Chương 1: Mùa Hoa Năm Ấy

Vì ghét cái sự ồn ào của đô thị, Thư đã chuyển về một vùng nông thôn cách xa thủ đô. Ở đây, cô gặp được mợ Thu. Mợ là người phụ nữ góa chồng, chồng của bà mất vì ung thư. Đau xót hơn là đứa con trai của họ cũng đã qua đời bởi dính líu tới chất cấm. Hai mảnh hồn vỡ vụn tìm thấy và cảm thông được cho nhau. Sau hơn 45 phút tâm sự, mợ Thu mời Thư về nhà mình.

Bước vào căn nhà gỗ ấy, nó đơn sơ, giản dị nhưng lại đem tới cho cô cảm giác thoải mái và ấm áp vô cùng. Đi vào căn bếp, bột bánh mì vẫn còn sót lại trên mặt bàn, Thư quay lại hỏi mợ:

- Mợ làm bánh ạ?

- Ừ, mỗi khi làm bánh, ta thấy tâm trạng nhẹ nhõm đi hẳn. Cháu cũng thích bánh à?

- Vâng, trên thủ đô, cháu là một thợ làm bánh đấy ạ.

- Ái chà, vinh hạnh cho ta quá.

Cuộc trò chuyện diễn ra vô tư tới mức người ngoài nhìn vào không thể biết được họ mới gặp nhau cách đây 3 tiếng. Khi ấy cũng đã xế chiều, mợ hỏi Thư:

- Thế đêm nay, cháu định ở đâu?

- Cháu cũng chưa biết nữa mợ ạ

- Vậy thì ở đây với ta, sống một mình lâu tuy đã quen nhưng vẫn muốn có 1 người bầu bạn. Tuổi già cả mà. Ở đây với ta nhé?

Ban đầu là sự lưỡng lự nhưng sau cũng vẫn là chịu thua trước bà lão đôn hậu.

- Dạ vâng.

Hành lý của Thư chẳng mấy chốc đã nằm gọn trong căn phòng trên tầng. Đêm buông xuống, cô ngả lưng vào chiếc đệm giường. Chắc vì quá mệt, đôi mi đã thϊếp đi lúc nào chẳng hay.

Sớm hôm sau, cô bị đánh thức bởi tiếng chuông báo. Rời khỏi ga đệm, đi xuống nhà dưới, mùi thức ăn xộc thẳng vào khoang mũi. Đã 12 năm rồi kể từ khi cha mẹ mất, Thư mới được người khác quan tâm thế này.

- Chào mợ, buổi sáng vui vẻ, thơm quá, mợ nấu gì vậy ạ?

- Chút đồ ăn sáng, mau lại đây ăn đi cháu.

Đôi chân nhanh chóng bước tới bàn. “Là sandwich! Người biết làm cả món này sao?” - cô hết sức bất ngờ mà thốt lên bởi Thư không nghĩ một bà lão thuộc về thế hệ trước lại biết làm món bánh này. Bà chẳng nói gì mà chỉ cười trừ, hoá ra ngày cậu con còn sống, sandwich là món ăn khoái khẩu của chàng ấy. Sau bữa sáng, mợ đưa cô đi ra vườn rau, thiên nhiên trong lành lắm, nó khiến cho con người ta muốn thả hồn vào gió. Những chú chim thì ngân nga một giai điệu vui tươi để đón ngày mới. Thăm thú quanh một vòng, cô đã thực sự yêu nơi đây: Yêu sự dễ chịu của đất trời, yêu người mợ mà mình tình cờ gặp được và cả bữa sáng nữa. Cuộc sống yên ả ấy duy trì trong vòng nửa năm.

Ngày ngày qua đi, bà lão 62 tuổi cùng cô thợ bánh 24 tuổi chung sống trong mái nhà ấy. Cô được mợ chỉ dạy thêm nhiều điều về bánh mà thực sự hồi trên thành thị nó rất mù mịt, rất khó tả. Người truyền thêm ngọn lửa yêu nghề cho Thư không ai ngoài mợ Thu, tình yêu ấy tiếp tục lớn theo thời gian.

