Tập 2 - Chương 1

Bác Hai!

- Ủa, Tư Quang mày?

Hai người chào nhau rồi im lặng ngồi nhìn nhau. Từ lúc Tư Quang vào, ông Hai Trụ ngồi xếp bằng không nhúc nhích trên tấm phản kê chính giữa nhà, thong thả nhấp từng hụm trà một.

Họ tìm gặp nhau, nhưng khi đã ngồi trước mặt nhau rối thì lại không biết nói gì cả.

Họ đều từ ngoài Đồng Lớn vào, tình hình ngoài đó đang sôi động, nhưng ở đây lại im khe. Mấy thằng lính không ra “kích” đêm, thậm chí không thèm bắn pháo sáng canh chừng như mọi hôm nữa.

Dãy nhà tôn trong ấp nằm dài xếp hàng ken nhau trong tranh tối tranh sáng. Le lói có những ngọn đèn dầu hỏa rọi ánh sáng qua kẽ vách. Tiếng pháo, tiếng bom từ ngoài Đồng Lớn dội về làm cho mọi người không ngủ được. Ngọn lửa từ phía đó chảy sáng rực một góc trời.

Sau những cánh cửa khép kín, phát ra tiếng nhạc xập xình, tiếng ca vọng cổ rền rĩ lẫn trong tiếng khóc của trẻ con và tiếng chó sủa hờ cầm canh một cách mệt mỏi. Ông Hai Trụ khịt mũi hoài. Cái gì cũng ngột ngạt, những con trâu bị cột sát sau hè nhà ngay giữa lối đi, mùa mưa, nước phân, nước, giải trôi lênh láng. Dãy nhà lụp xụp này nằm lọt giữa vòng rào kẽm gai, cạnh chiếc lô cốt chuồng cu cao lừng lững, trông chẳng khác gì một trại chăn nuôi khổng lồ.

- Vào ấp chiến lược!

Chuyện xưa nay ông Hai Trụ chưa bao giờ nghĩ tới, mà hôm nay...

Ông giận mình rồi lại giận lây sang cả cái ấp Đồng Lớn vốn xưa nay ông rất yêu mến. Ông đã đi từng nhà nói chuyện với với bà con cô bác. Lúc đầu người ta còn nghe lời ông, ban ngày tản ra ngoài bìa rừng, đến đêm lại trở về... Cũng có gia đình và chia đôi, vào trong ấp chiến lược một nửa, ở lại bên ngoài một nửa. Nhưng rồi dần dần, tụi nó bắn pháo dữ quá, và cho đến hôm qua, sau một trận càn ủi ác liệt kéo dài, chỉ còn ông là người ở lại cuối cùng để rồi đến bây giờ cũng phải tìm vào đây.

Mấy đứa du kích thì không nói làm gì, chúng nó chẳng lấy sức đâu mà chống chọi với thằng Mỹ được mãi... Nhưng các đơn vị chủ lực tại sao không đem quân về mà đánh, mà giữ lấy cái ấp Đồng Lớn xưa nay vẫn là căn cứ du kích nổi tiếng một vùng này? Đất đã bỏ đi làm sao quay lại được nữa?

Hôm con Sáu Trang về, ông đã nói với nó:

- Ngày một ngày hai rồi thằng Mỹ sẽ ủi trắng, ủi sạch bách, ủi teng beng hai quận Củ Chi, Trảng Bàng này cho chúng mày xem. Đến lúc đó rồi một búi cây cũng không còn mà núp. Du kích bấy giờ ém vào đâu? Chủ lực ém vào đâu? Mày về nói với mấy anh trên tỉnh liệu xem sao chứ cứ cung cách này thì rồi bọn tao cùng đến phải bỏ đất mà đi thôi. Nói vậy chứ làm sao bỏ đất mà đi được?

Biết bao nhiêu lần rồi, từ trong những đám lửa đó, ông Hai bốc vác, thu vén tro than, nhặt nhạt từng mảnh gỗ, thanh tre còn lại, dựng lên ngôi nhà trên cái nền sạm đen màu khói ấy. Những thanh gỗ tướp xơ, những tấm ván cong vênh, những cây cột cháy xém còn mang đầy thương tích đó. Dấu vết mùi gỗ cháy trên một cái ghế ngồi, dấu đạn xuyên ở một cánh cửa, cái kiềng cụt chân mà bà Hai kê bằng viên gạch đều được ông Hai giữ lại. Cứ sau mỗi trận cản ủi ngôi nhà lại thay đôi đi một ít. Nền rộng thêm ra, nhà thu hẹp lại, mái thấp xuống. Mặc dầu thu nhỏ hạ thấp, thay đi những cây cột mới, những cánh cửa mớí, ông Hai vẫn giữ nguyên cho ngôi nhà những cái gì có thể giữ được. Nhà ông vẫn trở mặt về hướng tây, vẫn nhìn ra cái cứ du kích của Tư Quang. Phía sau nhà, bên trái vẫn là mấy bụi chuối, nơi dể lu nước, và viên đá kê rửa chân. Chì có hàng tầm vông bị bom đào lên không thể một lúc mà trồng lại được.

- Tư Quang!

-Dạ!

- Sao mày bảo chúng tao bám trụ mà mày lại “dông” vô đây trước?

Tư Quang:

- Chậc...

Tự nhiên bác Hai cười khẩy một cái:

- Ái già, hồi này tụi tao không nghe hát cái bài chi mà An Nhơn, An Phú, mày nhớ bài đó nữa không Tư Quang?

Biết ông Hai nói chọc tức mình, Tư Quang nuốt nước bọt đánh ực một cái. Bài hát ấy nói về du kích Củ Chi hồi còn đánh Mỹ dưới địa đạo. Trong trận đánh Mỹ đầu tiên ấy, anh và Hai Cà, con bác Hai Trụ, mỗi người một cây “bá đỏ”, chốt hai đầu địa đạo, cự nhau với giặc suốt bảy ngày đêm. Chao ôi, cái đận ấy là gian nan! Quân Mỹ do xuống lèn trời lèn đất. Nghe nói nó đưa nước ngọt từ bên Phi Luật Tân về, “bay máy bay” phun xuống làm mưa nhân tạo cho lính tắm, cô bác đã phát ớn. Động vào chúng nó là y như động vào tổ kiến bù nhọt. Đánh đằng trước, chúng nó đổ “trực thăng” đằng sau. Đánh đằng sau, chúng nó lại đổ đằng sau nữa, một cái, máy bay. Đại bác mù trời.

Ông Hai đi coi bọn Mỹ đổ quân về, lắc đầu nói với bọn Tư Quang:

- Tụi bay liệu sao thì liệu, chứ tao xem cung cách này cứ lấy sức ra đối chọi với chúng nó, lắm tiền nhiều của, quân lính hằng hà sa số, không biết bao nhiêu mà kế. Không biết rồi các ông trển tính sao đây?

Bữa đó, họ cũng ngồi im lặng như vậy đây. Tư Quang nghe ông Hai nói cũng nuốt nước bọt ừng ực như thế này. Riêng Hai Cà thì nhất định phải đi coi cho được thằng Mỹ tận mắt.

Lúc trở về, hắn nói với Tư Quang:

- Con mắt thằng Mỹ xanh mà lấc la lấc láo, tui coi bộ hắn chậm lắm anh Tư ạ, ta cứ thử đánh một trận xem sao rồi rút kinh nghiệm.

Vậy rồi trận đánh đầu tiên xảy ra, một trận đánh cho đến bây giờ mỗi lần nghĩ đến anh vẫn còn cảm giác ngơ ngác, bàng hoàng. Lúc đó, Tư Quang nào có biết hình dáng mặt mũi thằng Mỹ ra sao. Chỉ nghe nó bắn pháo rồi trực thăng bay ầm trời ầm đất. Vừa xách súng ra đến chiến hào, đã thấy quân Mỹ tràn vô như kiến, lính đâu mà đông dữ! Đạn nhọn bắn từng viên một, chết thằng này thằng khác lại tiếp lên. Nghe nói chúng nó đánh theo kiểu điều lệnh chánh quy mà. Tư Quang liệng năm trái Mã Lai, giật một trái nổ, bắn hết cả "bao xe” đạn, quần nhau suốt một tiếng đồng hồ ròng rã với chúng nó, xong xuống địa đạo ngồi nghỉ lấy thêm đạn, lại lên đánh nữa.

Sau ngày thứ nhất, cán bộ dẫn bà con theo “đường ống” đại đạo sang bên kia sông, chỉ để một tổ du kích trụ lại, lúc đánh, lúc nghỉ. Đến ngày thứ ba, bọn Mỹ dò theo “đường ống” đánh mìn thủng từng lỗ lớn rồi dòng dây thả lính xuống. Hầm chật, Tư Quang phải vừa đi thụt lùi vừa lựa thế bắn, thằng này chết, chúng nó kéo lên, thay thằng khác xuống. Bảy ngày như thế dưới địa đạo, đói bết. Đêm đến, chui lên chỗ nào cũng gặp Mỹ. Mãi đến đêm thứ bảy, họ lần theo “đường ống” về An Phú. Bò lên không thấy giặc, Tư Quang cho anh em nhằm hướng nhiều pháo bắn đi tới. Làng xóm vắng tanh, nhà cửa bị đốt sạch, trâu bò nằm chết ngổn ngang. Một số dân chạy sang bên kia sông, còn một số nữa, bị chúng nó xúc lên “trực thăng” đưa hết vào ấp chiến lược. Mãi cho đến gần Tết, dân mới lác đác trốn về, dựng thum lên ở. Chúng nó lại bắn đại bác, bỏ bom. Lần đó dân Đồng Lớn chết không biết bao nhiêu mà kể.

Con trai ông Hai cũng chết trong đận ấy, giữa lúc đang cùng ông dựng lại nhà ở. Bây giờ nhắc đến chuyện đó, người ta lại nhắc đến những chiến sĩ du kích đã hy sinh như Hai Cà. Dân Củ Chi thường giải thích cái lý do kém sút của phong trào như sau: Bây giờ mấy đứa đánh nhau giỏi như thằng A, thằng B chết ráo trọi rồi. Điều đó làm cho những người còn lại như Tư Quang tủi thân. Đối với anh, hình như những chiến công ấy đã thuộc về một quá khứ hào hùng không bao giờ có thể trở lại được nữa.

- Có lính đi tuần đêm đấy...

Bác gái từ ngoài đi vào khép cửa lại.

Tư Quang đứng dậy ra phía sau. Ông Hai vẫn ngồi nguyên trên phản:

- Có gạo nước chi bới cho tụi nó một ít, tình hình này chưa chắc anh em du kích đã vô đây được. Hừm, mãi đến hôm nay lại thấy đi tuần đêm.

Vừa mới đó, ông Hai làm như có vẻ giận mấy thằng du kích thì bây giờ ông lại thấy thương chúng nó. Thằng Tư Quang vào ấp một lúc rồi đi lại ra ngoài, ông chưa hỏi xem mấy hôm nay tình hình làm ăn của anh em ra sao?

Bà Hai ngồi đong gạo vào cái bồng may bằng vải nhựa Mỹ của Tư Quang. (Mỗi lần vào ấp chiến lược, anh tạt vào nhà bác Hai trước, vứt cái bồng lại đó).

