Phần 2 - Chương 8: Khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong khi hành nghề của pháp y: Gặp người quen tại hiện trường án mạng

08.

Ở địa phương có rất nhiều suy đoán xoay quanh nguyên nhân cái chết của gia đình Trần Vũ. Đàn em của tôi là Tiểu Lâm cũng gọi điện thoại cho tôi để tìm hiểu chân tướng của vụ án.

Tôi chợt nhớ ra cô ấy và trưởng khoa Trần làm trong cùng một bệnh viện.

“Tuần trước, phó trưởng khoa Trần còn dạo quanh khoa một lần, không ngờ đó là lần gặp cuối cùng.” Theo trí nhớ của cô ấy, sáng sớm ngày 26 tháng 2 Trần Vũ đã gần một năm không đi làm lại đến bệnh viện.

Ông ta gặp ai cũng chào hỏi, nụ cười thường trực trên môi, đồng thời còn tham gia vòng giao ca và trực phòng ngày hôm đó.

Trong ca trực, Trần Vũ đã chủ động bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng của bệnh nhân, đồng thời thảo luận kế hoạch điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh tim.

Trong đợt kiểm tra phòng, ông ta đi theo trưởng qua đi thăm tất cả các phòng bệnh, tích cực giao lưu với bệnh nhân.

Ông ta cũng nói rất nhiều lời khách sáo: "Cảm ơn sự quan tâm chăm sóc của mọi người", "lâu nay tôi đã làm phiền mọi người rồi.”

Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ nhưng lại khó mà mở miệng.

Trong khi đám đồng nghiệp đang bận rộn thì Trần Vũ nhàn rỗi không có việc gì làm lang thang trong khoa, thấy người nào rảnh rỗi thì sẽ lại gần chuyện trò vài câu.

Tiểu Lâm vẫn nhớ 10 giờ sáng hôm đó, Trần Vũ đi ngang qua cô rồi gọi cô lại.

“Trưởng khoa Trần có việc gì ạ?” Tiểu Lâm lịch sự hỏi.

Trần Vũ cười: "Không có việc gì, không có việc gì, mau đi làm đi!”

“Trước đây, mỗi lần gặp Trần Vũ đều là em chào ông ta trước, ông ta chưa từng chủ động chào hỏi em, đôi lúc còn vờ như không thấy nữa.” Tiểu Lâm nói: “Lúc đó em đã cảm thấy là lạ rồi.”

Thực ra, trước đây Trần Vũ không phải là người lạnh lùng.

Ông ta xuất thân trong gia đình theo nghiệp y, sau khi kết hôn, dưới sự sắp xếp của người lớn trong nhà thành công lọt vào bệnh viện đứng thứ ba và nhanh chóng được đề bạt lên làm phó trưởng khoa. Sau đó vì không thích cách làm việc của trưởng khoa cũ nên ông ta hợp tác với một vị phó trưởng khoa khác và một số bác sĩ có thâm niên trong nghề báo cáo hành vi vi phạm của trưởng khoa cũ.

Trưởng khoa cũ bị kéo xuống, vị phó trưởng khoa kia không có thâm niên như ông ta nhưng kỹ năng nghiệp vụ lại tốt hơn ông ta nên đã trở thành trưởng khoa mới.

Trưởng khoa mới nhậm chức đã nâng cao chính sách đãi ngộ của bác sĩ, đối xử với Trần Vũ cũng rất lịch sự nhưng càng về sau, trưởng khoa mới không giao nhiệm vụ cho Trần Vũ nữa, cũng không cho ông ta tiếp nhận bệnh nhân.

Trần Vũ mất đi quyền lực, ông ta tự cao nhưng lại gặp phải bước lùi lớn trong sự nghiệp, rất khó để được thăng chức trở lại.

Kể từ đó, Trần Vũ liền trở nên uể oải không còn nhiệt huyết như trước. Ông ta nói với đồng nghiệp của mình rằng dạ dày của ông ta không tốt lắm, muốn làm đơn xin nghỉ hưu sớm.

Đồng nghiệp khuyên ông ta nên tìm trưởng khoa mới để nói chuyện, kiểm tra sức khỏe nhưng ông ta từ chối: “Tôi là bác sĩ, tôi biết tình trạng của mình, đôi khi không kiểm tra còn tốt hơn là không kiểm tra.” Đây không phải là lời mà một bác sĩ chuyên nghiệp nên nói.

Bác sĩ Trịnh có quan hệ rất tốt với Trần Vũ nói, hôm đó sau khi tan làm Trần Vũ vẫn ngồi ở văn phòng khoa hơn nửa tiếng, tâm trạng có vẻ rất cô đơn.

Trong mắt người ngoài, ông ta là một người đáng được kính trọng, ông ta ưu tú nhưng cũng rất tự ti. Ông ta không thể kiểm soát cuộc sống của mình, càng không thể kiểm soát người khác.