Chương 82: Phụ Lục: Lời Tác Giả

Về giáo lý và tư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A Hàm (tạng Hán). Tác giả đã có chủ ý không sử dụng nhiều các kinh Đại Thừa, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn của các kinh Đại Thừa đều đã có mặt đầy đủ trong các kinh Nikaya và A hàm, và chỉ cần đọc các kinh này với một thái độ cởi mở là có thể nhận ra được các tư tưởng lớn kia trong ấy. Kinh điển nào cũng là kinh điển của đạo Bụt, dù là kinh Bắc tông hay Nam tông.

Kinh điển Đại Thừa cho ta một cái nhìn phóng khoáng hơn về giáo lý căn bản của đạo Bụt, có thể giúp ta phòng ngừa sự co rút lại của giáo lý và của những phương pháp hành trì giáo lý. Giáo lý Đại Thừa giúp ta khám phá được chiều sâu của các nền văn học Nikaya và A hàm, giống như ánh sáng chiếu vào đối tượng quán sát của kính hiển vi, một đối tượng quán sát đã hơi biến hình và méo mó vì những thủ thuật cất giữ nhân tạo. Cố nhiên là các kinh điển Nikaya và A hàm gần với đạo Bụt nguyên thỉ hơn, nhưng các kinh điển này đã bị sửa chữa và biến hình ít nhiều vì cách hiểu và cách hành trì của những truyền thống đã có công truyền thừa và cất giữ những kinh điển ấy. Các thế hệ học giả và hành giả tương lai cần căn cứ trên kinh điển của cả hai truyền thống Bắc tông và Nam tông để có thể khôi phục lại tinh thần nguyên thỉ của đạo Bụt. Chúng ta phải sử dụng tất cả các kinh điển của cả hai truyền thống.

Tác giả đã cố ý không nhắc tới những phép thần thông mà kinh sách thường hay sử dụng để tô điểm cho cuộc đời của Bụt, những phép thần thông mà chính Bụt đã khuyên môn đệ không nên để thì giờ và tâm lực vào việc luyện tập và sử dụng. Tác giả lại không ngần ngại nói tới những khó khăn mà Bụt thường gặp phải trong đời sống hàng ngày, ngoài xã hội cũng như trong giới môn đệ của chính người. Nếu trong sách này Bụt được hiện ra như một con người khá gần gũi với chúng ta, một phần đó là cũng do các nguyên cơ đã kể.

Tên người và tên xứ bằng tiếng Pali được sử dụng trong sách này bởi vì tiếng Pali dễ đọc hơn. Cuối sách có bản đối chiếu những tên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.

BẢN ĐỐI CHIẾU

Tên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt.

(Bị chú: những danh từ tiếng Phạn đều có dấu hiệu (s). Ngoài ra là tiếng Pali và tiếng Hán Việt)

