Chương 72: Vẫn là hàng Việt Nam chất lượng cao

Trên đường ngồi xe ra sân bay, Mi ngáo mất nết hát um sùm bài Tân Cổ “Lan và Điệp”, mà ghép tên thành ra thế này:

- Lần cuối gặp nhau Mi khẽ nói : Thương mãi nghe anh, em yêu anh chân tình. Nếu duyên không thành, Phát ơi Mi cắt tóc quên đời vì anh.

Nghe xong, cha Phát muốn quay đầu xe chở cô về nhà lại liền vì bị uất nghẹn. Mi ngáo chọc anh 1 trận tối tăm mặt mày khiến anh đang rầu lại càng buồn hơn. Trong khi chờ đợi làm thủ tục để lên máy bay, Phát dấm cứ ngồi ôm rồi hôn Mi suốt, mặc cho mọi người xung quanh dòm ngó 2 đứa ra sao. Hai mắt anh đỏ hoe, gục mặt vào vai Mi luyến tiếc trông yếu đuối vô cùng. Mi ngáo mất nết nhe răng cười, nhưng thấy tội nghiệp quá nên đành ngọt ngào dỗ dành vào tai anh:

- Thôi mà, em thương mà, anh mạnh mẽ lên đi. Coi vậy chứ nhanh lắm, ào cái là xong rồi. Nhớ em quá thì cuối tuần anh book vé qua với em như chị Yến nói đó. Rảnh là em Facetime với anh mà.

- Hay anh về gom đồ qua đó ở với em 2 tuần luôn nha Mi.

Anh mếu máo ngóc đầu dậy nói với cô nhưng bị cô bác lại:

- Công ty đang chuẩn bị họp cổ đông với dự án nhiều quá trời, anh mà bỏ bê qua đó với em là ba anh la chết đó. Thôi mà cục cưng, đi có nửa tháng mà anh làm quá à!

- Tại mấy người không có buồn khi xa tui nên mấy người mới nói hay như vậy! Chỉ có mình tui ôm mộng tương tư thôi. Hỏi sao tui không tủi.

Trông anh nhão nhoẹt, mặt mày như đưa đám, ngồi mè nheo với cô cả lúc, khiến Mi ngáo mém tí đã có ý định ở lại. Nhưng do tiếc 300 củ, với ”đi xa cho biết đó đây, ở nhà với Phát biết ngày nào khôn”. Cô đành ngậm ngùi luyến tiếc, lấy quyết tâm rời khỏi bàn tay anh và xách hành lý vào cổng an ninh. Làm cha Phát thấy cảnh ấy, muốn chạy ngay vào trong lôi đầu cô về nhà không cho cô đi nữa.

Sau khi ngồi chuyến bay thẳng dài hơn 3 tiếng đồng hồ, từ Sân Bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất đến Sân Bay Changi của Singapore, 1 trong những sân bay tốt nhất địa cầu tại quốc đảo sạch và an toàn nhất thế giới. Đến nơi đây, cô có dịp chiêm ngưỡng và tham quan 1 kiệt tác kiến trúc mà cô chỉ coi trên báo đài và tivi thôi. Một cái sân bay vô cùng, vô cùng chất. Do vừa sạch, vừa đẹp, vừa chất lượng, lại rất đỗi tiện nghi. Vì nó có rất nhiều hoạt động thú vị từ mua sắm, ăn uống đến giải trí.

Cô được nhân viên khách sạn đến đón và đưa về khách sạn ở ngay trung tâm thành phố Singapore. Máy chụp hình của cô từ lúc xuống sân bay tới giờ là lách tách liên tục không ngớt. Trời ơi, đất nước gì đâu mà văn minh, lịch sự và phồn thịnh quá trời luôn.

Sau khi làm thủ tục check-in khách sạn sau đó nhận phòng, điều đầu tiên là cô phải gắn cái sim điện thoại đã mua ở sân bay và gọi liền về cho Phát dấm. Lúc này là 2 giờ trưa ở Việt Nam, anh đang ngồi trong phòng làm việc trên công ty xử lý văn kiện:

- Tới nơi rồi sao?

- Ừa, đã quá Phát ơi, chắc ở đây luôn không về quá!

Anh vừa gõ tay trên bàn phím, vừa nhíu mắt lườm cô thù hằn:

- Đi luôn đi, đừng có về. Thấy mà ghét !!!

Thấy anh lẫy, cô vội dỗ dành lại liền:

- Hehe giỡn mà, Sing mà sao bằng được Việt Nam có Phát thân yêu ở đó đang chờ nhỉ?

