Chương 1: Bé không phải là sao chổi mà!

Thôn Tĩnh, đúng như tên gọi, nơi đây mang đậm không khí tĩnh lặng, thôn Tĩnh là một thôn nằm ở bìa một ngọn núi, những năm trở lại đây, người trong thôn mỗi ngày một ít dần, thanh niên trai tráng cùng những người trưởng thành đều bỏ thôn để lên thành phố làm ăn, có người hàng tháng sẽ gửi tiền về lo cho gia đình nhưng cũng có người một đi sẽ chẳng bao giờ quay lại. Trong thôn dần dần chỉ còn lại những người trung niên, người già yếu và trẻ em bị ba mẹ bỏ lại ở quê để đi làm ăn xa. Những người trong thôn chủ yếu là làm ruộng, thức ăn đều là tự cung tự cấp, lâu lâu mới họp chợ một lần, hàng hoá bán ra cũng chỉ là vài thứ thủ công được làm tại nhà giá không đáng bao nhiêu.

Những đứa trẻ trong thôn đều không được đi học, đa phần những đứa trẻ sáu bảy tuổi đã phải đi ra ruộng làm để phụ giúp người nhà, cho nên nhìn bề ngoài nhưng đứa trẻ này đều có phần đen nhẻm, già dặn hơn so với tuổi.

Hôm nay là ngày nghỉ, đám trẻ con tụ tập lại với nhau chơi đùa la lối om xòm, tiếng cười nói phần nào xui đi sự ảm đạm của thôn.

Nhưng tại một góc nhỏ, có một bóng dáng bé xíu đứng nép sau bụi cây, ánh mắt trông mong nhìn về hướng đám trẻ.

Viễn Thanh năm nay mới ba tuổi, khác hẳn với đám trẻ trong thôn đen nhẻm, cậu bé có nước da trắng nõn, đôi mặt to tròn ánh nước, môi đỏ chúm chím tựa như một con búp bê phương Tây, nhưng do thiếu dinh dưỡng nên thân hình gầy guộc, mái tóc đen mượt cũng có phần khô cằn, đôi môi đỏ hồng nhưng lại nứt nẻ thiếu nước, đôi mắt ngây thơ lại nhuốm đầy nỗi buồn.

Viễn Thanh như một kẻ lạc loài ở trong thôn, khi bé vừa tròn tháng, ba mẹ bé quyết định rời thôn đi lập nghiệp. Nhờ trời thương, ba mẹ xin được việc làm tại một nhà xưởng, hàng tháng đều gửi tiền về cho ông ngoại chăm sóc bé, lúc đó, bé được ăn những món ngon nhất, mặc những bộ đồ đẹp nhất, lúc nào cũng được ôm trong lòng ông ngoại mà ê a cười đùa.

Đến năm bé hai tuổi, công việc của ba mẹ ngày một ổn định hơn, hai người quyết định về quê đón bé cùng ông ngoại lên thành phố, nhưng trên đường về lại gặp tai nạn, ba mẹ bé chết trên đường đi cấp cứu.

Viễn Thanh còn bé lại xa ba mẹ từ nhỏ nên sự mất đi của ba mẹ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bé cả, lúc đó bé chỉ thấy ông ngoại của mình ngày một ít nói cười hẳn đi.

Năm bé ba tuổi, đêm tối bé nằm trong l*иg ngực ấm áp của ông ngoại ngủ say sưa nhưng đến khuya thì giật mình tỉnh dậy, l*иg ngực của ông ngoại cứng ngắt lạnh lẽo cực kì. Bé ê a phát ra vài tiếng không rõ gọi ông, nhưng ông vẫn không tỉnh.

Bé khóc, khóc nhiều lắm, khóc đến khi thϊếp đi vẫn không thấy ông ngoại tỉnh. Mãi đến trưa hôm sau, khi cậu qua nhà, bé thấy cậu mình hốt hoảng gọi ông, sau đó rất nhiều người tập trung lại xung quanh ông, bé bị ẵm bỏ sang một bên chỉ biết tròn mặt nhìn bọn họ. Rồi bé nhìn thấy họ dùng vải bọc ông ngoại lại, từ đó trở đi bé không được gặp lại ông nữa.

Ban đầu bé có khóc, bé muốn gặp ông, nhưng mỗi lần khóc bé lại bị mợ vừa đánh vừa mắng, đau lắm, nên về sau bé không dám khóc trước mặt họ nữa, mỗi khi muốn gặp ông, bé lại chui đầu vào chăn, ôm gối nằm ngày trước của ông lặng lẽ khóc.

Vài ngày sau, bé thấy mợ đến lục tung tất cả tủ đồ, bàn ghế trong nhà lên, mợ gom hết tất cả tiền và một cuốn sổ, bé biết nó, ông ngoại nói cho bé đó là sổ tiết kiệm, ông ngoại nói sau này bé lên thành phố ông sẽ dùng tiền này cho bé đi học ở trường học tốt nhất.

Tiếp đó, bé được đón đến nhà cậu mợ, từ khi bé đến, ngày nào cậu mợ cũng cãi nhau, nói đúng hơn là mợ chửi cậu, mợ lúc nào cũng liếc bé, đôi khi là ngắt nhéo, hai người con của cậu mợ một trai một gái không cho bé chơi chung, họ đẩy bé, nói bé là đồ sao chổi, nói bé khắc chết ba mẹ và ông ngoại. Bé không có, bé cũng rất nhớ họ mà.

Sau đó nữa bé lại được cậu ôm trở về túp lều cũ của ông ngoại, bé ở đây một mình, hàng ngày cậu sẽ mang đồ ăn cho bé, có khi ba bữa,có khi hai bữa cũng có khi cậu quên mất, ngày bé chỉ được ăn một bữa cơm.

Nhưng mà bé lại thích ở đây hơn, ở đây có hình của ông ngoại, mỗi khi bé nhớ ông, bé sẽ lại bàn nhìn hình ông mà khóc, không còn phải chui vào chăn nữa. Trong thôn cũng có các ông bà thương bé, mỗi ngày các bà sẽ qua giúp bé tắm rửa, có đôi khi là cho bé một củ khoai lang nóng hổi, bé thích lắm, một củ khoai bé sẽ để dành lại ăn rất rất nhiều lần.

Nhưng mà, những đứa trẻ trong thôn hình như không thích bé, bọn chúng đều đánh bé, nói bé là đồ sao chổi, đồ xui xẻo, bé không dám đến gần chúng, chỉ dám lén núp ở đằng xa nhìn bọn chúng chơi đùa mà thôi.

——————

Tg: hic mặc dù tui viết ra nhưng mà tui vẫn cảm thấy thương em bé của tui🥹