Chương 8

201.

Giang Lễ, sau khi tôi c h ế t, anh có thể đốt thư anh viết cho tôi đọc không?

Nếu anh bỏ không được, hãy đọc nó cho trên mộ cho tôi nghe.

Vẫn còn bức ảnh ở trên tủ đầu giường, đáng tiếc là tôi không mang theo được.

Sau đó xung quanh mộ tôi hãy trồng thật nhiều hoa quế và hoa mai, như vậy dù là hạ chí hay đông chí tôi đều có thể ngắm hoa rồi.

Nếu có lúc anh mang rượu tới, cũng vì tôi uống mấy ly nha, tôi sợ lúc đó tôi sẽ thèm.

Nếu như có bánh quế hoa, chắc chắn lại không gì tốt hơn rồi.

Sau khi tôi c h ế t mọi người đều không được khóc nha, vốn dĩ muốn cuộc đời ngắn ngủi này xán lạn một chút, không nghĩ tới lúc này phải rời xa rồi.

Mặc dù vẫn có rất nhiều rất nhiều việc nuối tiếc, nhưng như vậy cũng tốt, còn lại lí tưởng cao cả, thì dựa vào các đồng chí thực hiện vậy.



Mặt trăng lúc này hẳn là đã mọc rồi.

Trong cơn choáng váng tôi dường như nghe thấy tiếng bước chân, là Giang Lễ tới sao?

Là anh ấy.

Tôi cảm giác được anh ấy ôm lấy tôi, tôi nghe thấy anh ấy gọi bác sỹ, anh ấy lúc đó chắc là rất hoảng loạn?

Tôi nghe thấy tiếng tim anh ấy đập, cùng với ngày đó cứu tôi ra khỏi nhà lao giống y như đúc.

Nhịp tim?

Tôi nhớ ra rồi, cái ngày chụp ảnh cưới, tiếng tim đập kia cũng là của anh ấy, tôi dường như đã rõ ràng tâm ý của anh ấy, m á u từ trong khoang miệng lại phun ra lần nữa, quá muộn rồi, tôi ở bên tai anh ấy nói một câu cuối cùng:

“Anh, phải nhớ tới, em.”



Hoàn.

Phiên ngoại “ Cảnh xuân tươi đẹp không vì thiếu niên lưu”

- Yuzi-

Nói đến những trải nghiệm này cũng khiến làm trò cười cho mọi người, thân phận của tôi cùng với giáo sư Hứa tất cả đều không giống nhau, tôi thường nhớ về những khoảng thời gian vui vẻ bên anh ấy.

1.

Hứa Tri Ngôn giáo sư là người của Thuận Hoa hội, đây cũng là sau nhiều năm tôi biết được từ miệng của người khác.

Trước đây tôi luôn là tiểu cô nương chạy theo sau anh ấy.

Tôi nhớ lần đầu gặp anh ấy, kỳ thực tôi đã rất ngạc nhiên. Anh ấy trông trắng nõn, nếu người khác không biết còn tưởng là học sinh trong trường học.

Đương nhiên người còn lại lúc đó chính là tôi. Lúc đầu mới đến tôi chưa hiểu tiếng Trung Quốc lắm, vừa xuống xe kéo tôi liền va phải anh ấy, quyển sách trong tay rơi xuống đất.

Ngày hôm đó chính xác là ngày hạnh phúc nhất của tôi, khoảnh khắc anh ấy ngước mắt lên xin lỗi, tôi chưa từng có cảm giác như thế khi chơi cùng với anh Imura ở Nhật Bản trước đây.

Kỳ thực tôi không vì thân phận của hai chúng tôi mà lo nghĩ gì cả, ngược lại là anh ấy, vì anh trai tôi là Masada Jiro, mà xa lánh tôi.

Anh trai tôi c h ế t vào năm 1940 ở Thượng Hải, bị Hứa giáo sư và Giang thiếu soái giải quyết. Hình như Trần ký giả của “Nhật báo Thượng Hải” cũng có mặt, cảnh tượng lúc đó tôi vẫn nhớ sâu sắc.

Điều tôi không nghĩ đến nhất là, anh trai tôi lại dùng cơ thể của chị Sachiko để chắn viên đạn bắn về phía anh ấy. Chị Sachiko vốn là người Trung Quốc, hình như đã từng là vợ của Giang thiếu soái.