- Xạo xạo, em ăn gì chưa? Lo ăn uống đàng hoàng đi nha. Từ đó mà về đây tui cân thấy sút lạng nào là chết với tui à!

Hai đứa nói với nhau vài câu, rồi anh để cô đi ăn uống còn nghỉ ngơi, do cô ngồi bay tiếng dài nên cũng hơi mệt mỏi. Tối ấy, cô ở lại trong khách sạn đọc rõ quy trình học và chuẩn bị những thứ cần thiết để ngày mai đến Học Viện SDH để làm thủ tục nhập học.

Anh và cô lại chat “Facetime” ngồi chuyện trò cho đỡ nhớ nhau. Do múi giờ ở Sing trước Việt Nam 1 tiếng đồng hồ, nên cô tạm biệt anh đi ngủ sớm để mai còn dậy sớm lên trường.

Sáng hôm sau, xe đưa đón đã chờ sẵn ở sảnh khách sạn để rước học viên đến trường. Thật may quá, ở đây có gần 10 người Việt cũng từ 2 mấy, 3 mấy tuổi cùng cô đến trường luôn. Mọi người do là đồng hương nên tay bắt mặt mừng, hồ hởi nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ rất vui vẻ.

Khi đến nơi, mọi người cùng làm thủ tục, nhận áo và thẻ học viên để vào hội trường tham gia lễ chào đón và bước vào buổi học đầu tiên. Tại nơi đây có gần 100 học viên theo học với đủ màu da từ các Châu lục khác nhau. Họ sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh để giao tiếp và ứng xử.

Cô cùng các bạn học người Việt của mình không thể ngồi chung 1 chỗ, vì ban tổ chức đã cố ý sắp xếp các nhóm người ở các nước ngồi xen kẽ, để tăng sự giao lưu và tinh thần đoàn kết trong quá trình học tập. Một số người Trung và Malaysia có hỏi cô là người lai Pháp hả, tại cô trông giống con lai quá. Nhưng cô chỉ cười và tự hào nói bằng câu Tiếng Anh nhưng dịch dang Tiếng Việt là :” Con Việt Nam mấy má ơi!”

Buổi học đầu tiên là của 1 chuyên gia người Mỹ cũng khá lớn tuổi rồi, ông dạy tổng quát về môn Kinh tế vĩ mô. Lần đầu tiên cô nghe giảng hoàn toàn bằng Anh ngữ, nên vài từ thuật ngữ cô không hiểu rõ hết ý nghĩa, đành phải “note” lại để tìm từ điển dịch, với về hỏi chó Phát nhà mình.

Dần dần trong vòng mấy ngày, cô làm quen được thêm rất nhiều người bạn ở các nước khác nhau. Trong các buổi giao lưu âm nhạc ngoài giờ, cô luôn góp vui bằng vài bài hát tiếng Anh cho mọi người cùng thư giãn. Nên được bầu chọn là học viên năng nổ nhất mới ghê. Và cũng có rất nhiều anh chàng trong khoá học này có ý đến hỏi thăm, mồi chài để làm quen cô. Nhưng cô lịch sự nói rằng mình đã có chồng sắp cười rồi. Nhẫn nè, thấy hông?

Một buổi chiều cuối tuần ở trong khách sạn sau khi trải qua 6 ngày học tập mệt mỏi. Cô đang nằm suy nghĩ về đề tài luận văn mà mình bốc trúng để thuyết trình. Mặc cho những người bạn Việt Nam rủ cô ra khu phố Tàu đi dạo và ăn uống, nhưng cô từ chối khéo họ. Bởi vì cô muốn toàn tâm toàn lực học khoá đào tạo này cho thật tốt, còn vụ du lịch ăn chơi để dành hẹn dịp khác vậy. Phát dấm sau này đầy dịp cho cô đến đây lại chơi bời thoả thích luôn.

Đang say sưa nghiên cứu, bỗng cửa phòng có người nhấn chuông, nên cô ra ngó ra mắt thần để xem đó là ai. Nhưng ngó hoài không thấy nên cô nghĩ người ta nhấn chuông lộn phòng, bèn quay lại giường để tìm tài liệu đang tra cứu dang dở.

Cửa phòng bắt đầu reo lên lần nữa, cô thấy hoang mang và lo sợ rồi đó. Nên rụt rè ngó tiếp ra mắt thần lần 2, cũng không thấy ai luôn. Mà khách sạn này an ninh lắm, chắc không có những thành phần bất hảo đâu ha. Rút kinh nghiệm, cô đứng yên tại chỗ, chờ xem còn có tiếng bấm chuông nữa không để xem đó là tên nào. Chuông cửa bị bấm vang lên lần 3, cô đã để sẵn mắt mình ở đó để rình rồi. Chợt hai mắt sáng lấp lánh vui mừng tột độ, vì tên chết tiệt doạ cô nãy giờ là chó Phát dấm nhà cô chứ không ai khác.

