh biết rõ là Trạng Khẩu vô cùng hiếu chiến. Đợt nọ, hắn chiến đấu với anh không chịu thua, sau vài tiếng đồng hồ liền, cuối cùng hắn kiệt sức, đành giành sự chiến thằng cho Cửu. Chắc hắn ôm mối hận trong lòng, nên lần này hắn có vẻ sẽ đánh hăng hơn nữa đây.

Đứng bên dưới là hai ông thầy dậy Vật của Cửu. Nghe tin học trò mình tham gia, ông thầy Ngưu cũng sắm sửa tới xem. Được sự cổ vũ của thầy, Cửu cảm thấy tự tin, phấn khởi hẳn lên. Canh ông thầy dạy Vật là ông Quý - chàng thanh niên bán rau hồi nao, ông cũng đưa vợ con ông đi xem. Ông là người làng của Trạng Cửu mà! Rồi có cả mấy người thanh niên trai tráng nữa – đó là đám trẻ chơi ngoài đồng năm nào mà không cho Cửu chơi cùng. Và bà mụ Lân ôm váy dài đi xem cậu con trai nuôi đánh Vật.

- Tùng tùng! Bắt đầu ván đấu vật giữa Trạng Cửu và Trạng Khẩu!

Trống đã cất vang. Cửu không chần chừ. Anh lập tức chạy tới bám lấy cơ thể của đối thủ chỉ trong chốc lát, không kịp để Khẩu định thần lại trong giây lát. Trạng Khẩu cũng tiến tới bám lấy bàn tay cơ bắp của Cửu, hắn đội khăn xanh trùm đầu bay phấp phới trong gió. Trạng Khẩu, cánh tay khoẻ như đồng, chân thì bình vại như cột sắt. Hắn dẫm thuỳnh thuỵch trên sàn đấu vật, càng làm người ta thấy kịch tính chen lẫn với cả sự hồi hộp.

Ôi chao! Lần này hắn đánh mạnh quá! Hắn dùng bao nhiêu đòn hóc hiểm tấn công Cửu. Còn Cửu ư, anh chưa trả cho hắn đòn nào cả! Anh quên hết thế võ thầy anh truyền dạy lại. Anh đã để đối thủ tấn công một cách dễ dàng. Niềm tự tin của anh bỗng chốc vụt tắt nhanh như mũi tên lướt đi vậy.

Thấy học trò yếu đuối hẳn đi, người thầy Ngưu của Trạng Cửu vô cùng giận dữ. Công ông ta nuôi dạy trò mình đâu phải là để họ chống trả lại đối thủ một cách yếu ớt thế này? Ông cứ đinh ninh rằng Cửu, người học trò khỏe nhất trong lớp của ông vẫn còn có nhiều sức lực để đánh bại được tên Khẩu kia. Ông hét lên thất thanh

- Bao nhiêu năm tôi cất công dạy trò mà trò để đối thủ đánh bại dễ dàng thế hả? Liệu trò còn nhớ bà cụ già của trò và thầy của trò đã hi sinh bao nhiêu tiền dành dụm cho anh ăn học Vật không!

Cửu đang nằm sắp dưới sàn đấu. Anh nghe lời thầy mà chợt nhớ tới bà. Anh như nghe thấy tiếng bà bảo:

- Cửu ơi! Đứng dậy đi cháu! Hãy đánh thắng đối thủ của cháu đi, cháu ngoan của bà! Cháu của bà là làm được tất cả!

Cửu định đứng dậy để chiến đấu lại thêm một lần nữa, quyết hạ ngục tên Khẩu cho kì được. Nhưng chỉ một lát thì anh bị đối thủ hất văng xuống sàn vì yếu. Mồm anh tràn ra máu đỏ, thấm cả tấm thảm trải sàn đấu Vật. Ối chao! Tên đô vật Khẩu hiếu chiến quá mà! Hắn đang hành hạ anh hay sao chứ không phải đấu với anh nữa ư? Nhưng không, Cửu không hề từ bỏ, anh đứng dậy, đấm cho đối thủ xơi xả. Mặc cho cái chân như sắt như đồng của hẳn, anh nhấc bổng lên như nhấc một hòn đá. Thật nặng trĩu. Bỗng mắt anh mờ mờ mơ hồ. Anh tực như đang nâng lông chim vậy. Nhưng đối thủ đã dùng đòn của hắn. Đô vật Khẩu túm lấy cổ của Cửu đẻ xuống sàn đấu. Suýt nữa thì Cửu thắng, đúng hơn là Cửu thắng cuộc, nhưng trận đấu Vật gay go quá, ông đánh trống còn không để ý tới cái cây gậy đánh trống đang cầm trên tay nữa. Mắt ông dán vào, nhìn xót xa cho Trạng Cửu bị hạ ngục.