- Bỏ thêm vào đó cho tụi nó ít khô cá.

Ông Hai vừa nói vừa đứng dậy, mở chạn thức ăn, lấy ra một xị rượu.

- Đưa tụi nó mang ra ngoài chia nhau mỗi đứa một tợp cho ấm bụng...

Xong mọi công việc, bà Hai lại ra đứng gác ở cửa trước, còn ông Hai xách cái bồng xuống bếp ngồi cạnh Tư Quang. Hai người nhìn ra ngoài trời tối đen. Một lúc sau, ông Hai hỏi trước:

- Bây giờ tróc cứ vậy rồi tụi bay định về đâu ở?

Tôi cũng chưa biết tính sao đây, đang cho anh em ém tạm ở gần Suối Cạn, bữa nay máy ủi ủi gần tới suối, tôi sang gặp chú Hai bình toong, bí thơ Đảng ủy thì bên ấy cũng tróc cứ, chưa biết ổng chạy đâu.

- Bọn bay có nghe tình hình bên Trảng Bàng thế nào không?

- Từ đây ra đến bờ sông trắng như tờ giấy trắng, bên đó cũng chẳng khác chi bên ta.

- Vậy tụi bay có biết cung cách làm ăn của du kích các xứ khác ra sao không?

- Đường liên lạc khó lắm, chỗ nào cũng biệt kích, cũng thám báo. Bên kia sông chúng nó cũng nống ra dọc đường Mười bốn, chiếm lại Suối Dứa, Rạch Bắp. Bọn Dầu Tiếng tung tin là sẽ chiếm lại Thanh An rồi càn sang mấy cái cứ bộ đội ở Công Bông Giấy, Đắc Un. Thằng đại úy Trung trong Tiểu khu Trung Hòa tuyên bố lần này sẽ đuổi Việt cộng lên tít tận biên giói xong thì ký hiệp định, chấm dứt chiến sự.

Ông Hai nhổ một bải nước bọt:

- Được mấy hồi... Mà dạo này bộ đội chủ lực đi đâu ráo trọi vậy hả Tư Quang?

- Sau trận càn cái nêm “Át - lát”, không biết các ông lính “mũ sắt” đi đâu hết, chỉ còn trung đoàn Mười sáu nghe đâu vẫn ở bên kia sông.

- Nếu chủ lực ta không về thì tụi bay tính liệu sao?

Tư Quang đang rối ruột rối gan lên bởi trăm thứ chuyện. Cả cái ấp Đồng Lớn bỏ đi. Đến như ông Hai mà cũng còn phải chạy vào đây nữa thì còn biết nương tựa vào ai. Anh cũng chưa nói với ông về tình hình đội du kích vừa rồi. Nói mà làm gì? Chỉ làm cho người ta thêm lo lắng. Anh định vào! đây tìm ông Hai Trụ, bà Tám Kim và một số cô bác, hẹn họ nơi móc ráp, vì căn cứ du kích rồi sẽ phải dời di. Mà dời đi đâu thì cho đến bây giờ Tư Quang vẫn chưa nghĩ ra được!

Mọi chuyện Tư Quang cũng đã có sơ bộ dự kiến cả đấy, nhưng anh đâu có nghĩ đến nông nỗi này. Vừa đầu tháng, sư Hai mươi lăm ngụy về trong Trung Hòa. Tiếp đó, chúng nó đổ lính xuống Rừng Làng, Ba Cụm. Máy bay “đầu đỏ” cứ lần theo đường mòn, hễ trông thấy bóng người là bắn. Chúng nó cho “đầm già” bay gọi loa kêu đồng bào vô ấp chiến lược, để cho quân đội đồng minh hủy diệt các căn cứ Việt cộng.

Không ngờ lần này nó lại làm quyết liệt như vậy: Đổ ba tiểu đoàn Mỹ, một tiểu đoàn ngụy bao vây nguyên một cái ấp Đồng Lớn bé tí tẹo mà càn quét. Chúng nó giã pháo một ngày từ sáng đến tối, sang ngày sau gọi loa. Gọi loa rồi bắn, bắn rồi lại gọi loa, làm đi làm lại hết ngày này qua ngày khác.

Đêm đầu tiên, dân đã chạy hết phân nửa. Đêm thứ hai, đội du kích vào côn gặp lác đác dăm bảy gia đình. Đến ngày thứ ba, tụi Mỹ vào làng, gặp bâft cứ đàn ông, đàn bà, ngưò già, trẻ con, bất kể ngoài đồng hay trong nhà, đều lôi tuột lên “trực thăng” hót đi hốt. Còn cái nhà nào chưa cháy chúng nó đốt cho cháy nốt. Còn cái hầm nào chưa sập chúng nó phá cho sập luôn. Trong ấp thì gom dân, còn ngoài địa hình, chúng nó đưa hai chục chiếc xe ủi đến, dàn hàng ngang ủi phá. Ngày thứ nhất du kích đánh trái, nổ B.40 làm cháy hai xe. Ngày thứ hai, đã thấy chúng nó cẩu đến hai chiếc khác.

Tư Quang họp anh em lại để bàn cách đánh. Bảy Rỹ nói:

- Anh Tư à, mình đánh nhau với thằng Mỹ mà cứ như Phàn Lê Huê đánh nhau với cái thằng gì ba đầu sáu tay ấy chặt đầu này nó lại mọc lên đầu khác, ngán quá.

Tư Quang phải nói cho anh em yên tâm:

- Nói vậy chớ, mình đánh riết rồi chúng nó cũng phải chờn.

Miệng nói mạnh, nhưng trong bụng Tư Quang cũng thấy nao núng. Những đội viên trẻ tuổi như thằng Đực, thằng Re, đêm ra Đồng Lớn, không gặp cô bác, trở về, ngồi ỉu xìu Tư Quang bảo tiếp tục làm trái, anh em ai cũng ngạc nhiên. Họ hỏi còn làm trái làm gì?

- Để đánh chớ còn làm gì.

Nói vậy nhưng rồi Tư Quang lại thấy câu trả lời của mình có phần vô lý. Nó ủi sắp hết trơn “địa hình” rồi còn đánh đấm cái nỗi gì? Phải lo chỗ đứng chân đã chứ. Việc gì chứ việc ủi trắng hai bên bờ sông thì nhất định chúng nó làm được. Sau buổi họp đó, Tư Quang sang Dân Hàng tìm bí thư Đảng ủy.

Ra đi, Bảy Rỹ dặn:

- Anh Tư đi mau mau về, chứ ở nhà anh em lo lắm, có gì rồi chăng biết chống chèo làm sao.

Trước đến nay Bảy Rỹ, có dặn như thế bao giờ đâu. Anh vốn gan lì. Gặp khó mấy anh cũng nói với Tư Quang: Anh cứ yên tâm, Tư Quang có đi đâu xa dặn dò công việc thi Bảy Rỹ cười hề hề:

- Đến đâu ta hay đó, lo chí anh Tư...

Bảy Rỹ đã phải lo là chuyện không vừa. Bảy Rỹ mà đã lo thì bọn thằng Đực, thằng Re làm sao mà yên tâm dược. Nhìn qua nhìn lại các cơ quan bật hết. Chỉ toàn nghe nói đến nhũng trận đánh điểm, những vụ chiêu hồi, những đoàn cán bộ bị kích, bị phục.

Thằng Bảy Rỹ lo là phải. Tư Quang vừa mới ra đi thì ngay lập tức, chúng nó đem xe và lính đến bao vây đốt sạch, hót sạch cả ấp Đồng Lớn. Không tìm được bí thư chi bộ, đêm sau Tư Quang trở về, đã thấy anh em buộc bồng sẵn sàng ngồi đó. Họ còn chờ Tư Quang về, chưa biết đi đâu, tính sao? Căn cứ Đảng ủy cũng bị đánh tanh bành rồi. Tư Quang lạị bảo anh em chờ rồi tìm về ấp chiến lược, và gặp ông Hai cũng đang trong tình trạng bê bối chăng khác gì anh.

Bây giờ đi đâu nữa? Chẳng lẽ bỏ đất sao?

Hai người ngồi bên cạnh nhau im lặng. Họ im lặng đến mức có thể nghe rõ tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ đeo taý.

Thằng Tư Quang không nói trận đánh nhau vừa rồi như thế nào nhưng cứ nhìn cái bộ đăm chiêu cua nó thì cung đoán biết được tâm trạng. Hôm qua, ngồi trên nền nhà cũ của ông ngoài Đồng Lớn nhìn sang cứ du kích nghe tiếng súng nổ, ông cũng đủ rõ, chẳng cần gì hỏi thêm nữa. Ông Hai Trụ nghĩ vậy và cũng muôn góp được một ý kiến gì hay ho với Tư Quang, nhưng sao bây giờ đầu óc ông lú lẫn quá.

Tự nhiên ông Hai nhớ đến thằng con trai đã mất. Đận ấy chúng nó cùng càn dữ vậy đây. Xong trận càn, bọn Mỹ vừa rút, ông trở về làng thì thấy thàng Hai Cà, con ông đã trở về trước đó ròi. Nó đói bết, đánh nhau bảy ngày dưới địa đạo mà. Trông thấy nó nằm xoài trước sân, thoạt đầu ông kêu lên vì tưởng là người nào bị pháo. Mặt mũi nó đen nhẻm đến nỗi ông không nhận ra nữa. Tốì rồi mà vẫn chẳng có ai về trừ mấy thằng du kích.

- Tía về đây mà ở, tui đào cho tía một cái hầm khác, chứ đánh Mỹ vậy, tôi lên mà không gặp ai thì đói bết chịu không thấu.

Thằng Hai Cà chết đã ba năm nay rồi, vậy mà ông không sao quên được lời nó dặn. Mỗi lần đi khỏi Đồng Lớn, ruột ông Hai lại nóng cồn cào, tưởng như thằng con trai trở về, chờ ông ở đó, đang đào cho ông cái hầm mới. Nó đào hầm để ông có thể trụ lại đó. Nó đã nói vậy thì làm sao ông có thể bỏ đất này mà đi.

Tên thật của ông đâu có phải là Trụ. Chỉ từ sau khi cái ý nghĩ đó, sau cái sự việc khó quên đó, ông liền tự đặt tên mới cho mình để giới thiệu với các nhà báo. Cái tên vừa để tự nhắc nhở mình, vừa để giữ bí mật. Vậy rồi gọi riết thành quen. Bây giờ hầu như mọi người đã quên mất tên cúng cơm của ông rồi.

- Bây giờ tụi bay tính sao?

- Tui lại ra ngoài đó.

- Mai mốt tạo có ra ngoài đó thì gặp tụi bay ở đâu?

- Tui vô đây cũng chỉ định để hẹn với chú điều đó. Thỉnh thoảng chú nhớ đánh xe trâu ra bìa rừng.

- ừa, nhưng tạm vậy mấy hôm rồi cũng phải có chỗ mà ở.

- Rồi tính sau thôi chú ạ, đến nước cùng không khéo rồi cũng lại phải sang sông thôi.

Tư Quang xốc bồng đứng dậy. Khi anh đã đi khuất vào bóng tối, ông Hai mới sực nhớ là quên nhắc nó phải cẩn thận.

