Cuộc Chiến Chinh Đoạt

9.25/10 trên tổng số 4 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Cuộc sống của Diêu Ngạn cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, mong muốn lớn nhất của cô chỉ là cố gắng chăm chỉ kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ. Mùa hạ oi bức năm ấy, mặc cho bố mẹ phả …
Xem Thêm

Thẩm Quan phái người chỉnh lý đống đồ uống. Công nhân tăng ca làm việc. Họ thay tem nhãn hỏng hóc, sàng lọc đồ uống bị gỉ miệng, báo cáo thùng hàng bị hư hỏng hơn phân nửa, cần sắp xếp lại, nhất thời mọi người đều vô cùng bận rộn. Thẩm Quan nén cơn giận, vờ như không có việc gì mở tiệc mời Tưởng Nã. Anh ta vừa rót rượu vừa cảm ơn: “Lần này thật lòng cảm ơn Tưởng tổng”, nhưng không hề nhắc tới chuyện vận chuyển hàng hóa đợt sau.

Tường Nã nhướng mày, cười đáp lại: ‘Thẩm tổng khách sáo quá!”. Anh nâng ly uống một hơi cạn sạch. Hai người ai cũng mang trong lòng suy tính riêng.

Trụ cột trong nhà nằm viện. Diêu Ngạn và bà Diêu phải thay phiên nhau chăm sóc. Vết thương của cô họ rất nặng, ngày nào cũng phải truyền dịch uống thuốc, bác sĩ dặn dò nằm viện tĩnh dưỡng. Bà Diêu vừa phải chăm sóc người bệnh vừa phải ứng phó với ông bà nội của Diêu Ngạn. Cuối cùng, bà cũng ngã bệnh. Bà rời khu bệnh nhân nội trú đến phòng chờ truyền nước. Lúc này chỉ còn mình Diêu Ngạn vất vả chống đỡ.

Lần thứ hai Tưởng Nã rảnh rỗi đến bệnh viện, anh tình cờ gặp Diêu Ngạn đang túm đám tóc lòa xòa lên buộc lại gọn gàng, rồi chạy tới chạy lui.

Diêu Ngạn không để ý tới Tưởng Nã, xách cặp l*иg bưóc ngang qua mặt anh. Tưởng Nã lập tức nắm cánh tay Diêu Ngạn, lúc này cô mới loạng choạng dừng bước.

“Đi đâu?” Tường Nã nhìn cặp l*иg trong tay cô.

Diêu Ngạn nhíu mày, không muốn nói chuyện với Tưởng Nã, “Không đi đâu hết!”. Cô giật tay nhưng Tưởng Nã không buông, cô nóng vội nói: “Mẹ tôi đang truyền nước ở kia, tôi đưa cơm cho mẹ”.

Tưởng Nã gật đầu, anh buông tay cô nói: “Đi đi”.

Diêu Ngạn ngồi bên chuẩn bị cơm cho bà Diêu, gọi y tá nước cho bà. Sau đó cô trở về phòng bệnh. Mới vừa đặt chân vào phòng, cô bỗng ngẩn người. Ông Diêu nhận hoa quả từ tay người khác, ngoắc tay với Diêu Ngạn, ông nói: “Họ mời hai hộ lý”.

Hộ lý làm việc nhanh nhẹn chuyên nghiệp, ban đêm còn có thể canh chừng bên giường bệnh. Diêu Ngạn mới đến phòng chờ một chút, trở về đã thấy trong phòng thay đổi khác hẳn. Loáng cái được nhàn rỗi, cô cảm thấy không quen.

Diêu Ngạn cầm cặp l*иg đi vào nhà vệ sinh. Tưởng Nã tựa vào thành cửa sổ hút thuốc. Quan sát Diêu Ngạn phớt lờ mình qua làn khói thuốc mờ mờ, anh cảm thấy bực dọc trong lòng.

Diêu Ngạn rửa sạch cặp l*иg, rửa mặt, lau khô nước đang định ra khỏi nhà vệ sinh. Nhưng mới ngẩng đầu, cô giật nẩy người, kêu lên thụt lùi về sau.