Thế còn Cửu giờ này thì sao? Anh cảm thấy mi mắt nặng trĩu, hơi thở cũng dần như bị tắt dần, máu thì cảm thấy không còn chảy nữa. Nhưng, ở đâu lại có mùi thơm của vòng tay bà ngày ấy vậy? Sao Cửu lại cảm thấy thanh thản như vậy nhỉ? Ôi, cháu nhớ sao ngày còn ăn củ khoai củ sắn với bà, rồi được bà mua thịt nướng cho! Lâu quá, giờ cháu mới biết cảm giác ấy dễ chịu và thân thương đến như thế nào!

Cửu nghĩ miên man, nhưng rồi anh lại rơi vào đêm tối thầm lặng. Không biết rõ ở đâu, Cửu chỉ còn nghe thấy lời ba văng vẳng từ bên sông:

- Cửu ơi! Cửu đấy à cháu! Cháu trở thành Trạng Cửu rồi đấy à? Cháu ngoan của bà! Xa cháu bao nhiêu năm giời, bà nhớ cháu quá! Ôi, cháu thành trai tráng khôi ngô tuấn tủ thế này.

Cửu bàng hoàng, anh có chút giật mình. Đó là bà anh thật sao? Bà vẫn khen anh như ngày nào kia mà!

- Bà…Bà….Cháu… - Cửu lắp bắp gọi lại.

- Đây, về bên bà đi cháu yêu dấu, bà ở đây.

- Bà ở đâu cơ ạ? – Cửu thều thào hỏi lại âm thanh ấy – Sao cháu lại chẳng thấy bà?

- Ở dưới này. Xuống đi cháu! Xuống ngay đi nào! Bà muốn ôm cháu vào lòng thực sự!

- Dạ…Vâng ạ! Cháu sẵn sàng! Người bà vô vàn đáng thương của cháu!

Cửu đáp lại, rồi anh như cái bóng cao lớn lao xuống vực thẳm đen ngòm. Không còn âm thanh nào nữa cả, nhưng ở nơi đó thấm đẫm mùi hương ngào ngạt của tình yêu thương.

Nhưng, còn trận đấu cam go ấy, thì bầu không khí lại trở nên khác hẳn, không còn hấp dẫn như mới bắt đầu nữa. Tất cả như là một nỗi kinh hoàng và ám ảnh!

Bà mụ Lân đứng bên dưới nhìn thấy Cửu bị thương tích thì thét lên:

- Dừng tay lại! Kết thúc ván đấu Vật ngay đi! Ông đánh trống kia, mau đánh kết thúc trận đấu ngay đi! Thằng Cửu con tôi bị nó đánh thương tích, máu chảy đầy mồm kìa! Mọi người gọi thầy lang cho con tôi ngay đi! Ối giời ơi!

Ông đánh trống nghe thấy thì hốt hoảng nện gậy vào trống ba tiếng:

- Tùng! Tùng! Tùng!

Rồi ông ta hớt hải chạy đi tìm thầy lang. Miệng ông ta la to:

- Có thầy lang nào đang xem vật không! Chữa bệnh cho Trạng Cửu ngay đi!

Tên Khẩu hiếu chiến lắm quá cơ! Hắn vẫn đánh tới tấp. Nhưng các đô vật khác vô cùng tức giận vì hành động của hắn. Bọn họ lôi cổ hắn ra khỏi sàn đầu, mặc cho hắn la:

- Thả ta ngay xuống đi! Ván Vật chưa kết thúc mà! Ta đang sắp thắng cơ mà!