Tên người/xứ bằng tiếng Pali Tên người/xứ bằng tiếng Phạn/Hán Việt

Aggivessana hay Dighanakha Dirghanakha (s,) Trưởng trảo phạm chí

Ajatasattu Ajatasatru (s), A xà thế

Ajita Kesakambali Ajita Kesalakambala (s), A di kiều xá khâm bà la

Alar Kalama A la ca lam

Amrtodana Cam lộ phạn vương

Ananda A nan đà

Anathapindika Anathapindada (s), Cấp cô độc

Anga Ương già

Angulimala Ương quật ma, Ương quật ma la

Aniruddha, Anuruddha A nậu lâu đà ,A ni luật đà, A na luật

Asita A tư đà

Assaji Asvajit (s), A thấp bà trí, A xả bà thệ, A xà du, Mã thắng

Baranasi Ba la nại

Bhadda Kapilani Bhadra Kapila (s), Bạt đà ca tỳ la

Bhaddiya Bhadrika (s), Bạt đề, Bạt đề lợi ca, Bạt đề ly

Bhargava Bạt già bà

Bimbisara Tần bà xa la

Brahma Phạm thiên

Campa Chiêm bà

Channa Chandaka (s), Xa nặc

Cinca-Manavika Chiên già, hay Chiên xà

Vappa Kassapa Dasabala Kasyapa (s) Thập lực ca diếp

Devadatta Đề bà đạt đa

Dronodana Bạch Phạn Vương

Ganga Hằng

Gavampati Kiều phạm ba đề

Gayasisa Tượng đầu

Ghosira Cù sư la



Gijjhakuta Grdhrakuta (s), Linh thứu, Linh sơn, Kỳ xà quật, Thứu sơn

Gopa Cù di

Gotami Kiều đàm di

Indra Đế thích

Isipatana Mrigadava (s), Lộc uyển, Lộc dã

jambu Hồng táo

Jeta Kỳ đà

Jetavana Kỳ viên, Kỳ thọ, Cấp cô độc viên

Jivaka Kỳ bà, Thời phược ca

Kaludayi Kalodayin (s), Ca lưu đà di

Kanthaka Kiền trắc

Kapilavatthu Kapilavastu (s), Ca tỳ la vệ

Kasi Ca thi

Kassapa Kasyapa (s), Maha Kassyapa (s), Ca diếp

Kimbila Kim tỳ la

Kondanna, Anata Kondanna Kaundinya (s) hay Ajnata Kaundinya (s), Kiều trần như, A nhã Kiều trần như

Kosala Câu tát la, Kiều tát la

Kosambi Kusinagara (s), Cự thường di, Kiều thường di

Kudagarasala Trùng các

Kusinara Kusinagara (s), Câu thi na, Câu thi la

Licchavi Lê xa, Ly xa

Magadha Ma kiệt đà

Mahapajapati MahaPrajapati (s), Ma ha ba xà ba đề

Mahanama hay Mahanama Mahanaman (s), Ma nam câu lợi

Makkhali Gosala Maskari Gosaliputra (s), Mạt khư lê câu xa li

Malla Mạt la

Mallika Mạt lợi, Ma lợi

Matanga Matangi (s), Ma đăng già

Maya Ma gia

Moggallana Maudgalyayana (s), Mục kiền liên, Mục liên

Nanda Nan đà

Neranjara Nairanjana (s), Ni liên thuyền

Nigantha Nataputta Nigrantha-Jnatiputra (s), Ni câu đà nhã đề tử

Nigrodha Nyagrodha (s), Ni câu đà

Pakudha Kaccayana Kaluda Katyayana (s) Phù đà ca chiên diên

Pataliputta Pataliputra (s) Hoa thị, Ba liên phất, Ba đa lợi phất đa la

Prakriti Bát cát đế



Punna Purna (s), Purnarmaitrayaniputra (s), Phú lâu na, Phú lâu na di đa la ni tử

Purana Kassapa Purana Kasyapa (s) Phú lâu na ca diếp

Rahula La hầu la

Rajagaha Rajagrha (s) Vương xá

Ramagama Ramagrama (s), Lam mạt

Sakya Thích ca

Samkasya Tăng khı thi

Sanjaya Belatthiputta Sanjaya Vairatiputra (s), Tán nặc gia tỳ xá lê tử

Sariputta Sariputra (s), Xá lợi phất

Savatthi Sravasti (s), Xá vệ

Siddhatta Siddhartha (s), Tất đạt đa

Siva Thấp bà

Sonadanda Chủng đức

Sudatta Tu đạt đa

Suddhodana Tịnh Phạn

Sudina Tu đề na

Sujata Tu già đa, Tu xà đa

Sundari Sundara, Sundarika, Tôn đà lợi

Sunita Tu ni đà

Svastika Cát tường, Vạn

Udayin Ưu đà di

Uddaka Ramaputta Udraka Ramaputra (s), Uất đầu lam, Uất đâu lam tử, Uất đa la ma tử

Upali Ưu ba ly

Uppadavanna Utpalavarna (s), Liên hoa sắc

Uruvela Uruvilva (s), Ưu lâu tần loa

Vaidehi Vi đề hi

Vappa Vachpa (s), Bà sa bi, Bà phu

Vassakara Vũ xá

Vejanra Vairanti (s) Tỳ lan nhã

Venuvana Trúc lâm, Trúc viên, Trúc lâm tịnh xá

Vesali Vaisali (s), Tỳ xá ly, Vệ xá ly

Vidudabha Virudhaka (s), Tỳ lưu ly

Vimala Tỳ ma la, Vô cấu

Visnu Vishnu (s), Thấp nữu

Yasa Yasas (s), Già xá

Yashodhara Da du đà la