Chẳng bao lâu, hai người họ mở một quán bánh ngọt nhỏ, tên tiệm là Bánh mì bà Thu. Món bánh chạy nhất cửa hàng không thể đơn giản hơn, nó là bánh su kem. Hôm nay là ngày khai trương, tuy nhiên vị khách nào ăn xong cũng đều không ngớt lời khen ngợi: “Bà và cô đã cho gì vào đây vậy, ngon lắm đấy, tôi sẽ quay lại để ủng hộ”. Thực sự thì chỉ là công thức bình thường, chả có gì đặc biệt cả. Chắc vì bên trong chứa đựng đam mê của cả 2 mợ cháu nên hương vị mới ngon như thế. Kết thúc một ngày vất vả nhưng nụ cười trên môi họ vẫn còn, chẳng bao giờ tắt đi.

- Mệt nhưng vui lắm mợ ạ.

- Dọn nhanh để còn về nghỉ, thời gian còn dài chán cô gái ạ - nụ cười hiền hậu hiện lên lấn át cả những nếp nhăn của tuổi già.

Doanh thu những ngày sau không ngừng tăng, nhiệt huyết trong tim họ thì vẫn thế thậm chí còn cháy bừng hơn nữa. Một ngày nọ, như thường nhật, mợ Thu và Thư sẽ dậy để làm bánh. Nhưng sao hôm nay yên tĩnh quá, mọi ngày, mợ sẽ là người thức dậy sớm hơn cô. Nghĩ là do hôm qua quá mệt nên bà Thu ngủ hơi sâu. Không, là rất sâu và vĩnh viễn không thức dậy nữa! Đúng rồi, khoảng 8h vẫn chưa thấy mợ đâu, dự điều chẳng lành, cô rảo bước tới căn phòng nhỏ dưới tầng 1 - nơi mà mợ Thu nghỉ ngơi. Mở cửa tiến vào. Đi tới bên giường, cô lay động người phụ nữ ấy nhưng chả có phản ứng gì. Đặt bàn tay lên cơ thể lạnh ngắt kia, cô chết lặng. Bà ấy, mất rồi. Bằng tất cả sự cố chấp, Thư vẫn gọi “Mợ Thu! Mợ Thu! Người tỉnh dậy đi, mợ không nghe con gọi sao!?”. Đáp lại lời khẩn thiết là khoảng không gian u trầm.

Xe cứu thương sau 20 phút cũng đã có mặt đưa bà vào viện. Ngồi ngoài phòng cấp cứu, cô suy sụp, trái tim như bị bóp nghẹn, cổ họng khô khan muốn thở nhưng không nổi, đôi mắt trong veo giờ đυ.c ngầu màu mù mịt. Ánh sáng duy nhất cứu rỗi tâm hồn này nay cũng rời xa. Ngả đầu vào tường:

- Mình không xứng đáng có được hạnh phúc à? Tại sao ông trời cứ phải tước đi mọi thứ mà mình yêu quý vậy? Hay vốn dĩ, việc mình tồn tại trên đời đã là điều sai trái? Vậy sao Chúa còn đưa con xuống nhân giới vậy, kiếp trước con đã làm gì sai sao?

Từng đợt sóng tiêu cực bủa vây lấy cô gái 24 tuổi ấy, nó như nhấn chìm lí trí. Đèn phòng cấp cứu đã tắt, bác sĩ đi ra, đầu cúi gằm. Nhìn trạng thái của cô lúc bây giờ ông không nỡ nói với người con gái kia rằng: họ không thể cứu được bà ấy nữa, đã quá muộn. Nhưng vốn dĩ trên đời này không gì có thể che giấu mãi được.