Cứ du kích xây dựng dưới lùm tre, trèo lên bụi tre đó, anh em có thể nhìn thấy chòi cũ bên bốt Trung Hòa. Quan sát được bọn địch khi chúng nó chuẩn bị một cuộc đi “bố”, ở đó cũng có thể nhìn ra Đồng Lớn, Sa Nhỏ để dò xem động tĩnh cứ thấy nhân dân nháo nhác là biết địch sắp ra từ hướng nào rồi. Đó là một khu rừng làng nhỏ, trước đây Tư Quang cho gài mìn chung quanh và treo đầy những bảng “tử địa". Địch vào, trước hết cho nổ mìn, bắn súng rồi rút vô tuyến trong, ở đó, lại nổ mìn, lại bắn súng lần nữa. Cứ tùy theo tình hình mà đánh trái, chọi lựu đạn, bắn súng hoặc là rút xuống hầm bí mật. Có khi túng quá, phải luồn ra phía Suối Cạn mà ‘Vù”.

Lẩn này, tụi nó làm kiểu bóc vỏ từ ngoài vào. Suốt một tuần nay chúng nó ủi trắng bốn phía. Nằm đây mãi thì chẵng khác gì lũ rắn lũ chuột nằm chờ đoàn người đi “đạp cù" dồn vào giữa đám cỏ. Ủi hết chung quanh rồi, cứ du kích nằm trơ ra như một hòn đảo. Trước đây, chung quanh còn có ấp, có dân, không nơi này thì nơi khác. Bầy giờ, cùng một lúc, chúng nó hốt sạch. Muốn trà trộn vào đâu cũng không được.

Vậy là họ phải ra đi.

Mọi người chỉ đợi Tư Quang về là đi, họ không biết đi đâu. Tư Quang sẽ nghĩ giùm họ. Xưa nay, những lúc khó khăn, Tư Quang vẫn bình tĩnh. Anh thường im lặng không vội vàng, tập trung để suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc và cho đến phút cuối cùng thì đưa ra một quyết định thật chắc chắn.

Lần này, thực tình Tư Quang cũng chưa biết rõ mình sẽ đi đâu, làm gì bây giờ. Anh nhìn quanh cái hầm như muốn tìm ở đó một lối thoát. Đào sát dưới lùm tre, trước đây hầm có ngách chui ra địa đạo. Nhưng địa đạo từ lâu đã bị đánh sập, cắt thành từng đoạn, bây giờ chỉ còn một khúc để làm chỉ nấp tạm thời như một số hầm trú ẩn khác. Nửa hầm lộ thiên ở ngoài là nơi họp hành, làm việc. Ở đây, có một cái bàn dài ghép bàng hai miếng ván. Họ ăn cơm, uống trà và sau bữa ăn, đánh tú lơ khơ, nói chuyện ở đó, ở góc, dựng một khẩu đại liên “Mã Lai” mà đội du kích lấy dược từ chiếc “cá rô” bị bắn rơi ngoài Rừng Làng. Quận đội không thu khẩu súng này vì nó chẳng được tích sự gì. Đó là cái nòng không chân được vặn vít trực tiếp vào máy bay. Mấy ông du kích khi nào hứng chí, đem lau lại, xong rủ nhau vác ra Rừng Làng, bắn chơi vài loạt cho đở buồn. Cạnh lu muối để ở góc hầm, có một cái mũ sắt dùng làm chậu rửa chén, mấy cái bẫy chuột, cái chét làm cỏ lúa và đủ các loại dụng cụ lặt vặt chẳng khác gì đồ đạc trong một gia đình nông dân. Tư Quang đưa tay sờ lên cây đà ngang trên miệng hầm: một cây cột bào nhẵn, câỵ cột nhà ông Hai Trụ. Dạo đó, nhà ông cháy hết, chỉ sót nguyên có cây cột này. Nghĩ chẳng để làm gì, ông cho tổ du kích mượn về gác hầm đỡ. Cho mượn cây cột nhà! Nghĩ mà buồn cười, mượn rồi bao giờ trả? ông Hai bảo: Cứ chúng mày còn thì cây cột tao còn đó, cột này gỗ tốt lắm, chẳng mối mọt gì được. Còn nếu bay để mất cứ thì bay phải đền cột cho tao. Ông Hai đùa vậy mà bây giờ lại hóa ra thật. Cứ này bây giờ làm sao mà giữ được nữa.

- Anh Tư cười chi vậy?

Bảy Rỹ hỏi. Mọi người tự nhiên cũng cười theo.

Tư Quang bỗng nhớ, cởi bồng lấy ra xị rượu:

- Mỗi người làm một tợp cho ấm bụng rồi ta đi. Rượu chú Hai cho đó.

Tư Quang đưa lên miệng tu một ngụm rồi chuyển cho Bảy Rỹ. Được lúc khác thì họ đã cho bọn nhỏ chạy ra đồng thăm bẩy chuột...

Có tợp rượu vào, Tư Quang thấy nóng người, muốn nói:

- Coi như khắp quận chỗ nào cũng có địch, bây giờ chỉ có nước chui xuống đất!

Bảy Rỹ đưa tay quẹt ngang miệng:

- Vậy là bọn mình trụ lại đây à anh Tư?

- Trụ lại đây thì không được, nhưng đi thì cũng không.

- Giỡn hoài, sáng rồi đó.

- Bây giờ vầy, cho tất cả tạm giải tán, để lại súng đó, cả mấy đứa. Tụi bay sang bên kia sông, móc trung đoàn Mười sáu rồi ở lại đó ít lâu, chừng nào làm xong cứ mới, tụi tao kêu về. Riêng Bảy Rỹ ở lại.

Hai cậu du kích trẻ kêu lên:

- Sao bọn tui lại không đi làm cứ mới?

Tư Quang khoát tay:

- Gạo đâu mà ăn, đất đâu mà ở, phân công rồi, hai đứa tụi tao bám trụ, tụi bay tạm về hậu cứ một thời gian, đến khi gọi thì phải có mặt.

- Nhưng về hậu cứ đến bao giờ mới được chứ? Ở bên sông mãi buồn chết!

-Không lâu đâu, bao giờ nghiên cứu xong thì gọi về còn đánh nhau chớ.

Bảy Rỹ bỗng ngẩng đầu lên như một con nai lắng nghe tiếng động:

- Đυ.ng đâu rồi?

Chắc ai đó đi vướng mìn. Có thể đó là một trinh sát? Hay là cán bộ bên quận ủy? Mà không khéo chính là đồng chí bí thư Đảng ủy cũng nên. Trong cái lo lắng, mọi người lại cảm thấy có một chút vui mừng: Người mình vẫn còn đó cho nên mới có cuộc đυ.ng độ này. Tiếng súng nổ trong đêm làm cho mọi người cảm thấy đỡ cô độc.

Nhưng không thấy có tiếng súng đằng mình bắn trả. Hay đó chỉ là một con chuột chạy vướng dây, nổ trái?

- Lối Sa Nhỏ có pháo sáng!

Pháo bán ầm lên một lúc rồi lại lặng trang. Im tiếng súng, mọi người lại thấy buồn. Bảy Rỹ thở dài: mấy đứa cũng thở dài theo.

Tư Quang:

- Thôi chuẩn bị đi, hai đứa nhỏ thay quần áo, cầm cái bẫy chuột ra đồng, chờ sáng rồi đi sang bên đó. Nếu qua được sông bây giờ thì qua luôn.

Hai cậu du kích trẻ ra đi, còn lại Tư Quang và Bảy Rỹ.

- Bỏ mấy khẩu súng lại.

- Khẩu đại liên không chân này làm sao đây anh Tư? Im lặng một lúc.

- Thôi của chúng nó trả lại chúng nó.

Ra khỏi bụi tre sau địa hình, họ chạm phải cánh đồng trắng mông mênh.

Bảy Rỹ.

- Đi hướng nào bây giờ anh Tư?

- Cứ men theo hàng tầm vông.

Bảy Rỹ đi trước, được một đoạn thấy không yên tâm quay lại hỏi nữa:

- Sao lại đi hướng này?

- Cứ thẳng phía trước mà đi, không hỏi gì cả.

Phía trước là bốt Trung Hòa. Đã trông thấy cái chòi cu cao lừng lững. Bảy Rỹ tưởng mình nghe không rõ:

- Đường vô bốt mà anh Tư?

Ừ thì vô bốt chứ sao.

Lại im lặng đi, nhưng trong bụng Bảy Rỹ đầy thắc mắc. Được một đoạn Bảy Rỹ lại dừng lại:

- Anh Tư đi đâu nói tui rõ, tui không chịu nổi nữa rồi. Tư Quang lặng lẽ vượt lên trước, bước từng bước nặng nề, giọng như không nghe Bảy Rỹ hỏi. Anh cũng đang ở trong tình trạng căng thẳng thần kinh chẳng khác gì Bảy Rỹ. Đáng lẽ những lúc như thế này Bảy Rỹ phải để cho anh yên. Tư Quang bực lắm rồi, lúc này không phải là lúc giải thích.

- Anh Tư!

- Có câm cái miệng đi không!

Tư Quang quay lại trừng mắt vào trong bóng tối nhìn Bảy Rỹ rồi đặt bồng xuống. Một rẻo đất nhỏ còn sót lại ít cây lưa thưa nằm sát ngay dưới chân đồn. Đứng nhìn quanh một lúc, Tư Quang chỉ cái bụi tre thấp còn sót lại gần đó:

- Tạm bỏ đồ đạc vũ khí xuống ngồi nghiên cứu sau.

Bảy Rỹ không hỏi han gì nữa. Anh đã hiểu ra: Trong khi khắp cả quân bị ủi trắng, thì Tư Quang kéo anh tới đây, vào sát chân đồn, tránh hết mọi sự càn bố, làm y như cái trò chơi hú tìm; chạy ngay đến sau lưng người đi tìm mà núp. Cái trò chơi này thật mạo hiểm nhưng cũng thật là an toàn, điều mà Bảy Rỹ không nghĩ đến. Thằng cha láu cá thật. Nhưng phải coi chừng. Ở đây mà lộ thì chẵng khác gì đút đầu vào dây thòng lọng của chúng nó. Anh chỉ còn làm theo những điều Tư Quang bảo: Đào tạm một cái hầm nhỏ, tất cả các thứ gói vào ni lông và lấp đất lại, ngụy trang lên xóa sạch dấu vết. Làm xong công việc thì trời đã gần sáng. Tư Quang ra hiệu cho Bảy Rỹ ngồi xuống bên cạnh:

- Ở đây giỏi lắm cách đồn bảy tám trăm mét, Ồn là không được chúng ta phải sinh hoạt theo kiểu khác, thử xem có ổn định không rồi hãy kéo tụi nó về. Ngày hôm nay tạm tìm chỗ ém. Đêm mai phải đào hầm bí mật mà ở, dần dà rồi ra móc dân mua gạo. Từ nay phải chờ thật khuya, che ni lông lại nấu ăn. Thôi, lấy gạo rang ăn tạm rồi tìm chỗ nghỉ. Vậy là cuộc sống mới sẽ cứ mãi mãi thế này sao? Đằng sau lưng là đồn địch, trước mặt là những khoảng đất ủi trắng. Sẽ không còn cái cảnh bẫy chuột ngoài đồng cỏ mang về với rượu làm bữa liên hoan. Sẽ không còn cái cảnh thắp đèn dưới hầm, lấy vải che bớt ánh sáng và nói chuyện gẫu quanh bàn trà. Sẽ không còn mấy cô nữ thanh niên cốt cán trong ấp chiến lược, lâu lâu ra thăm địa hình, mang cho anh em du kích khi thì một bao thuốc lá thơm, khi thi trái dưa đỏ, chuyện trò ríu rít suốt đêm. Còn việc đánh nhau thì sao? Không đánh nhau thì còn gì là du kích nữa, điều này Bảy Rỹ phải hỏi rồi đây.

