Tập 1 - Chương 1

Cái võng đung đưa, dừng lại, người khiêng thương trở vai. Hơi thở của anh ta phả vào mặt Lâu. Nằm ngửa mặt lên trời, Lâu cũng biết quãng đường này là quãng đường nào?

Họ vừa đi qua cái chùa sập, qua một con rạch, qua ruộng thuốc lá, và bây giờ đang đi trên quãng đường sình lầy. Cái võng nhấp nhô, nhún lên nhún xuống. Lâu thản nhiên nhìn những luồng đạn cầu vồng đỏ rực từ trên máy bay 1 trực thăng bắn xuống. Nó chặn đường rút của ta đấy! Các loại máy bay bật đèn xanh, đèn đỏ đầy trời. Những lớp khói mỏng của bom, của lửa, của đèn dù lơ lửng trên không. Từ trận địa ra, Lâu hoàn toàn mất hết cảm giác lo lắng, sợ hãi. Anh nằm bình yên trên cáng, phó mặc cho số phận, người ta sẽ đưa anh ra đến bến sông, đặt anh lên một cái xuồng, và đưa anh đi bất cứ nơi nào cũng vậy thôi. Anh yên tâm vì anh đã bị thương. Nếu có một mảnh đạn trúng vào người anh bây giờ thì cũng chỉ là một vết thương như vết thương anh đã bi ở chân mà thôi.

Phía sau... Những ngày gian khổ ác liệt... Những hình ảnh xáo trộn, mơ hồ… Trận đánh kéo dài hai ngày chưa chấm dứt, từ đêm N3, mở đầu đợt hai tổng công kích, cả trung đoàn, chỉ có một tiểu đoàn xuống kịp. Trinh sát tiểu đoàn hai lần ra đi bị phục kích. Lần thứ ba, tiểu đoàn trưởng Thực quyết định cho trinh sát đi trước và bộ đội theo sau, gặp địch là đánh.

Lâu là người đầu tiên trông thấy những bóng mũ sắt lấp loáng ở bụi tre bờ ấp. Anh vừa kịp ngồi xuống thì súng nổ. Anh lăn đi một vòng và ném trái thủ pháo cầm sẵn trong tay vào chỗ phát ra tiếng nổ.

Trận đánh điễn ra nhanh quá, cối tiểu đoàn phải chuyển làn bắn sang bên kia đường, phía sau sở chỉ huy địch. Diệt xong cụm địch ở nhà máy xay thì trời đã sáng, tiểu đoàn tổ chức phòng ngự, chờ đơn vị bạn. Suốt một ngày, đại đội Lâu chịu bảy đợt phản kích. Những cây chuối trên miệng hầm cháy đen, tàn lửa phả vào mặt rát bỏng. Đến 5 giờ chiều, khi trận địa trở lại im lặng thì chiếc “đầm già” điểm một phát hỏa mù ngay phía trước hầm Láu, Ị. Tiếp đó, anh nghe tiếng phản lực rít, rồi bốn trái bom rơi xuống bốn góc. Cối hầm đội lên, tối sầm lại... Tỉnh dậy, Lâu đã thấy mình nằm trên cáng. “Tiểu đoàn 9 vẫn chưa xuống, thương binh chưa đưa ra hết,.. Đại đội 2 hiện chỉ còn bảy tay súng... Xin trung đoàn cho ý kiến rút ra hay trụ lại...”

Lâu nghe tiểu đoàn trưởng Thực đang nói với cậu liên lạc nào đó trước lúc ra đi... Anh thϊếp đi, lại tỉnh lại. Cái võng lắc lư, tiếng súng khi gần khi xa, ánh pháo sáng nhòe đi lẫn với những quầng sáng chập chờn trước mắt. Người đi trước hẫng chân, cái võng chao đi. Người đi sau lảo đảo, đưa hai tay ôm chặt đòn cáng, rít lên:

- Cái lão này, đường rộng không bước, bước xuống hố! Mù hay sao vậy? Đi thì chậm rì, không mau mau ra khỏi chỗ này pháo nó ăn họng bây giờ!

Người đi trước im lặng không nói gì, thở gấp, cổ ngoẹo sang một bên, má tý vào đòn cáng.

- Thương binh K. mấy đó?

- K. Hai đây!

Người đi trước trả lời. Anh chiến sĩ dứng ở ngã ba đường, người vừa mới nói câu đó chỉ tay về bên trái:

- Các cậu có biết đường qua rạch Bến Cát không? Qua khỏi rạch, rẽ phải năm trăm mét có người đón. Đừng đi sang trái, hướng đó về Vườn Cau, có địch.

- Người khiêng cáng phía trước bấy giờ mới lên tiếng:

- Phải mi đó không. Thị?

- Ai rứa?

Anh chiến sĩ chỉ đường vừa hỏi vừa ghé tận mật người khiêng thương, rồi bỗng kêu lên:

- A! Thủ trưởng Kiên! Ngay sau đó, anh ghé vai vào đòn cáng:

- Sao thủ trưởng không nói anh em khác khiêng cho? Mấy thằng thông tin đâu hết rồi?

Ông Ba Kiên trao đòn cáng cho Thị, trả lời chậm rãi: - Hết người rồi!

Thị quay lại phía sau: - Thằng Quá hả? Răng mi để thủ trưởng khiêng phía trước? Khỏe như vâm rứa mà chịu đầu nhẹ!

Ngạc nhiên khi biết người khiêng thương binh với mình là trung đoàn trưởng. Quá hơi lúng túng một chút, nhưng rồi anh bình tĩnh lại ngay, trả lời liến thoắng:

- Nếu tôi mà biết là thủ trưởng thì tôi đã chẳng để...

Ông Ba Kiên đưa tay áo quệt mồ hôi: - Các cậu khiêng thương về Gò Sao, nói với đồng chí Thân chủ nhiệm trinh sát: huy động tất cả anh em còn lại vào trận địa chuyển cho hết thương binh ra ngay trong đêm nay, cho trinh sát ra nắm địch ở hướng Nhà Bò, Vườn Cau Đỏ để tối mai có thể đưa anh em đi. Rét quá, có thuốc cho mình một điếu... Cậu này ở đơn vị mô mà mình không biết?

- Báo cáo, đồng chí ấy mới bổ sung về trinh sát.

- Cậu có biết hút thuốc không?

- Báo cáo, có ạ!

Chỉ còn một điếu thuốc, trung đoàn trưởng bụm tay che lửa hút một hơi dài rồi đưa cho Quá. Qua ánh lửa, Quá liếc nhìn ông già rất nhanh, ông đội cái mũ tai bèo sụp xuống, hai gò má nhô cao, bóng tối che mất đôi mắt. Ở sở chỉ huy, có lệnh tất cả đi khiêng thương. Khi cái cáng cuối cùng buộc xong, pháo bắn rát quá, Quá đang chưa biết tìm ai thì bỗng có một người đi qua, anh liền nắm lay vai, gọi giật lại:

- Đồng chí nào đấy, khiêng một vai đi chứ! Định đi không vậy mà về à?

Người đó quay lại nhìn Quá, nhìn cáng thương, im lặng một lát rồi ghé vai vào đòn cáng.

- Cậu ở K. mấy? Quá hỏi:

- Ở trung đoàn bộ. Người đó trả lời. Thấy anh ta (lúc đó tối trời, Quá không nhìn rõ mặt) có vẻ ít nói và lúng túng, Quá lên giọng đàn anh ngay:

- Cho sát đòn cáng vào. Sao lại đi xiêu vẹo vậy, lính cậu à?

Người đi trước vẫn im lặng. Quá cũng không buồn bắt chuyện nữa, vì trên đường từ trận địa ra, anh phải luôn luôn dỏng tai để nghe tiếng pháo. Anh cứ luôn miệng giục đi nhanh. Suốt dọc đường anh chi gọi trung đoàn trưởng bằng “cái lão này”... Thì ra bây giờ đó là ông Ba Kiên, người mà anh em trinh sát vẫn hay nhắc đến. Cái ông Ba Kiên hay hút thuốc lào, hay nói chuyện tiếu lâm... cái ông Ba Kiên được phong Anh hùng quân đội, một mình chịu cả một mũi với một tiểu đoàn địch trong trận càn Thanh Hương suốt từ sáng đến tối đó! Người ta nói rất nhiều chuyện về ông... Trước đây, Quá vẫn hình dung ra một ông Ba Kiên linh hoạt, vui tính, đến đâu là sôi nổi đến đó. Vậy mà bây giờ... Ông Ba Kiên đứng đó trước mặt Quá, cái quần xắn lên đến đầu gối, hai chân bết sình lầy, rét run cầm cập. Suốt dọc đường, ông không hề nói một câu nào. Có lúc Quá hỏi, ông cũng im lặng. Bây giờ, ông đứng xoa hai tay vào nhau hầu như không chút bận tâm đến sự lúng túng của Quá sau khi xảy ra sự việc bất ngờ vừa rồi....

Dẫu sao thì cuộc gặp gỡ này đối với Quá cũng khá thú vị, ít ra thì nó cũng làm cho trung đoàn trưởng nhớ ngay đến một chiến sĩ mới như anh. Nghĩ vậy, Quá mạnh dạn bắt chuyện:

- Thủ trưởng cho xin luôn điếu thuốc.

- Hút đi! Ồng Ba Kiên né sang một bên đường cho Thị và Quá đi lên, rồi như chưa yên tâm với những điều mình đã dặn vừa rồi, ông nhắc lại:

- Thị ạ, cậu về nói với cậu Thân thế nào cũng gom hết anh em trinh sát còn lại, tổ chức xoi cho được con đường đưa thương binh ra Bến Đá. Đường xoi xong cho người chốt lại. Thiếu người thì rút tổ trinh sát đang bám địch ở căn cứ Tên lửa Hốc về. Nói với cậu ta không phải đưa trinh sát đi khiêng thương nữa.

Ông Ba Kiên vừa quay đi thì Thị gọi giật lại:

- Thủ trưởng!

- Cái gì vậy?

- Thủ trưởng chờ đây một chút, tôi về gọi liên lạc, đừng đi một mình.

- Thôi, không cần.

Ông Ba Kiên nói vậy và quay đi, mặc cho Thị đứng chần chừ nhìn lại. Cách đây năm năm, khi mới đặt chân về trung đoàn, Thị đã Được nghe bao nhiêu người kể về ông Ba Kiên... Thành tích nổi bật của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì hầu như cả trung đoàn này người nào cũng biết. Trong trận càn Thanh Hương, tên Xuân, tham mưu trương trung đoàn đầu hàng, trung đoàn trưởng hy sinh, trung đoàn Trăm - linh - một vừa chiến đấu vừa bảo vệ dân rút lên chiến khu trong vòng vây của mười bốn tiểu đoàn địch. Tiểu đoàn ông là tiểu đoàn chặn hậu và tổ ông là tổ chặn hậu cho cà tiểu đoàn. Trận đó, ông và tổ ba người đã đánh nhau với cả một tiểu đoàn địch suốt cả ngày cho đơn vị rút...

Tuy vậy, đó vẫn là những điều Thị được nghe kể lại, chứ anh chưa hề tiếp xúc và làm việc với ông. Mãi cho đến lần đi nghiên cứu vị trí Đắc Pét ở Tây Nguyên, Thị mới hiểu về ông một cách thực sự.

Lúc đó, ông Ba Kiên là trung đoàn phó, phụ trách tham mưu trưởng.

Đường đi từ trung đoàn đến căn cứ Đắc Pét phải mất mười ngày leo dốc. Đơn vị thiếu gạo, nhưng những người đi công tác như Thị vẫn được ưu tiên mỗi ngày một lon. Chuyến đi kéo dài cả tháng, vì vậy, mỗi người phải mang trên lưng, ít nhất cũng đến mười cân gạo, chưa kể ba lô, súng đạn.

Ông Ba Kiên cùng đi với một công vụ, nhưng mọi thứ ông đểu tự mang vác lấy đầy đủ như những anh em khác, chỉ thua một khẩu súng. Đồn Đắc Pét là đồn biệt kích, đóng trên một ngọn đồi cao, chung quanh có suối bao bọc. Muốn vào được đến lô cốt, anh em trinh sát phải bò qua chín lớp hàng rào. Lần nào cũng vậy, hễ trinh sát bò lên trước, là ông Ba Kiên bò theo sau. Có đêm, vào nửa chừng vướng mìn, chạm đây bật pháo sáng, súng từ trong lô cốt quét ra đỏ rực, anh em phải bò lùi trở ra. Nhưng ra lần này rồi, ông lại bắt bò vào lần khác. Cứ như thê, mãi cho đến lúc qua được hàng rào thứ chín, chính tay sờ được vào cái tường lô cốt, ông Ba Kiên mới đồng ý quay ra.

Dạo ấy, chiến trường Tây Nguyên thiếu muối. Đi nghiên cứu, môi người phải mang theo khẩu phần muối của mình trong một tháng và ăn rất dè dặt. Chỉ khi xới bát cơm lên, họ mới lấy vài hạt trộn vào. Họ phải bứt trái vả, trái sung độn vào với cơm để ăn cho đỡ nhạt. Vậy mà khi nghiên cứu chưa xong, thì hầu như mọi người đều hết muối.

Ông Ba Kiên biết tính Thị cẩn thận, bao giờ cũng để dành một ít dự trữ, liền sai cậu công vụ sang xin mấy hạt. Ngồi bên này suối, Thị nghe ông nói:

- Thọ ơi Thọ (Thọ là tên cậu công vụ), mi sang nói với thằng Thị cho tau xin ít hạt muối, tau nuốt cơm không vô.

- Thằng Thọ sang, Thị nói:

- Hết cả rồi, báo cáo anh ấy cho anh em về mấy ngày lấy muối sang ăn.