- Cô gái trẻ, chúng tôi đã cố hết sức, mong gia đình về chuẩn bị hậu sự. Ung thư gan đã đến giai đoạn cuối nên có lẽ tối hôm qua bệnh tái phát khiến bà ấy không qua khỏi.

Ung thư gan.. Lại là căn bệnh quái ác ấy. Nó cũng chính là thứ gϊếŧ chết người mẹ của cô. Đớn.

- Vâng, cảm ơn bác sĩ…

Đôi chân lê bước về tới nhà, úp mặt vào chiếc gối mềm, nước mắt lại tiếp tục tràn ra mất kiểm soát. Tiếng gào khóc của cô thật xé lòng, cô trách bản thân sao không phát hiện ra bệnh của mợ sớm hơn, trách ông trời sao quá tàn độc với mình, cô trách, cô hận… Dần dần tiếng khóc chỉ còn lại thút thít. Ngủ đi bé con, rồi ngày mai em sẽ ổn hơn một chút.

Tỉnh dậy với chiếc họng khàn đặc, bọng mắt còn vương lệ, cơ thể nặng trịch. Rời phòng, đi xuống tầng 1, nhìn vào căn phòng nhỏ. Tất cả ùa về, tim nhói lên. Hàng bánh hôm nay không mở. Hôm nay, cô ở nhà để dọn đồ của mợ Thu, mọi thứ vẫn còn mùi hương của bà… Hơn 4 tiếng dọn dẹp, cô đã để ý tới chiếc hộp ở hộc tủ quần áo. Mở nó ra là 2 cuốn sổ, một cuốn là nhật kí, cuốn còn lại là công thức làm bánh. Trong cuốn nhật kí có một thứ cộm lên ở cuối sách. Lật tới đó thì cô lại nức nở, trong đó có dòng chữ: Thời gian ở lại dương gian của ta còn rất ít, mợ biết cháu sẽ chẳng mấy chốc thấy chiếc hộp này, nên hãy coi chiếc vòng ngọc như của hồi môn mà bà lão này tặng cháu nhé. Tiếc thật, mợ lại không thấy được Thư trong bộ váy cưới lung linh, nhưng ta vẫn sẽ dõi theo cháu dù ở đâu đi chăng nữa”. Ngồi thụp xuống đất, cô cứ ôm lấy chiếc hộp thật chặt, hơi ấm từ đâu toả tới chỗ Thư, cảm xúc như được an ủi phần nào.

Chiếc vòng được đeo lên tay cô vừa in, tròng mắt chỉ trực ứa nước. Bỗng tiếng chuông treo ngoài cửa vang lên, có người đến tìm. Nhẹ mở cửa, trước mắt cô là bác Năm - người phụ nữ hay đến mua bánh su kem cho những đứa cháu nhỏ ở nhà, cũng là hàng xóm của hai mợ cháu.

- Cháu, cháu vào bác.

- Trời đất, sao cháu nhìn trông tiều tuỵ thế này? Bà lão đâu, hôm nay không thấy hai mợ cháu ra mở hàng nên bác qua thăm hỏi chút.

- Dạ.. Mợ cháu, mới mất hôm qua bác ạ.

- Cháu nói sao? Mợ Thu mất rồi?

- Vâng, mợ bỏ cháu đi rồi bác - nói đến đây, giọng cô nghẹn ứ lại, nước mắt đã đầm đìa.

Bác Năm đau xót nhìn con bé, hơn ai hết, bà hiểu hai mợ cháu nhà này yêu thương nhau thế nào. Vậy mà bây giờ, lão bà rời đi chẳng một lời tạm biệt để đứa cháu ở lại với nỗi đơn côi. Thư như một đứa trẻ, bác Năm ngồi cạnh vỗ về đến khi cô nín khóc.

- Thương cháu lắm, chả biết đã làm gì sai mà phải chịu kiếp cay nghiệt này. Chúa thật bất công.

- Cảm ơn lời an ủi của bác, cháu thấy đỡ hơn rồi.