- Anh Tư?

- Cái gì vậy?

- Tụi mình ém kín ở đây thì được, nhưng đánh địch thì khó ạ.

Tư Quang đang im lặng, anh cũng đang nghĩ vế điều đó, chung quanh việc đánh nhau còn bao nhiêu chuyện khió nghĩ. Đánh một trận, hai trận thì làm sao mà chẳng được chỉ cần đào một cái hầm bí mật cho thật kín, đêm mang B.40 ra tìm một cụm xe, bắn rồi rút. “Bán bỏ” rồi chạy nào có khó gì. Nhưng rồi vũ khí đâu? Gạo đâu? Lỡ có bị thương thì trạm xá đâu? Thế nào gọi là bám đất? Nếu thật bám đất chỉ có nghĩa là trốn núp như thế này thì còn bám đất làm gì. Mấy đứa nhỏ mà anh quyết định tạm cho về không phải không có cân nhắc. Hãy để xem sao đã. Liệu rồi chúng nó có chịu đựng nổi qua cái trận ác liệt này không? Mình phải tìm ra phương hướng rồi mới tiếp tục dẫn dắt chúng nó đi được Bây giờ mọi việc đối với anh vẫn còn rối như mớ bòng bong.

Trong khi Tư Quang mệt quá, nằm xuống thϊếp đi thi Bảy Rỹ đã tìm cách trèo lên được trên ngọn tre. Trời bắt đầu sáng dần, Bảy Rỹ phóng tầm mắt nhìn ra phía xa. Một dải sương mù bạc trắng. Anh giụi mắt nhìn lần nữa. Trời đất thánh thần ơi? Dòng sông Sài Gòn! Đến cơ nỗi này rồi hay sao? Từ đây, kế cận bốt Trung Hòa, anh nhìn thấy được con sông Sài Gòn cách bốn năm ki-lô-mét. Những lùm cây những mái nhà, những khu rừng bỗng như có ma quỷ hóa phép, một sáng biến đâu hết. Đất, chỉ còn đất trắng trơ trọi, Bảy Rỹ bỗng cảm thấy bàng hoàng như vừa tỉnh sau một giấc mơ. Anh nhìn chung quanh rồi lại nhìn sang cái cứ xã đội mà anh và Tư Quang vừa mới ra đi Một khóm cây xanh còn lại. Nếu hôm nay mình còn ở trong đó thì rồi sẽ ra sao.

Cũng đến bây giờ anh mới thấy hết tầm cao cuả cái “l*иg cu” đứng sừng sững trước mặt. Khẩu đại liên đặt trên đó coi như kiểu soát suốt một vùng từ Đồng Lớn, qua Sa Nhỏ, sang bên kia lộ Bảy. Thế này thì con chó chạy giữa cánh đồng cũng khó lòng thoát khỏi con mắt của tụi lính gác.

Bảy Rỹ tụt xuống, đến cạnh Tư Quang.

- Anh Tư. Anh Tư nè...

Tư Quang ngáp dài:

- Gì vậy?

- Anh dậy trèo lên cây mà xem.

- Xem cái gì?

Bảy Rỹ ngồi xuống:

- Tôi trèo lên trển, cám cảnh quá, thấy nó trắng bóc một vùng, mình giống như mấy thằng lạc giữa đảo hoang, buồn quá muốn khóc lên được anh Tư ơi!

Tư Quang ngồi bật dậy như phải điện giật. Không phải ngạc nhiên về cái điều Bảy Rỹ nói với anh, mà với sự nhạy cảm của một cán bộ lãnh đạo, anh thấy lo thay cho nỗi buồn của Bảy Rỹ. Cái tình cảm mà anh đang cố ghìm xuống, bây giờ Bảy Rỷ lại đang khơi lên:

- Bảy Rỹ cậu là cán bộ mà cũng nói vậy à?

- Không, đó là tui nói với anh thôi, tui nghĩ tình hình này thì cho tụi nhỏ về tạm bên kia sông là phải.

Bỗng Tư Quang đổi giọng:

- Bảy Rỹ à, mấy hôm nay nhiều lúc mình cũng nghĩ như cậu, nhất là cái hôm sang bên Dân Hàng tìm đổng chí bí thơ không gặp, trông thấy cái cứ tanh banh, trở về rã rời không muốn bước nữa. Nhưng cậu có biết vì sao mình về đến đây được không? Lúc đó chỉ nhờ nghĩ đến cậu ở nhà, nghĩ đến những người bám trụ ngoài ấp Đồng Lớn, như ông Hai Trụ bà Tám Kim, vậy là mình lại thấy vui lên. Những lúc như thế chúng ta phải động viên nhau, phải dựa vào nhau tìm đến nhau. Phải nghĩ rằng trong lúc này không phải chỉ có một mình mình đánh giặc.

- Anh Tư à, tui chắc hồi hôm có đoàn cán bộ nào về đó. Súng nhỏ bắn một lúc thì chúng nó câu pháo về phía lộ Sáu anh có nghe thấy không? Nghe nói trung đoàn Mười sáu vẫn nằm bên kia sông đó.

- Họ có sang đây bây giờ thì cùng chẳng có đất mà ém.

Tư Quang đi rồi, ông Hai Trụ không sao nhắm mắt được. Một lúc sau có tiếng súng nổ, rồi pháo căn ở hướng Sa Nhỏ. Ông Hai ngồi nhổm dậy. Nếu còn ở ngoài Đồng Lớn, thì thế nào sáng ra ông cùng đi một vòng. Vác cây cuốc trên vai, giống như một người đi thăm ruộng, ông sục vào những nơi mà ông nghi là có cán bộ bị thương nằm ém lại. Đã nhiều lần như thế, ông chuyển những anh em du kích và bộ đội lạc đường hoặc bị thương về cái thum của ông và báo tin cho xã đội hoặc quận đội ở trong các địa hình gần đó. Bây giờ ông nằm trong ấp chiến lược. Ai sẽ làm thay ông cái công việc đó? Tụi nó rủi ro bị thương thì rồi biết tìm vào chỗ nào. Càng nghĩ, ông Hai càng không yên tâm. Hay là chính tụi thằng Tư Quang bị đó. Nó nói với ông là nó sẽ đi đến địa hình mới mà, ông tính giờ nó ra đi thấy khớp với tiếng pháo. Nghỉ thấy dễ sợ. Mà còn ai vào đó nữa!

Vậy là ông ngồi chờ đến sáng và đóng xe trâu ra đi.

Tên lính gác trước cửa ấp chiến lược nhìn ông già đăm đăm.

- Bác Hai đi đâu sớm vậy?

- Thằng con tui theo Việt cộng, nằm ngoài “địa hình" đói meo, bữa nay xin phép quốc gia cho đi tiếp tế chút đỉnh.

Ông Hai nói rồi cười vang, sau đó dừng xe trâu lại, cúi xuống, mượn hộp quẹt của thằng lính gác châm thuốc hút:

- Nói vậy chớ ra đồng làm chút đỉnh không lấy chi ăn chú em! Chiến tranh hoài vậy rồi chết đói ráo trọi.

- Ra ngoài đó coi pháo nó ăn họng đấy bố già ơi!

Ra khỏi ấp chiến lược, ông Hai nhẹ cả người.

- R Ri... R... Ri,..

Ông Hai quất roi, con trâu nghển cổ phi nước kiệu, cái xe lắc lư. Ông vừa đi vừa liếc mắt nhìn sang hai bên. Đã có lần như thế mà ông tìm ra một anh bộ đội nằm dưới ruộng lúa. Lần ấy ông chở về nhà một xe đầy rạ. Xe đi qua trước mặt tụi lính, ông còn dừng lại nói:

- Đánh nhau vừa rồi bên mình có việc gì không mấy chú?

Về đến nhà, anh bộ đội bị thương đau vậy cũng phải phì cười:

- Con chịu tía, tía làm con hết hồn.

Con trâu quen đường cũ nhằm ấp Đồng Lớn thẳng tới. Đến trước miệng hố bom, lối rẽ vào nhà cũ, ông Hai hò trâu lại. Tụi lính Mỹ nằm lèn trong ấp. Một thằng cao lênh khênh, mặc xi líp, khoác súng đến trước xe. Con trâu nghiêng sừng thở phì phì. Tên lính Mỹ sợ, đứng né sang một bên. Nó nói một tràng tiếng Mỹ, ông Hai lắc đầu:

- Mày nói cái tiếng Ngô tiếng Lào gì mà tao không biết.

Nó nói lại, ông Hai cũng nói. Nó ra hiệu, chỉ tay bảo ông Hai quay lui. Ông Hai cũng ra hiệu, chỉ tay về phía trước. Thằng Mỹ lùi lại, nó để tay lên cò súng.

Ông Hai rút từ bao tải ra một xị rượu, môt nén nhang, lại chỉ tay về phía nhà cũ:

- Hôm nay là ngày kỵ của thằng con trai tui. Tui về nhà cúng cơm cho nó.

Thằng Mỹ lắc đầu. Ông Hai nói. Thằng Mỹ lại nói. Ông Hai lại ra hiệu, thằng Mỹ lại lắc đầu. Cuối cùng một thằng thông dịch, mặc quần áo lính chạy đến. Hắn dịch câu nói của tên lính Mỹ: - Ông già ở đâu, sao lại ra đây cúng cơm?

Sau đó, nó thêm một câu hỏi của riêng nó:

- Sao ông không cúng cơm trong ấp chiến lược?

Ông Hai không trả lời câu hỏi tên Mỹ mà nói luôn với tên lính ngụy.

- Con trai tui không ở trong ấp chiến lược, làm sao biết đường mà về trỏng?

Khi thằng Mỹ hiểu ra đầu đuôi câu chuyện, nó cười hô hố, tránh sang một bên đường cho ông Hai đi lên. Nó cầm súng lững thững theo sau chiếc xe trâu, vừa đi vừa ngắm ông già. Ông vẫn ngồi thẳng lưng trên xe, quật roi vun vυ"t:

- Ri... ri... R... ri...

Thằng Mỹ lại cười hô hố. Nó đến xem ông già Việt cộng cúng cơm. Nó nghĩ: Ở Việt Nam thật nhiều chuyện lạ. Đối với nó, ông Hai không phải là kẻ thù, cũng không phải là người thân. Nó ngắm nhìn ông Hai như ngắm nhìn một sinh vật mới lạ từ trên một tinh cầu nào đó vừa mới rơi xuông trái đất này. Đã không có tình thương yêu máu mủ gì thì ví dụ nếu hôm qua, thằng chỉ huy có bảo nó cầm súng bắn chết ông Hai, nó cũng bắn, không một chút do dự. Nhưng vì cũng chẳng thù hằn gì, cho nên hôm nay, không có lệnh tên chỉ huy nào cả, nó có thể đi bên cạnh ông Hai mà cười hô hố, ngắm nhìn ông giơ roi trâu lên, và kêu “Ri... Ri... Ri...” trong miệng.