Thằng Thọ tưởng thật, trở về nói lại. Ông Ba Kiên cười:

- Thằng Thị hẳn nói chơi, nghiên cứu chưa xong, về chi được mà về?

Nói vậy, rồi ông lại ngồi và cơm nhạt ăn. Thị trông thấy thương quá, lấy mấy hạt muối đưa cho cậu trinh sát mang sang. Ông gói vào trong giấy rồi lấy ra vài hạt bỏ vào bát cơm đảo lên, vừa ăn vừa khen ngon... ít lâu sau thì trung đoàn đánh Đắc Pét, ông Ba Kiên đã dặn kỹ đại đội chủ công là phải nhớ mở cửa hàng rào về phía bên phải cái cây to, vì bên trái cái cây nhìn thẳng vào là lỗ châu mai. Thị trèo lên cây quan sát và sau khi ta phát hỏa một lúc thì thấy ĐK của ta đã bắn cháy đỏ rực khu trung tâm. Anh báo xuống cho ông Ba Kiên và ông cho lệnh đánh bộc phá.

Nhưng chờ mãi đến ba mươi phút, vẫn chưa thấy mở được hàng rào. Pháo địch bắn nhiêu quá, sở chi huy mât liên lạc không nắm được tình hình. Ong Ba Kiên nói:

- Thị, mi lên với tau!

Vừa nói xong, ông cầm lấy máy điện thoại chạy đi. Đến nơi Thị mới biết cửa mở bị mở chệch sang bên trái. Gần lô cốt đầu cầu, Thị gặp thằng Châu, trung đội trưởng bộc phá, đang ngồi khóc trước hàng rào. Hỏi tại sao khóc, nó nói:

- Trung đội tao chết hết rồi!

Lúc đó, đại bác địch tộp trung bắn dữ sội vào ssột phá khẩu, trên hàng rào cứ mỗi đoạn lại một người chết. Thị năm lấy tay Châu kéo vào lô cốt, định quay lại đón ông Ba Kiên, nhưng vào đến trong lô cốt thì đã thấy ông ngồi nắm ống nghe chỉ huy bộ đội đánh vào tung thâm... Lên đến gần sở chỉ huy thì ông bị thương. Thị chạy sau không biết. Đến lúc thấy ông nhảy xuống hầm, rút cuộn băng ra, thì anh mới vội vàng nhảy theo xuống. Ông tự băng lấy vết thương và nói:

- Tau bị thương ở chân, nhưng vẫn đi được. Lên đi!... Ông vẫn tiếp tục nhảy cò một chân, cầm ống nghe như vậy theo mãi vào trong khu trung tâm để chỉ huy bộ đội chiến đấu. ở phía sau, ban chỉ huy trung đoàn nghe tin ông bị thương, điện hai ba lần gọi ông ra. Lần thứ nhất, Thị nói với ông là có điện gọi, ông bảo:

- Mày xuống điều cho tau một khẩu ĐK lên đặt trước cửa hầm này! (Lúc đó ở một góc đồn, bọn địch cụm lại và chống cự quyết liệt). Sau khi khẩu ĐK được điều lên, Thị nhắc lại điện gọi của trung đoàn, ông nói:

- Để tau chỉ huy đánh cho xong khu biệt kích đã! Ông chỉ mục tiêu cho ĐK bắn trực tiếp vào nhà quận trưởng. không nói gì đến chuyện điện gọi nữa. Đến lúc điệt xong ụ đề kháng cuối cùng thì chân của ông cũng sưng vù lên, ông ngồi tại chỗ, bảo Thị kiếm cho ông một điếu thuốc xong cho gọi đồng chí tiểu đoàn trưởng lên giao lai những công việc cần phải làm. Hút hết điếu thuốc, ông nói:

- Bây giờ tau đi đây, đứa nào đi với tau nào?

Thị nói: - Tôi đi với thủ trưởng được, nhưng cõng thủ trưởng thì nặng lắm. Theo chỉ thị của trung đoàn, tiểu đoàn đã tổ chức cáng để đưa thủ trưởng ra.

Ông cười: - Bay nói đùa, tau mà lại đi cáng à? Mi cũng đừng lo đi với tau rồi phải cõng, tau bị thương lần này là lần thứ một trăm rồi. Mi chạy đi kiếm cho tau một cái gậy!

Thị kiếm cho ông một cái cọc chuẩn, ông vừa chống gậy vừa tựa vào vai Thị mà đi ra. Gặp những anh em bị thương đang nằm rải rác trên hàng rào ngoài cửa mở, ông nói:

- Ta thắng rồi đó! Ráng lên, ai đi được thì cố mà đi về, để dành cáng cho thương binh nặng và dành người mà còn thu chiến lợi phẩm, súng đạn của tụi nó đầy cả trong đồn mà không đưa ra kịp rồi pháo nó dập cháy hết!

Đúng như lời ông Ba Kiên nói, chiều hôm đó, máy bay lên ném bom vào vị trí Đắc Pét. Lần đó, ta thu không biết cơ man nào là chiến lợi phẩm. Từ sau trận Đắc Pét trở đi, Thị thường được đi theo ông Ba Kiên. Ông Ba Kiên có thói quen hay đi công tác với các chiến sĩ trinh sát, ngược lại các chiến sĩ trinh sát cũng rất thích được đi công tác với ông.

- Từ chỗ quý trọng, yêu mến thủ trưởng của mình, Thị cũng như những anh em trinh sát khác, không ai bảo ai, nhưng người nào cũng có ý thức rất rõ trong việc bảo vệ thủ trưởng của mình. Vì vậy, việc Quá đã để cho ông Ba Kiên khiêng đầu trốc cáng là một điều mà Thị rất không bằng lòng mặc đầu anh biết đó là một việc làm vô tình.

Vì bận cáng thương trên vai, không quay lại đi theo - ông Ba Kiên được, anh đành nhìn theo trung đoàn trưởng khuất vào bóng tối và cằn nhằn một mình:

- Cái ông già ni, khi mô cũng rứa!...

Chờ cho chiếc cáng đi quá lên một đoạn, Lâu mới lên tiếng:

- Thị à, cậu có nghe tin tức gì về tiểu đoàn 9 không?

- Không. Chỉ nghe tin nó càn bên Bình Mỹ, ông Năm Truyện chết, ông tư lệnh phân khu ấy mà!

- Vì sao chết?

- Nó càn vào sở chỉ huy, trực thăng quăng lựu đạn trúng hầm.

Lại im lặng. Cái võng đung đưa theo nhịp bước. Họ đi ra khỏi khu vực pháo bắn. Sự căng thẳng của một đêm qua đi nhưng sự căng thẳng của những chuỗi ngày dai dẳng ác liệt lại ùa đến. Tin ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu chết không ai phổ biến, nhưng lan đi rất nhanh. Anh em chiến sĩ trung đoàn 16 đã nhiều người gặp ông. Sở chỉ huy tiền phương của bộ tư lệnh phân khu đặt ở Bình Mỹ, cách khu vực hoạt động của trung đoàn 16 một con sông nhỏ. Có một lần Lâu đã đi qua đó. Gọi là sở chỉ huy nhưng thực ra ở đó cũng chỉ có mấy cái hầm cạnh bụi dừa nước bên bờ rạch. Hôm đó, Lâu đi qua thấy một cán bộ đeo kính trắng, mặc áo bà ba đen, quần cụt, chân không đi dép, đang ngồi với một cán bộ hơi già, tóc đã ngả màu tiêu muối. Trước mặt họ trải một tấm ni lông. Trên tấm ni lông cố bốn cái bắp ngô và hai ly cà phê. Lâu biết ngay đây là hai ông cán bộ cỡ “cốp”. Anh liền đứng lại:

- Thủ trưởng có thuốc cho em xin một điếu. Đồng chí cán bộ tóc hoa râm rút bao “Cáp tăng” đưa cho Lâu và hỏi:

- Cậu I trung đoàn nào?

- Báo cáo, ở 16!

- Mấy hôm nay có gì ăn không?

Lâu nhìn bắp ngô, cười: - Báo cáo thủ trưởng, cả ngày hôm nay chỉ có nắm cơm bằng quả trứng gà.

Cả hai người cán bộ nhìn nhau rồi cùng chỉ bốn cái bắp ngô đặt trên tấm ni lông trải trước mặt:

- Cậu bở vào bồng mang đi mà ăn. Ớ đây tụi mình cũng ăn vậy cả thôi. Ráng chịu mấy bữa nữa rồi mình móc gạo ăn no hơn.

Lâu cảm ơn thủ trưởng, cầm bốn cái bắp ngô, rồi rập hai gót chân đầy sình vào nhau, giơ tay phải lên ngang vành mũ định chào xong thì quay đi. Bỗng người cán bộ đeo kính nắm tay anh, lôi lại:

- Ngồi xuống đây một chút đã. Cậu ở đơn vị làm gì?

- Ở bộ binh, đại đội 2, tiểu đoàn 7.

- Vừa rồi đơn vị đánh ở đâu?

- Bột Ngọt.

- Cậu xem liệu sức có thể đánh vào đó một lần nữa được không?

- Cái đó thì cấp trên biết chứ tôi làm sao biết được thủ trưởng?

- Tớ không nói cấp trên, tớ chỉ muốn biết phần các cậu thôi. Ví dụ như đánh lần nữ,a, cậu có sợ không? Cậu có tin không? Chất lượng bộ đội hiện nay của đơn vị, theo cậu, có bảo đảm hoàn thành được nhiệm vụ như vậy không?

- Khó nói quá! Sợ thì nhất định có sợ, nhưng đánh thì phải đánh. Còn như đơn vị thì cả tiểu đoàn còn được hơn 40 tay súng, nhất định sức chiến đấu kém hơn trước. Chỉ có cách là cấp trên bổ sung quân số, cho ăn thật no, đưa đạn ĐKB xuống cho nhiều, bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất như đêm N1 thì nhất định rôm rả thôi.

Người cán bộ deo kính nhìn người cán bộ tóc hoa rất cười. Người cán bộ già hắng giọng:

- Nhưng tôi hỏi đồng chí thêm điều này: Nếu trên yêu cầu vì nhiệm vụ chiến lược cho toàn cục, với 40 tay súng ấy. đồng chí có dám đánh vào Bột Ngọt lần nữa không?

Lâu nhìn người cán bộ già, tự nhiên nổi máu tự ái, anh nghĩ: “Cái ông này chỉ biết chuyên môn lên lớp người ta, ông tưởng rằng chỉ có ông là thông suốt nhiệm vụ, chỉ có ông là biết “dám đánh”, còn tụi mình toàn là những thứ người phải đả thông, phải lãnh dạo. Đã thế thì được, mình sẽ có cách trả lời”. Nghĩ vậy, Lâu nghiêm nét một lại:

- Nêu có yêu cầu như thố thì xin cấp trên cứ ra lệnh, chúng tôi sẽ chấp hành cho đến người cuôì cùng. Còn như thủ trường mà hỏi tôi đánh vào Sài Gòn được không, thì theo tôi, ba bảy hai mươi mốt ngày, chúng ta nhất định sẽ bơi sông Rạch Tra trở về, chứ không có cách nào khác.

Người cán bộ đeo kính cười. Người cán bộ tóc hoa râm lại hỏi:

- Mình không hỏi ý kiến cậu là ta đánh vào Sài Gòn có được không, mà mình muốn hỏi là nếu vì một nhiệm vụ chiến lược, đầu ít người, chúng ta vẫn phải đánh thì cậu nghĩ thế nào?

Lâu bực mình vì câu hỏi vặn đi vặn lại ấy, anh đã toan nói một câu thật chốt chúa, nhưng ghìm lại được:

- Thì tôi đã chả trả lời thủ trựởng rồi đó sao, thủ trưởng còn bảo nghĩ thế nào nữa? Khi tôi xung phong tòng quân, tôi làm đơn tự nguyộn đi chiến trưởng rồi. Nếu cần thì thủ trưởng cứ ra lệnh.

Lâu tưởng là anh sẽ còn bị lên lớp một trận nữa, nhưng đồng chí cán bộ già không hỏi gì thêm mà lại đưa cả bao “Cáp tăng” còn lại cho Lâu. Anh không từ chối, nghĩ: “Các ông này chẳng thiếu gì thuốc!’’. Anh cầm bốn cối bắp ngô và bao thuốc đúng dậy, bỗng bắt gặp dôi mắt sắc và lạnh của một chiến sĩ gầy đen đang ngồi nấu nước bên cạnh hầm. “Cái thằng cha này chác là công vụ thủ trưởng đây, hắn thấy mình cầm bốn cái bắp chắc là tức lắm!”. Lâu bỗng nảy ra ý nghĩ muốn trêu tức cậu ta, liền đến bên cạnh ghé tai nói nhỏ:

- Này, bốn cái bắp thủ trưởng cho mình đấy. Cậu phục vụ thủ trưởng, vậy sáng nay có gì ăn chưa? Nếu chưa thì cầm lấy một cái! Người chiến sĩ quắc mắt:

- Thôi, cút đi, chỉ cà khịa! Cậu tưởng người ta chia cho các thủ trưởng nhiều bắp lắm à?

- Thì ít ra cũng nhiều hơn khẩu phần bọn tớ!

Lâu đi rồi, anh chiến sĩ vẫn hậm hực nhìn theo. Sau này Lâu mới biết người cán bộ đeo kính trắng là ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu, và người cán bộ già là Tám Hàn, phó chính uỷ. Còn cậu thanh niên đen gầy, có đôi mát sáng đó là An, chiến sĩ bảo vệ của phó chính uỷ...