Cảnh tượng đó khiến tôi thực sự bị kinh hãi, còn lại tôi chỉ biết là một trận hỗn chiến. Ngay sau khi có tin anh trai tôi qua đời, thủ hạ của anh trai tôi lập tức đưa tôi ngồi tàu thủy trở về Nhật Bản.

Kể từ đó, chính là hiện tại rồi.

Cảnh tượng c h é m g i ế t kia trong mắt tôi vẫn rõ mồn một.

Tôi thường xuyên nhớ đến người có lý tưởng cao cả kia, Hứa giáo sư, anh ấy không giống Giang thiếu soái tinh thần phấn chấn, nhưng lại ôn hòa nhất, tôi e rằng đó là điều tôi thích nhất ở anh ấy.

Lúc ở trường học tôi thường muốn ở cùng anh ấy, anh ấy thường xuyên nói anh ấy có việc có việc có việc, một lần, hai lần, ba lần…

Sau này tôi mới hiểu ra, anh ấy là người của Thuận Hoa hội, anh ấy cùng với anh trai tôi là kẻ thù.

Những cuốn sách mà anh ấy phát hành “Hải Đường giấc mộng xưa” “Kiếp phù du thời loạn”, sau này tôi mới đọc hiểu, toàn là vì đất nước của mình.

Anh ấy là người có lí tưởng cao cả, mà tôi sự thật là em gái của người cản trở anh ấy thực hiện lí tưởng. Không, kỳ thực quan trọng nhất chính là, tôi là người Nhật, mà những kẻ xâm lược đất nước của họ chính là người Nhật.

Sau khi trở về Nhật Bản, tôi chưa từng gặp lại Hứa giáo sư, không biết là sau này anh ấy có vạn sự như ý không.

Vẫn còn…

Cũng không biết cô Hứa Ôn Tiễn bây giờ ra sao rồi.

Lúc trước ở Trung Quốc cô Hứa là giáo sư dạy piano cho tôi, nếu như cô ấy biết bây giờ tôi đã là một nghệ sĩ piano thì không biết cô ấy có hài lòng không?

Cô Hứa cười lên rất đẹp, mắt cong giống như trăng lưỡi liềm, nhưng sau này tôi không thường thấy cô ấy cười nữa.

Đặc biệt là trước đây lúc ở trong nhà lao, Hứa giáo sư lần duy nhất chủ động tới tìm tôi giúp đỡ, chính là vào lúc đó. Lúc đó quả thực chỉ có tôi mới có thể đi vào nhà lao để thăm cô Hứa thôi, tôi chưa từng nghĩ đến cô ấy sẽ trở thành bộ dạng như thế, gầy như củi khô, dường như đã phải chịu đựng rất nhiều sự t r a t ấ n của chị Sachiko. Tôi lúc đó thật sự không hiểu, vì sao lại làm vậy với cô giáo Hứa? Sau này tôi mới biết, vết thương ở chân của chị Sachiko, chính là do cô giáo Hứa gây ra.

Sau khi tôi quay lại Nhật Bản có nghĩ tới sẽ đi thăm cô giáo Hứa, không biết cô ấy có cùng Giang thiếu soái ở bên nhau không.

Khi ở trong đại lao, tôi sẽ vụиɠ ŧяộʍ đi thăm cô ấy mấy lần, có lúc sẽ thấy cô ấy nói chuyện một mình điều gì đó, có lúc nằm ngủ trên chiếu cỏ, nhưng hơn hết, là nhìn thấy cô ấy yên lặng ngẩng đầu nhìn lên chiếc cửa sổ nhà lao nho nhỏ, giống như là chỉ có ánh sáng đó mới có thể giải thoát cho cô ấy vậy.

Lúc đó tôi luôn luôn ở trong bóng tối lén lút rơi lệ, người cô giáo Hứa nhớ đến nhiều nhất, e rằng chính là Giang thiếu soái.

Phảng phất nhớ lại lúc cô ấy dậy tôi đàn piano, đàn những ca khúc về tình yêu, cô ấy từng đề cập đến chồng của cô ấy, dường như là Giang thiếu soái, tôi từng được nghe qua.

Tôi cũng từng viết rất nhiều thư gửi đến địa chỉ cũ của cô giáo Hứa, nhưng không hề có hồi âm nào.

