Chương 2

Mùa đông năm 1999.

Chiều ngày huyện Văn San lên thành phố, quảng trường nhân dân mới xây vô cùng náo nhiệt. Trong phòng học nào đó của trường trung học Văn Sơn cách đó một bức tường, Thẩm Khánh Đễ nhíu mày, cố gắng nghe rõ giọng nói của chủ nhiệm lớp kiêm giáo viên ngữ văn trong tiếng ồn bát nháo.

Khi nói chuyện cô Dư nâng cao giọng hơn thường ngày, tóc mai hai bên rung lên, cô ấy bất lực dừng lại một lúc, nhìn ra ngoài cửa sổ vài giây rồi cúi đầu lấy ra một tờ danh sách. Cô ấy hắng giọng, mắt đầu nói.

Lần này, Thẩm Khánh Đễ đã nghe rõ: "... Danh sách học sinh đạt giải trong kỳ thi Ngữ Văn trung học thành phố Văn Sơn: giải nhất Diêu Nhạn Lam lớp 11-2..."

Mặc dù kết quả nằm trong dự tính nhưng trước kỳ thi cô vẫn ôm chút may mắn, hy vọng đàn chị lớp 11 đó sẽ vì lý do nào đó mà không tham gia được, hoặc lần này cô ấy có thể thắng Diêu Nhạn Lam một lần. Sự căng thẳng trước đó dần tan biến hết, trái tim quay trở về hiện thực, cô ấy thở dài một hơi, che đi sự thất vọng trên gương mặt.

Ánh mắt cô Dư nhìn về phía cuối lớp học, dừng lại trên người cô ấy. Vấn là ánh mắt như thường ngày, kiêu ngạo, động viên, tràn đầy kỳ vọng: "Giải nhì, Thẩm Khánh Đễ lớp 10-1 Văn Sơn."

Tất cả học sinh trong phòng học đều quay đầu lại, không hẹn mà đồng loạt vỗ tay chúc mừng, có những bạn còn huýt sáo chúc mừng.

"Mời bạn Thẩm Khánh Đễ lên bục nhận giải." Cô Dư bỏ qua tiếng hò hét của đám nam sinh hàng cuối, mỉm cười nói.

Chỉ là giải nhì thôi mà, chẳng có gì hay ho cả, chỉ cách giải nhất một chỗ thôi nhưng lại có ý nghĩa cách biệt rất lớn với cô ấy. Thẩm Khánh Đễ miễn cưỡng mỉm cười, đứng dậy, nhấc chân chuẩn bị lên bục giảng. Thế nhưng một giây sau cô ấy lại lảo đảo, cả người ngã xuống góc bàn, chiếc bàn rung lên, cô không đứng vững được, tay khua loạn xạ như muốn nắm lấy cái gì đó: "A...." Lòng bàn tay cô đau rát, nửa bên mặt đã dán xuống nền xi măng lạnh lẽo.

Tất cả chỉ xảy ra trong nháy mắt, mọi người trong lớp sững sờ, sau khi Thẩm Khánh Đễ kêu lên họ mới hoàn hồn. Cô Dư vội vàng đi tới cuối lớp, mấy bạn học ở hàng đầu đứng dậy quay lại nhìn. Thẩm Khánh Đễ mặc kệ những lời bán tán, cười nhạo của mọi người xung quanh, một tay cô bắt lấy cánh tay thò ra ở bàn bên cạnh, tay rách da chảy máu còn lại giữ vào chân bàn, cố gắng đứng dậy, nhưng cuối cùng lại bất lực ngồi bệt xuống.

Giây dày của cô bị buộc vào nhau rồi.

"Diêu Cảnh Trình!"

Trong tiếng cười nhạo, Thẩm Khánh Đễ không nín nhịn được cơn giận, hung hăng trừng mắt với người ngồi bàn trước của cô, ánh mắt như muốn tóe lửa. Diêu Cảnh Trình nằm bò lên bàn, quay lưng vào cô, bả vai rung lên liên tục, rõ ràng đang vui mừng khi người khác gặp họa.

"Diêu Cảnh Trình!" Thẩm Khánh Đễ lại hét lên, muốn chửi gì đó nhưng cuối cùng vẫn không nói ra được, chỉ có thể nín nhịn tới đỏ bừng mặt. Cô Dư đã đi tới trước mặt cô, đỡ cô dậy, sau đó nhíu mày hỏi: "Diêu Cảnh Trình, đứng dậy, có phải em làm hay không?"

Tên nhóc này lại rất thành thật, vương vai đứng dậy, khó chịu đáp: "Đúng ạ."

Tên đầu sỏ bị chủ nhiệm lớp đưa tới phòng giáo vụ nói chuyện. Khi Thẩm Khánh Đễ đi ra khỏi phòng y tế đã là thời điểm tan học, cô đi tìm cô Dư lấy giấy khen. Diêu Cảnh Trình vốn đang cúi đầu nhận tội, nhân lúc cô Dư nghe điện thoại lại nhe răng cười với cô, khiến Thẩm Khánh Đễ tức tối nỗi tay cầm giấy khen cũng run lên: "Trộm mắt híp." Cô dùng khẩu hình miệng chửi một câu rồi lập tức chạy ra khỏi phòng giáo vụ.