Người ta đồn ông Năm Truyện là một cán bộ rất xông xáo, trước đây ông là sư trưởng của sư đoàn 9, từng tham gia chỉ huy những trận đánh có tiếng vang như trận Bình Giã, Đồng Xoài. Nhiều cán bộ của trung đoàn 16 cũng ca ngợi tác phong xông xáo và sâu sát của ông vì trước đây họ đã từng có dịp phôi hợp tác chiến ‘sư đoàn này.

Tin ông Năm Truyện hy sinh làm cho nhiều cán bộ và chiến sĩ lo lắng. Mới hôm nào người ta vẫn thấy ông một tay xách dép, một tay chống gậy, đến đâu cũng cười nói thật thoải mái, cặp mắt hấp háy sau cặp kính cận:

- Ráng lên, ráng lên ít nữa có quân bổ sung ta lại làm một quắn nữa!

Hoặc là:

- Tui nó không dễ gì đánh bật mình ra khỏi cái ven đô này được đâu. Các đồng chí yên trí, các đồng chí đi đâu, phân khu sẽ đi theo đến đó.

Vậy mà, đã một tuần nay phân khu không liên lạc đựợc với trung đoàn, tin ông Năm Truyện chết truyền đi như một luồng gió lạnh. Nếu bình thường ra, việc một đồng chí tư lệnh hy sinh không phải là một việc gì quan trọng ghê gớm lắm. Nhưng việc đó xảy đến giữa lúc mà các đơn vị phân khu đang chịũ đựng một cuộc phản kích ác liệt trên địa bàn nằm lọt giữa vòng vây của địch thì lại hóa ra một việc vô cùng rắc rối, gây khó khăn cho lãnh đạo. Lâu hỏi Thị:

- Nghe nói trung đoàn Quyết Thắng rút về bưng Còng rồi phải không?

- Mình bây giờ cũng chẳng biết đơn vị nào ở đâu nữa, chi biết đơn vị mình vẫn có lệnh bám trụ ở đây. Chủ lực của phân khu bây giờ thành chủ lực chống càn rồi. Rốt cục trung đoàn mình thì khi nào cũng đảm đương nhiệm vụ khó khăn nhất. Hồi ở khu 6 cũng vậy, hồi chín năm cũng vậy. Nhưng mà tao chắc hồi chín năm ở chiến khu Dương Hòa và chống càn ở địch hậu Bình Trị Thiên cũng không gay go như bây giờ! Cái hồi mà ông Thêm còn làm liên lạc, đội ca lô lệch, huýt sáo chạy trước con chó ấy, kể chi! Kỳ này thì chắc tha hồ truyền thống cho cụ Thêm cụ ấy chép. Hôm ra đi đợt hại. cụ nói với tao: “Trung đoàn mình về kỳ này chắc xẹp mất. khó mà xây dựng lên được, hết mất nòng cốt rồi!”. Cụ cứ tiếc mãi cái chất lượng của đơn vị khi bắt đầu từ miền Bắc ra đi - Tao thấy thương cụ quá, vừa qua bom xơi gần hết ban chính trị, còn một mình cụ sống sót ở ban tuyên huấn. Kỳ này nghe nói lại bị trận nữa ở Phú Hòa Đông. Cụ mà mất cái “gáo” thì trung đoàn coi như hết người cũ, hết người biết chuyện chiến khu Dương Hòa với trận Thanh Hương, chiến dịch Trung Lào mà kể cho chiến sĩ nghe...

Quá không tham gia câu chuyện vì anh là chiến sĩ mới, tuy vậy anh vẫn lắng nghe không bở sót một chi tiết nào. Từ khi xuống vùng ven, mỗi ngày đối với anh giống như một trang sách mới. Anh chưa kịp hiểu ra đầu đuôi câu chuyện thứ nhất thì một chuyện thứ hai lại xảy ra. Xuống đến gần sông Sài Gòn, người ta hỏi anh có biết bơi không. Vậy rồi vừa đi, tiểu đội trưởng vừa phổ biến cách buộc bồng. Cả đơn vị bơi qua sông cách đồn địch không đến năm trăm mét. Đến chỗ trú quân, đắp xong cái hầm nói trên bờ rạch, đồng chí tiểu đội trưởng phổ biến là bên kia rạch cách ta không đầy một ki lô mét, có một tiểu đoàn địch đóng trong một xóm công giáo di cư. Ngồi dưới bụi dừa nước, anh trông thấy không biết bao nhiêu loại máy bay lên xuống suốt ngày ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngay sát trước mặt anh.

Vừa mới đến địa điểm tập kết, chân ướt chân ráo, đêm hôm sau, đã có lệnh hành quân đến một vị trí mới. Nơi anh đến hãy còn khét mùi bom đạn. ở đó, một đơn vị bạn vừa chống càn xong và rút lui có lẽ chưa quá một vài tiếng. Tối đến, anh nghe một tiếng súng nổ ở cuối bờ sông. Người ta cho anh biết địa phương vừa mới bắt một tên thám báo và bắn tại chỗ. Hôm nay, anh đi khiêng thương, gặp đồng chí trung đoàn trưởng một cách thật bất ngờ, tiếp đó lại đến cái tin tư lệnh trưởng phân khu hy sinh.

Ngày anh từ miền Bắc ra đi, qua mỗi bến phà, mỗi nhà ga đổ nát, qua những con đường chiến lược chi chít hố bom, anh vẫn thường gặp những đoàn thanh niên xung phong cưòi nói râm ran, vẫn gặp những em học sinh đội mũ rơm mang lá ngụy trang chạy theo anh từng đoạn đường dài, và những đoàn xe bật đèn gầm nôì nhau lầm lì đi ra mặt trận.

Những đêm mắc võng trên bãi khách, những câu chuyện đùa vui với cô giao liên, những cuộc họp đồng hương giữa đỉnh Trường Sơn, những buổi phổ biến chiến thắng từ tiền tuyến đưa về trên đường hành quân, tất cả đối với anh vẫn mang một màu sắc thơ mộng vì ở đó sự ác liệt không phải lúc nào cũng xảy ra.

Sau mỗi trận bom, sau những trận chiến đấu từ một trận địa cao pháo, sau khi vượt một con sông dưới ánh sáng và tiếng gầm của phản lực anh

vẫn có thì giờ để lùi ra mà tự ngăm mình, nhữ cái đẹp được nhớ lại, được tưởng tượng thêm ra, tiếp sức cho mộj trận chiến đấu mới. Còn ở đây, cái nhịp độ khẩn trương của cuộc chiến đấu chỉ kịp cho anh có thì giờ suy nghĩ: Phải làm sao đây? Tiến hay lùi? Sống hay chết? Đánh hay không? Vượt ra khỏi hầm hay trụ lại? Cứ như thế, hết trận thử thách này đến trận thử thách khác.

Quá có thói quen ghi nhật ký. Nhật ký của anh chép đầy những câu nói hay, những bài thơ đẹp. Có khi anh còn viết cả một lá thư cho bạn vào trong đó, ghi lại những ý nghĩ của mình mà không gửi đi. Có khi anh chép những phong cảnh và cảm nghĩ của mình về một vùng đất đi qua, có khi anh kể chuyện lại với mình về một cuộc gặp gỡ với một cô thanh niên xung phong, và cũng có khi anh làm vào đó cả những bài thơ nữa.

Vậy mà ba tuần nay, anh không viết được lấy một chữ. Cuốn nhật ký mặc đầu đã được bọc kỹ trong túi ni lông, hôm bơi qua sông vẫn bị ướt nhòe từng quãng.

Những ngày đi Trưởng Sơn, cứ đều đặn mỗi tuần một lần, anh lại gửi một lá thư theo đường giao liên ra Bắc, vậy mà đã mấy tuần nay anh không làm được việc đó nữa. Lý do chính không phải là thời gian, bởi vì có ngày ngồi bên rạch từ sáng tới trưa, từ trưa đến tôi, anh không làm gì cả, chỉ có một việc chờ địch đến thì đánh. Đến bữa, anh lại cầm một cành lá chạy qua những quãng trống để lấy một nắm cơm mà anh nuôi nấu lên vắt sẵn, mang về hầm ăn, Cũng có lần anh mở bồng, giở sổ tay toan viết, lại nghe tiếng máy bay trực thăng, anh cất sổ đi và nghĩ: ‘Thôi để lúc khác”.

Một cuộc chuẩn bị chiến đấu cứ rập rình hết ngày này qua ngày khác. Bao giờ cũng sẵn sàng, súng lên đạn, bồng buộc sẵn, cần thì nổ súng hoặc chuyển quân.

Đêm đến, giấc ngủ cứ ập tới không thể nào cưỡng lại được Quá cảm thấy có một cái gì không bình thường trong sinh hoạt, anh ngạc nhiên khi mọi người chung quanh anh vẫn giữ được cái thói quen hàng ngày. Họ đánh răng mỗi buổi sáng bằng nước dưới rạch, họ tắm giặt dưới những lùm cây. Khi tình hình im ắng, họ có thể cầm cành cây chạy qua những quãng trống từ đầu rạch đến cuối rạch để gặp một người đồng hương mới bổ sung về đơn vị. vẫn có những người ướp cả cánh mai vàng vào cuốn sổ tay. Sau những trận bom, khi moi hầm, chôn cất tử sĩ xong, họ thản nhiên nói với nhau những câu chuyện bình thường:

- Hôm nay bên cậu có cơm ăn không? Hoặc là: - Chiều nay mình định ăn cơm sớm để vào trong ấp một chút!

... Sáng ngày mai trinh sát sẽ phải ra bám địch ở hướng Vườn Cau Đỏ. Nguyên cái chuyện chạy qua mấy điểm pháo cũng đã đủ hồi hộp. Ra giáp mí cầu sắt là có thể gặp địch bất cứ lúc nào... Đáng lẽ trong khi có thể nghĩ về một bài thơ hay một đoạn nhật ký, thì bây giờ Quá lại nghĩ đến những chuyện như vậy... Phía trước, Thị vẫn nói chuyện với Lâu về cái ông Thêm, trợ lý tuyên huấn của trung đoàn:

- Ông ấy còn hăng hái lắm, hôm ra đi vẫn tổ chức kể chuyện truyển thống của đơn vị...

Quá bỗng nhớ đến cái ông cán bộ gầy nhom, nói tiếng miền Trung ấy. (Gần đây người ta mới nói cho Quá biết đó là ông Thêm). Quá đã được ông ta kể cho nghe về truyền thống của trung đoàn hôm anh vừa mới về đơn vị. Những câu chuyện của ông kể, gây cho Quá rất nhiều hứng thú. Ông kể về những trận đánh nhà Mo - ranh, Cột Cờ, chợ Đông Ba từ ngày đầu tiên ở cố đô Huế, những con đường hành quân của trung đoàn vòng quanh Đông Dương, những lần phá vây rút lên chiến khu Dương Hòa, những ngày ân lá bép thay cơm ở chiến trưởng Cực Nam Trung Bộ. Cứ mỗi đoạn như thế, ông lại nhắc tên môt anh hùng, một dũng sĩ, nóí vê một sự tích một chiến công của những người lớp trước.

Mới cách đây hơn nửa thống, ngồi nghe ông Thêm nói. Quá cứ cảm thấy như mình đến cái trung đoàn này quá trễ không kịp được tham gia vào những chiến công lừng lẫy đó, không được là chiến sĩ trung đoàn trong khi nó đang đảm nhiệm những nhiệm vụ cực kỳ nặng nề mà cũng cực kỳ vinh quang đó. Nhưng cho đến bây giờ, chính anh đang được cùng với trung đoàn chịu đựng một cuộc thử thách thật ác liệt, thì anh lại không cảm thây điều đó. Đi đâu Quá cũng nghe người ta nói trung đoàn mất sức chiến đâu rái, cái giaiđoạn là mũi nhọn phía bác Sài Gồn đã qua rổi. Bây giờ chỉ có chống càn, chạy gạo, tải thương. Ngay cả cái ông Thêm mà Thị đang nhác đến đó bây giờ cũng đang lo trung đoàn khó mà có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc...Chiếc võng chao nghiêng, Thị đang đi bỗng dừng lại, khoát tay ra hiệu cho Quá ngồi xuống, vừa lúc đó có tiếng quát:

- Ai?

Im lặng một lúc, sau đó có tiếng nói nhỏ: - Các đồng chí cáng thương...

Tiếp theo là tiếng hỏi dõng dạc: - Phải 16 không?

- Ai mà hỏi 16?

- A2 đây! (A2 là ký hiệu của tiền phương phân khu). Thị chưa chịu đứng lên, thì từ trong bóng tối một chiến sĩ đã bước ra:

- Có phải E bộ ở đây không, đồng chí? Thấy Thị vẫn còn có vẻ ngần ngừ, anh ta ghé tai nói nhỏ:

- Tôi đưa thủ trưởng vượt sông qua đây, suốt hai ngày nay nó càn bên Bình Mỹ. Đồng chí chỉ giùm tôi vào ban chỉ huy trung đoàn, anh Tám ảnh đến làm việc... Phía sau, một người mặc quần áo bà ba bước tới. Thị nhận ngay ra đó là đồng chí Tám Hàn, phó chính ủy phân khu.

- Thương binh còn nhiều không, đồng chí?

- Báo cáo thủ trưởng còn nhiều, ở ngoài trận địa chưa đưa về hết.

- Anh Ba hiện nay ở dâu?

- Dạ, I ngoài sở chỉ huy ạ! Phó chính ủy nhìn những cái kim lân tinh trên đồng hồ đeo tay, ngẫm nghĩ một lát rồi nói với người chiến sĩ cùng đi:

- Mình theo các đồng chí đây về chỗ trung đoàn bộ, có gì mai ta tính sau.

Thị và Quá tiếp tục khiêng thương đi trước, đồng chí cán bộ và chiến sĩ mang AK theo sau. Chiến sĩ đi theo phó chính ủy phân khu chính là An, vệ sĩ của ông.