Năm 1960, tôi đã gần 40, được mời đến Thượng Hải biểu diễn, nơi này bây giờ so với trước kia đã thay đổi nhiều rồi, địa chỉ cũ của cô giáo Hứa vẫn còn, nhưng người thì tôi không tìm thấy nữa rồi.

Trường đại học Giang Châu đã hoàn toàn thay đổi rồi, tất cả những gì đã qua phảng phất như một hành trình tuyệt vời vậy. Tôi sinh ra ở Nhật Bản, nhưng tôi cũng căm ghét tội ác của Nhật Bản ngày đó.

Nhìn những chiếc xe này, dòng người đi qua tôi, lại nhớ đến Hứa giáo sư, tôi chỉ có thể thở dài:

Cảnh xuân tươi đẹp không vì tuổi trẻ mà lưu lại. Hối hận miên man. Biết khi nào ngừng.

Hoàn.

Phiên ngoại “Tuyết đầy đầu”

- Niệm Tiễn-

Giang tiên sinh rất thích hai cây kim quế và mai sáp ở trong sân, mỗi lần mưa xuống, ông ấy liền đứng ngồi không yên, sợ những nhánh nhỏ bị gãy mất.

Tôi dặn mấy thằng nhóc dựng một chiếc lều, mùa hè lúc trời mưa thì liền chống lên. Tôi phục vụ tiên sinh đã được hơn một năm rồi. Tiên sinh có ân đối với tôi, người nhà tôi đều bị quân Nhật g i ế t hại, là tiên sinh ở đầu đường cứu được tôi, đặt tên cho tôi, Niệm Tiễn.

Niệm Tiễn…

Tôi thích cái tên này, tất cả những gì tiên sinh cho tôi đều thích.

Lần đầu tới đây, tiên sinh liền để tôi phục vụ thân cận, ngài ấy biết tôi hiểu tri ân, tất cả mọi việc đều tin tưởng tôi.

Tiên sinh luôn nằm trên ghế tựa ở trong sân, ngơ ngẩn nhìn hai cái cây trơ trụi, người ngoài đều không biết ngài ấy nghĩ gì, dường như có rất nhiều tâm sự.

Mặc dù nói là hầu hạ thân cận, nhưng từ lúc tôi tới chưa từng được đi vào phòng sách của tiên sinh. Tiên sinh mỗi ngày sẽ ở trong đó tầm nửa tiếng hoặc một tiếng, ngài ấy không cho người hầu bước vào, vệ sinh bên trong cũng là ngài ấy tự mình dọn dẹp.

Đầu năm 1950, tôi hầu hạ tiên sinh cũng đã được tròn hai năm.

Ngày đó có vị Trần tiểu thư tên là Trần Sơ Vận mang rất nhiều quà tới tìm tiên sinh, ăn mặc trang điểm hết sức thời thượng. Tôi xem xét, đoán chắc là người quen cũ của tiên sinh.

Trần tiểu thư không cho tôi thông báo, nói là muốn cho tiên sinh một chút bất ngờ, tôi đưa Trần tiểu thư đi vào, tiên sinh quả nhiên nhìn thấy cô ấy thì rất vui, tôi chưa từng thấy tiên sinh vui như vậy.

Tiên sinh năm ngoái phơi khô ít hoa quế, tôi lấy đi pha một bình trà, lúc tôi đưa trà cho Trần tiểu thư, cô ấy khen tôi một câu lanh lợi.

“Lão Giang, nha đầu lanh lợi trong nhà anh này đến từ đâu vậy? Tôi ngày khác sẽ đi tìm một người.”

Tiên sinh mặt mày tươi cười, chỉ về phía tôi nói:

“Độc nhất thế gian, cô sợ là không tìm được người tốt như này đâu.”

“Cảm ơn tiên sinh và Trần tiểu thư quá khen. Niệm Tiễn mồm miệng chậm chạp, không được lanh lợi, từ trà cho đến nước cũng đều là đích thân tiên sinh chỉ bảo.”

“Cô nói cô tên gì?”

Tôi sững sờ một lúc, thành thật trả lời.

“Niệm Tiễn.”

“Tên do tiên sinh tự mình đặt.”

Trần tiểu thư nghe xong, sắc mặt liền thay đổi, không cười nữa, dường như nhớ tới điều gì đó.

“Mọi người lui xuống trước đi, tôi cùng Trần tiểu thư có một vài chuyện muốn nói.”

