Chương 5: Cho dù chết, cũng phải để anh chết bên cạnh em

Công trình đê ven biển này rất khó làm, đấu trí đấu sức với biển lớn, vừa mở đường vừa thông xe, thủy triều vừa lên là phải rút, thủy triều vừa xuống là tranh thủ từng giây, có lúc ban đêm triều lên mạnh quá, máu và mồ hôi mấy ngày trời đều thành công cốc.Sắp đến kì đóng tiền nhà, chủ nhà đòi chúng tôi mỗi lần đóng 3 tháng, mà 8 vạn tệ tôi và Lăng Nhất Nghiêu để dành chung còn hơn một tháng nữa mới được rút. Lăng Nhất Nghiêu tiếc không muốn mất tiền lời nên hỏi tôi bao giờ có tiền nhưng tôi lúc ấy không xu dính túi.

Đúng lúc này, ở công trình có môt đoạn đê đang chờ nối vào đê lớn, sợ thủy triều lên sẽ làm bể mất khe tiếp giáp giữa hai khúc đê đó, mà thời gian để tránh xảy ra việc này rất ngắn. Chủ thi công vì muốn giảm tổn thất lớn nên hứa ai có thể làm việc này sẽ trả gấp đôi công lao động và chi phí máy móc. Thực ra việc này nguy hiểm không nhiều, chỉ là khi thủy triều lên, người điều khiển máy móc thiết bị sẽ bị vây lại trên đê cho đến khi thủy triều rút.

Tôi và một người nữa hẹn nhau cùng lên đê, hai người với hai cái máy xúc lớn, trong hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi đã chặn xong cái khe. Tôi muốn đi vào bờ nhưng chỉ huy không đồng ý, nói chúng tôi chờ trên máy xúc. Quả nhiên hai mươi phút sau, thủy triều rầm rập kéo lên, tràn luôn bờ kè, ngập đến nửa bánh xích của máy xúc. Bốn phía quanh tôi giờ là biển nước mênh mông, gió biển cuộn sóng, dập vào buồng lái như mưa khiến tôi mất cảm giác phương hướng, chóng mặt buồn nôn.

Đúng lúc này, Lăng Nhất Nghiêu nhắn tin tới, hỏi tôi đang làm gì. Tôi không dám nói cho cô ấy tôi đang ở giữa biển, chỉ nói ở bên ngoài đang mưa, tôi đang đánh bài. Cô ấy nói: “Anh không phải trước nay không thích đánh bài sao?” Tôi trả lời: “Chơi vui thôi, rảnh mà.” Cô ấy hơi không vui: “Anh đừng học mấy thói quen xấu nhé.”

Tròn ba tiếng đồng hồ bị vây hãm, thủy triều mới dần dần rút xuống. Lúc tôi về đến phòng chỉ huy đã xây xẩm đến không nuốt nổi cơm. Cầm 2000 tệ chủ thi công phát, tôi vội vàng mượn cái xe máy cũ chạy hơn hai mươi lăm kilomet tới một thị trấn nhỏ, gửi tiền về. “Anh gửi tiền cho em rồi đấy.” Tôi nói trong điện thoại. “Không phải hôm qua anh nói không có tiền sao? Anh mượn hả?” Tôi trả lời “Ừ, anh mượn.” Lăng Nhất Nghiêu hứ một cái nói: “Anh không mượn tiền người khác đâu, có phải là đánh bài thắng không đấy?” Tôi ngẩn người, sau đó cười nói: “Haha, thế mà vẫn bị em phát hiện.”

-----

Lăng Nhất Nghiên có đầy đủ phẩm chất của một “thần giữ của”, cho dù cô ấy không thiếu tiền cũng không lỡ dùng quá nhiều tiền cho việc hưởng thụ. Bên nhau bao nhiêu năm, số đồ đạc cô ấy có đã ít lại càng ít, tôi gần như có thể kể ra. Cô ấy đã từng thèm thuồng nhìn cái điện thoại Iphone4, nhưng khi ôi định mua cho cô ấy nhưng cô ấy lại chê đắt không cần, sau đó mua một cái Ipod. Cô ấy một tay cầm Ipod, một tay cầm cái điện thoại Sharp nắp gập cũ kỹ nói: “Hai cái này cộng vào là thành Iphone rồi, còn mỗi cái một chức năng nữa cơ.”