Mở vội cánh cửa để nhào ra ôm lấy anh người yêu đã xa gần 1 tuần lễ. Cô bám dính lấy anh, bắt anh ẵm từ ngoài cửa còn vác theo cái balo phía sau đi vào trong cùng.

- Sao anh kêu ngày mai anh mới đến mà, đùng cái tự nhiên lại xuất hiện vậy?

- Tui đến đột xuất để xem em có lén tui gian díu với thằng nào không?

- Đầy thằng, Tây, Tàu, Trung , Hàn có hết !!!

Cô cố ý chọc ghẹo cho hũ dấm của mình bốc mùi lên tí xíu cho thơm phòng. Anh làm mặt hằm nhìn cô rồi thả cô 1 phát xuống giường, quăng cái balo ném qua bên cạnh, chống 2 tay 2 bên giam cô nằm ở giữa bắt đầu hạnh hoẹ :

- Hay quá ha, đủ các nước luôn ha. Nhưng tui cho em biết, hàng Việt Nam mới chất lượng cao đó nhé!

Cô phì cười nghe anh quảng bá thương hiệu nước nhà. Tay mạnh dạn luồn xuống đũng quần anh, bóp lấy “bé ciu” thân yêu mà cô nhớ nhung da diết:

- Đúng rồi, sao mà bằng hàng Việt Nam thương hiệu Phát dấm này được nhỉ?

Anh đưa mắt lườm khuôn mặt đầy vẻ ma mãnh của cô. Cả 2 nhìn nhau chuyển từ đôi mắt muốn cà khịa sang ánh nhìn đong đầy yêu thương và nhớ nhung. Anh cúi xuống, còn cô rướn cổ lên đón lấy nụ hôn da diết của anh. Sau đó cùng nhau triền miên cả tiếng đồng hồ mới chịu đi tắm rửa và thay đồ. Rồi cùng nhau đi dạo và ăn uống ở khu phố náo nhiệt và phồn thịnh bên dưới.

Đêm ấy, cô lôi bài vở ra hỏi anh, y như cách hồi xưa cô hay ngồi cạnh anh học bài và nghe anh giảng giải vậy. Cảnh tượng này không khác hồi ấy là bao, chỉ khác là giờ đây cả 2 đã thực sự yêu nhau và trưởng thành, đã quan hệ tìиɧ ɖu͙©, đã ở chung, đã thấu hết mọi thói hư tật xấu của nhau…và đã sắp muốn lấy nhau.

Phát ở với Mi được đến chiều ngày chủ nhật là phải về Việt Nam lại rồi. Anh không cho cô tiễn ra sân bay, bắt cô ở lại khách sạn để anh yên tâm. Còn cô thì nói rằng còn hơn 1 tuần nữa thôi là mình về rồi, anh đừng cất công qua đây nữa sợ anh mệt mỏi. Trước khi anh đi, hai đứa ôm hôn nồng nàn rồi mới chịu dứt tay nhau ra. Thà anh đừng qua đây với cô, tự nhiên giờ anh quay lưng đi làm cô nhớ nhung rồi muốn khóc quá.

Sang tuần lễ thứ 2, đầu tuần là vô ngay môn Quản Lý Rủi Ro, cô thất kinh vì người giảng dạy, chính là Tổng Giám Đốc Trịnh Tuấn, kẻ mà Phát dấm khó ưa nhất đây mà. Tía má ơi! Trên đời này lại có chuyện trùng hợp như thế này chứ? Sao để cô và tên này đυ.ng mặt nhau hoài vậy hả?

Tên Tuấn đảo mắt khắp hội trường chào các học viên 1 lượt, vẫn như ở Việt Nam trong trường Đại Học Kinh Tế. Cuối cùng ánh mắt thâm sâu ấy lại dừng ở nơi cô đang ngồi xa hắn cả mấy bàn. Nếu như ở Việt Nam, đôi mắt hắn nhìn cô chỉ với vẻ thích thú. Còn ngay bây giờ, ánh nhìn ấy như kiểu muốn nói với cô rằng: “ Chuyến này, em không thoát được đâu cô bé à !”

————

Chấm hết để sang trang khác mấy má ơi !!! Hù cái sợ à 🤣🤣