Cô và Diêu Cảnh Trình đã là bạn cùng lớp từ năm lớp 7, cô đã chịu thiệt như vậy vô số lần, lần nào cũng tưởng mình nắm rõ trò của anh rồi, nhưng lần sau anh lại có trò mới. Vừa nãy khi cô Dư nói chuyện, anh khom lưng dưới bàn rất lâu, người vốn nên đề cao cảnh giác là cô đều tập trung vào danh sách có giải, kết quả lại bị anh bày trò lần nữa.

Thẩm Khánh Đễ nín nhịn mấy năm cấp hai, trong lòng đã tích tụ rất lâu, hơn ba năm trước Diêu Cảnh Trình trở thành khắc tinh của cô, còn chị anh, Diêu Nhạn Lam... Cô nhìn đồ trên tay, cười khổ một tiếng, cất giấy khen và phần thưởng vào cặp.

Cô em gái Ái Đễ đang học lớp 9 không thấy đâu, lúc ra chơi tiết chiều, Ái Đễ tới tìm cô đòi chìa khóa xe đạp. Lúc đó cô liền biết, hôm nay trong huyện náo nhiệt thế, con bé này chắc chắn đợi tan học đi chơi đây. Cô lại dặn em gái hôm nay bố đi công tác về, phải ngoan ngoãn về nhà sớm, đừng gây thêm phiền phức cho mẹ, nhưng làm vậy hiển nhiên không có tác dụng gì với Ái Đễ.

Trong đầu Khánh Đễ xuất hiện khuôn mặt vô cảm của mẹ khi nói tối nay bố quay về, trái tim đau nhói. Cô miễn cưỡng cười chào tạm biệt bạn của Ái Đễ, chầm chậm đi về phía cổng trường.

Văn Sơn vốn là đầu mối giao thông phía đông của tỉnh Tế Tây, khoáng sản phong phú, mấy năm nay vì xuất hiện mấy công ty nhà máy nên thành phố nhỏ phía Bắc vốn lạc hậu này ngày một phồn hoa. Nhưng dù sao Văn Sơn phất lên cũng nhờ công nghiệp nặng nên đã khiến con đường lớn lúc nào cũng bẩn bụi, bầu không khí toàn bụi mịn, hiếm khi thấy được trời xanh.

Trong ký ức của Thẩm Khánh Đễ, màu sắc của thành phố này luôn là một màu xám xịt.

Bố mẹ cô vốn là người gần đây, cậu của cô cũng như vô số người ở quanh Văn Sơn, một năm mười hai tháng đều làm việc dưới lòng đất mấy trăm mét. Nhưng vì mẹ cô có đôi mắt "tinh tường" nên đã chọn trúng bố cô, mà bố cô còn có mấy anh rể, đều là phó chủ tịch thị trấn Dã Nam. Chú của Quảng Đễ được thăng chức từ phó chủ tịch trấn lên huyện, bố Khánh Đễ cũng được ăn may theo, chuyển công tác từ kho hạt giống lên cục vật tư của huyện. Giờ đây Văn Sơn đã lên thành phố, nhà họ Thẩm đương nhiên một bước lên mây.

Trước mắt Thẩm Khánh Đễ xuất hiện khuôn mặt huênh hoang kiêu ngạo của bố cô, cô thầm cười lạnh, nhưng ngoài mặt lại bày ra dáng vẻ vui mừng nhìn cảnh vật bên ngoài cửa xe.

Tính cô cũng giống như mẹ, ăn nói vụng về, kỹ lưỡng cẩn thận. Còn Ái Đễ lại giống bố, mồm miệng linh hoạt, nông nổi cả tin. Bố cô thường hay ra ngoài công tác, lần nào về cũng dẫn theo mấy chiếc xe chở những mặt hàng mới của trời nam đất bắc bán ở Văn Sơn. Cô nhớ nhà mình là hộ gia đình có xe máy, điều hòa sớm nhất trong khu tập thể của cục vật tư. Thế nhưng đằng sau cuộc sống sung túc là nước mắt nín nhịn từng ngày của mẹ cô và bầu không khí gia đình ngột ngạt.

Về tới nhà, không nghe thấy mẹ gọi tên cô, Thẩm Khánh Đễ liền biết bố về rồi. Mẹ cô đang cán bột trên bàn gỗ cũ kỹ ở cửa nhà bếp, thấy cô về bà chỉ ngẩng đầu nhìn một cái, thấp giọng hỏi: "Ái Đễ đâu?"

"Lúc còn về lớp em ấy còn chưa tan." Cô bao che cho Ái Đễ. Nhờ có ánh sáng co mới nhìn thấy một bên mặt của mẹ. Cặp sách trên vai từ từ trượt xuống, nặng nề rơi xuống đất, nhưng nó vẫn không nặng nề bằng trái tim cô. Cô thấp giọng hỏi: "Ông ấy lại đánh mẹ sao?"