Tôi hỏi cô ấy: “Tại sao em phải tiết kiệm như vậy chứ?”

Cô ấy nói: “Sợ anh tiêu tiền nhiều rồi nghèo, không cưới nổi em.”

Tôi lại nhăn nhó với cô ấy: “Nếu sau này chúng ta không cưới nhau thì em thiệt quá rồi.”

Cô ấy vừa mân mê cái Ipod vừa nói: “Vậy thì càng không được tiêu tiền bậy bạ. Lỡ người con gái kia ăn tiêu hoang phí thì anh càng không cưới nổi. Em phải để dành cho anh, không cho anh tiêu mất.”

Tôi lúc đó chỉ lo chơi game, không nghĩ ngợi gì nhiều nhưng nửa đêm, Lăng Nhất Nghiêu đột nhiên ngồi bật dậy, dọa tôi sợ hết hồn. Tôi hỏi cô ấy: “Em sao vậy?”

Cô ấy nói: “Em vừa nằm mơ, mơ thấy em với anh nói chuyện lúc chiều, anh sao lại nói sau này chúng ta không ở bên nhau?”

Tôi nhẫn nại giải thích với cô ấy: “Anh chỉ thuận miệng nói chơi thôi.”

Cô ấy ôm chăn nhét vào giữa hai chúng tôi rồi nhích người ra mép giường, quay lưng lại phía tôi lẩm bẩm: “Sau này không được nói thế nữa, nghĩ đến cũng không được.”

-----

Lăng Nhất Nghiêu từ trước đến đến nay chưa bao giờ đi biển, biển trong ấn tượng của cô ấy là trời xanh mấy trắng cát mềm, sóng biển lăn tăn dịu dàng. Nhưng biển ở chỗ tôi là Hoàng Hải, nước biển đυ.c ngàu như cà phê, gió biển nhẹ nhất cũng cấp 6 cấp 7. Cô ấy khi tốt nghiệp từng muốn đến thăm tôi, nhưng tôi không cho cô ấy đi, nói chỉ cần có thời gian là tôi sẽ tranh thủ về thăm cô ấy. Tôi sợ làm hỏng mất hình ảnh đẹp về biển trong lòng cô ấy, sợ cô ấy chê bai cái thân tôi lôi thôi mười ngày nửa tháng không tắm, sợ cô ấy đau lòng thấy tôi vì không lạ nước lạ cái mà nổi một đống mụn máu. Ở đây đến một người lao công nữ cũng không có.

Lăng Nhất Nghiên tìm việc khắp nơi, cho dù đã yêu cầu rất thấp nhưng vẫn không tìm được việc. Có nơi cảm thấy học vấn của cô ấy quá cao, sợ không làm lâu nên không nhận. Có nơi coi cô ấy như một lao động phổ thông, đưa ra mức lương quá thấp. Thậm chí có người thấy cô ấy trẻ trung xinh đẹp, còn đưa ra gợi ý không trong sáng.

Còn tôi thời gian đó đang phải cạnh tranh với một nhóm người địa phương. Bọn họ đem đến mấy chiếc xe tải chặn đường, muốn chiếm công việc ở đây, kêu chúng tôi nhường công trình ở đây lại. Nếu như là ở thành phố, gặp đám người ngông cuồng không coi ai ra gì này, tôi có thể sẽ tránh xa, thà thiệt thòi một chút cũng không thèm để ý chúng. Nhưng ở đây thì khác, tôi còn cần sống, còn cần kiếm tiền, tôi phải như thú hoang mà cắn chết nhưng ai muốn cướp chén cơm của tôi.

