Chương 2: Câu chuyện tương nhớ về nội tôi

Hôm rồi, vì nhà không có cửa sau, nên con Lu lẻn vào ăn mất nửa cân thịt của ông. Cái số ông sao thật bẽ bàng và vô duyên với thịt. Ông anh làng bên biết ông bị mất trộm, lại mấy năm thất bát chăn nuôi nên biếu cho nửa cân thịt. Thế mà con chó chết tiệt, cả gan xực mất của ông nửa cân thịt quí. Nhưng nghĩ cũng lạ… Con Lu xưa nay vốn chưa bao giờ dám hỗn hào kiểu đó. Nó có thể săn chuột, bắt kỳ đà, chứ chưa từng đυ.ng chạm vào những thức ăn để trên chạn bao giờ. Không biết con chó ăn phải gan con gì mà dám làm như thế?

Từ khi thằng Bé, em ông lớn lên một chút, căn nhà trơ trọi trong xẻo vắng càng vãn bóng người. Những đứa trẻ hàng xóm không thích đến nhà ông để rồi chứng kiến một con người đáng thương, nhưng lắm tật kinh khϊếp. Mà bọn chúng sợ thằng Bé cũng đúng! Bởi sắc mặt trắng xanh của nó bao giờ cũng l*иg vào một nét cười quái dị. Đôi mắt trắng dã mở trừng trừng nhìn mọi đứa trẻ với một sự thèm thuồng không lời giải thích. Ánh mắt ấy nhìn vào ai cũng không biết, khi tròng trắng quá nhiều để chứa đựng con ngươi bé tí cứ mãi chạy vòng quanh. Cái miệng nó trông qua cũng thật kỳ, khi thì méo mó hoặc trễ xuống với cái lưỡi dài ngoằng, đỏ hòm hom, mỗi khi ngoác miệng cười cùng ai đó. Những đứa nhỏ trong xóm nói với nhau rằng: “Cái lưỡi của thằng em ông Út dài quá! Nó dài đến nỗi không biết thật của con người hay không?” Dĩ nhiên những điều này được già trẻ lớn bé thì thào với nhau một cách thầm kín. Vì sợ ông Út nghe thấy rồi buồn phiền. Nhưng cái gì ở đời càng xầm xì thì càng dễ lọt tai. Ông Út vô tình nghe thấy thế cũng mặc. Bởi ông biết người ta sợ thằng Bé là đúng, khi ông thương nó nhiều…mà lắm lúc nhìn lại cũng kinh hoảng nữa là…

“Con người vốn có số!” Ông Út thường hay nói như vậy, khi phải cưu mang một đứa em tàn tật, tách biệt với người làng. Nó có cái số khổ, còn ông khổ phải đeo mang một giọt máu mà không nỡ vứt đi…

Thịt ăn không có. Thực phẩm chính trong nhà là cá ngoài đồng. Điều này đôi khi làm ông Út yên tâm hơn. Dù sao cá ngoài đồng cũng nhiều vô số. Chỉ vài mươi cần câu cắm vội thì đã có cái ăn. Nhưng thằng Bé ở nhà khó ăn lắm! Nó sinh ra trong nhà tá điền mà giống như sống với nhà giàu không bằng. Cơm ăn ba hột. Cá mắm sơ sài không làm cho nó hài lòng. Có hôm bận việc, vừa kho vội nồi cá ông đã bỏ đi sau khi múc ra tô mấy khúc cá cho thằng em. Khi xong việc trở về mới thấy là nồi cá chưa chín tới, mùi còn tanh lợm. Ấy thế mà thằng Bé đã ăn hết sạch tô cá để phần. Nhìn ánh mắt nó, ông Út kinh ngạc. Xem ra cu cậu thích ăn món bở ra trò. Thông thường ông kho cá rất ngon nhưng không thể làm đứa em vừa miệng. Nó ăn ít lắm mà vẫn lớn nhanh. Chỉ phải cái là không chịu đi đứng như người ta thôi. Nó càng lớn, người càng hôi ra với cái mùi gà vịt phảng phất đâu đó. Nhưng nó có mùi gà vịt trong khi nhà lại không có con gà, con vịt sống được bao lâu với cái họa cáo bầy và lũ trộm ngày. Hàng xóm cũng than vãn mất gà, mất vịt liên miên mà không hiểu được nguyên do. Điều này ông Út cũng thấy được. Bởi lúc trước, gà vịt hàng xóm cũng có qua đây, nhưng mỗi năm một vắng. Sau đó thì mất tiệt… Như vậy do lũ cáo quá lộng hành hay là bọn trộm, ngày một tinh ma, quỷ quyệt cũng không biết? Tai họa là họa tai chung! Nhưng những lời nói thì thầm lọt tai càng lúc càng khó nghe hơn. Người già, trẻ nhỏ nói rằng: khu vườn nhà ông có ma… Con ma này chuyên ăn thịt sống nên không có con gà, con vịt nào sống được trong khu vườn ấy…

Ông Út không bận tâm đến những lời nói vu vơ. Ngày ra đồng đến tối mịt mới về. Buổi sáng lại vội vã thổi cơm, rồi chia ra hai phần: Một đem theo bên mình. Một cho đứa em tật nguyền. Như vậy ông chỉ còn buổi tối tương đối thảnh thơi, khi bên chén trà, lúc vài chung rượu nhỏ. Sau đó lăn ra ngủ, chờ trời sáng…

Giấc ngủ nhà nông nặng nề là vậy mà lũ chuột trong nhà lại trở chứng, lộng hành nhiều ra. Lúc rày trong lơ thơ giấc ngủ, ông lại nghe bọn chúng lục lạo nồi niêu đến khó chịu. Sáng ra, những con cá lóc phơi vừa một nắng, đã biến mất không thấy tăm hơi. Chuột gì như quỷ như ma? Chúng chuyên ăn cá sống, còn khô phơi tới nắng thì không đυ.ng đến bao giờ…