Chương 12

Tôi lâu cũng chẳng gặp Phạm Ngọc Quỳnh, cũng chẳng bao giờ có ý định chạm mặt với cô ta thêm lần nào nữa. Tình trạng buồn bã tiêu cực của tôi căn bản cũng là chuyện rất phiền phức rồi, huống chi còn vác thêm bực dọc vào bản thân nữa. Cảm tình của một người với kẻ từng được gọi là bạn thân cũ, đừng nói là chuyện trò. Nó còn tệ hại đến mức chỉ nhìn mặt cũng không thể ưa nổi.

Vậy nên tôi bắt đầu nghi ngờ bản thân có phải rảnh rỗi sinh nông nổi hay không.

Không có Quân ở bên cạnh, chẳng có điều gì mới lạ muốn dành tặng cho một người đang rất đặc biệt trong lòng mình. Không đến cơ quan anh đưa cơm, không cùng đùa giỡn với đám nhân viên cà chớn của anh nữa… Cuộc sống của tôi vì sự vắng mặt của một người mà tự dưng mất hết những sắc màu tươi sáng đang có.

Nói vui thì là, con người luôn vô thức tìm đến những “drama”, để cho sống thêm rực rỡ.

Thiếu Quân, tôi phải nhờ đến nước đi gặp một kẻ khiến tâm trí mình sinh ra cảm giác bài xích từ gốc tới ngọn.



Quay lại chuyện cũ.

Tôi và cái con người ấy, Phạm Ngọc Quỳnh, đang đứng mặt đối mặt với nhau. Cô ta đang mặc trên mình chiếc váy đỏ rực mà hôm trước tôi vừa thấy trên tờ Cosmopolitan, cầm túi Hermes, đôi giày búp bê bóng loáng, và gương mặt được trang điểm kỹ lưỡng như đi đại tiệc.

Có điều, thái độ của cô ta không dương dương tự đắc như tôi tưởng.

Quỳnh còn cúi mặt xuống đất, thi thoảng mới nhấc nhấc hai hàng mi nhìn tôi, rồi lại vội vàng quay đi. Cũng chẳng hẳn là thái độ như vừa nhìn thấy thứ gì đó quá kinh khủng. Nói đúng hơn rằng… thì đó là e ngại.

Trong lòng tôi chợt sinh ra cảm giác kỳ lạ không thể tả. Nó như là một mớ bùi nhùi pha tạp những cảm xúc từ ngạc nhiên, rối bời, hoài niệm, tức giận… rồi mang theo cả sự khinh miệt vào nữa.

Mà mấy thứ này, sao tôi thốt ra được.

Đứng được mấy phút rồi, vẫn chẳng có giọng nói nào được cất lên để phá vỡ bầu không khí khó chịu chết tiệt này, tôi quyết định mở miệng trước: “Cậu vào trong không?”

“Ah, xin lỗi, tôi quên. Chúng ta vào nhé!”



Người đàn ông vừa nãy lái xe không ở đây. Qúy ngài trông trạc tứ tuần điển trai ấy đó.

Thực tình, tôi phần nào đó cũng mong ông ta ngồi vào bàn ăn này vài phút. Không phải để xua tan đi sự ngượng ngùng ở đây, mà là để tôi có lý do được chuồn về nhà.

Kiểu kiểu như là: “À, phiền hai vị có không gian riêng rồi, vậy tôi về trước nhé.”

Ngặt nỗi, ổng không.

Hình như còn đang ngồi ở bàn khác, chúc tụng với đám đàn ông bụng như cái thùng bia bằng mấy ly rượu vang đỏ chót như son môi.

Để lại tôi và cô ta đối mặt ngay cái chốn này.

Lúc đi hồ hởi lắm cơ mà, hứng khởi lắm cơ mà, vì được thêm một ít kịch hay vào đời sống đang trong giai đoạn ngang phè phè của mình. Chứ còn giờ đây, ngồi yên một chỗ, ngắm đôi chân đang cạ cạ chiếc mũi giày xuống sàn nhà, miệng lẩm nhẩm mấy thứ vô nghĩa… Sao mà bất lực đến thế này cơ chứ.

Vào bàn, gọi món xong là tắt văn, ngoài ngó ngoáy người ra… hầu như chẳng làm thêm thứ gì.

May quá, đúng lúc em gái phụ bàn xinh xắn chạy đến chỗ chúng tôi, mang theo bát súp hải sản khai vị.

Tôi lấy thìa bỏ vào miệng một miếng.