Trận đánh nhau đó có khoảng 40 người tham gia, đám người bên chúng tôi đến từ khắp nơi trời nam đất bắc, còn bên kia là dân nghèo bản địa. Chúng tôi bên này đa phần đều là người lao động thật thà hoặc đám kỹ thuật viên văn phòng, hoặc không biết đánh nhau, hoặc không dám đánh nhau, chịu thiệt rất lớn.

Trong trận ẩu đả, tôi bị đánh một cái rất mạnh vô sau đầu, cả người xây xẩm, tôi vớ một khúc cây vung lên, đánh loạn xạ tứ phía. Người cùng với tôi trên con đê dạo nọ bị đánh rất hiểm, khắp mặt đầy máu tươi. Anh ta vừa la hét vừa trèo lên một cái máy xúc, đạp ga một cái, gầu xúc lớn đập bẹp luôn một cái thùng xe tải. Hành động điên cuồng này cuối cùng cũng làm đám lưu manh kia trấn tĩnh, cũng làm chúng tôi trấn tĩnh lại.

Sau khi mọi chuyện kết thúc tôi mới nhận ra tay trái của mình vô cùng đau, không bê nổi chén cơm. Bạn tôi chở tôi đi bệnh viện chụp phim, tôi bị gãy xương ngón trỏ và rách gân. Vốn dĩ chúng tôi có thể báo cảnh sát bắt đối phương đền bù, thậm chí kiện bọn họ tội cố ý gây thương tích. Nhưng nếu như vậy, người đồng nghiệp lái máy xúc kia cũng có thể không tránh khỏi liên can.

Giám đốc nói: “Việc này bỏ qua đi, tiền thuốc men chúng ta tự chịu vậy.” Vết thương trên tay trái của tôi cho dù gần như khỏi hẳn nhưng cuối cùng vẫn để lại di chứng, ngón tay cái cử động rất chậm, khi cầm nắm đồ vật luôn luôn cảm thấy khó chịu. Giám đốc nói tôi không cần đi giám định thương tật, đích thân hứa sẽ thêm cho tôi 5 vạn phụ cấp. Có lúc, tôi cảm thấy chúng ta ở trong xã hội này chỉ là những con kiến, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành vật hy sinh.

Lăng Nhất Nghiêu sau khi biết việc này thì khóc trong điện thoại, nói tôi về Nam Kinh ngay, nhưng tôi không nghe cô ấy, cố chấp ở lại. Tôi nói cô ấy đợi tôi một thời gian, chỉ cần công trình này hoàn thành, tôi lấy tiền hoa hồng và phụ cấp thương tật 5 vạn kia là có thể cưới được cô ấy rồi.

Lăng Nhất Nghiêu trước giờ luôn là một cô gái có sức chịu đựng cao. Nếu như không phải tâm trạng xấu đến mức không chịu đựng được thì cô ấy không dễ dàng nói với tôi, quá lắm thì cũng nổi giận một chút là xong. Cô ấy cuối cùng cũng tìm được một công việc coi như vừa ý, hàng ngày một mình đi làm rồi về nhà, một mình ăn cơm rồi đi ngủ. Tôi mua ở thị trấn một cái thẻ internet không dây. Buổi tôi lúc rảnh rỗi sẽ chạy xe đến khúc đê biển nào đó có tín hiệu, gọi điện video nói chuyện với cô ấy một lúc.

Lăng Nhất Nghiên mỗi lần như thế đều coi đó như một buổi hẹn hò mà chuẩn bị rất nghiêm túc, rửa mặt chải đầu trang điểm, đến cả căn phòng nhỏ cũng được cô ấy dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ. Bởi vì camera và màn hình ở hai phía khác nhau của điện thoại (hồi ấy chưa có camera trước) nên chúng tôi thay nhau nhìn vào camera, để hai người đều được cảm nhận hương vị của tình yêu nhung nhớ.