- Hay tối nay cháu qua ăn cơm với bác với thằng cu Nam, cái Yến với thằng Cường nữa. Bố mẹ chúng nó đi công tác cả, nhà lúc nào cũng chỉ có bốn bà cháu. Sang đây, ăn chung cho vui.

- Thôi bác ạ… Một đứa như cháu đánh nhẽ không nên tiếp xúc với cái hạnh phúc đâu, đến lúc mất đi thứ gì đấy thì lại lưu luyến đến chết mất.

- Cái con bé này, ăn với chả nói, bà lão nhà cháu mất đi thì còn có bác với các em đây thây, có ai bỏ mày một mình đâu mà nói năng kìa.

Cô chỉ cười trừ, mặt cúi gằm, nhận được lời động viên ấy Thư lại rưng rưng. “Không được khóc!”.

- Thư nhé? Tối qua nhà bác ăn cơm nha. Mày mà không qua, bác giận là không sang mua bánh nữa đâu đấy.

- Dạ, bác về ạ.

Tiễn bà Năm về, cô nhanh chóng xếp đồ đến viện để mau mau làm tang cho mợ nữa. Tối về nhà, thấy bác Năm chờ trước cửa, Thư nhớ tới lời hứa với bà lúc trưa này.

- Cháu mới từ viện về à?

- Vâng, mà sao bác biết hay vậy?

- Đậm mùi kháng sinh trên người cháu, vào tắm xong qua nhà bác ăn cơm nhé!

- Dạ, cháu sẽ qua.

Bà Năm “Ừ” một cái rồi quay đi. Tầm nửa tiếng sau, tiếng leng keng kêu lên, bác chạy ra mở cửa.

- Thư đây rồi, bác chờ mày mãi, đi đi, vào đây nhanh lên, nhiều món lắm.

- A! Chị Thư! - lũ trẻ reo lên thật vui mừng, rồi chúng bổ nhào vào lòng cô.

- Chào mấy đứa, tối nay cho chị ăn nhờ một bữa nha?

- Chị cứ ăn nhiều vào, hết bà em lại nấu. - Cái Yến nhanh nhảu

Rồi ba đứa chúng nó cười khì khì, bác Năm nhìn cái bóng lưng kia bằng ánh mắt dịu dàng hết nấc.

- Nào nào, ngồi xuống đi mấy đứa.

Bữa cơm quây quần như thể bữa cơm gia đình vậy. Trong một giây, Thư ngẩn người ra rồi rơi vào trầm mặc: “Thư! Mày không xứng đáng với niềm vui và hạnh phúc đâu, tỉnh mộng đi”.

- Cái Thư, đưa bát đây, bác gắp cho miếng đùi, gà nhà bác chăm đấy, ăn xem có ngon không.

- Ấy, bác gắp cho mấy đứa nhỏ này.

- Chị ăn đi, còn đầy, bọn em không chết đói đâu mà lo. - Cu Nam cười làm lộ cả hai chiếc răng cửa bị khuyết.

Bữa cơm ấy, chẳng có từ nào tả được, chỉ biết rằng khiến Thư rất cảm động. Chơi với bọn trẻ tới sát giờ ngủ, cô xin phép đi về, để nhà bác Năm nghỉ ngơi. Tạm biệt họ để trở về với nỗi cô đơn đang chờ đón. Đóng cái cửa gỗ lại, mọi lo toan lại ập tới. Đôi vai trĩu nặng lết tới giường, “Mợ ngủ ngon, mai con sẽ làm tang cho người”.