Sau khi tiên sinh cho mọi người lui xuống, tôi không biết bọn họ lại nói gì.

Tôi không hiểu vì sao Trần tiểu thư sau khi nghe tên tôi sắc mặt liền thay đổi, rốt cuộc là có hàm ý gì.

Mùa hè năm 1950, cây hoa quế ra hoa rồi, hoa quế thơm khắp sân, tiên sinh ngửi thấy cũng đặc biệt vui mừng. Tôi dường như lại tìm thấy phương pháp làm cho tiên sinh vui.

Tôi cắt mấy cành hoa quế cắm vào bình hoa trong phòng tiên sinh, lại làm một ít bánh quế hoa, tiên sinh thích ngửi mùi thơm của hoa quế. Lúc tôi mang bánh quế hoa cho tiên sinh, ngài ấy chăm chăm nhìn vào đĩa bánh quế hoa, sau đó vành mắt đỏ lên, đây là lần đầu tiên tiên sinh như vậy trước mặt tôi.

“Tiên sinh ngài sao vậy? Có phải cơ thể lại không thoải mái không?”

“Không sao, tôi chỉ là nhớ đến một người bạn cũ mà thôi.”

Tiên sinh lau nước mắt, lại giả vờ giống như không có chuyện gì, sau đó ngài ấy bưng đĩa bánh quế hoa vào phòng sách.

Mưa mùa hè xác thực rất dữ dội, hoa quế không thể chịu được mưa, từng bông từng bông rụng xuống đường lầy lội, tôi khẩn trương sai người đem lều ra chống, kẻo tiên sinh nhìn thấy lại đau lòng một thời gian.

-

Hôm đó tiên sinh ra ngoài một chuyến, tôi cùng mấy a hoàn chơi cờ, viên bi trong tay không cầm chắc, lăn đi lăn đi, lăn vào trong phòng sách của tiên sinh.

Tiên sinh không cho phép chúng tôi đi vào phòng sách, nhưng thiếu đi viên bi chúng tôi không chơi được nữa, tôi nhân lúc tiên sinh không chú ý lén lút lẻn vào phòng sách, nói thật tôi cũng khá tò mò trong phòng sách của tiên sinh có cái gì.

Phòng sách không giống như những gì tôi hình dung, trong phòng tràn ngập hương hoa quế, thực ra hấp dẫn người nhìn chăm chú nhất chính là bức ảnh cưới trên bàn, đằng sau bức ảnh viết hai chữ “Ôn Tiễn”.

Ôn Tiễn.

Tôi đại khái biết được ý nghĩa của tên tôi rồi.

Ôn Tiễn, Niệm Tiễn.

Cô ấy hẳn chính là vợ của tiên sinh.

Chẳng trách Trần tiểu thư nghe thấy tên tôi lại phản ứng như thế.

Tôi nhìn cách bày trí trong này, hầu như toàn là về vì tiểu thư “Ôn Tiễn” này, nhìn ra được, tiên sinh rất yêu vị Ôn tiểu thư này.

Chỉ là vì sao Ôn tiểu thư không trở về tìm tiên sinh? Tôi vốn nghĩ giữa họ có hiểu lầm gì đó, nhưng đọc những lá thư tiên sinh viết tôi hoàn toàn hiểu ra rồi.