Tưởng Nã đến gần cô, vóc dáng anh cao lớn che lấp ánh nắng rọi vào từ cửa sổ bên cạnh, đồng thời nhốt Diêu Ngạn vào trong chiếc bóng của mình. Đôi mắt anh lạnh lẽo dừng trên gương mặt Diêu Ngạn: “Sợ cái gì?”.

Diêu Ngạn cố gắng điều hòa nhịp tim, cảnh giác lui ra sau một bước. Cô kiên định trả lời: “Không có”. Sau đó, cô lách người sang phải muốn đi, Tưởng Nã lập tức chắn ngang.

Diêu Ngạn như đυ.ng trúng thứ dơ bẩn, cô hất tay anh, kinh hoàng hét ầm lên, tức tốc cất bước bỏ chạy. Tưởng Nã liền tóm cánh tay của Diêu Ngạn, ép cô vào góc tường. Có người đi ngang quay đầu qua nhìn, Tưởng Nã chau mày nhìn lại, đập tan ánh mắt soi mói của người đó. Anh dồn Diêu Ngạn ra sau, gắt lên: “Tôi chưa làm gì em! Chạy cái gì mà chạy!”.

Giữa ban ngày ban mặt, lẽ ra cô không nên sợ anh. Có điều Tưởng Nã ở quá gần, khiến cô nhớ tới chuyện kinh khủng xảy ra chiều tối hôm ấy. Sau sự việc đó, cô không cách nào xem như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Cô không thể xóa đi nỗi sợ hãi của bản thân. Diêu Ngạn lo sợ Tưởng Nã muốn làm gì đó với cô, cô sốt ruột mở miệng: “Tôi đang vội”.

Tưởng Nã buông tiếng cười khẩy: “Vội? Hẹn hò?”.

Hơi thở nóng hổi của anh phả tới, Diêu Ngạn nhíu mày ngửa người ra sau: “Vội về nhà”.

Tưởng Nã lướt mắt xuống cặp l*иg: “Sau này kêu hộ lý rửa, tôi trả tiền không phải mời họ đến ngồi chơi rung đùi”. Anh hỏi Diêu Ngạn: “Em ăn chưa?”.

Diêu Ngạn hốt hoảng đáp qua loa: “Ăn rồi”.

“Ừ” Tưởng Nã nghiêng người đi vào nhà vệ sinh nam.

Diêu Ngạn thở phào, cô cau có nhìn chằm chằm về phía cửa nhà vệ sinh nam, rồi vội chạy về phòng bệnh. Đến khi trời tối đen, cô mới bước đến phòng chờ, về nhà cùng bà Diêu.

Một mình Diêu Yên Cẩn mang túi vải đến công viên dọn hàng bán. Diêu Ngạn về nhà không thấy chị bèn lấy di động gọi tìm. Diêu Yên Cẩn ở đầu dây bên kia nói lớn: “Chị sắp về rồi, hôm nay buôn bán không tốt”.

Bà Diêu nghe Diêu Yên Cẩn nói chuyện trong điện thoại, bà cất giọng vui mừng: “Chị con hiểu chuyện thật rồi! Không ngờ nó lại biết đi dọn hàng”.

Diêu Ngạn cũng hân hoan: “Tốt quá, chị đã có thể đỡ đần”.

Hai mẹ con ngồi đợi trong phòng khách cả buổi, Diêu Yên Cẩn mới đầm đìa mồ hôi trở về. Diêu Ngạn đẩy chị vào nhà vệ sinh tắm rửa. Cô đi đếm tượng và số tiền kiếm được. Tính toán một hồi, cô ủ rũ nói: “Thiếu năm mươi tệ”.

Bà Diêu hơi tiếc tiền nhưng cũng xoa dịu cô: “Không sao, cũng còn chút xíu tiền lãi. Đừng nói chị con biết. Làm vậy không hay, còn đả kích nó”.

Diêu Ngạn dĩ nhiên hiểu. Diêu Yên Cẩn chủ động dọn hàng, dù ngày nào cũng hao hụt đôi chút, cô hoàn toàn không nỡ trách cứ chị.