Ngày đưa tang, ai cũng nghĩ người khóc nhiều nhất là cô. Tuy nhiên, mọi người rất bất ngờ vì Thư thậm chí còn chẳng rơi lấy một giọt lệ, cơ mà nỗi đau đã nuốt chửng sự trong veo trong đôi mắt cô. Thiêu xong rồi, tay cầm lấy tấm di ảnh của mợ, đôi môi cắn chặt như đang cố giữ sự đau khổ không muốn bộc lộ. Người cũng đã chết, thiêu cũng đã xong, viếng cũng đã viếng, giờ thì nhà ai nấy về. Chỉ mỗi bác Năm với ông Sáu nán lại, vỗ về cô. Sau cùng cũng đã chập tối, họ cũng phải tạm biệt Thư. Màu tang u ám nơi đây.

Chẳng ăn uống gì, bước thẳng lên phòng. Tay ôm ảnh mợ, cô cuộn tròn trong chăn rồi bịn rịn:

- Mợ ơi, thà rằng mợ cứ để con tiếp tục cô đơn đi, sao mợ còn cưu mang con, rời giờ để con lại một mình thế này. Người làm vậy làm sao mà con sống nổi?

Hàng tá câu nghi vấn xuất hiện quanh đầu cô. Có lẽ do rơi xuống vực thẳm của cuộc đời, Thư từng nghĩ: “Nếu giờ mình chết đi thì kiếp sau có đỡ hơn không?”. Thật may vì em ấy vẫn mạnh mẽ mà đi tiếp. Khổ nốt chặng này rồi em sẽ thật hạnh phúc mà.

Một ngày ảm đạm cứ vậy mà chạy qua như đoàn tàu. Nó chẳng thèm ngó ngàng gì tới thế giới con người. Lạnh lùng mà chua xót.

Thực sự không muốn dậy, nhưng gà đã gáy rồi, ngày cũng phải thay chiếc áo mới. Thư rời hơi ấm của chăn mà bước vào phòng tắm. Xả nước để gột đi mùi tang còn vương lại trên áo quần. Thư thực sự mệt mỏi, từ hôm ấy đến nay chưa ngày nào mà cô ngủ tử tế được; đa phần là giật mình thức dậy vào nửa đêm, thi thoảng, em còn thấy mợ ngay trong cơn mộng của mình. Cô chợt nhớ ra mình và mợ còn có quầy bánh nhỏ.

- Mấy nay không mở hàng, chắc khách nhớ vị bánh su kem lắm rồi. Thư ơi, vực dậy đi, đây có phải lần đầu mày mất người thân đâu. - bàn tay nhỏ bộp lên hai má cùng lời độc thoại.

Em ấy hiểu chuyện đến đau lòng, chỉ mong rằng trên chặng đường còn lại, tình yêu đến với em thật trọn vẹn.

Từng bước xuống đến căn bếp, cô mặc lên mình chiếc tạp dề, rửa tay, nhào bột, làm nhân kem,... Một lúc là có thành phẩm. Từ su kem đến sừng bò rồi cupcake, bánh mì.. đều do đôi tay ấy tạo nên. Cả buổi sáng trôi qua thế đấy, lúi húi chuẩn bị bữa trưa, nhai nhanh nuốt chóng để mở quán. Cửa cuộn vừa hé lên chút đã thấy khách tới, ai ai cũng đặt ra câu hỏi “Mợ đâu em/cháu?”. Cứ nhận mấy kiểu nghi vấn ấy, tim nàng lại trùng một nhịp. “Dạ, mợ em/cháu mất rồi ạ. Bà mới mất được vài hôm”. Họ cảm thấu được sự tủi hờn trong câu trả lời của Thư. Nhưng sau những lời an ủi, động viên thì họ vẫn khẳng định ủng hộ em trong thời gian dài. Vâng, Thư cảm kích lắm chứ. Có lâu đâu, loạt bánh mà cô tốn nửa ngày mày mò đã hết. Chuỗi ngày như thế cứ lặp đi lặp lại cũng nỗi cô đơn trong lòng Thư…

Năm ấy là mùa hoa phi yến, có chàng nhϊếp ảnh tên Kiều Tuấn từ thủ đô về làng quê này để du lịch. Tình cờ sao, bọn họ gặp nhau ở vườn hoa ấy…