Ông Hai xuống xe, cột trâu vào một gốc tầm vông còn sót lại phía trước nhà. Rồi ra sau vườn tìm cái bàn đã cháy nham nhở, múc nước giếng giội sạch.

Thằng Mỹ vẫn đi theo ông Hai từng bước một. Hắn tò mò muốn xem ông Hai làm cái việc cúng cơm như thế nào.

Thực tế ông Hai ra đây không phải để cúng cơm mà để nghe ngóng tình hình. Vì vậy, tụi Mỹ muốn đến xem ông cúng cơm, muốn làm quen với ông thì ông cùng sẵn sàng. Ông đặt cái bàn cháy ra giữa sân, cắt một khúc chuối, thắp nhang cắm vào, đặt lên bàn. Thằng Mỹ đến cạnh, sờ vào khúc chuối. Bây giờ không phải một thằng Mỹ nữa mà là ba bốn thằng xúm đến. Tên thông dịch ngụy chông nẹ tay, đứng lùi ra phía ngoài, ông Hai bày mâm cỗ lên bàn thờ, rồi lấy trong túi ra một cái ly con, rót đầy ly rượu. Thằng Mỹ cúi xuống thò mũi vào tận miệng ly hít hít. Ông Hai trừng mắt. Nó lùi lại cười hô hố, ông chắp tay vái trước bàn thờ mấy vái, rồi khấn lầm rầm trong miệng, tiếng khấn vừa một mình ông nghe.

- Nói với mấy thằng du kích, mấy thằng cán bộ biết, qua có chết, qua cũng không đi đâu khỏi cái nhà này. Bay có linh thiêng thì về uống với qua một chén rượu nhạt.

Tên Mỹ lùi ra nói gì với thằng thông dịch rồi chạy đi. Một lúc hắn mang đến hai hộp thịt, giơ lên gật đầu với ông Hai, chỉ tay lên bàn thờ. Ông Hai khoát tay;

- Con tui nó không ăn thịt hộp Mỹ.

Thằng Mỹ quay sang tên thông dịch, tên này dịch lại:

- Ở Việt Nam người ta không cúng bằng thịt hộp.

Việc cúng cơm như thế là xong, ông Hai thu dọn mọi thứ lên xe. Thằng Mỹ vẫn chưa hết tò mò, sấn đến bên cạnh ông Hai. Lặp lại cái tiếng lạ kỳ mà nó mới học được.

- Công-câm... Vi-xi công câm (Việt cộng cúng cơm) - Nó vừa nói vừa chắp hai tay trước ngực, ông Hai gật đầu: Cúng cơm Việt cộng.

Thằng Mỹ gật đầu, lắp lại câu nói của ông Hai một cách ngọng nghịu. Ông Hai hỏi nó:

- Mày quê đâu, vợ con cha mẹ chi không?

Thằng Mỹ nhìn thằng thông dịch và sau khi đã hiểu câu hỏi, hắn trả lời thao thao bất tuyệt, làm thằng thông dịch phải lức đầu rồi chỉ dịch gọn lỏn một câu:

- Hắn ở bang Ten-ni-xi. nhà hắn giàu lắm.

Thằng Mỹ hết nhìn ông Hai lại nhìn tên phiên dịch, xong nói nữa...

Ở cái bang Ten-ni-xi xa xôi của hắn có bao nhiều là điều thú vị: Có dòng sông Mi-xi-xi-pi, có thành phố Men- phít. Thành phố nằm phía đông bờ sông. Con sông này bắt nguồn từ bang Mi-nê-xô-ta. Lớn dần mãi ra, chảy qua những khu rừng dày đầy những cây liễu và cây sồi. Hắn đã từng đi trên những chiếc tàu chở du khách trên sông. Hai bờ sông, thấp thoáng sau triền núi. Cổ những con hươu sao đuôi trắng nghển cổ nhìn xuống đoàn tàu. Nước sông xanh biếc. Gần đến thành phố Men-phít. quê hương hắn, bãi cát phía đông trải rộng ra, mịn màng và trắng ngần. Phía sau bãi cát, dưới những hàng cây, là khách sạn của những đoàn du lịch từ xa tới. Gần cầu Men phít, có giống hoa rất đẹp, bốn cánh trắng, giữa có nhị vàng mà người ta vẫn quen gọi là hoa Ái-nhĩ-lan. Dọc theo bãi cát giữa bờ sông và triền núi là những bụi hồng dại nở đỏ. Mùa thu, lá cây ở đây đỏ úa, rồi dần dần trở sang màu nâu.

Rừng Mỹ đủ loại chim: chim cu màu xanh nhạt, chim ngói màu xám. Có con lông xanh điểm trắng, có con lại mang màu đỏ rực như lửa. Rồi con chim trĩ màu nâu đuôi dài điểm những vòng râu nhạt và xanh biếc... Hắn nhớ con ngựa “Rếch” của hắn. Con ngựa màu trắng đuôi dài. Có những đốm đen. Hắn vẫn thường thích cưỡi ngựa không yên đi dạo chơi trong rừng một mình...

Trong khi thằng Điloong (tên của thằng lính Mỹ) nói, ông Hai Trụ vẫn nhìn vào miệng và láng nghe cái giọng líu ríu của nó. Thằng thông dịch thì ra vẻ chán chường, chống nẹ tay, hết nhìn thằng Điloong lại nhìn sang ông Hai, thỉnh thoảng mới dịch một câu chiếu lệ:

- Hắn nói hắn có một con ngựa.

Nghe vậy ông Hai chỉ vào con bò.

Thằng Mỹ gật đầu và ông Hai cùng gật đầu.

Thằng Mỹ nghĩ rằng ông Hai đã hiểu hết những lời nói của nó, còn ông Hai thì lại nghĩ: Dầu sao cứ vờ như đang nghe nó nói vẫn có lợi cho mình. Bỗng thằng Đi-loong giơ lên ba ngón tay, hai con mắt hắn tự nhiên sáng lên lấp lánh. Thằng thông dịch bĩu môi:

- Hắn bảo ba thắng nữa là hắn hết hạn ở Việt Nam, sẽ được trở về nước Mỹ. Thôi đi ông nội, chuyện với trò.

Nó nói rồi bỏ đi, mặc cho thằng Mỹ cứ việc đứng đó giơ ba ngón tay lên ra hiệu với ông Hai Trụ.

Đúng vậy, thằng Điloong sắp được về nước. Mà không riêng gì thằng Điloong. rồi đây tất cả lính viễn chinh Mỹ sẽ trở về nưóc sau khi Hoa Kỳ Việt Nam hóa xong cuộc chiến. Lúc đó quân đội ông Thiệu sẽ có đủ sức mạnh để đánh tan quân đội của Mặt trận hoặc là ký một cái hiệp định cần thiết để đưa lại hòa bình.

Mãi đến khi đã trở về bên cái nhà bạt. Thằng Điloong vẫn còn giơ lên ba ngón tay gật đầu cười với ông Hai.

Sau khi nghiên cứu xong khu vực Rừng Làng, Lâu nói với Nghĩa:

- Cậu về trước, mình sang bên Đồng Lớn một lúc, ông Thêm có hỏi thì bảo mình vào ấp 3 mua thuốc lá.

- Để thằng Quá nó đi theo với.

Không cần, nhiều người thêm vướng.

Lâu nảy ra ý định này từ sau khi qua sông Sài Gòn. Tính Lâu vốn thích “vi vu” đôi chút (nói theo cách của lính cũ). Nhưng lần này, thực tính anh không nghĩ đến chuyện vi vu. Trung đoàn quyết định giao cho đại đội Hai sang phía tây sông Sài Gòn nghiên cứu khu vực Rừng Làng để đánh bọn ủi phá địa hình. Đã từ lâu, nghe nói ở đây địch đốt nhà gom dân. làm rất dữ. Trước tết Mậu Thân, tiểu đoàn anh đóng quân vùng này để chuẩn bị đánh vào chi khu Trảng Bàng. Sau đó. Những ngày nằm viện ở An Tịnh, anh cùng đã lại ở đây như cơm bữa. Đường ngang lối dọc ở hai quận Trảng Bàng và Củ Chi, Lâu thuộc như trong lòng bàn tay Anh có rất nhiều người quen ở đó. Các Mẹ, các chị, mỗi khi trông thấy anh từ xa đã kêu lên:

- Vào đây đã mày, tao mua thuốc lá phần mày, chờ mãi không thấy. Hoặc là:

- Trời đất ơi! Năm Lâu đây ư? Lâu quá nhớ mày muốn chết, đi đánh nhau trong Sài Gòn về hả mày?

Thế mà bây giờ, qua khỏi sông Sài Gòn, tất cả lạnh tanh, chỉ còn những đống tro, những hố bom. Đường đi chỉ còn là một bóng cát trắng mờ mờ dưới bàn chân. Đâu đâu cũng ngửi thấy mùi khét của thuốc súng. Ở Đồng Lớn, Lâu có rất nhiều người quen, về đó, anh không thể không đến nhà ông Hai Trụ. Không thể không đến nhà bà Tám Kim. Hôm bà Tám sửa nhà, Lâu và Thị ở đó một ngày, lợp cho bà cả một mái tranh phía trước. Nhà bà Tám cũng như nhà ông Hai. Cột ván cái nào cũng cháy nham nhỏ. Cứ dựng xong lại bị đốt, bị đốt xong lại dựng nhà. Nhà bà Tám ở bìa ấp. Ông Tám ngày xưa là xã đội trưởng, bị mìn hy sinh năm 66 giữa cái đêm cán bộ và lính Mỹ đều đang ở trong nhà. Bà Tám phải kéo con trâu đến cột bên miệng hầm bí mật. Rồi đưa tay vào mũi trâu giật giật ra hiệu với thằng Mỹ. Thằng Mỹ hiểu ý, tránh xa nơi cột trâu.

Khi đã yên trí đồng chí nằm cán bộ nằm dưới hầm không việc gì bà mới cắp rổ ra đi, đến nơi ông bị mìn, nhặt từng mảnh thịt, mảnh xương của chồng còn bê bết máu, đất, lẳng lặng ra về. Nhà bà vẫn là nơi cán bộ lui tới. Từ trong địa hình ra muốn hỏi một điều gì về tình hình trong ấp, người ta lại đến bà Tám. Lính trẻ như Thị, như Lâu đều được bà gọi chung là thằng. Thấy Lâu đến bà bảo con gái.

- Con Tư đi nấu cơm cho anh mày ăn đi!

Có điều gì không bằng lòng, bà sẵn sàng mắng anh như mắng chính thằng con trai bà vậy.

- Năm Lâu à, tao nghe cán bộ nói độ này mày cùng “vi vu" dữ lắm phải không? Nè, ưng đứa nào đó thì nói tao làm mai cho, đừng có mà chập chờn nghe Lâu.

Cô Tư Tầm ngồi nghe bà Tám mắng Lâu, cười rung rúc.

Mấy lần trước, địch càn đi ủi lại, bà Tám chẳng chạy đi đâu cả. Quá lắm thì vào trong Trung Hòa vài ngày rồi lại ra lại.