Thương binh của trung đoàn dồn cả về Gò Sao. ở đây còn cả một bộ phận của công binh, trinh sát, và toàn bộ tiểu đoàn 7. Khu vực đóng quân là một vườn cây ăn quả lâu năm. Phía tây, sau lưng họ là một con rạch lớn, qua con rạch đó là bưng, kế đến là một cái ấp lớn nằm dọc theo con đường nhựa mà bên kia là nhà máy xay, nơi đang xảy ra chiến sự.

Trước mặt họ, qua một con rạch nhỏ là đường quốc lộ 13 chạy dọc theo sông Sài Gòn ở hướng đông. Bên kia sông Sài Gòn là thị xã Bình Dương. Phía bắc Gò Sao là một cánh đồng lầy. Qua cánh đồng lầy là Vườn Cau Đỏ, đến Vườn Măng Cụt, nơi tập kết đầu tiên của trung đoàn khi xuống ở khu vực này. Đó cũng là con đường mà trung đoàn vẫn tổ chức đưa thương binh ra bò sông Sài Gòn để chuyển anh em về phía sau. Phía đó, mấy hôm nay, Mỹ đang đổ quân càn. Phía nam Gò Sao, qua một con rạch nhỏ, một cánh đồng lầy, là một làng giáo di cư mới lập lên từ thỏi Ngô Đình Điệm, ơ bốn phía của Gò Sao, nơi nào cũng có địch.

Trong đợt một, tiểu đoàn 7 đã về bám trụ ở đây hơn hai tuần lễ. Hầu như ngày nào đơn vị cũng phải tổ chức đánh càn. Có lần, sau khi đánh xong, họ phải bơi qua rạch, ém quân bên bưng Voi Nhỏ một vài ngày rồi lại quay trở về, Cũng có lần. đánh xong họ vòng lên phía bắc, qua Vườn Măng Cụt, vượt đường 13, rút tạm về sát bờ sông Sài Gòn. Để đứng chân được ở đây, thường xuyên trung đoàn phải rải trinh sát bám địch ỗ mấy địa điểm có thể cơ động được. Họ đánh xong chỗ này, lại rút sang chỗ kia, cứ như thê xoay đèn cù với địch trên một địa bàn hẹp bằng cái bàn tay này (nói theo cách nói của anh em 16). Nơi mà tiểu đoàn lui tới nhiều nhất vẫn là Gò Sao.

Đó là một khu vườn vuông, mỗi chiều không đầy một ki - lô - mét rưỡi. Những con rạch nhỏ chạy ngang dọc, chia khu vườn ra từng ô vuông như bàn cờ. ở đây người ta trồng đủ các lòậi cây: dừa, cam, ổi, giâu gia, mận hồng đào. v.v. Người chủ vườn là một ông già 60 tuổi, lúc đầu còn lui tới bứt dừa, chặt mía cho bộ đội. Sau đó, vì bom đạn nhiều quá, ông khoán trắng cho tiểu đoàn khu vườn này, cho bộ đội tự do muốn làm gì thì làm: bứt trái, chặt cây, đào hầm tùy ý, miễn sao như ông nói dùng cái vườn của ông để đánh được giặc.

Họ đào hầm chiến đấu ở dưới những gốc giâu, gốc dừa, men theo các bò rạch, các ụ chiến đấu ở ngoài cánh đồng dưới lùm cây hoặc bên bãi mía để có thể đánh địch từ xa. Trong lúc chiến đấu, men theo bờ cây hoặc lòng rạch, họ đi chuyển từ khu vực này qua khu vực khác, từ trong vườn ra ngoài cánh đồng và từ cánh đồng vào trong vườn. Sau khi đánh xong, tùy theo hướng địch, họ có thể lội qua những con rạch rút về bưng Voi Nhỏ hay khu vực Vườn Cau theo ý định của họ.

Giữa cái dải đất hẹp sình lầy này, thì khu vực Gò Sao vẫn là khu vực giấu quân tốt nhất. Đầu vậy. họ biết không chóng thì chầy, nhất định chúng nó sẽ tập trung đánh lớn ở đây. Sau trận đánh ở nhà máy xay, sau khi dịch đổ quân càn quét ở phía Bắc, tiểu đoàn 7 phải rút vê đây là một điều cùng bất đắc dĩ. Hầu như đêm nay không có người nào ngủ. Họ đắp lại hầm, chặt cành cây che thật kín.

Khi phó chính ủy phân khu và cáng thương về đèn Vườn Giâu thì tiếng gà đã gáy rộn trong ấp Xóm Mới. Việc đầu tiên của An là đi xem lại cái hầm mà người ta dành cho thủ trưởng, xong anh đi một vòng xem xét địa hình quanh Vườn Giâu. Sau đó, anh mở bồng, pha sữa và cát nửa cái bánh mỳ đưa cho phó chính ủy rồi đến bên gốc cây, mở nắm gạo rang của mình ra ăn. Có mời An thì An cũng không bao giờ ăn, phó chính ủy biết vậy nên chỉ uống một ngụm sữa và cất nửa cái bánh mỳ vào xà cột.

Đã ba ngày nay, ngâm mình suốt dưới rạch, bây giờ mới có dịp tắm rửa một chút. Ông lấy khăn lau nhúng xuống nước, ngồi kỳ cọ thật sạch những lớp bùn bám ở chân, ở tay, ở tóc. Có được một phút nghỉ ngơi như thế thật là thoải mái.

Mùi hương của một thứ hoa gì đó tan ra trong đêm mát dịu. Đầu sao thì mình cũng có thể nghỉ ngơi được một đêm hôm nay. Rồi mai sẽ phải làm việc với trung đoàn, có thể sau đó lại qua rạch, lộn về Vườn Cau rồi sang Bình Mỹ. Một cuộc chạy càn đã đẩy giạt ông sang đây. Bây giờ trong tay ông chỉ còn trung đoàn 16, ông sẽ cố gắng động viên nó bám lấy cái địa bàn Nhỏ hẹp này. Ông ráng đứng vững cho đến khi chính ủy và tư lệnh phó đi họp về. Lúc đó sẽ có chỉ thị mới. Có thể ông sẽ về phía sau, hoặc ít ra thì cũng có quân sô’ bổ sung.

Ông cảm thấy sự có mặt của ông lúc này, ở đây chỉ có một ý nghĩa: Làm cho bộ đội vững tâm. Phó chính ủy nghĩ vậy và chuẩn bị cuộc nói chuyện mà ông đã dự định từ khi vượt qua Vườn Cau Đỏ băng cánh đồng sình lầy, nhòm thấy trước mặt khu vực Gò Sao. Chắc chắn người ta sẽ hỏi ông về tình hình chung của chiến dịch, về việc có đánh vào Sài Gòn nữa không và về nhiệm vụ sắp tới của đơn vị, người ta sẽ đặt ra cái vấn đề đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp: Nếu muốn đánh nữa thì phải bổ sung quân, phải có chi viện và sự phối hợp của đơn vị bạn. Đánh mà không có củng cố, không có bổ sung thì chất lượng sẽ yếu đi. Điều này là điều chính ông cũng đang băn khoăn.

Vào bộ đội gần hai mươi nhăm năm, chưa lần nào ông thấy khó khăn như bây giờ, cũng chưa bao giờ ông thấy lòng tin của mình bị dao động như vậy. Trong các cuộc họp, ông vẫn giải thích, vẫn động viên, nhưng cứ mỗi đêm, ngồi trước tấm bản đồ vùng ven, ông cảm thấy lòng mình rối bời như những đường ngang nét dọc chằng chịt trên đó vậy.

Cái lệnh cuối cùng mà ông nhận được từ Bộ tư lệnh Miền là: ‘Trung đoàn 16 giữ vững địa bàn sẵn sàng chờ lệnh mới”...

Đài 15 oát không hoạt động được nữa. Liên lạc với phía sau bị cắt đứt. Chính ủy đi họp chưa về. Cứ riêng ông nghĩ thì ta không đủ khả năng đánh vào Sài Gòn được nữa. Ta cần phải bảo vệ lực lượng để đánh lâu dài. ở đây lâu nhất định sẽ bị tiêu diệt. Nhưng ông cũng hiểu mặt nữa: có thể đây là một nhiệm vụ chiến lược nào đó mà cấp trên chưa nói hoặc chưa có thể nói rõ. Như thế sẽ có sự hy sinh cục bộ. Điều đó rất có thể xảy ra.

Phó chính ủy Hàn là một cán bộ xưa nay vẫn có tiếng thận trọng, chắc chắn. Tập kết ra Bắc năm 54 thì đến năm 60. ông trở lại chiến trưởng. Năm 65, ông là phái viên của Cục chính trị Miền, được cử xuống công tác ở vùng phân khu Một. Sau một thời gian, ông được cử làm chủ nhiệm chính trị phân khu. Trong trận càn “Xê - đa - phôn”. ông đã cùng quân dân củ Chi bám đất, nằm hầm bí mật chỉ đạo phong trào, cùng với du kích chiến đấu giằng co với địch trên từng quãng địa đạo một. Vì là người được thử thách trong trận đánh Mỹ đầu tiên, sau khi rút về Cục chính trị một thời gian, ông lại được cử xuống đây lần thứ hai vớí cương vị phó chính ủy phân khu.

Phân khu Một có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là cửa ngõ tây bắc của Sài Gòn. Nó cũng là nơi mà từ những căn cứ phía saụ, vượt qua khu Tam Giác sắt, ta có thế tiếp cận Sài Gòn nhanh nhất. Với cương vị phó chính ủy một phân khu, quan trọng như vậy, ông tin rằng chỉ sau một thời gian ngắn nữa, chiến thắng sẽ mở ra cho ông một tiền đồ thật rộng lớn. Những ngày đầu tết Mậu Thân, cùng với bộ tư

lệnh phân khu, ông đã bám sát ngay phía sau các đơn vị mũi nhọn đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, vào trường huấn luyện Quang Trung. Ồng đã chuẩn bị theo đơn vị vào thành. Cái không khí náo nức những ngày đầu Tết Mậu Thân qua đi, địch quay trở lại phản kích, tình hình trở nên căng thẳng. Thoạt đầu, với kinh nghiệm của một cán bộ lâu năm, ông hiểu ra vấn đề và suy đoán được tình thế, xác định cho mình thái độ sẵn sàng đón chịu những thử thách ghê gớm nhất. Sự thử thách này sẽ đánh giá mình một lần nữa. Vượt qua được chặng đưòng đó, ông sẽ củng cố thêm một bước sự tín nhỉệm của cấp trên đối với mình.

Sau đợt 1, khi cần một người trong bộ tư lệnh ở lại chiến trường, ông giành lấy trách nhiệm đó. Nhưng ngay sau cái đêm họp bộ tư lệnh tiền phương, chính ủy vừa ra đi, tư lệnh trường đang ở lại thu xếp một số việc, thì địch càn vào sở chỉ huy. Ông vượt được ra khỏi vòng càn, còn tư lệnh trưởng thì hy sinh ngay tại chỗ. Tiếp sau đó là những ngày đứt liên lạc với đơn vị. Một số cán bộ ở sở chỉ huy tiền phương chạy thất tán, ông vươt qua sông tìm trung đoàn 16 vừa để nắm tình hình vừa để chỉ đạo sự hoạt động của trung đoàn. Dầu sao thì nằm giữa một đơn vị chiến đấu ông cũng cảm thấy yên tâm hơn. Ồng trải tấm ni lông xuống trước cửa hầm, định ngả lưng một lúc, nhưng vừa chợp mắt thì đã nghe tiếng thì thầm:

- Để thủ trưởng ngủ... Biết An đang nói chuyện với một người nào đó định đến tìm mình, phó chính ủy choàng thức dậy: - Sao anh lại xuống đây, địch nó chuẩn bị càn khu vực này mà?

Trung đoàn trưởng Kiên đứng trước mặt phó chính ủy Hàn, cái xà cột tòn ten sau lưng, quần xắn lên quá đầu gối, hai ống chân bết đầy bùn đất, râu mọc tua tủa, mắt hốc đi sau một đêm thức trắng.

- Bộ đội về hết chưa? Phó chính ủy hỏi.

Trung đội mũi nhọn không ra được, số anh em còn lại và thương binh đã rút ra, họ đang trên đường về.

- Tôi có thể xuống chỗ anh em thương binh một chút ,bây giờ được không? Rõ ràng bây giờ là lúc trung đoàn không cần sự có mặt của phó chính uỷ. Họ đã nhận lệnh đánh, và bây giờ họ đang đánh. Một con mắt ông Ba Kiên nheo lại nhìn phó chính uỷ. Có lẽ ông đã đoán biết phó chính ủy định nói gì với ông. Điều đó không cần thiết, con mắt nói như vậy. “Phó chính ủy muốn ở lại, tất nhiên trung đoàn phải thu xếp”. Tám Hàn nghĩ vậy và có vẻ lưỡng lự. Ông cũng hiểu ràng thêm một đồng chí tư lệnh vào giữa vòng càn cho trung đoàn lúc này gây khó khăn không ít. Nhưng ông ra đi giữa lúc này thì có nên không? Như thế chẳng hóa ra mình chỉ là một người chạy càn như bao nhiêu người khác hay sao? Nếu ông ra đi, thì lời đề nghị của trung đoàn trưởng sẽ hóa thành một mệnh lệnh mà ông phải phục từng. Đi hay ở cùng là nhiệm vụ. Đi hay ở cùng đều nguy hiểm cả. Nhưng đầu sao ra khỏi vòng càn trước mắt vẫn đúng hơn.