Hàng hóa ở tòa nhà phía đông trì hoãn mấy ngày mới tới được chỗ hẹn. Đơn hàng tiếp theo cũng cùng lúc kéo tới. Mọi người cùng ngồi trong phòng nghiên cứu thảo luận: “Hai ngày trước, tôi chạy qua tòa nhà phía đông nghe công nhân bên đó nói lô hàng vừa rồi đυ.ng phải côn đồ, hàng hóa bị đập tan nát, phải trở về làm lại”.

Một đồng nghiệp khác kinh ngạc: “Thật không? Báo cảnh sát chưa?”.

Người kia nhún vai: “Ai biết, không nghe nhắc tới”. Chị ta uống một ngụm trà, nhìn Diêu Ngạn: “Này, điện thoại di động của em đổ chuông nãy giờ. Em không nghe à?”.

Diêu Ngạn nhìn hai chữ lóe sáng trên màn hình, cô nhíu mày ậm ừ. Cô duỗi ngón tay nhấn tắt điện thoại, không hiểu cô có số di động của Tưởng Nã từ lúc nào?

Ở một chỗ khác vào lúc này, Tưởng Nã thấy màn hình điện thoại tối xuống, anh tức tối ném di động sang một góc, cáu kỉnh cào tóc. Nhìn cây bút đen cạnh máy vi tính, anh thừ ra vài giây rồi xốc lại tinh thần.

Hứa Châu Vi mở cửa bước vào, anh ta cáu kỉnh: “Rõ là làm từ thiện! Chiếc xe đó sửa chữa mấy ngày là xong chúng ta cần gì đổi xe mới cho họ. Đã làm từ thiện lại còn công cốc, không được gì hết!”.

Tưởng Nã liếc anh ta: “Lỗ có bao nhiêu đâu, chú ít nói lại đi!”. Anh hỏi: “Sao? Thẩm Quan vẫn tìm đám đó chuyển hàng?”.

“Chuẩn!” Hứa Châu Vi đứng cạnh máy điều hòa hứng gió, “Vẫn đám lần trước. Nhưng anh Nã, có đáng để chúng ta tiêu tốn công sức vậy không? Tổng cộng chỉ có mấy chiếc xe. Tuy chạy đường dài nhưng em thấy kiếm không được bao nhiêu. Anh nói em biết đi! Em nghĩ không ra, thật sự nghĩ không ra. Tại sao không có mối làm ăn của anh ta thì không được?”.

Tưởng Nã di di con chuột vi tính, chẳng buồn trả lời anh ta. Hứa Châu Vi khó hiểu nhìn anh. Bắt gặp sắc mặt Tưởng Nã không tốt, anh ta càu nhàu đi ra ngoài.

Hoàng hôn buông xuống, bà Diêu dẫn Diêu Yên Cẩn đi dọn hàng, còn Diêu Ngạn đưa cơm vào bệnh viện. Côn trùng bay lờn vờn suốt đường cô đến bệnh viện. Cây

cối xanh mướt rủ xuống, cả mặt trời cũng lẩn vào mây, để lại chút sắc đỏ phơn phớt trải dài trên nền trời đang sẩm tối.

Ông Diêu múc hết cơm ra ngoài, rồi giục Diêu Ngạn mau về nhà: “Bố thấy trời sắp mưa, con nói mẹ con dọn hàng về đi”.

Diêu Ngạn gật đầu nghe lời. Cô gọi điện bảo bà Diêu về nhà, dọn dẹp một chút, cô định đi rửa cặp l*иg. Hộ lý liền giành lấy, cô ta cười nói với Diêu Ngạn: “Để em làm. Chị nghỉ ngơi đi ạ”.

Diêu Ngạn ngại ngần: “Không cần, để tự tôi làm”.

Hộ lý cầm cặp l*иg trách cô: “Trời ơi, hôm qua sếp Tưởng mắng em một trận. Mấy chuyện kiểu này để em làm, sếp Tưởng trả lương cao, em không muốn bị đuổi!”.

Diêu Ngạn đứng bất động, cảm giác quái gở trong lòng cô càng lúc càng mãnh liệt. Hộ lý rửa sạch cặp l*иg, cô ta trả lại Diêu Ngạn. Diêu Ngạn nhận lấy, nói cảm ơn. Trông thấy sắc trời bên ngoài cửa sổ u ám, cô dặn dò ông Diêu rồi đi về.

Thêm Bình Luận