Lần này nghe nói nó đốt sạch cả ấp Đồng Lớn, phá hết hầm xong, bọn Mỹ chốt luôn lại trong ấp.

Chính vì vậy mà phải có trận đánh này. Chác mấy hôm nay. cô bác mong bộ đội về lắm. Lâu cảm thấy mình như người có tội khi nghĩ đến những người như bà Tám, như ông Hai. Khi vui vẻ thì ra ra vào vào, đến khi có giặc, chẳng thấy bóng một thằng Giải phóng nào ráo trọi. Nhất định là người ta phải nghĩ như thế. Mà đã có lần chính tai anh nghe người ta nói như thế rồi còn gì.

Vừa thấy ông Dũng xuông tiểu đoàn, Lâu hỏi ngay:

- Bên Trảng Bàng và Củ Chi, thằng Mỹ nó làm quá xá, vậy mà trung đoàn mình cứ nằm im như thế này ư thủ trường?

- Mình phải đánh chứ, im thế nào được!

Ông Dũng nói vậy là để động viên cán bộ thôi, chứ đánh một trận đâu phải là chuyện dễ dàng. Thằng Mỹ đã xuống thang. Nhưng trước khi xuống thang chúng nó Phải dồn sức đẩy chủ lực ta lên biên giới, và nơi xuống thang chính là vùng ven đô. Phải đánh là điều chắc chắn rồi. Nhưng đánh một trận rồi còn phải đánh hai trận, ba trận và sau đó phải trụ được cho vững ở dưới cái “chân thang» đầy ắp lính Mỹ này. vẫn cái chương trình bình định đó thôi nhưng lần này chúng nó bình định râ"t ráo riết. Mình rút kinh nghiệm, chúng nó cũng rút kinh nghiệm. Đơn vị đứng chân ở vùng ven là đơn vị phải chịu mũi nặng nề nhất. Chẳng vậy mà Bộ tư lệnh Miền chọn toàn những trung đoàn độc lập có kinh nghiệm chiến đấu ở địch hậu lâu năm. Phía phân khu năm thì trung đoàn A, phía phân khu hai thi trung đoàn B, và đây vẫn là trung đoàn Mười sáu. Rốt cuộc vẫn phải đi đến kết luận: Cứ đánh một trận rồi rút kinh nghiệm. Vậy là ông Dũng quyết định giao nhiệm vụ này cho đại đội Hai. tiểu đoàn Bảy. Sau đợt hai tổng công kích, theo đề nghị của ông Thêm, bây giờ là chủ nhiệm chính trị trung đoàn, để củng cố đại đội anh hùng, người ta điều về đây ba cán bộ tre có năng lực. và đã được thử thách: Lâu đại đội trưởng, Nghĩa đại đội phó. Tuyên chính trị viên...

Tất nhiên đã đánh nhau thì trận nào mà không ác liệt, điều đó chẳng cần nói thì cán bộ cũng biêt, nhưng trận đánh lần này có đặc điểm riêng của nó. Đối với Lâu và Nghĩa, trận đánh này cũng giống như trăm trận đánh khác thôi, chảng có gì mà phải bàn. Nhưng đối với ông Dũng, thì đây là cuộc thử sức đầu tiên giữa hai nhiệm vụ chiến lược mới. Nó cùng giống như trận đánh Mỹ đầu tiên khi chúng nó đổ quân ào ạt vào Việt Nam.

Có tin sư đoàn “Anh cả đỏ” của Mỹ và sư đoàn Hai mươi lăm ngụy vừa mới được điều về vùng này. Phần đông sông Sài Gòn, ở sau lưng trung đoàn, một rẻo đất dọc đường Mười bốn, qua Long Nguyên. Văn Tám. Mỹ đổ biệt kích đầy rừng. Chỗ nào cùng đẩy những dấu giây cát ngang cát dọc.

Cho đến sáng nay, ông Dũng tính toán xong, xuống tiểu đoàn. Bảy gọi cán bộ đại đội Hai lên, quyết định trận đánh, ông mở bản đồ, lấy bút chỉ đỏ khoanh lại những khu vực chúng nó đang cần ủi đỏ, và vạch một chử thập bên cạnh Ấp Đẳng Lớn phía Rừng Làng;

- Đêm nay nghiên cứu, đêm mai chiếm lĩnh, sáng ngày kia đánh được không?

Việc gì mà phải nghiên cứu, khu vực này Lâu nhắm mắt đi không lạc. Anh đề nghị đánh một trận tập kích vào ban đêm.

Ông Dũng không đồng ý:

- Yêu cầu của trên là đánh bọn ủi phá, chứ không phải đánh vào bất cứ mục tiêu nào. Và lại tìm tụi địch cụm lại ban đêm có khi chưa chắc đã gặp. Còn đánh bọn địch đi ủi địa hình thì chắc chắn là trúng như dự kiến của mình. Chọn khu nào, đánh lúc nào là tùy mình quyết định. Trận đánh sẽ ác liệt. Chính vì vậy mà phải nghiên cứu cẩn thận, phải có phương án tác chiến tỉ mĩ. Bộ đội sẽ hành quân đến địa điểm tập kết, đào công sự trước, chờ địch vào thì đánh. Có thể những trận đánh như thế cũng vẫn không ngăn cản được, nhưng ít nhất cũng làm hạn chế tốc độ ủi phá của chúng nó.

Nghe ông Dũng phổ biến, Lâu còn nói qua nói lại câu này câu khác. Nghĩa chỉ ngồi im lặng. Anh nghĩ đơn giản: Có ác liệt lắm thì cũng bằng trận Cầu sát đưới Tân Thới Hiệp là cùng!

Trận đánh được quyết định rất chóng. Sau cuộc họp khoảng ba mươi phút. Nghĩa và Lâu dẫn trinh sát ra đi.

Lâu chỉ định đến đầu ấp xem chúng nó đốt phá nhà đến mức nào. Nhưng khi đến đầu ấp rồi anh lại nghĩ: Biết đâu những người như ông Hai Trụ, như bà Tám Kim nay lại không trở về. Gặp nhau những lúc như thế này mới quý. Chính bây giờ ta mới cần động viên lẫn nhau, cần trông thấy nhau. Con đường vốn hết sức quen thuộc đối với anh hôm nay bỗng hoàn toàn đổi khác. Những bụi tầm vông mà anh vẫn lấy làm vật chuẩn trong đêm, hôm nay không còn nữa. Những ngôi nhà vốn rất quen thuộc, đi từ xa đã trông thấy, nay phải đến thật gần. Nhìn thấy đống tro cháy âm ỉ, tìm bên cạnh ra một dấu vết gì, rồi mới nhận ra được. Cả đến những con đường hình như cũng bị uốn khác đi vì những cây cói trên mình nó đều đã biến mất.

Cho đến lúc suýt nữa bước chân vào cái miệng giếng, thì anh mới biết đây là nhà bà Tám Kim. Lâu đi quanh ngôi nhà một lúc. Chẳng còn gì nữa! Chỉ còn vài ba cây chuối tướp xơ và héo quắt!

Anh đến ngồi bên bụi chuối và chẳng biết làm gì. Vậy là mọi người đã đi hết. Những dấu vết của họ còn đó! Những chiếc bao bì. Những cái làn xách tay bằng ni lông rách, một vài cái chai lọ vứt rải rác đâu đó, ít tờ giấy trắng và cả những cuốn vở học trò. Tất cả những thứ đó vẫn như còn mang theo chút ít hơi ấm của người ra đi... Bỗng đôi tai rất thính của anh nghe có tiếng động. Một tiếng động rất nhẹ. Lâu ngồi thấp xuống, áp mình vào bụi chuối. Chung quanh vẫn vắng tanh. Anh đưa tay sờ lên thắt lưng tìm lựu đạn. bỗng chạm phái một vật gì ươn ướt. Có tiếng rên. Anh quay lại. cúi xuống và nhận ra một con chó đang đến giụi giụi cái mõm nhỏ xíu vào bàn tay mình. Nó vừa ngoắt đuôi vừa rên khừ khừ. Hình như biết lúc này không thể kêu to lên được. Lâu ôm lấy con chó vào lòng. Hơi ấm của con chó làm cho Lâu thấy dễ chịu. Anh cúi xuống hỏi nó:

- Mày vấn bám trụ đấy ư?

Để trả lời câu hỏi của anh, nó thè cái lưỡi ướt liếʍ lên bàn tay đang ôm nó. Có lẽ con chó đang đói. Con chó không biết nói, nhưng nó hiểu: người đang bế nó trong lòng chính là người đằng mình. Đó là con chó con nhà bà Tám Kim bị lạc. Những ngày lớn lên trong ấp Đồng Lớn, trong nhà bà Tám, nó cũng đã từng được tiếp xúc không ít với các chú Giải phóng. Vì vậy. nó có thể bằng cái mũi nhỏ xíu. phân biệt được ai là người quen, ai là người lạ.

Thằng lính Mỹ Điloong vào đặt thuốc nổ để đánh hầm nhà bà Tám. Phát hiện ra con chó đang nằm rên hừ hừ trong hầm. Một tốp lính Mỹ khác đã lôi mẹ con bà Tám lên “trực thăng" làm cho bà không kịp mang theo con chó. Thằng Điloong hí hửng bắt con chó bỏ vào túi áo. Hắn đặt cho con cɧó ©áϊ tên trùng với tên con ngựa trắng của hắn: Rếch! Con chó này cũng màu trắng, đốm đen, chân cao. bụng thon, ức nở. Hắn có ý định đưa con “Rếch" về Mỹ coi như một kỷ niệm về Việt Nam. Bắt được con chó. Thằng Điloong vừa huýt sáo, vừa búng tay tróc tróc rồi rút trong túi ra một thỏi Sô-cô-la gọi:

Rếch. Rếch.

Con chó con vẫn nằm im, nó ngửi phải mùi lạ. Nó biết không phải người đằng mình. Nó không ăn. Thằng Điloong tự an ủi:

- Con chó con chưa làm quen được với thức ăn Hoa Kỳ!

Đêm, thằng Điloong ôm con chó nằm ngủ. Con chó không chịu được mùi khét của Mỹ, cứ nhoài ra chực chạy. Lúc đầu thằng Mỹ còn kéo nó vào lòng, nhưng sau vì quá buồn ngủ, đành để con chó chui ra khỏi tấm đắp. Con chó đứng giũ lông, nghếch mũi ngửi vào khoảng bóng tối trước mắt rồi thẳng đường đi tuột về nhà bà Tám. Đến bụi chuối, nó nhận ra ngay cái mùi quen thuộc và chạy đến giụi mõm vào lưng Lâu.

Thằng Điloong choàng thức đậy. không thấy con “Rếch” đâu nữa. Hắn huýt sáo, gọi “Rếch! Rếch!” rồi xách súng đi tìm. Một lúc sau, hắn dừng lại. Chung quanh hắn tối mịt. Hắn bỗng cảm thấy như có bóng người đi lại đâu đó. Hình như có cả tiếng rên của con chó nữa. Nhưng hắn không đám đi tới nơi hắn nghi là có tiếng động. Vậy là hắn bắn vào khoảng không một loạt. Đạn bay đỏ rực. Pháo sáng bắn lên tiếp theo: Báo động!