Trung đoàn trưởng lại giục: - Đồng chí An đưa anh Tám đi ngay đi. Nếu tình hình bên Bình Mỹ đỡ căng, tôi sẽ cho trinh sát báo tin và dẫn anh qua sông luôn. An biết nhà má Hai ở Voi Nhỏ chứ? Bây giờ cậu cứ đưa anh Tám về đó. Tôi thu xếp đưa thương binh đi xong, tôi sẽ về đó báo cáo tình hình với anh, như thế được không, anh Tám?

Phó chính ủy phân khu xuống một đơn vị, ngả lưng nằm một chút, chưa làm được gì đã lại ra đi sao? Nhưng làm gì bây giờ trong khi đơn vị đang bấn lên vì một trăm thứ việc? Tám Hàn bỗng cảm thấy không những mình xuống đây không làm ích gì cho trung đoàn mà còn làm vướng bận họ nữa là khác. Ông đưa tay nắm lấy bàn tay đầy bùn đất của trung đoàn trưởng:

- Thôi, hẹn tối nay. Nhớ tổ chức bộ tiêu cho anh em đánh từ xa. Ở đây chỉ còn khu vực Gò Sao này là căn cứ tốt nhất, dầu có phải tạm thời rút đi, thì vẫn phải cho trinh sát bám địch, để nếu có điều kiện ta lại quay lại.

- Chúng tôi cũng nghĩ vậy.

Phó chính ủy nói vài câu về nhiệm vụ bám đất, đánh địch, xong nắm tay trung đoàn trưởng một lần nữa như không muốn rời ra. Bộ tư lệnh phần khu có còn đất để bám không? Cứ mỗi lần nghĩ đến điều đó ông lại nghĩ đến các đơn vị chiến đấu còn lại. Họ sẽ đánh địch, họ sẽ thu hút các hướng tiến công của địch. Nhờ vậy mà lâu nay ông có thể ở sau lưng những cuộc càn ấy chỉ đạo cốc trận chiến đấu. Mỗi lần gặp một cốn bộ chỉ huy đơn vị như thế này. ông lại có cảm giác như là rồi đây ông sẽ không bao giờ gặp họ nữa. Một loạt pháo chớp nhàng ở phía bốc, mùi thuốc súng bay khét vưòn giâu.

- Nó bắn đó là đâu đấy?

- Trên đường rút của ta đấy, anh đi nhanh đi! An chú ý đưa anh Tám qua vườn mía cẩn thận. Một loạt pháo nữa, rồi tiếp một loạt nữa, những mảnh

pháo chém xuống cành cây san sát. Tiêng trung đoàn trưởng thét lên: - Đi đi! An dẫn thủ trưởng đi đi!

Ngày hôm đó qua đi không như dự kiến của trung đoàn. Sau đợt pháo cấp tập buổi sáng, khu vực Vườn Giâu bỗng trở lại yên tĩnh. Bộ đội bám công sự chiến đấu được lệnh thay nhau về nghỉ. Khoảng mười giờ, một chiếc “đầm già” bay trên đầu gọi loa: “A lô, a lô, anh em cán binh Việt Cộng chú ý... anh em cán binh Việt Cộng chú ý... Trung đoàn 101 đã bị bao vây. Sớm muộn các bạn sẽ bị tiêu điệt. Các bạn hãy mau mau tỉnh ngộ...”.

Mười hai giờ trưa, trinh sát tiểu đoàn đi bám địch về cho biết: Chúng nó vừa mới đổ một tiểu đoàn xuống Ba Thôn, hướng đông - nam Gò Sao, cách bộ tiêu tiểu đoàn ở hướng này không đầy 800 mét. Mười hai giờ ba mươi, cánh trinh sát thứ hai về báo tin: Hai tiểu đoàn dù được đổ xuống nhà máy bột ngọt sáng nay, đang tiến về phía bưng Voi Lớn, sau lưng đơn vị. Cùng lúc, cánh trinh sát thứ ba, bám địch ò hướng bốc, cũng về cho biết: Từ Vườn Cau Đỏ qua Nhà Bò sang đến Vườn Măng Cụt, chỗ nào cũng có lính Mỹ. Hiện đang có một tiểu càn từ hướng Vưòn Măng Cụt, theo hướng 13 đi xuống.

Ông Ba Kiên sau khi tiễn đưa phó chính ùy phân khu xong, đi kiểm tra trận địa một vòng quay trở về, vừa chợp mắt một chút thì được gọi dậy nghe tình hình. Tiểu đoàn 7 còn ba mươi tay súng. Vì phải đánh địch từ xa, tiểu đoàn trưởng Thực đã bố trí năm bộ tiêu ở năm hướng. Quân sô’ còn lại là hai mươi. Sô’ hai mươi người đó vừa phải bảo vệ thương binh vừa phải chia ra ba hướng đánh địch sau khi các bộ tiêu rút về hoặc bị chọc thủng. Trong khi tiểu đoàn trưởng Thực mở bản đồ, báo cáo lại kế hoạch tác chiến, ông Ba Kiên lơ đãng bứt lá cây, quấn tròn, vê thuốc lào hút một hơi dài và nhả khói lên tròi. Những lớp bùn trên da chân ông bây giờ đã khô lại. Ông cúi xuống bóc ra từng mảng vứt đầy trước chỗ ngồi. Bỗng tự nhiên ông ngẩng đầu lên, ngắt lời Thực:

- Mấy giờ rồi?

- Mười hai giờ rưõi.

- Theo tôi, bây giờ nó không càn nữa đâu. Nhưng ngày mai thì nó sẽ càn lớn và có thể càn dài ngày. Nếu với lực lượng cứ cho là bốn tiểu đoàn đi, tập trung càn vào đây thì liệu tiểu đoàn 7 trụ được mấy ngày?

Cả ban chỉ huy tiểu đoàn nhìn nhau im lặng. Một câu hỏi rất khó trả lời. Từ sáng đến giờ họ chỉ lo việc bô trí công sự, điều chỉnh các bộ tiêu để đánh địch. Mệnh lệnh của trên là đánh địch, họ chỉ biết chấp hành. Câu hỏi của ông Ba Kiên bỗng gợi lại cho họ một ý nghĩ mà họ tưởng như quên đi: Liệu họ sẽ còn ở lại đây được bao nhiêu lâu nữa với ba mươi tay súng, đạn được không còn bao nhiêu, và ai sẽ là người cuối cùng còn lại trong số những người có mặt hôm nay?

Trong khi tất cả đang ngồi im lặng như vậy thì liên lạc tiểu đoàn chặt hai trái dừa, đổ nước ra bốn bát sắt đưa đến đặt trước mặt trung đoàn trưởng và ban chỉ huy tiểu đoàn. Chính trị viên phó tiểu đoàn, một người có vóc người cao Lớn, ngồi đốỉ điện với ông Ba Kiên, xoa hai tay vào nhau cười tủm tỉm:

- Báo cáo anh, tôi cho anh em lấy dừa lần này nữa là lần cuối cùng. Đêm qua họ đi về mệt quá.

Ông Ba Kiên liếc nhìn sang những đống vở dừa vứt dầy dưới gốc giâu, ông biết rõ đây không phải là lần cuối cùng như chính trị viên phó Thận vừa nói. Họ sẽ còn chặt dừa nữa, sẽ còn uống nước dừa nữa cho đến khi nào dơn vị bỏ cái khu vực Gò Sao này ra đi mới thôi. Trước đây trung đoàn cấm không được một ai bứt dừa, bứt cam tự tiện trong vùng đóng quân. Khi bộ đội mới xuống, dân bỏ chạy hêết. Nhiều nhà để cả gà lợn trong chuồng. Kỷ luật dân vận phải thật nghiêm, tình hình không thể nào khác vì dân ở đây là dân vùng tạm chiếm, chưa hiểu biết và tiếp xúc với cách mạng bao nhiêu. Mệnh lệnh đó lúc đầu được châp hành rấl tốt. Những nơi bộ đội đóng quân, không những vưòn tược cây côì không bị tơ hào mất mát, mà gà lợn trong chuồng còn được anh em chiến sĩ cho ăn, nhà cửa được anh em dọn dẹp sặch sẽ.

Nhưng gần đây cái kỷ luật đó không giữ được nữa, một phần nhân dân ở đây không muốn bộ đội phải chịu’đựng khổ cực như vậy. Họ gặp các ban chỉ huy yêu cầu để cho bộ đội tự do chặt mía, bứt cam bứt dừa trong vườn họ. Mặt khác, gần đây bộ đội thiếu gạo. Khẩu phần hàng ngày của mỗi người chỉ được một nắm cơm. Họ phải bứt mận. chặt cây chuối để lót thêm vào các bừa ăn. Ban chỉ huy trung đoàn biết rõ kỷ luật dân vận đang bị vi phạm, nhưng chưa biết giải quyết sao cho thỏa đáng.

Ông Ba Kiên nhìn những khuôn mặt hốc hốc chung quanh. Không ai bưng bát uống cả. Họ hiểu đây là một việc làm sai, mà lại làm sai ngay trước mặt thủ trưởng trung đoàn. Chính trị viên phó Thận dịch cái bát sắt về phía ông Ba Kiên:

- Mời anh uống đi. Đã trót chặt ra rồi, chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết với dân sau.

Ông Ba Kiên bưng bát đưa cho một người ngồi cạnh: - Thôi, các đồng chí uống đi.

Mọi người đều nâng bát.

Khi tất cả đã uống xong, ông Ba Kiên chỉ đống vở dừa ở dưới gốc cây, nhìn Thận:

- Ông Thận ạ, ông láu cá lắm! Tôi đi rồi, ông còn cho chặt dừa nữa chứ chẳng phải một lần này là thôi như ông nói đâu.

Tất cả mọi người cười phá lên, nhưng rồi lại im lặng ngay vì ông Ba Kiên vẫn tiếp tục nói, giọng trầm đi:

- Trung đoàn rất thông cảm với anh em, nhưng kỷ luật đã đề ra thì không thể phá đi được. Bọn tôi không hủy bỏ cái mệnh lệnh trước đây. Bây giờ đã trót lấy dừa xuống rồi, thì uống đi. Nhưng sau đây các đồng chí phải gặp dân giải quyết chuyện này cho sòng phẳng. Các đồng chí ăn dừa nhưng không được phá vườn dân như thế này. Phải thật nghiêm về chuyện này.

Ông Ba Kiên vừa nói vừa nhìn những quả dừa non bị rứt theo với những quả dừa già vứt bừa bãi ở các gốc cây.

Trong khi Thận thu góp đống vở dừa trước mặt thì ông Ba Kiên đã bỏ cái ý nghĩ vê trái dừa và nhìn sang những cây giâu gia trĩu quả: mừa giâu gia sắp chín. Dọc theo bờ rãnh, cách quãng lại có một cây mận hồng đào, rồi một cây điều lộn hột. Vườn cây đủ loại trái: lê ki ma, sầu riêng, mạn cầu xiêm, cam, chanh... Có một cái gì đó làm ông Ba Kiên bứt rứt. Những người dân ra đi đã giao lại một cái gì đó còn lớn hơn cả những vườn cây ăn quả này. Đó là lòng tin của họ...

Bỏ khu vực Gò Sao này mà đi thì còn nơi nào? ở lại thì liệu tiểu đoàn 7 với lực lượng mỏng manh ấy sẽ cầm cự được bao nhiêu ngày nữa? Ông nói với bộ đội là phải bám trụ, nhưng chính ông cũng không hiểu là trung đoàn sẽ phải bám trụ bao nhiêu lâu nữa. Bằng bản năng của một người lính chiến, ông hiểu mang máng rằng tình hình đã có thay những ngày rôm rả đầu tiên của Tết Mậu Thân không còn nữa. Sự giằng co giữa ta và địch đã đến lúc quyết liệt. Sức chiến đấu của bộ đội giống như một sợi dây cao su kéo căng bây giờ đang chùng lại.

Chớp một cái, đang từ trận chống càn quét ở biên giới, ta đánh thọc một mũi nhọn vào tận trung tâm Sài Gòn để rồi sau đó ít lâu, chúng nó lai phản kích lại. Sau Tết Mậu Thân, toàn bộ thế bô” trí chiến lược trên chiến trưởng bỗng đổi khác, nhưng cũng chính sau cái Tết Mậu Thân đó, trung đoàn ông được giao đứng chân trên một địa bàn khó khăn hơn xưa gấp bội. Nhiều lúc, ông đã nghĩ đến việc có thê cả một trung đoàn phải hy sinh, ý nghĩ đó, ông không nói với ai. Sáng nay, khi gặp phó chính ủy Hàn, có lúc ông cảm;thấy như phó chính ủy sắp nói ra điều đó nhưng lại ghìm lại. Không, ông cũng sẽ không bao giờ nói điều này với cấp dưới, nhưng ông lại cần làm cho người ta hiểu được. Những người đó đã từng vào sinh ra tử với ông, biết đâu họ sẽ không gục xuống trong môt cái công sự cùng với ông và được chôn trên một bờ rạch, dưới một gốc cây cùng với ông?

Ông quay lại, hỏi bâng quơ: - Thế nào ông Thực? ông định bám trụ ở đây được mấy ngày?

- Báo cáo anh, với lực lượng hiện có, giỏi lắm thì được dăm ngậy...

- Thê ông định thí mạng cả tiểu đoàn đi à?

Thực nhìn ông Ba Kiên cười, anh biết ông nói đùa nhưng đồng thời ông đang có một ý nghĩ mới nào đó cố thoát ra khỏi sự bế tắc.

- Tôi tính kỹ rồi. Chỉ có ở đây thì chúng tôi mới có thể đánh địch được dăm ngày. Nếu dời sang nơi khác thì không chắc cầm cự được lấy một ngày.

- Nếu như ta vừa ở Cầu sắt vừa ở đây thì sao?

- Thì nó sẽ đánh cả hai nơi.