"Bị va đập thôi." Mẹ cô không giải thích nhiều, chỉ quay người lại, tiếp tục cán bột, giấu bên mặt bầm tím ấy vào bóng tối: "Anh họ con cũng ở đây, đi vào chào hỏi đi."

Thẩm Khánh Đễ mím chặt môi hồi lâu mới đồng ý, xách cầm sách đi vào phòng khách.

Cô và chú Thẩm Khánh Đễ chỉ có một đứa con, hơn cô bảy tuổi, tên Ngụy Hoài Nguyên. Tục ngữ nói cháu trai giống cậu, Ngụy Hoài Nguyên có tính ham chơi, thích rong ruổi khắp nơi y như bố cô. Anh ta không thích học hành, cấp một và cấp hai đã lưu ban mấy năm, tốt nghiệp cấp ba, nhờ bố mà mua được một suất học trong trường cao đẳng của tỉnh, hai tư tuổi mới tốt nghiệp cao đẳng. Chú cô dựa vào quan hệ, để anh ta làm công việc văn phòng nhàn hạ của tỉnh, nhưng anh ta lại không làm, cả ngày nằng nặc đòi ra biển làm ăn, vài ba ngày lại quay về Văn Sơn, lêu lổng với đám bạn tạp nham của anh ta.

Từ nhỏ tới lớn, những việc xấu của người anh họ này làm nhiều không đếm xuể, đối với Thẩm Khánh Đễ, điều thật sự khiến cô run sợ là vào mùa hè năm ngoái, Ngụy Hoài Nguyên lại uống say ở nhà cô, thấy cô đi từ phòng ngủ ra, mắt anh ta lại nhìn về đôi chăn nhỏ dưới lớp váy ngủ của cô, lẩm bẩm: "Khánh Đễ lớn rồi, chân dài như vậy đấy."

Khi đó cô không dám đáp lại câu nào, vội vàng xông vào nhà vệ sinh, cố gắng bỏ qua đôi mắt đỏ ngầu, lạnh lẽo của anh ta. Nhưng nó vẫn khắc sâu trong ký ức cô, tới nơi năm ngoái khi tham quan xong nhà mới mà chú chuẩn bị cho anh họ, trên đường quay về, Ái Đễ ngưỡng mộ không thôi nói không biết ai có phúc làm chị dâu cô ấy, Khánh Đễ quát cô ấy một câu: "Đừng nghĩ lung tung nữa, liên quan gì tới em." Hai người gần như đã cãi nhau trên đường.

"Bố, bố về rồi ạ." Cô vừa đặt chân vào phòng khách, mùi rượu đã xộc thẳng vào mũi.

Hai người họ chắc uống được một lúc rồi, bố cô đã tím cả cổ lại: "Phí lời! Mì tao kêu mẹ mày nấu đâu?"

"Mẹ đang làm ạ." Cô đã quen với giọng say rượu này của ông ta, lạnh nhạt ứng phó một câu rồi gật đầu với người bên cạnh bàn: "Anh Hoài Nguyên."

"Sớm vậy đã tan học rồi sao? Ái Đễ đâu?" Ngụy Hoài Nguyên lại vẫn rất tỉnh táo.

"Con bé vẫn chưa làm bài tập xong, còn đang ở trường Khánh Đễ nhíu mày, nghiêm mặt nói: "Anh Hoài Nguyên, anh từ từ uống nhé, em đi vào trước đây."

Còn chưa đi được hai bước, bố cô đã gào lên: "Ông đây mười mấy ngày không ở nhà, về nhà hết người này tới người nọ vác cái bộ mặt đó cho ông xem. Ông đây là con mày hả? Đi nói với mẹ mày, bỏ nhiều dấm vào mỳ chút!"

Tay đẩy cửa dừng lại: "Con cất cặp sách rồi xuống bếp phụ mẹ." Cô vừa nói vừa gạt lời mắng chửi của bố sau cánh cửa.

Cô đặt cặp lên bàn, rút giấy khen ra, mấy chữ giải nhì đỏ tới chói mắt. Cô thức bao nhiêu đêm để viết về cuộc sống làng quê của nhà bà ngoại. Cô cầm đen chiếu vào từng câu từng chữ trên giấy khen, chung quy vẫn không bằng được bài văn về lòng biết ơn của Diêu Nhạn Lam với mẹ.

Cô lại thua rồi.

Hai tay Khánh Đễ nắm chặt, xé giấy khen viền vàng chữ đỏ ra làm đôi. Cô nghe thấy bố cô lại gào lên trong phòng khách: "Con mẹ nó! Ông đây bán mạng ngoài đường, chúng mày ở nhà ăn với chơi thôi mà nấu một bữa cơm cũng lâu như vậy!"

Giấy khen trên tay bị cô xé thành nhiều mảnh, cô cắn răng, cố gắng không tưởng tượng tới phản ứng và vẻ mặt của mẹ ở bên ngoài.

Cuộc sống tràn đầy trắc trở này dường như mãi mãi không có điểm dừng.