Súng nổ rền bốn phía và pháo căn dọc theo lộ Sáu rồi trải ra một dọc suối rẻo Rừng Làng. Lâu không dám đi theo con đường bò nửa mà phải cắt ngang cánh đồng trở về. Con chó nằm trong vòng tay của anh run lên cầm cập. Nó cũng đã từng nghe tiếng pháo nổ, đã từng tận mắt trông thấy những trái pháo nháng lửa sau vườn nhà bà Tám, và đã từng bao nhiêu lần ngửi thấy mùi thuốc súng rất khó chịu tỏa ra từ những trái pháo ấy. Nó chỉ dám rên khừ khừ, không đám kêu to.

Tiếng súng nhỏ và tiếng đạn nổ tiêp theo đánh thức cả một vùng. Chính cái đêm đó, ông Hai Trụ đang thao thức trong ấp chiến lược. Cũng chính trong đêm đó, đội du kích Đồng Lớn mang bồng bỏ cứ ra đi.

Ông Dũng ngồi trầm ngâm trước bản đồ quân sự. Tấm bản đồ trải ra trên một tấm ni lông, đặt chính giữa hầm. Bên cạnh ông là tiểu đoàn trưởng Canh và ông Thêm. Liên lạc đun nước sôi đưa lên, Canh bẻ đôi bao trà bỏ vào cà mèn, rồi với một động tác rất thành thạo, lật úp cái bình toong nước nóng xuống. Tiếng nước từ trong bình toong lọc ọc đổ xuống cà mèn. Một lúc sau, anh rót nước trà đặc sánh vào cái bát B.52 đưa cho ông Dũng uống trước.

- Thằng Nghĩa về rồi mà vẫn chưa thấy thằng Lâu về, Sao vậy?

- Nó bảo Lâu còn vào ấp 3 mua thuốc lá.

- Cái thằng, lại “vi vu” rồi, khi đêm súng nổ bên đó nhiều lắm, mình cứ lo tụi chúng nó đi nghiên cứu có đυ.ng độ gì không. Đã cho gọi Nghĩa lên chưa?

- Nó sắp lên, chắc còn đủng đỉnh chờ thằng Lâu.

Canh trả lời như vậy nhưng vẫn lo trong bụng. Anh cũng quên hỏi Nghĩa xem: Hay là thằng Lâu đêm qua không vào ấp 3? Nghĩ vậy mà Canh không nói ra, anh đẩy bát nước chè còn bốc khói nghi ngút về phía ông Dũng:

- Anh uống trước đi.

Ông Dũng bưng bát trà uống một ngụm, rồi đặt xuống, khà một cái khoái trá:

- Hôm nay chúng nó ủi các khu vực này rồi đây. Hôm qua tin trinh sát cho biết chúng nó đánh điểm ở khu vực Đồng Lớn. Hôm trước, bên Trảng Bàng, nói chung mấy hôm nay, rất nhiều cơ quan bị. Vừa rồi, mới sáng nay, có hai cậu du kích bên Đồng Lớn bơi sông sang xin “cư trú chính trị’ ở trung đoàn mình đó.

Ông lấy bút chì đỏ khoanh tròn mấy khu vực vừa nói bên kia sông rồi bỏ kính xuống nhìn Canh:

- Rõ ràng là bây giờ mà mình không đánh thì chúng nó cứ cho máy ủi ủi tới, ủi cho đến bao giờ hết đâ"t thì thôi.

Canh cười hề hề:

- Mà có đánh thì chúng nó cũng cứ ủi tới.

- Ít ra thì cũng làm chậm bước tiến của chúng nó được chừng nào hay chừng ấy chớ.

Canh lại cười, ông Dũng cũng cười. Họ không cãi nhau, cũng không nêu ra ý kiến khác nhau. Hai người đều hiểu ngầm với nhau rằng: Đánh thì đánh thôi, nhưng hình như đây vẫn chưa phải là phương sách tốt nhất.

- Nghe nói trung đoàn Hai linh chín rút rồi phải không anh? Bến Tranh nó chiếm lại rổi, kiểu này thì hở sườn, hở lưng, đánh nó thì được, nhưng đên lúc chúng nó càn mình thì chưa biết tính đường nào mà chạy đó.

- Trung đoàn Hai linh chín rút lâu rồi, chủ lực còn có nhiệm vụ khác, ở đây mãi đâu được. Bây giờ thì mình cứ bàn công việc của mình. Xem tình hình như vậy có nên đánh hay không thôi?

- Sao lại không đánh? Ông Dũng hỏi lại.

Nói là nói vậy cho vui chứ đã lệnh là lệnh, còn phải bàn bạc gì nữa - Canh nghĩ vậy và im lặng.

Ông Thêm:

- Không đánh thì dân họ chửi chết.

- Bây giờ ta cứ tính xem có nên đánh hay không, còn chuyện dân chửi thì bỏ ra. Nếu không nên đánh thì ta thôi vậy, chịu chửi cùng được, không sao cả.

Ông Dũng là cán bộ chính trị, cho nên mặc dầu ý đã quyết, ông vẫn cứ mang ra bàn bạc lại với anh em, nhất là những lúc thấy cán bộ xem ra chưa thật thông lắm. Ông Ba Kiên khác, khi nào bàn thì bàn, còn khi nào thấy chắc chắn là phải làm như vậy thì ông chỉ có ra lệnh.

Canh gãi tai:

- Thôi thủ trưởng đã quyết rồi thì ta bàn cách đánh.

Nghĩa đến dập gót báo cáo, rồi ngồi xuống bên cạnh bản đồ, cầm bát nước lên hỏi:

- Uống chưa?

- Uống đi, uống chung, không còn bát.

Anh nốc ừng ực một hơi sạch bát nước:

- Đánh chứ thủ trưởng?

-Đang bàn đây.

- Bàn với bạc, tui không biết cấp trên nghĩ thế nào vậy. Nó ủi sạch bách cả hai quận rồi mà còn rút chủ lực về Miền chỉnh huấn.

- Ai bảo với cậu chủ lực về Miền chỉnh huấn

- Ừ thì không chỉnh huấn, tập huấn thi cũng vậy. Đánh cái bốt Bến Tranh làm gì đến những ba lần mà để cho chúng nó bây giờ lại chiếm lại? Có phải chỉ hao quân tổn tướng không? Để dành quân ấy để dành gạo ấy, cắm thêm một trung đoàn xuống đây giữ sườn cho chúng ta. Có phải bây giờ ta đánh bọn này một cách ung dung không?

- Cậu toàn nói xằng, đánh giặc phải có lúc thế này, lúc thế khác, tùy theo tình hình mà xử trí cho linh hoạt chứ!

- Cậu biết một mà không biết hai, trên Miền người ta phải nhìn toàn cục, phải dành chủ lực cho những trận quyết định chứ.

Thấy cả ông Thêm, cả ông Dũng đều có ý kiến với mình, Nghĩa đánh trống lảng.

- Ừ thì tôi cứ nói bỗ bã vậy, tôi mà là bộ chỉ huy Miền thi tôi cứ cho đánh mạnh vùng ven này là chúng nó co lại. Không dám đem quân lên biên giới nữa, như thế có phải mình vừa chủ động, vừa xây dựng được lực lượng cho địa phương không. Tôi nghi từ tết Mậu Thân đến giờ cái gì chứ rõ ràng là phong trào du kích của các địa phương có yếu đi, mà thằng địch thì đang ra sức bình định. Làm không khéo là thất sách với nó.

- Thì trên đang giao nhiệm vụ cho trung đoàn ta chống phá “bình định” và hỗ trợ cho phong trào địa phương đó.

- Giao cho một mình ta thì làm sao được anh? Trên trời, dưới đất, đông, tây, nam, Bắc đâu cũng chúng nó cả, ở giữa có một trung đoàn Mười sáu. Trung đoàn lúc nào cũng được vinh dự đứng mũi chịu sào. Ha ha...

- Chính vì vậy mà thằng giặc mới thua ta. Ta có thể lấy một bộ phận nhỏ để kìm chế một lực lượng lớn của thằng địch.

- Cái lý thì bao giờ tôi cũng thua thủ trưởng, có vậy thủ trưởng mới là chính ủy trung đoàn. Tôi thì chỉ biết đánh. Nói vậy chứ thủ trưởng đừng lo, thằng Nghĩa không đánh thì thôi, đánh thì đánh đến nơi đến chốn, “chịu chơi" lắm thủ trưởng ạ!

Ông Dũng cười:

- Vậy thỉ đi nghiên cứu về thấy địa hình thế nào?

- Hai ngày thì khó chứ một ngày thì trụ được.

- Nhưng mà đánh tụi máy ủi trước chứ?

- Thì đúng như nhiệm vụ trên giao, chúng tôi sẽ xuất kích đánh tụi máy ủi trước, sau đó lùi về công sự, bám trụ đánh xe tăng.

Nghĩa rút trên túi áo trước ngực ra một mảnh giấy, lấy bút bíc phác địa hình rẻo Rừng Làng.

- Đây là hai rẻo đất nhô ra. Đây là con suối cạn. Tụi máy ủi đang ủi ở đây. Mình sẽ vận động theo con suối này xuất kích, đánh xong rút về...

- Còn việc trụ lại?

- Ăn thua là hai cái công sự này, ở rẻo cây nhô ra đây. Anh trụ cho tôi nửa ngày, tôi cho anh rút. Còn nửa ngày nữa, xe tăng vào được đến đây còn mệt.

Canh vừa hỏi lại địa hình, vừa bổ sung thêm phương án tác chiến. Ông Dũng ngồi nhấm nháp chén nước trà. về cái mục này thì ông kém xa ông Ba Kiên. Đã nửa tháng nay, ông nóng ruột đếm từng ngày chờ ông Ba Kiên về. Hôm ông Ba Kiên ra đi, dưới này đang giữa đợt chiến dịch. Sư bảy hoạt động trên đường Mười ba. trung đoàn Hai linh chín đánh Bến Tranh. Sư Một đánh Lộc Ninh, Vũ Tùng. Ông Ba Kiên trước khi đi còn chỉ huy trung đoàn đánh tập trung một trận diệt một tiểu đoàn Mỹ. Vậy mà từ đó đến nay tình hình đã khác hẳn.

Các trung đoàn chủ lực rút hết lên biên giới. Mười sáu được giao nhiệm vụ ở lại. Tân binh bổ sung không đủ bù cho số thương vong. Đạn tiết kiệm từng viên một. Gạo thì càng ngày càng rút tiêu chuẩn xuống.

Trước khi lên Miền họp, ông Ba Kiên bàn với ông Dũng giãn đội hình đóng quân ra, ông còn nói với ông Dũng:

- Về mặt chính trị thì có thằng Thêm nó giúp anh, về mặt quân sự. tui muốn tạm đưa thằng Canh về ban tham mưu ít lâu. Anh nghĩ sao?

Ông Dũng ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Trước mắt thì cũng được, nhưng về lâu về dài sẽ rồi cho tổ chức, thôi cứ để chờ thằng Thị về rồi hãy tính sau.

Đêm ấy hai người nằm nói chuyện với nhau rất lâu. Ông Kiên hút thuốc vật, còn ông Dũng dậy pha hết bình trà này đến bình trà khác.