- Không. Ngày mai nhất định nó sẽ càn ở đây trước. Ta đưa một bộ phận tạm ém ở Cầu sắt, và ở đây thì cứ đánh. Sau đó, có điều kiện, nếu địch chuyển sang cầu sắt, thì ta lại luồn về đây.

- Ý anh muốn nói tiểu đoàn về bên ấy và để một bộ phận Nhỏ ở đây phải không?

- Đúng thế! Chỉ cần năm người ở lại nhưng vẫn để ba bộ tiêu đánh địch và nghi binh như cũ.

Tiểu đoàn trưởng Thực im lặng. Năm người. Ai bây giờ? Anh hiểu ý ông Ba Kiên. Ông vẫn muốn kéo dài sự có mặt của tiểu đoàn ở khu vực này. Ông không muôn tung lực lượng ra một lúc cho đến người cuối cùng. Ván cờ đến nước phải thí quân để cứu vãn tình thế. Nhưng ai? Ai là người ở lại trong trận đánh ngày mai? Nếu trận đánh xảy ra ở đây quyết liệt, thì với thế bất ngờ, anh vẫn giữ được lực lượng của tiểu đoàn anh trong một thời gian nữa. Một vài ngày, tiểu đoàn 9 sẽ xuống, biết đâu lại không có một sự chuyển biến mới trên cục điện toàn bộ chiến trường? Tiểu đoàn trưởng Thực nghĩ vậy và bỗng cười phá lên, anh thấy anh đang tự phỉnh phờ mình.

- Chi mà phấn khởi rứa, ông Thực?

- Ông Ba Kiên hỏi.

- Tôi hiểu rồi. Bây giờ dùng năm người chống càn ở đây, nhưng lần sau nó sẽ không càn riêng ở đây nữa, mà nó vừa càn ở Cầu Sắt vừa càn ở đây. Như thế lại phải có năm người ở Cầu Sắt và số còn lại thì sang đây.

- Điều đó còn tùy tình hình. Họ bàn với nhau kế hoạch tác chiến. Tất cả có bốn người tham gia: ông Ba Kiên, trung đoàn trưởng Thực, chính trị viên phó Thận, tham mưu trưởng Mạn. Trừ ông Ba Kiên ra, một trong ba người kia sẽ phải ở lại. Sau khi thảo luận phương án tác chiến xong, Thực phân công:

- Tôi không thể ở lại rồi. Anh Thận là cán bộ chính trị nên không thể chỉ huy một trận đánh phức tạp như thế này được. Tôi đề nghị đồng chí Mạn sẽ là người chì huy nhóm này.

Nói xong Thực không nhìn Mạn, cúi xuống gấp tấm bản đồ lại. Ông Ba Kiên thấy Thực phân công như thế là đúng. Thực nó có tính như vậy đó, việc đáng như thế nào thì giải quyết như thế, chẳng cần úp mở, rào đón gì cả. Ông cũng không muốn kéo dài cái thời gian nhận lệnh ra nữa, nói thật gọn:

- Đồng chí Mạn về chọn người và chuẩn bị đi!

Khi tất cả mọi người đã đứng dậy thì ông Ba Kiên bỗng gọi giật giọng:! - Thực!

Thực đứng lại ngơ ngác. Ông Ba Kiên lại bứt một cái lố, quấn tròn, vê một điếu thuốc, nhưng rồi quên đi không hút: - Đêm nay ông chuẩn bị cho một tổ ba người bảo vệ thương binh, nếu cần, mở đường máu ra sông Sài Gòn. Tôi về Cầu Sắt bây giờ để làm việc với trinh sát.

- Số anh em đó mấy giờ đi?

- Tôi sẽ cho người về móc. Nếu trinh sát không xoi được đường thì mới cần đến tổ ba người đó. Họ sẽ có nhiệm vụ thu hút địch cho trinh sát mở đường dẫn thương binh ra bờ sông. Lại thêm ba người nữa. Thực im lặng. Chỉ cần trung 1 đoàn trưởng nói vậy là anh hiểu. Anh nhẩm tính từng tay súng còn lại trong tiểu đoàn. Năm người ở lại, ba người bảo vệ thương binh. Những người đó tất nhiên phải là những người được tin cậy nhất. Dẫu không nói ra, họ cũng biết rằng họ có thể hy sinh.

Hai người nhìn nhau.

Thực hiểu đây là một mệnh lệnh phải chấp hành, không cổ cốch nào khác. Ông Ba Kiên thì nghĩ đẳy là một yêu cầu vô cùng khó khăn mà mình đòi hỏi cấp dưới phải thi hành bằng bất cứ mọi giá. Những lần trước, khi giao nhiệm vụ cho Thực, đầu khó khăn mấy, ông cũng cảm thấy vững bụng. Nhưng lần này thì ông hơi bắn khoăn. Không phải vì ông không tin Thực, mà ông nghĩ: Nếu Thực chấp hành thật nghiêm túc mệnh lệnh của ông thì ngày mai tiểu đoàn Thực sẽ không còn sức mà chiến đấu nữa.

Nhưng chỉ sau một phút im lặng, Thực cài khuy áo trước ngực, nhìn ông Ba Kiên, cười:

- Anh Ba ạ, anh thử xem để tôi chỉ huy cái tổ ba người đi đó được không? À, thì ra cái thằng Thực nó muốn nhẹ gánh! ở đây chỉ còn tiểu đoàn trưởng Thực là cánh tay phải của ông, nếu nó có việc gì thì ông sẽ xoay xở ra làm sao. Không được, không bao giờ ông chấp nhận cái đề nghị đó. Vẻ mặt Thực vẫn thản nhiên. Anh có thói quen: trước trận đánh, sau trận đánh, thái độ bao giờ cũng bình tĩnh. Đầu trong hoàn cảnh nào, mọi thứ trang phục của anh, từ cái quần cho đến cái thắt lưng đeo súng, bao giờ cũng được sửa sang thật gọn gàng. Anh kéo bao súng ra phía sau, nhìn ông Ba Kiên chờ câu trả lời. A, một sự quyết tâm bình tĩnh làm sao! Nhưng không thể được? Ông Đa Kiên nghĩ vậy, lắc đầu cười:

- Ông còn cả một tiểu đoàn cũng như tôi còn cả một trung đoàn. Nếu ông có việc gi thì ông bỏ tiểu đoàn cho ai? Thôi, cứ về thu xếp người, rồi sau đó sẽ hay. Mà còn điều này nữa: ngày mai tiểu đoàn sang Cầu sắt, đó là một địa điểm bất lợi cho việc phòng ngự. Các ông phải xử trí thật linh hoạt lộ chỗ nào nổ súng chỗ đó. Phải có phương án tác chiến cho từng tổ. Đánh xong, có kế hoạch phân tán mà rút lui long theo bờ rạch sang bưng Voi Nhỏ hoặc sang bên này tùy tình hình. Phải dự kiến cả trường hợp tạm ém ở bò rạch và tối đến móc ráp nhau. Tôi sang cầu sắt, sau đó sẽ qua Voi Nhỏ Có việc gì liên lạc với tôi ban đêm ở nhà má Hai, nhớ ám hiệu: ngọn đèn thắp trước hầm.

Thị và Quá khiêng Lâu về đến Gò Sao, vừa chợp mắt một chút thì được gọi dậy đi bám địch. Khác với những lần trước, lần này có chủ nhiệm trinh sát đi theo họ. Họ đi về hướng Cầu Sắt, ở đó, có hai chiến sĩ đang bám địch, và có thể, như đã hẹn, ông Ba Kiên cũng sẽ về đây.

Hai ngày rồi, tổ trinh sát xoi đưòng hướng nào cũng gặp địch. Muốn ra được bờ sông, họ phải đưa thương binh ra Bến Đá. ở đó có một con rạch Nhỏ chảy ra sông Sài Gòn. Qụãng giữa khu vực Gò Sao và Bến Đá là một cánh đồng được chia đôi bằng một con rạch. Phía tây con rạch là bưng, phía đông con rạch là cánh đồng mía, vườn cây ăn quả và một cái ấp bỏ không.

Tổ trinh sát thứ nhất vừa ra thì gặp địch ngay trên bờ rạch. Họ bỏ đưòng bờ rạch, định đi lách vào giữa ấp. Vừa đến giữa ấp thì đèn dù bắn lên sáng rực, chiến sĩ đi trước hy sinh ngay tại chỗ. Tổ trinh sát thứ hai được lệnh tiếp tục xoi đường bên phía tây cánh đồng. Họ men theo con đường bò chạy qua cầu sắt vào ấp Voi Nhỏ, gần sát căn cứ Tên lửa Hốc, định tìm một còn đường vòng thúng đi lên phía Bắc. Khi họ theo con đường độc đạo chạy từ tây sang đông, cắt qua cánh đồng sình để về khu vực Vưòn Cau Đỏ thì lại sa vào tổ phục kích. Bọn Mỹ trải đệm cao su nằm ngay trên

mặt sinh chờ họ.

Đèm dó súng nổ phía Vườn Cau Đỏ rất dữ. cả hai chiến sĩ trinh sát đều không về. Đêm đó cũng là đêm ông Ba Kiên đang cùng Quá khiềng thương đi về phía cầu sắt, cũng chính là đêm An lợi dụng tiếng súng nổ, đưa phó chính ủy phân khu vượt qua con đưòng bò nguy hiểm, ra ngoài vòng càn và lọt về khu vực Gò Sao.

Liền sau khi nghe có tiếng súng nổ, Thân - chủ nhiệm trinh sát đã phối tiếp một tổ trinh sát hai người nữa đi về hưóng đó. Họ ra đi chưa về thì phó chính ủy phân khu đến. Nghe An kể chuyện, Thân bỗng nảy ra một ý kiến mới: “Tại sao ta ỉạỉ không thể tổ chức cho một đoàn thương binh vượt qua như kiểu An và phó chính ủy Hàn vừa mới làm? Tại sao ta lại không thể thu hút hỏa lực địch bằng một trận nghi binh như vậy?”. Và thế là Thân mang luôn hai trinh sát còn lại, một cũ một mới, đi sang hướng Cầu sắt.

Dầu sao thì cũng phải gặp những trinh sát trở về, nếu cần anh sẽ phải có một quyết định thật táo bạo. Anh lặng lẽ nhìn hai chiến sĩ đi trước. Gần một đêm thức trắng, họ cũng mệt nhoài như anh. Hôm qua, thằng Quá, chiến sĩ mới, xin anh đi bám địch, anh thấy chưa cần thiết. Nó còn trẻ quá. Giá chi để nó thử thách sau vài đợt nữa. Những chuyến đi nguy hiểm như thế này, anh không muốn cho nó theo. Nó chưa có bao nhiều kiiih nghiệm. Nhưng bây giờ thì có thể cậu ta lại đến lượt. Không còn ai nữa. Thằng Thịnh và thằng sắc không về. Thằng Tuấn và thằng Tiến, hai con mắt đã đỏ ghèn, tối nay định cho nghỉ thì lại phải cử chúng nó đi tìm thằng Thịnh và thằng Sắc. Còn trong tay một trinh sát kỳ cựu nhất là Thị, hôm nay anh có thể bố trí cho nó đi kèm với Quá.

- Cho thàng Quá đi thì chắc chắn rồi, nhưng còn người đi kèm nó, có thể Thị và cũng co thể anh lắm chứ?

Khi nghĩ ra điếu này, tự nhiên Thân cảm thấy vui vui Đây là lần cuối cùng mình tung lực lượng ra trong một trận đánh quyết định, nếu mình không đi lần này thì lần kế cũng không còn người đâu mà chỉ huy nữa. Thế là yên trí Đầu sao đi với Quá anh cũng yên tâm. Lần này không phải nó làm nhiệm vụ chính mà là anh. Anh sẽ thực hiện cối kê’ hoạch táo bạo mà anh đang phác ra trong đầu: Đánh vào một cụm địch nào đó, thu hút hởa lực và nhanh chóng cho thương binh vượt đưòng. Lúc đó Thị sẽ làm việc này. Nhất định công việc sẽ phải thu xếp như thế, không có cách nào khác. Rõ ràng tình hình đang đòi hỏi một sự hy sinh, một sự hy sinh không vô ích nữa. Bây giờ anh có tung đi một chục đội trinh sát, thì họ vẫn không về. Đầu sao, bất thần nổ súng vào một cụm địch, mình vẫn giữ phần chủ động hơn. Bên cạnh chín mươi phần trăm cái chết cầm tay, anh vẫn có hi vọng mười phần trăm cái sống. Sau khi làm xong nhiệm vụ, với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dạn của một chiến sĩ trinh sát lâu năm, anh vẫn có thể vượt ra ngoài vòng vây của địch được.

Sự tính toán làm cho đầu óc anh căng thẳng. Điều này anh sẽ không nói với ông Ba Kiên trước. Có thê ông Ba Kiên ngày mai sẽ không gặp anh nữa. Ong là người cán bộ cấp trên mà anh yêu mến nhất, và có lẽ theo anh nghĩ, thì ông cũng rất thích anh. Chính vì thế một phần mà anh không thể khoanh tay ngồi nhìn, đầu biết rằng nhiệm vụ mà anh đang đảm nhiệm có vô vàn khó khăn đi nữa. Anh sẽ nói với ông ra sao nếu như đội trinh sát của anh sẽ không làm tròn nhiệm vụ này? Hôm qua khi nghe nói tổ trinh sát vẫn chưa xoi được đường, ông nói với anh trong máy:

- Cho bám nữa đi! Bằng cách nào thì cũng phải đưa thương binh ra sông, dầu cho còn một người đi nữa thì vẫn phải xoi cho được đường thôi, ông Thân ạ!