Dường như, món đồ ăn dẻo quánh ngon lành ấy như một liều thuốc tăng lực, làm tôi – đang là một nhà văn quèn đang thời kỳ cạn ngôn- chuyển sang đầu óc bị ngập úng bởi dũng khí và câu từ.

Húp xong một tô, tôi chậm rãi ngẩng đầu lên, hỏi Quỳnh: “Hôm nay cậu hẹn tôi đi, là có ý định gì thế?”

Chất giọng trong trẻo như nước suối của cô ta vang lên, thản nhiên như không:

“Vì muốn hẹn cậu đi ăn trưa một bữa thôi, không được à?”

“Không, tất nhiên là không rồi. Chục năm không gặp, rồi lại nói như vậy, không biết ngượng miệng à?”

“Những gì tớ đang nói là thật lòng.”

Tôi cười khẩy: “Chúng ta còn ở mối quan hệ tình bạn vĩ đại đó sao?”

Ngọc Quỳnh im lặng mất mấy phút, mọi hành động cũng ngừng lại tại chỗ sau câu nói phũ phàng ấy của tôi.

Nhưng cuối cùng, cô ta vẫn có đủ khả năng để lấy lại bình tĩnh, và nhìn thẳng vào mắt tôi, trông có vẻ đang thực sự nghiêm túc.

Không khí đặc quánh âm trì giữa chúng tôi, cùng với lá chắn vô hình dày cộp ấy… còn bị cái nhìn đăm đăm của cô ta chọc thủng.

Rồi, thế mà lại vô thức nhoài người lên, tò mò.

Đúng là kẻ luôn biết thao túng người khác bằng đôi mắt mà.

Hơn mười năm, thế mà kỹ năng dùng biểu cảm và những cử chỉ nhỏ nhặt để điều khiển đối phương của cô ta… vẫn có vẻ không mai một đi chút nào ấy nhỉ?

Mà thôi kệ đi.

Nghe cô ta nói đã.

“Tôi có chuyện muốn nhờ cậu.”

“?”

“Cậu có thể giúp tôi… tìm kiếm Lan Anh được không?”



Cô là một kẻ - trông – có – vẻ - khá – mềm – mỏng, mọi người bảo vậy.

Trần Hạ Linh hay thể hiện ra bên ngoài, luôn là một người điềm tĩnh, cũng rất ân cần dịu dàng. Chẳng hẳn là quá mức tinh tế nhẹ nhàng, nhưng tôi luôn cố gắng để mọi cử chỉ của mình vừa ý họ, mang đến cho tất cả một cảm giác dễ ngấm, không bài xích.

Người như vậy luôn mang cho cảm giác canh cánh kỳ lạ trong lòng.

Dường như mọi hành động của Linh… đều có vẻ khá mất tự nhiên, cứ đơ cứng, lặp đi lặp lại như những con robot, nhưng chưa đến mức gọi là “kệch cỡm.”

Muốn ghét cũng chẳng ghét được, mà thích cũng không hẳn.

Tóm lại, cô luôn mang trên mình cái vỏ bọc hòa đồng như thế, chỉ để sống sao cho không bị người ngoài phán xét bon chen.

Cơ mà, trong đời sống thật sự, đôi khi lại xuất hiện những trường hợp có khả năng đánh vỡ sự điềm nhiên của cô.

Phạm Ngọc Quỳnh là một trong những số đó.

Sau lúc cô ta hẹn Linh đi ăn cơm trưa một bữa, cô đã ngồi một cách vặn vẹo xương sống không thể tả trên chiếc ghế xoay, hai tay liên tục day đầu để ổn định mạch suy nghĩ của mình.

Rốt cuộc cô có phải rảnh rỗi quá, phát điên luôn rồi không?

Sao lại nhận lời với cô ta, kẻ mà bản thân ghét cay ghét đắng, kẻ mà trong quá khứ đã từng đẩy mình đến bước đường cùng của sự tổn thường, kẻ mà sẵn sàng buông tay mình để quay cuồng cùng dòng chảy thời gian đang trôi qua cuồng dại?

Chuyện xưa kia của cô và Ngọc Quỳnh nhiều đến không đếm xuể, nếu kể hết sẽ mất chục trang giấy.

Có điều, thứ rõ nhất bây giờ trong lòng cô, chẳng phải là những mảnh ký ức chan chứa tuổi thơ đầy hành phúc cũ ấy nữa…

Mà là nỗi căm ghét mỗi ngày một lớn mà thôi…