Không biết như thế nào, tự nhiên ông Kiên lại nói:

- Anh Dũng ạ tôi với anh vậy là coi như bạn nối khố, đi với nhau từ hồi đánh Pháp đến giờ. Hai thằng không đứa nào sứt đầu mẻ trán, kể cũng lạ đấy chứ anh Dũng nhỉ?

Ông Dũng:

- Chắc rồi lần này thế nào cũng có đứa bị thôi, mà có bị thì cũng phái, đi đêm lâu ngày thế nào rồi cùng gặp ma.

- Tôi cũng nghĩ thế, và tôi xác định trước là thế, vậy có tiêu cực không anh?

Ông Kiên nói rồi cười hề hề.

Ông Dũng không trả lời, nhưng càng thương ông Ba Kiên hơn. Sao ông Ba Kiên lại nhắc đến chuyện này trong một đêm như thế. Từ ngày ông Kiên đi, ông Dũng không yên tâm, cứ mỗi khi nhớ đến bạn, ông lại nhớ đến cậu chuyện trước cái đêm ra đi ấy...

Ông Ba Kiên nằm một lúc lại nói:

- Tôi xem tình hình từ đợt một, đợt hai, cho đến bây giờ càng ngày càng có nhiều khó khăn hơn. Anh có nhớ trước tết Mậu Thân, chúng ta còn kéo nhau cả đoàn ra Thanh An ăn hủ tiếu không? Tôi chỉ sợ chúng mình không thích ứng kịp được với tình hình...

Đang nói chuyện như vậy thì ông Ba Kiên dừng lại hỏi ông Dũng:

- Anh Dũng này, anh bảo “đổi đời” là thế nào?

- ….

- Có phải thế này không nhá: Trước kia anh làm hương sư, tôi làm tá điền, nay anh là chính ủy, tôi là trung đoàn trưởng, như vậy là đổi đời phải không?

Ông Dũng chưa kịp nói thì ông Ba Kiên đã trả lời luôn câu hỏi của mình.

- Trong cải cách ruộng đất thì tôi hiểu như thế. Nhưng bây giờ tôi nghĩ khác. Cách mạng làm thay đổi con người đi. Trước kia tôi là tá điền, chủ nó bảo sao, tôi làm vậy. Còn bây giờ là trung đoàn trưởng, tôi phải có cái đầu của tôi. Chính vì vậy mà tôi cũng như anh, như các cán bộ, chiến sĩ chúng ta hiện nay, ở cương vị nào, chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm của mình làm. Không thể đổ thừa cho ai được, cũng không thể chỉ chờ đợi ý kiến trên một cách thụ động. Càng những lúc khó khăn như bây giờ, thì ý nghĩ của từng con người, trong từng sự việc càng nổi lên rất rõ, phải không anh Dũng.

Lạ, con người lạ thật, trông ông Ba Kiên bề ngoài như vậy mà lại có lúc nói lên những suy nghĩ như vậy. Hay là ý ông Ba Kiên trước khi đi muốn căn dặn mình một điều gì đây mà không tiện nói trắng ra. Có lẽ đôi lúc mình quá công thức chăng? Đúng như ông Ba Kiên nói. Tình hình càng ngày càng khó khăn. Đòi hỏi cán bộ phải độc lập suy nghĩ, phái đảm chịu trách nhiệm trước cấp trên. Ông Dũng nhiều khi cũng tự so sánh mình với ông Ba Kiên, thấy mình cũng giống ông Ba Kiên nhiều điểm. Nhưng ông Ba Kiên có một cái gì đó thật hồn nhiên, giống nhưng con người vốn sinh ra đã thế mà ông Dũng không bắt chước được. Hễ cứ bắt chước là y như lố bịch. Chẳng hạn như trong quan hệ với chiến sĩ, ông Ba Kiên đến với họ cứ như không, chẳng cần vỗ vai vỗ vế mà vẫn tự nhiên, gọi cậu cũng được, gọi ông cũng xong, người nghe vẫn cảm thấy thoải mái. Chẳng bù cho một số cán bộ tỏ ra ta đây sâu sát, cố tìm cách chơi bời suồng xã với chiến sĩ, thì bị chiến sĩ lảng tránh. Cái gì đó thật khó nói. Ông Dũng không thể nào giả dối được như vậy, nhưng chính vì có lẽ quá giữ ý, nên lại trở thành khô khan. Tình cảm của ông giấu ở bên trong, ít bộc lộ… ông cũng biết nhược điểm trên đây của mình và tự an ủi: vì vậy mình mới là mình mà ông Ba Kiên mới là ông Ba Kiên. Anh em hay đùa ông họp nhiều quá, đi đái không kịp cài cúc quần. Họ còn đặt ca dao nói về ông: “Ông Dũng có tính hay lo. Đêm nằm nghĩ việc ra cho lính làm”. Điều đó ông cũng biết. Nhiều khi ông tự hỏi: “Như vậy là họ yêu ông hay ghét ông?”. Xong đó ông lại tự trả lời: “Ghét thì họ không ghét. Họ thương ông, nhưng hình như họ không yêu ông bằng ông Ba Kiên”. Điều này không làm cho ông ghen tỵ nhưng ông cảm thấy đau khổ.

Rõ ràng là cái trung đoàn này, thiếu ông Ba Kiên không được. chính ông đã nói với nhiều cán bộ trong trung đoàn như vậy. Có lẽ ít có một cái trung đoàn nào mà trên dưới lại đoàn kết như trung đoàn Mười Sáu. Nghĩ vậy, ông Dũng lại cảm thấy được an ủi, không gì ông cũng là người đóng góp đáng kể trong sự thành công này.

Nghĩa trình bày phương án tác chiến. Canh tham gia ý kiến, ông Dũng chuẩn y xong phương án thì Lâu mới về. Anh ở bên kia sông sang và tạt luôn vào tiểu đoàn. Lâu vừa đặt con chó xuống, nó đã nhảy cỡn lên vẫy đuôi mù tít, quay sang người này, rồi lại quay sang người khác sủa ăng ẳng. Ông Thêm mở nắm cơm đeo sau thắt lưng bẻ một miếng, đang cầm ở tay, lập tức nó xông vào ngoạm nuốt trôi. Mọi người cười ầm lên. Con chó đang đói.

- Mày bắt ở đâu đấy Lâu?

- Chó của bà Tám Kim đấy, nó chạy càn lạc trong ấp.

- Cậu vào Đồng Lớn à?

Ông Thêm trợn mắt, còn Lâu vẫn gật đầu một cách thoải mái. Anh kể lại tình hình trong ấp rồi nói:

- Trung đoàn bỏ dân, Mỹ nó gom sạch rồi.

- Thôi chuyện ấy bàn xong rồi, về đưa bộ đội sang mà đánh thôi.

Con chó vẫn chạy vòng quanh trong hầm, bị Nghĩa tóm lấy cổ:

- Ba tháng nữa thì một lít vững!

Cậu liên lạc nằm trong hầm ngó cổ ra!

Thủ trưởng để tiểu đoàn nuôi chó. Hôm nào làm tiết canh sẽ mời ban chỉ huy đại đội hai lên. Riềng! Riềng!

Cậu ta vừa gọi vừa vẫy tay, nhưng con chó không hiểu ý, cứ đứng như vậy ngoắt đuôi không chịu đi.

- Ních! Ních!

- Thiệu! Thiệu!

Mọi người tranh nhau gọi.

Ông Thêm ngắm con chó. Đẹp thật: mình thon, lông trắng, đốm đen, ức nở.

- Thôi tụi bay đừng có làm rối lên. Không đứa nào ở đây đáng mặt nuôi con chó này đâu. Mỗi cái tên mà không đặt được. Ví nó với thằng Ních- xơn là không đúng. Thằng Ních– xơn mà là chó thì mình đã chẳng điêu đứng như thế này. Chó mà đã giống thằng Ních- xơn thì mình cũng chẳng nuôi làm gì.

Ông lại bẻ một miếng cơm giơ lên:

- Nào, lại đây, Đớp!

Con chó chạy đến đớp gọn miếng cơm, cả nhà lại cười ầm lên.

- Xong rồi nhá, từ nay tên nó gọi là Đớp, nó nhận cái tên tao đặt, vậy con chó này là của tao.

Ông ôm con chó vào lòng.

Lâu:

- Tôi vào mãi Đồng Lớn mới bắt được nó, lại còn cõng nó bơi qua sông Sài Gòn…

- Được rồi, bữa sau tao trả công cho bao thuốc lá.

- Thủ trưởng ơi, con chó ấy cô Tư Tầm kỷ niệm cho thủ trưởng Lâu đấy, cho đi rồi sau này ăn nói làm sao?

- Cả tiểu đoàn tụi bay toàn là đồ nhậu nhẹt, để nó ở đấy thì chỉ dăm bữa nửa tháng là thành bát tiết canh.

- Thôi được, đơn vị sắp đi đánh nhau, tạm gửi cho thủ trưởng mấy hôm rồi nói chuyện sau, về đi Nghĩa.

Dọc đường về đại đội, Nghĩa vẫn tiếc:

- Con chó ấy mà nuôi săn thì nhất.

Lâu:

- Mình cũng có ý định mang về nuôi, nhưng thấy ông Thêm xin lại thôi. Ông ấy xin con chó chứ xin cái gì nữa thì mình cũng chả tiếc.

- Ừ thôi, cũng được.

Cả cái trung đoàn này, chẳng ai tiếc với ông Thêm một thứ gì, huống chi con chó đối với ông lại có kỷ niệm…

Hồi vỡ mặt trận Huế, ông mới mười ba tuổi, làm liên lạc đại đội. Khi trung đoàn được lệnh rút lên chiến khu, ông Thêm tranh thủ về thăm nhà thì cả gia đình đã tản cư hết, cửa nhà tanh bành. Ông đứng nhìn muốn khóc. Giữa lúc đó thì con chó bị lạc đang chạy sủa ăng ăng quanh nhà. Thấy ông về nó mừng quá, nhảy chồm cả hai chân trước lên ngực ông, nguẩy đuôi rối rít. Hai thầy trò đưa nhau lên chiến khu. Từ đó, nó không rời ông một bước. Những buổi chiều mặt trời sắp lặn, nó nhớ nhà, ra bờ suối ngồi tru lên thảm thiết làm cho ông Thêm cũng phải chảy nước mắt.

Các chú Vệ quốc đòi làm thịt, ông nhất định không cho. Các chú dọa là đêm lừa ông ngủ sẽ bắt, vì vậy mỗi khi đi ngủ, ông lại gọi con chó đến nằm dưới chân. Có đêm nhớ nhà nằm khóc, con chó đến bên cạnh, quỳ xuống liếʍ vào tay vào mặt ổng, y như muốn an ủi vậy.

Rồi một hôm tự nhiên nó lăn đùng ra chết. Người ta bảo là nó cũng bị bệnh sốt rét như người. Ở chiến khu Quảng Trị nước độc lắm. Con chó chết mà ông Thêm bỏ ăn mất mấy ngày...

Từ đó về sau, hễ thấy ai nói đến chuyện làm thịt chó là ông rất ghét. Cả trung đoàn đều biết chuyện này. Hễ cứ trông thấy ông, là họ bày ra chuyện tiết canh thịt chó để trêu ông. Trêu xong rồi họ lại thấy thương ông. Mọi người đốì với ông có những sự chiếu cố đặc biệt.