Ông Ba Kiên miệng nói là tay làm. Ở trận địa về, nhất định thế nào ông cũng sang cầu sắt. Để cho thủ trưởng trung đoàn trong khi bận trăm thứ phải nhúng tay vào công việc của mình thì thật là hổ thẹn. Nghĩ vậy, sáng nay, mộc đầu biết trung đoàn trưởng muốn gặp mình ở Gò Sao, anh vẫn quyết định đi, dặn người ở lại báo cáo mọi công việc với trung đoàn trưởng, khi ông ở trận địa về.

Thân vừa suy nghĩ vừa bước nhanh đuổi kịp Thị và Quá. Anh cảm thấy vui và muôn nói chuyện. Quá là một chiến sĩ trẻ, - hình ảnh của anh hơn một chục năm về trước đó - cái mũ tai bèọ hất ra sau lưng, khẩu AK khoác trên vai, nòng chỉa về phía trước, nó đang thích được tận mắt trông thấy thằng Mỹ. Nghe bước chân của chủ nhiệm, Quá quay lại:

- Sang Cầu Sắt rồi bọn em đi luôn à, thủ trưởng?

- Để xem đã!

- Khi sáng em đi khiêng thương với thủ trưởng Ba Kiên, thủ trưởng hỏi em đi trinh sát lần nào chưa, em trả lời: đã vào chốt Mỹ một lần. Thủ trưởng lại hỏi: Vào làm gì? Em nói: vào nhặt đồ hộp. Sau đó thủ trưởng im lặng. Em biết thế nào hôm nay cũng được đi.

Thân cười. Anh hiểu: thằng Quá đang nghĩ rằng chính ông Ba Kiên đã nói với Thân cho nó đi hôm nay. Thì cứ để cho nó hiểu như thế.

- ừ, cậu sẽ được đi, nhưng dự bị thôi!

- Các anh ấy đi mấy đêm rồi, phải để cho các anh ấy nghỉ. Này, chủ nhiệm cứ tin em, em sẽ bò vào tận nơi, lấy lựu đạn chúng nó về cho thủ trưởng xem.

Đúng tháng 5 năm nay Quá mới tròn mươi tám tuôi. Từ khi đi bộ đội đến nay, cậu ta cứ cảm thấy mình đã thành người lớn thực sự. Mặc đầu vậy, chung quanh không ai chịu công nhận điều đó. Cha chết trong chiến dịch Hòa Bình sau đó mẹ đi lấy chồng, từ ba tuổi Quá đã về ở với bà nội. Bà Hộ nuôi Quá như một bà mẹ nuôi con vậy. Quá học lên lớp bảy rồi mà bà đi chợ về vẫn mua bánh cho cháu. Hôm trúng tuyển nghĩa vụ, khi ra đi, bà bỏ vào trong ba lô một gói hành tôm và mấy củ gừng lúc nào không biết. Đến nơi tập trung anh em móc ra và cười ầm lên. Họ nói:

- Thằng Quá trước khi đi còn vê’ bú bà nó. Bà nó sờ trán thấy nóng, gói cho gói hành tăm!

Lúc đầu chúng bạn trêu chọc quá, Quá định vứt bỏ gói hành tôm đi, nhưng sau không biết nghĩ sao, anh lại cất nó xuống đáy ba lô. Những ngày đi Trưởng Sơn, có hôm nhớ bà nội, anh lẻn ra bờ suối ngồi khóc một mình, khóc chán lại lau khô nước mắt trở về. Vì không muốn mọi người coi mình như một đứa bé nữa, Quá phải giấu hết những tâm sự riêng tư này đi. Để cho có một cái bề ngoài giống người lớn, Quá cũng tập trêu chọc mọi người, tham gia nhũng buổi chuyện gầu và anh rất chú ý những chuyện chiến đấu do cựu binh kể lại. Anh thích nhất câu chuyện Thị kể sau đây. Có một lần, ông Thân giao cho Thị ra chốt đưòng. Ra đến nơi, Thị phát hiện gần đường đi có biệt kích. Anh quay về báo cáo. Thân quát: “Chỉ nói mò! Địch xuống đó lúc nào? Không có máy bay trực thăng thì nó đi đường nào đến?”. Thị tức quá, không nói không rằng, quay trở lại, bò vào tận nơi, lấy một cái ba lô biệt kích mang về đặt trước mặt Thân để làm chứng. Nghe câu chuyện đó. Quá nghĩ: “Rồi mình cũng phải làm như thế - Bây giờ chưa ai tin mình cả”.

Mấy hôm nay chủ nhiệm trinh sát không hề nhắc đến Quá trong việc đi nắm địch. Đôi lúc anh cảm thấy tự ái khi nghe nhũng cán bộ cũ phàn nàn về việc trung đoàn thương vong nhiều quá, hết mất chất. “Rồi coi!” Anh nghĩ vậy và chờ đến lượt mình đượe gọi tên... ông Ba Kiên sang đến cầu sắt thì Thân đã dẫn tổ trinh sát ra đi. Tuấn và Tiến được phân công ở lại để dẫn thương binh. Theo kế hoạch Thân báo cáo lại thì Thân và Quá sẽ đánh vào một cụm địch để thu hút hởa lực, Thị sẽ đón đoàn thương binh do Tuấn và Tiến dẫn ra, lợi dụng thời cơ, vượt đường. Điểm nổ súng mà Thân chọn là cái ấp bỏ không ở phía đông rạch Bến Cát. Nổ súng ở đó có hai cái lợi. Một là, ở trong ấp họ có thể đánh lâu được. Hai là, sau khi phát hiện được hỏa điểm của địch, đoàn thương binh có thể lợi dụng những góc chết và chỉ cần vượt qua con đường bò đầu ấp tạt sang trái là ra đến khu vực an toàn.

Như thế là kế hoạch ông Ba Kiên phác ra đã được Thân thực hiện. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ba chiến sỹ lấy ở tiểu đoàn 7 được trả trở về để đổi lấy một tổ súng cốì. Tổ này có nhiệm vụ mang theo một khẩu cốì 60 ly và mười viên đạn ra đặt ở bờ rạch, nghe nổ súng, bắn rải ra dọc con đường bò đầu ấp vừa để hỗ trợ cho Thân và Quá, vừa để uy hϊếp bọn địch, tạo cơ hội thuận lợi cho anh em thương binh vượt đường.

Thu xếp công việc xong đâu đấy, ông Ba Kiên vừa thấy yên tâm lại vừa thấy lo lắng. Nếu ông đến sớm thì ông đã không cho Thân đi như thế. Nhưng ông cũng hiểu ở cương vị Thân, ông cũng không có thể làm khác được. Ba lần phái trinh sát đi đều không xoi được đường... Ông cũng hiểu ý định của Thân khi anh để Thị lại phía sau. Nó lại giao gánh nặng cho mình. Đã bao nhiêu lần, ông đào tạo ra những chiến sĩ trinh sát. Vậy mà hết lớp này đến lớp khác, chúng nó ra đi.

Thân ở với ông từ khi còn là tiểu đội trưởng, từ ngày cònở ngoài Bắc. ông nhớ mãi cái đêm thực tập đầu tiên, nó bò vào buồng ông lây trộm cái xà cột trong đó có bao thuôc lá Điện Biên và đem về chia hết cho anh em trong tiểu đội sau đó, sáng dậy, đem xắc đến trả. Bọn trinh sát thằng nào cũng vậy, chúng nó sống chẳng giữ lấy cho riêng mình một cái gì. Đứa nào cũng ương ngạnh, nhưng đồng thời cũng rât tình cảm.

Ông Ba Kiên rất chú ý đến đội ngũ trinh sát. Thường những ngày rảnh rỗi, ông hay xuống đại đội trinh sát chơi. Có hôm ông ăn cơm và ngủ luôn ở đơn vị. ông huấn luyện cho các chiến sĩ trinh sát ngay trong các buổi hành quân, ngay trong lúc ngồi nghỉ ở một khu rừng, hay trước khi đến một địa điểm tập kết nào đó. Chỉ cần sau một chuyên đi với ông, một chiến sĩ mới nhớ ngay được cách làm sao lội qua một con suối mà không để lại đấu vết, làm sao để đi qua con đường nào đó một lần mà có thể nhớ được. Ông chỉ vẽ cho họ từ động tác mang súng lúc đi đường, cho đến động tác bước chân qua những vũng nước. Đi đâu xa về, ông cũng ghé thăm đại đội trinh sát trước hết. Thấy ông xuống, anh em trinh sát không ngại ngừng gì mà không xông tới, lục soát ba lô, túi áo, vơ vét từ điếu thuốc lào trở đi. Ngược lại, khi kiếm được miếng gì ăn, bắn được con nhím, con trúc hay tốt được con cá, xúc được con cua, họ cũng gửi sang cho ông, hoặc mời ông xuống đơn vị để liên hoan với anh em.

Ông Ba Kiên đến Cầu sắt được một lúc thì những cáng thương binh đẩu tiên cũng vừa đến. Ngoài số anh em tự đi lấy được và số anh em nhẹ không chịu đi cáng, tất cả có năm cáng. Đoàn thương binh do một nữ y tá hưống dẫn. Cô ta là nhân viên của đội phẫu tiền phương bị kẹt lại sau đợt một Các chiến 81 tiểu đoàn 7 đảm nhiệm việc khiêng thương. Sau khi đưa thương binh ra đến bò sông, họ sẽ trở về cầu sắt Như vậy, người hộ tống thương binh đến địa điểm cuối cùng. là Bảy Hưòng, cô nữ y tá nói trên. Đó là một cô gái mảnh khảnh, tóc cắt ngang vai. Đôi mắt một mí làm cho cô ta có dáng dấp một Hoa kiều. Vốn là chiến sĩ hoạt động ở vùng sâu, Bảy Hường rất thông thạo đường sá. Trừ sô” anh em bị thương nặng, tất cả thương binh đều được trang bị vũ khí.

Sáu giờ tôì, giống như một cuộc xuất kích, họ tập hợp đầy đủ trên ngã ba đương, bên bò rạch cạnh cầu sắt. Ông Ba Kiên đã chờ họ ở đó từ ban chiều. Khi những chiếc cáng đã được gác lên trên những chiếc nạng và tất cả thương binh đã ngồi gom lại chung quanh, trung đoàn trưởng bẻ một cành lá trải xuống đất và ngồi vào giữa.

- Chắc các đồng chí cũng biết cả rồi đấy! Đã ba bốn ngày nay, bọn địch rải quân chốt đầy trên các ngả đường ra bến sông. Anh em trinh sát đi xoi đường vừa bị thương vừa hy sinh bốn người rồi. Đêm nay đồng chí chủ nhiệm trinh sát phải đích thân đi nắm địch, sau đó dùng hởa lực tập. kích vào một cụm Mỹ, thu hút địch cho các đồng chí nhân cơ hội đó mà vượt đường. Các đồng chí trinh sát đang hy sinh tất cả cho chúng ta và mong muốn chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ vượt đường.

Chuyến đi này dẫu có nguy hiểm bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể nào so sánh được với nhiệm vụ các đồng chí trinh sát đang làm. Vì vậy, tôi đề nghị trong khi đi đường, chúng ta phải hết sức kỷ luật, tuyệt đối giữ bí mật, gặp địch không được chạy lung tung. Nếu không may bị thương, không được kêu la, làm lộ, gây thương vong thêm cho những anh em khác. Yêu cầu tất cả tuyệt đốì chấp hành lệnh người chỉ huy, Từ đây ra đến ấp bỏ, đồng chí Tuấn là người chỉ huy chung. Từ ấp bỏ ra đến bến sông, người chỉ huy sẽ là đồng chí Thị. Còn từ ấp bỏ trở đi, đồng chí Bảy Hựòng sẽ chỉ huy. Về trên đó, các đồng chí cứ yên tâm điều trị, Thay mặt anh em còn lại, chúng tôi hứa với các đồng chí sẽ đứng vững trên trận địa này cho đến người cuối cùng.

- Báo cáo anh Ba, tôi hiện nay là người của đội phẫu..

Có tiếng cười trong hàng quân làm cho Bảy Hường nổi xong bỗng đỏ mặt. ông Ba Kiên quay lại nhìn cô gái, suy nghĩ một lúc rồi mới nói:

- Theo tôi biết thì đội phẫu vừa qua đã rút về cách xa đây lắm rồi. ở Bình Mỹ hiện nay chỉ có một bộ phận Nhỏ của phân khu bộ nữa mà thôi. Cô về đó khó mà tìm đơn vị lắm. Về trường hợp của cô, tôi đã hỏi phân khu. Trước măt, cô cứ ở với trung đoàn, coi như một chiến sĩ trong trung đoàn 16 của chúng tôi. Do đó, tôi phân công cô đưa thương binh về trên đó. Vậy ý kiến của cô như thế nào?

Lại có tiếng cười trong hàng quân. Bảy Hưòng nói ríu giọng:

- Không. Không phải em không muốn ở Mười Sáu (lại có tiếng cười to hơn càng làm hai má cô gái đỏ rực)... Nhưng mà về trên ấy bây giờ... Thấy Bảy Hưòng lúng túng, ông Ba Kiên cũng bật cười:

- Vừa rồi cô bảo cô là người của đội phẫu để được ở lại. Bây giờ tôi nói với cô là đội phẫu đã về trên ấy rồi thì cô lại bảo là cô thích làm lính Mười Sáu. Cái cô này ghê thật!...

Giữa lúc anh em cười mà Bảy Hường thì đỏ bừng mặt lên như chực khóc đến nơi, ông Ba Kiên dịu giọng:

- Thôi, tôi thông cảm và giải quyết cho cô như thế này. Bây giờ cô cứ đưa thương binh về trên đó. Chừng nào có người xuống, tôi viết thư đề nghị xin cho cô cùng xuống với trung đoàn. Còn như hiện nay thì không thể làm khác được Trung đoàn đang cần một người vừa biết chuyên môn vừa thông thạo đường sá, lại cổ thể chỉ huy chiến đấu được như cô để hộ tống thương binh về phía sau. Mặt khác, hiện nay trung đoàn đang thiếu người cầm súng. Đi đi một người là khổ khốn thêm một chút.