- Trạng Cửu làng The đã sắp thắng, thế mà nhà người dám cố chấp – Nhà vua đập bàn thét với đô vật Khẩu. Ông ra lệnh cho các đô vật khác phải lôi Trạng Khẩu đi càng nhanh càng tốt, càng xa càng tốt và hắn phải bồi thường vì đã gây thương tích nặng cho đối thủ. Ông bảo phải lôi hắn lên đô thành Huế để các quan và nhà vua phán xét sau.

Cửu đã nằm tắt thở trên sàn đấu từ bao giờ rồi! Lúc thầy lang tới thì đã quá muộn. Họ nói cho bà mụ Lân và mọi người biết. Nhà vua sau khi thấy bóng dáng của Trạng Khẩu và các đô vật khác khuất dần, ông thấy ván đấu Vật kết thúc đột ngột như thế thì ra lệnh:

- Lính đâu! Mau đưa ta đi ngay!

Người ta bê xác Cửu khỏi sàn đấu, rồi đành chôn anh ở nấm mồ ngay bờ một dòng sông, chính là dòng sông ngày xưa bà anh đã ngã xuống chết đuối ở đó. Ai cũng khóc nấc thương tiếc cho anh, nhất là bà mụ Lân, cô Hậu và thầy u ruột cùng các anh chị của anh khi nghe thấy tin sét đánh ngang tai. Họ còn chưa chuẩn bị cho lễ thì bà mụ Lân đã to mồm bảo họ:

- À à! Hai người có nuôi thằng Cửu từ hồi nó còn nhỏ đâu mà bây giờ đòi lo cho nó đến chuyến hành trình cuối cùng của nó hả? Thôi, để mụ già này lo hết đi nhá! Mấy người không xứng để theo mụ này đi tang đâu.

- Bà Thoa ơi! Chúng tôi buộc phải đi thăm nó lần cuối, nếu không chúng tôi sẽ hối hận suốt đời, mất ăn mất ngủ! Có mụ lo cho là chúng tôi rất biết ơn gia đình bên nhà chồng của mụ lắm lắm! – Thầy u ruột của Cửu cầu xin mụ ta, tay của họ chắp lên rối rít. Ngay cả năm anh chị của Cửu cũng quỳ gối cạnh thầy u khẩn khoản van xin:

- Bác Thoa à! Bác cho tất cả chúng tôi đi thăm Cửu lần cuối đi mà! – Người con cả bám lấy váy mụ Lân cầu xin.

Mụ Lân thở dài nhìn người con cả, rồi đến cô Hậu con gái mụ nhìn mụ bằng ánh mắt đầy lệ như cầu cứu mụ:

- U ơi! Cho họ đi mà! Nhà họ nghèo thì không nuôi được anh Cửu, dù sao họ cũng là ruột thịt với anh Cửu, không cho họ đi là u con mình có tội lớn lắm đó!

Cuối cùng, mụ phẩy quạt đáp với giọng tiếc thương, xót xa cho gia đình nhà họ:

- Đấy, thế thì hai người có đi thì đi đi! Không đem theo năm người con cũng được cho nó đông người đến mức tôi tắt thở như nó đấy! Đi theo mụ này!

Thầy u ruột của Cửu đành phải lẳng lặng đi theo mụ ta về đến làng của bà cháu Cửu.

Sáng hôm sau, cả họ nhà Cửu đã tụ tập đến tận nghĩa trang ven sông, thắp hương, rải hoa lên mộ Trạng Cửu – người con đầy tự hào của dòng cháu họ. Họ cầu khấn, chửi rủa cái giai cấp địa chủ năm xưa hành hạ bà cụ đáng thương - ân nhân cúa chính dòng họ của Cửu. Bóng dáng mấy tên hào phú thì bị nhốt trong tăm tối, chẳng nhốt ra ngoài thế nào được, các lão đã bị trừng trị. Muôn dân qua khỏi, bình yên là tốt rồi, và họ phải cảm kíc tấm gương của bà cụ đáng thương ấy cho họ noi theo mới đúng. Và cảm kích tấm lòng bao la của vua thẳng tay triển khai giúp đỡ dân nghèo. Tất cả họ mừng rơi nước mắt, vừa mừng vừa buồn cho chính họ và mọi người.

Nơi họ đang đứng chính là dòng sông của tình yêu thương, có lẽ, chỉ có ai mang trái tim ấm áp đến thế mới hiểu ra hết được...

(HẾT)