Chương 18: Marketing

Dịch: OENUE

.

Sau khi nhận chức liền chơi game, đây chính là chuyện đầu tiên studio Thiên Bá Game làm sau khi thành lập.

Ít nhất nhân sự dưới trướng phải lý giải tình huống hiện tại của studio, hiểu rõ con game duy nhất của studio, mới có thể thuận lợi triển khai các công việc về sau.

Tuy nhiên ngoại trừ Trương Tiểu Quyên chưa từng chơi [Game giả lập sự học gian khổ], cho nên cô nàng đang chơi game vô cùng hăng hái, còn Dương Đống và Trần Bá đều đã phá đảo rất nhiều lần, sớm mất đi hứng thú từ lâu.

Vì vậy bọn hắn có chuyện khác cần làm.

Trần Bá phụ trách liên hệ với một sinh viên vừa tốt nghiệp, cậu ta mới gọi điện hỏi thăm tình huống của studio, hắn mời cậu ta tới tham quan thực tế tại nơi làm việc.

Dương Đống thì phụ trách liên hệ với những uploader nổi tiếng, và những streamer chuyên nghiệp trên những nền tảng livestream, lấy danh nghĩa hợp tác thương mại, trả tiền để người ta livestream hoặc làm video có nội dung liên quan đến [Game giả lập sự học gian khổ].

Không sai!

Trước kia Trần Bá không làm marketing là vì trong túi không có tiền, cho nên không dám tiếp xúc với những streamer và uploader nổi tiếng.

Hiện tại đã khác rồi.

Có khoản tiền quyết toán bán game đầu tiên từ nền tảng Steam, kế tiếp còn có rất nhiều khoản thu nhập khác, Trần Bá cũng quyết tâm tìm đến các streamer chuyên nghiệp và các uploader danh tiếng để quảng bá marketing một chút.

Chắc chắn phải trả tiền...

Vì trên hầu hết mọi trang chủ của những streamer chuyên nghiệp cùng uploader nổi tiếng, gần như đều viết to in đậm câu “Hợp tác thương mại, xin vui lòng liên hệ XXX". Những nhân tố ngoài ý muốn trong livestream và video của bọ họ, đa phần đều là quảng cáo.

Cái gì?

Streamer yêu thích nhất của cậu hôm nay bắt đầu chơi tựa game thế giới mở có tên hai chữ nào đó, khiến cậu vui tới phát điên?

Ha ha! Đừng cao hứng quá sớm.

Nói không chừng người ta chơi game vì được thuê thôi, công nhận nhà Mi gâu gâu vung tiền rất hào phóng, thuê streamer chuyên nghiệp với giá mấy chục nghìn tệ một giờ, tiền này dễ kiếm quá a!

(*Cho những ai chưa biết thì đang khịa Genshin – Nguyên Thần đấy ạ, con game này nổi tiếng vì vụ NPH thuê các streamer or người nổi tiếng không chơi game GI để quảng bá, mỗi ver mới là thuê 1 gương mặt mới toanh, từ tàu sang ta đều như vậy.*)

Đương nhiên...

Giá cả cho việc marketing tương tự thế này, bình thường đều nhìn vào bảng phân loại game để lên kế hoạch.

Ví dụ tệp người chơi con game A vừa hay trùng lặp với tệp người chơi con game B, đều là những người yêu thích cùng một thể loại game, vậy cũng sẽ có hiệu quả dẫn dắt sự chú ý tốt nhất, thế thì nhà phát hành game A sẽ dùng nhiều tiền mời một streamer chuyên chơi game B làm marketing cho mình.

Ngược lại cũng vậy.

Nếu game C không có sự tương đồng quá lớn với game A và B, một cái là game FPS, một cái là game puzzle match-3, vậy nhà phát hành game FPS sẽ không chi nhiều tiền để tìm một streamer game puzzle làm marketing.

(*FPS: game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Puzzle match-3: tương tự game Candy Crush*)

Xét đến cùng, lợi ích là trên hết!

Tiền của nhà phát hành game không phải lá mít trên cây mà có thể vung tiền như rác, phải biết chú ý đến hiệu quả thu hút mong muốn, không thể marketing bừa phứa được.

Dựa theo thể loại của [Game giả lập sự học gian khổ], nó thuộc về game giả lập đời sống. Cho nên mục tiêu của Dương Đống là những streamer chuyên livestream game offline trên những nền tảng có tính lan truyền cao.

"Phần lớn lượng người theo dõi trên những kênh livestream này đều thích game console, lượng người dùng Steam chiếm đa số."

Dương Đống phân tích: "Đồng thời những streamer này cũng chuyên cắt ghép, đăng tải video lên những nền tảng khác, có thể đạt được hiệu quả marketing tốt nhất. "

"Có thể!"

Vừa nói chuyện điện thoại xong, Trần Bá khẽ gật đầu, cực kì tán thành phương án của Dương Đống.

"Nhưng chuyện giá cả phải thương lượng thêm, bọn họ báo giá quá đắt..."

Trần Bá rất đau lòng a.

Bản thân studio không có bao nhiêu tiền, những streamer này, người sau chào giá càng quá quắt hơn người trước, có người thậm chí yêu cầu 200 nghìn tệ cho 4 tiếng livestream quảng cáo, trong đó có 100 nghìn tệ đổi thành quà tặng trên livestream cho cô ta, lúc ấy Trần Bá nghe xong liền trầm mặc thật lâu.

Chuyện này đương nhiên không thể, mặc dù hắn vét túi cũng đủ số tiền kia, nhưng hắn không muốn ném tiền qua cửa sổ. Số lượng và mức độ trung thành của fan hâm mộ vị streamer kia hoàn toàn không xứng với mức báo giá này.

Giá trị đồng tiền chắc chắn phải là ưu tiên hàng đầu!

Streamer có số lượng fan hâm mộ vừa đủ quy chuẩn, nhưng mức độ trung thành cao, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi có khả năng sẽ cao, mới là đối tượng mà Thiên Bá Game cân nhắc hợp tác cùng.

Tạm không quan tâm tới những streamer quá nổi tiếng.

Streamer càng có danh tiếng, nhất là những streamer lão làng, cây đa cây đề, càng là những đối tượng mà một studio nhỏ như Thiên Bá Game không thể tiếp xúc nổi.

Dù bọn họ chào giá như cho không, Thiên Bá Game cũng trả không nổi, thuần túy là mua bán lỗ vốn.