Chương 12

Ta bắt đầu quan sát mấy nhân loại kia.

Ta phát hiện bọn họ chỉ lên núi vào ban ngày khi trời không mưa.

Bọn họ có thể làm nỏ, mài dao và đào bẫy.

Giỏi phục kích và tấn công bất ngờ.

So với thể lực, càng giỏi sử dụng kế hơn.

Ta đã thông báo chi tiết một năm một mười những việc này cho đồng loại, dạy chúng nó cách tránh né như thế nào, cũng sắp xếp luân phiên nhau canh gác, trong ba tháng liên tiếp, không có một con hồ ly nào xảy ra chuyện.

Vì vậy, ta đã nhận được sự tôn kính.

Cho đến một ngày, ta biến thành hình người, chơi đùa dưới nước bên bờ suối, bị một con cáo nhỏ nhìn thấy.

Nó thế mà lại không hề sợ hãi, mà còn rất hứng thú tò mò hỏi ta tại sao lại sử dụng phép thuật?

Ta trả lời: “Ta đang trên đường cầu thành tiên.”

"Ta cũng có thể làm chuyện đó không?"

"Hẳn là có thể." Ta xoa đầu nó, kể cho nó nghe về những gì ta đã trải qua hàng trăm năm qua, thở dài: "Ngươi chưa ăn tiên thảo, lại đã có thiên tư thông tuệ mà không biết sợ hãi. Nhưng con đường này của ta rất nhiều khó khăn. Không biết nói cho ngươi biết những điều này là tốt hay xấu, nếu ngươi thực sự muốn đi con đường này, ta muốn để ngươi giống như ta được gặp gỡ những người thân yêu, rồi lại sợ ngươi cũng sẽ phải trải qua khổ cay, thăng trầm, hối hận vì đã không giữ lại sự vô tri, thuận theo quy luật sinh lão bệnh tử của tự nhiên."

Nó lớn tiếng nói: “Hậu bối muốn đi theo người, xin tiền bối đồng ý, dẫn dắt ta thành tiên!”

Làm sao ta có bản lĩnh đó?

Bản thân ta còn chưa học được đâu!

Chỉ là, nhìn vào đôi mắt sáng ngời ấy, dường như ta đã nhìn thấy chính mình ngày xưa, ngập ngừng rất lâu, nhưng cuối cùng lại không nói ra được một lời từ chối.

Ta không từ chối, cũng không dám gật đầu.

Nhưng nó lại cố chấp bám theo ta, đeo bám ta cả ngày.

Hai năm đã trôi qua.

Nó là một con hồ ly đực, cả ngày như vậy, lập tức có hồ ly nói nó ái mộ ta. Nó cũng không giải thích, ta lại càng không biết phải nói thế nào, chỉ có thể ngầm hiểu rõ trong lòng để bảo vệ bí mật chung.

Nó ám ta liên tục nhiều lần, đáy mắt thường xuyên hiện lên sự khao khát.

Ta biết ta không thể không đáp ứng nó.

Ta dạy nó đếm đậu.

"Một, hai, ba..."

"Mười, mười một, mười hai..."

"Hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai..."

Nó thông minh hơn ta rất nhiều, càng kiên nhẫn hơn ta.

Ta đột nhiên trở thành thầy, vai trò bị đảo ngược, ta không thể thích ứng được lại cảm thấy cảm khái.

Ta nghĩ: Năm đó khi sư phụ dạy dỗ ta, cảm thấy như thế nào?

Chỉ là ta không nấu được cháo đặc thơm ngọt nên đã nhường đậu cho chim.

Ký ức sâu sắc nhất chính là một con yến.

Ta có thể cảm nhận được hơi thở của nàng ấy có gì đó khác lạ, hẳn là hơi thở của yêu tinh. Khi mổ đậu trên tay ta, không nhanh cũng không chậm, tư thế nhẹ nhàng duyên dáng.

Nàng ấy tên là Khứ Khứ (có nghĩa là đi đi).

Vì bản tính di cư vào Nam khi trời lạnh khó sửa nên nàng ấy rất nhớ người yêu, thường xuyên đau khổ, khó yên.

Trên đời có một loại lý luận gọi là nói mát.

Ví dụ chữ “phúc” dán ngược trên cửa lúc Tết có nghĩa là “phúc đảo” (đến rồi).

Lấy đây làm mẫu, đặt cho nàng ấy cái tên này.

Ngược lại của "Khứ Khứ (đi đi)" chính là "Lai Lai (đến đây)".

Chim yến mùa thu đã bay đi nhưng tình yêu đã trở về trong hơi ấm của mùa xuân.

Ta nói tên ta là Tiểu Hoàn, nàng ấy nói là một cái tên hay.

Nàng ấy đã từng đọc sách, bật thốt ra một câu thơ tặng ta. Mặc dù ta đã đi theo sư phụ và Xà Tiên học chữ, nhưng ta lại không hiểu được ý nghĩa phức tạp này, chỉ biết cười ngây ngô.

Chúng ta ước định sẽ gặp lại nhau khi tuyết tan.

Nàng ấy nói nàng ấy sẽ mang những loài hoa độc đáo của miền Nam về.

Ta tán thưởng liên tục.

Giữa vạn vật đang héo úa, dường như có thể thoáng thấy được sức sống dạt dào.