- Em biết đó không phải là lý do chính. Lý do chính mà em không được ở lại chỉ vì em là con gái - Bảy Hường vừa nổi vừa vùng vàng quay đi chuẩn bị mọi thứ để hành quân.

Ông Ba Kiên nhìn theo cô gái, nghĩ: “Đành vậy thôi”.

Sau khi quyết định xong điểm nổ súng rồi, Thân ra lệnh cho Thị lùi lại để dẫn thương binh đi. Con đường từ Gò Sao đến rạch Bến Đá đi qua giữa cái ấp mà dân đã bỏ đi hết. Anh em chiến sĩ quen gọi nó là cái ấp bỏ. Đi đến đầu ấp mọi người bắt buộc phải vượt con đường độc đạo chạy qua giữa ấp. Ở quãng này, mí ấp, phía đông cũng như phía tây, đều tiếp giáp với một dải sình hẹp. Bọn địch chốt ngay giữa ngã ba cuối ấp và rải quân trên con đường chạy dọc giữa ấp. Điều quan trọng nhất là phải làm sao cho bộ đội vượt qua được cái ngã ba này.

Kế hoạch của Thân dự định là: Một người đột trước vào trong ấp, đi lên hướng bắc càng sâu càng tốt, nổ súng. Một người chờ ở cuốỉ ấp, khi nghe nổ súng, thì đánh vào cụm địch ở ngã ba đường. Chiếm được cái nhà ở đầu ngã ba đưòng thì thương binh có thể lợi dụng góc chết vượt vào giữa ấp, men theo mí ấp hết quãng đồng sình thì tạt ra cánh đồng màu an toàn. Nổ súng một lúc trên hai điểm như vậy, nhất định tụi địch phải đối phó: Một là chúng nó phải cụm lại, hai là do sự đối phó đó mà Thị, người dẫn đường có thể biết được nơi nào có địch, nơi nào không có địch.

Trong hai người đó, thì người làm nhiệm vụ nguy hiểm hơn là người đột vào giữa ấp. Lúc đầu Thân định đảm nhiệm công việc này. Nhưng đến bây giờ ra giữa thực địa, anh mới nhận ra là không thể như thế được nữa. Việc đánh cụm địch ngã ba đưòng không phải là một chuyện dễ. Giao việc này cho Quá ư? Nếu lỡ ra, vì thiếu kinh nghiệm, nó không chiếm được cái nhà kia để giành cho bộ đội một con

đường đi thì mọi sự hy sinh, mọi sự tính toán đều trở thà vô ích cả. Nhưng để cho Quá đi vào giữa vòng vây địch ư! biết ràng nó sè không về nữa. thì anh thấy không sao lòng, nhất là công việc đó anh đã dự tính là mình sè đảm nhiệm (dầu cho anh chưa nói điều này với Quá).

Thấy Thân có vẻ chần chừ, Quá sát ruột hỏi: - Thế nào, thủ trưởng? Bây giờ thủ trưởng ở đây, em bò lên xem sao rồi trở về em báo cáo lại thủ trưởng nhé!

Quá vừa toan đúng dậy thì Thân nắm lấy áo anh, kéo trở lại:

- Khoan đã... Anh nhìn đôi mắt to tròn, ngơ ngác của Quá, rồi bất giác buột ra một tiếng thở dài

- Quá à? Bây giờ có hai nhiệm vụ: anh cho em chọn lấy một, em đồng ý không?

Thấy lần đầu tiên thủ trưởng xưng hô anh em với mình, Quá sung sướиɠ và cảm thấy mặt mình nóng bừng. Anh ấp úng:

- Nếu vây thì em xin chọn nhiệm vụ nào khó khăn nhất!

- Nhiệm vụ nào cũng khó khăn cả. Một người sẽ ở lại đây đánh vào bọn địch ở chỗ ngã ba kia, chiếm cái nhà đầu tiên ở cuối ấp mà đứng đây trông thấy đó, giữ cho được ba mươi phút, cho thương binh vượt đường.

- Còn nhiệm vụ thứ hai?

- Một người sẽ long theo bò rạch, vòng qua ngã ba, men theo con đưòng giữa ấp, đi ngược lên càng xa càng tốt, đánh vào một cụm địch bất kỳ nào trên trục đường. Quá im lặng một lức, lại hỏi:

- Có phải là nhiệm vụ ở lại đây quan trọng hơn không thủ trưởng?

- Đúng vậy...

- Vậy thì em đi vào trong đó cho!

Quá nói xong, ngước mằt lên nhìn thằng vào mặt Thân như để thăm dò phản ứng của anh. Thân bỗng trơ nên hoảng hốt:

- Nhiệm vụ đó nguy hiểm. Người đi vào đó có thể bị lọt vào vòng vây không ra được.

- Nhưng mà thủ trưởng đã cho em được chọn rồi cơ mà? Thấy Thân có vẻ ngơ ngác, tự nhiên Quá nắm lấy tay anh:

- Chủ nhiệm đừng lo. Em nhanh như con sóc ấy mà! Với lại chủ nhiệm mà đi vào trong đó, đến khi gặp tình huống bất ngờ thì ở đây em xử trí làm sao được? Như vừa mới tỉnh cơn mơ, Thân giật tay anh ra khỏi tay Quá:

- Thôi được, em đi đi, đến đầu cái nhà kia thì long theo con rạch mà đi, chú ý dừng lại từng đoạn quan sát. Gặp địch, chưa lộ thì chưa cần nổ súng. Đi vào càng sâu càng tốt. ở ngoài này, khi nào nghe trong đó no súng, anh sẽ chiếm cái ngã ba kia. Ở trong đó, chừng nào thấy anh bắn pháo hiệu xanh thì rút ra, anh sẽ chở em ở ngã ba đường đi cầu sát. Quá toan đi thì ngập ngừng, đứng lại.

- Em còn hỏi gì nữa không?

Quá lác đẩu rồi bỗng xốc quai súng, vừa đi vừa nói, không quay mặt lại nữa:

- Trong bồng em có cái thư...

Đoàn thương binh ra đến đầu ngã ba đi về ấp thi trời đã nhá nhem tối. Họ đi lặng lẽ, không ai nói với ai một câu nào. Lên xuống con đường này đã ba lần, họ biết rất rõ từng chặng một. Trong sô’ thương binh có những người không muốn về chỉ vi nghĩ đến những chặng đường ấy. Người đi trước đoàn là Thị, sau đó đến hai chiến sĩ của tiểu đoàn 7, tiếp theo là năm chiếc cáng. Bảy Hường đi giữa những chiếc cáng đó,, có lúc cô ghé vai khiêng thay cho một chiến sĩ đi bên cạnh. Những thương binh nhẹ đi sau cùng với Tuấn và Tiến. Trong trường hợp bị lạc. Tuấn, Tiến và Thị sẽ chia nhau dẫn từng nhóm, tùy tình hình, vượt đường hoặc quay lại.

Tất cả mọi người, không ai bảo ai, dỏng tai chờ nghe tiếng súng nổ. Đến sau ruộng mía thì tất cả mọi người rải ra và dừng lại. Thị đi xem lại từng tổ một, bảo anh em buộc khăn trắng vào tay làm ám hiệu, rồi đến ngồi xuống bên cạnh cáng của Lâu.

- Tối nay thằng Quá sẽ nổ súng trước!

- Nó sẽ không về nữa đâu.

- Lúc đầu ông Thân định đi, nhưng sau lại sợ nó không chiếm nổi ngôi nhà bỏ ở giữa ngã ba đường, ông ta. không biết giải quyết thê nào, sau đành để cho nó tự chọn, ông ta vẫn thiếu cương quyết.

- Mày có biết vi sao nổ lai chon nhiệm vụ thọc sâu không?

- Có lẽ nó biết ông Thân lo nó không chiếm được ngôi nhà.

- Theo tao thì nó là thanh niên, nó thích đi vào chỗ nào nguy hiểm. Tao hồi mới vào bộ đội cũng vậy.

- Theo tôi thì không phải như vậy. Ai mà lại không biết là đi vào giữa vòng vây địch thì có thể hy sinh?

Thị quay lại. Bảy Hường ngồi phía sau anh từ lúc nào, theo dõi câu chuyện và bây giờ góp ý kiến của mình.

- Được rồi! Thê tôi hỏi cô Bảy nhá: Tại sao cô lại thích ở với trung đoàn Mười Sáu chúng tôi? Nếu vì nhiệm vụ thi sao cô không nằng nặc đòi thủ trưởng Ba Kiên cho về ngay trạm phẫu?

- Ai nói tui thích trung đoàn Mười Sáu? Bộ anh nằm mê chắc? Tui chỉ không thích làm y tá.

- Như vậy là cô thích chiến đâu chứ gì?

- Thì sao?

- Thì sao nữa? Đi chiến đấu hấp dẫn hơn là làm y tá. Tôi cũng vậy. Thằng Quá mà phân công nó làm y tá thì tôi cam đoàn với cô là trăm phần trăm nó không nhận.

Bảy Hường chưa biết trả lời như thế nào thì một loạt súng AK nổ giờn phía đầu ấp, tiếp đó là tiếng súng ở cuối ấp. Đèn dù bật sáng trong ấp. Thị ra lệnh:

- Áp sát vào đi! Pháo nó sẽ câu phía sau ta đó!

Họ nhằm phía tiếng súng nổ mà đi tới, người sau đi cách xa và nhìn chừng người đi trước. Tiếng súng nổ mỗi lúc một dữ. Chỉ năm phút sau, đạn đại bác đã nhằng lửa trên bò rạch. Thấy đạn lửa bắn vào ngôi nhà bỏ đầu ấp đỏ rực, Thị biết Thân đã chiếm được ngôi nhà đó. Anh vòng theo bò ruộng lên chiếm con đưòng, đứng chỉ hướng cho đoàn thương binh lần lượt vượt qua. Tiếng súng trong ngôi nhà vẫn nổ. Thị nhìn đồng hồ: cái kim phút nhích lên từng tý một. Đoàn cáng đi qua rồi. Còn năm người chưa qua được con rạch. Bỗng tiếng súng AK im bặt. Anh nhìn đồng hồ: mới có hai mươi phút. Đoàn đi đầu có thể chưa vượt ra ngoài ấp được. Thị chưa biết tính thế nào thì vừa lúc đó Tuấn đi lên, thở hổn hển:

- Chắc ông Thân bị rồi!

- Mình cũng nghĩ như thế. Cậu thay mình nắm lấy đoàn thương binh...

Thị không kịp để cho Tuấn hỏi gì thêm, anh ôm AK lội xuống con rạch, mất hút vào bóng tối. Con rạch Nhỏ chạy từ phía tây ấp, vòng lên dọc theo con đường đang xảy ra cuộc đυ.ng độ.

“Chỉ cần nổ súng thêm ít phút nữa!” . Thị chỉ kịp nghĩ vậy, và khi lên cách cái nhà ngã ba đường chừng mười mét, anh liền nhầm vào hướng có tiếng súng nổ và nổ súng. Ngôi nhà đã cháy lên đỏ rực. Ngay sau đó, anh được trả đũa lại bằng một loạt M79, và tiếp theo các thứ đạn cày đất chung quanh anh. Như vậy là mình đã bị bao vây trong một vòng lửa. Bỗng từ cạnh ngôi nhà vọt lên một phát pháo hiệu xanh Thân vẫn còn sống!” Cái ý nghĩ đó làm cho Thị quên hết nguy hiểm. Trong khi chúng nó tập trung sự chú ý nơi vừa mới vọt lên chiếc pháo sáng, thì anh đã chuyển chỗ Anh nhìn đồng hồ. Có lẽ thương binh đã qua hết. Thân bắn pháo hiệu cho Quá rút, sau ba mươi phút như hợp đồng trước đó. Như vậy là có thể vì bị thương nặng, không ra được có thể súng Thân đã hởng. Thị đoán vậy và nhìn quanh quan sát địa hình, tìm cách tiếp cận nơi vừa phát ra pháo hiệu.

Trước mặt anh là một khoảng trống sáng rực. Qua ánh lửa, anh nhận ra những bóng đen lô nhố. Chúng nó xung phong chiếm lại khu nhà và vây bắt Thân vì biết anh không còn vũ khí nữa. Thị để tay vào vòng cò. Bỗng một phát nổ bắn tung bụi đất trước mặt. Đó là tiếng nổ của một trái thủ pháo. Thị hiểu ra và hai con mắt của anh nhòa đi. Thế là hết!

Thị quay về ngã ba cầu sắt, nơi Thân hẹn Quá sẽ gặp nhau khi rút về. Đoàn thương binh có lẽ đã đi trót lọt. Chắc bây giờ họ đã xuống xuồng. Thằng Quá vẫn chưa về. Và có lẽ cũng như Thân, nó sẽ không bao giờ về nữa. Mới tốì hôm qua, nó còn đứng nói chuyện với ông Ba Kiên ngay chỗ ngã ba đường này đây. Thằng Tuân và thằng Tiến sang bên đó chưa biết bao giờ về được. Lệnh ông Ba Kiên là chỉ được trở lai khi nào bọn địch rút khởi khu vực này. Đại đội trinh sát như vậy là còn lại có một mình anh. Nghe có bước chân người đi tới, Thị kêu lên:

- Quá đấy hả mày?

Người đi đến đứng im lặng trước mặt Thị một lát mới cất tiếng hỏi:

- Không ai về cả hả Thị? Người vừa hỏi đó là ông Ba. Đêm đó hai người về Voi Nhỏ.