“Vợ của anh Ôn Tiễn, năm nay tuyết rơi đặc biệt lớn, không biết em có nhớ năm đó anh đẩy em ngắm hoa mai không, đáng cười hoa mai trong sân nhà anh không được đẹp bằng ở bên em năm ấy. Cũng không thể trách hoa mai, trách anh bên cạnh không có em, anh nằm mơ thấy em đang kéo tay anh, nói rằng anh phải nhớ em. A Tiễn, anh nhớ em, anh đến nay vẫn luôn nhớ em, chỉ là hiện tại mọi thứ vẫn vậy nhưng người đã thay đổi, trước mắt lại cũng không có em. A Tiễn, anh hết thảy đều bình an, đừng nhớ. 7/12/1945”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, Thượng Hải mưa không ngừng, một vài ngày trước anh mang gốc hoa quế ở trong nhà Hứa Tri Ngôn đi, trồng vào trong sân nhà bầu bạn cùng cây hoa mai. Cây hoa quế kia yếu ớt, không chịu được gió táp mưa sa. chưa được mấy ngày thì c h ế t, sau đó anh lại lấy thêm một gốc khỏe hơn, cái tên gia hỏa Hứa Tri Ngôn kia vẫn còn trêu trọc anh, bắt anh đưa cho hắn ba đồng, anh thật sự đưa luôn! Ôi, hồ đồ hồ đồ! Nếu lần sau hắn tìm anh để tìm kiếm tung tích của Trần Sơ Vận, anh nhất định sẽ không nói cho hắn ta! A Tiễn, anh hết thảy bình an, đừng nhớ. 19/7/1946”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, nửa tháng trước Thượng Hải khai trương một cửa hàng quần áo, anh hôm nay đặc biệt đến xem một chút, mua cho em một bộ sườn xám trắng, muốn đợi đến lúc em quay lại mặc cho anh xem, nhưng nghĩ lại phát hiện em đã rời xa anh nhiều năm rồi, ảnh cưới của chúng ta luôn được đặt ở vị trí gần trái tim anh nhất, như vậy thì sẽ mãi mãi nhớ tới em. A Tiễn, anh hết thảy bình anh, đừng nhớ. 12/10/1946”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, nói cho em một tin tốt, Thái Thu lần trước xem bệnh cho anh, nói bệnh tương tư của anh so với trước đây tốt hơn nhiều rồi, bảo anh đừng quá nhớ em, anh thẳng thắn nói không được, anh yêu vợ của anh, mọi người đều biết, nếu như anh không nhớ em, thế thì làm sao anh sống được? Thái Thu giờ đây là chủ nhiệm của bệnh viện Nhân Đức, cô ấy y thuật cao minh, chỉ có một điều đáng tiếc chính là ngày em qua đời cô ấy không thể cứu được em. A Tiễn, hi vọng em không trách cô ấy, cô ấy đã khóc khi nghĩ về điều đó, mỗi lần như vậy anh đều bên cạnh đưa cho cô ấy một chiếc khăn tay lụa để cô ấy lau nước mắt, ầy, anh đều thay em dỗ dành rồi. A Tiễn, anh hết thảy bình an, đừng nhớ. 4/5/1948.”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, hôm nay anh đi chợ thì va vào một tiểu cô nương ăn xin, cô bé trông thật giống em, hốt hoảng nhìn lại cho rằng là em đã trở về. Anh liền thu nhận và giúp đỡ cô bé, may mắn thay cô bé rất biết ơn, hầu hạ thân cận, con người cũng rất lanh lợi, cũng có thể tìm ra sở thích của anh, anh đặt tên cho cô bé, Niệm Tiễn. Niệm Tiễn Niệm Tiễn, anh nhớ vợ anh rồi. A Tiễn, anh hết thảy bình an, đừng nhớ. 1/8/1949”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, Trung Quốc mới đã đứng vững được, lí tưởng của chúng ta đều đã hoàn thành, anh liền biết cố gắng khi đó là sự lựa chọn chính xác! Chỉ là bây giờ em không còn ở bên cạnh anh, làm anh nhớ em rất nhiều. Hứa Tri Ngôn đã hiểu được tâm ý của Trần Sơ Vận, đặc biệt mang rất nhiều tổ yến tới hỏi anh Sơ Vận đã đi đâu, thật ra anh trước đó ôm hận trong lòng việc anh ta lấy của anh ba đồng tiền, nhưng nghĩ một chút vẫn nói đúng sự thật với anh ta. Sáng sớm hôm nay ngồi xe lửa đi đến Giang Nam, chặng đường theo đuổi vợ của anh ta vẫn còn xa lắm. A Tiễn, anh hết thảy bình an, đừng nhớ. 1/10/1949”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, hôm đó anh thu dọn phòng sách nhìn thấy một chiếc hộp gỗ, bên trong có một lá thư, hình như là của anh viết cho em. Anh hóa ra không dám mở ra đọc, anh thật hèn nhát… A Tiễn, hết thảy bình an, đừng nhớ. 4/11/1949”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, Giang Nam quả thực rất đẹp, đi du ngoạn mà không có em, phong cảnh có đẹp thì thế nào? Hôm nay… hết thảy bình an, đừng nhớ. 8/11/1949”

“Vợ của anh Ôn Tiễn, tần suất nhớ em càng ngày càng nhiều… Mong chờ em trở về… Đừng nhớ. 7/11/1950”

“Vợ của anh Ôn Tiễn… đừng nhớ. 26/4/1950”

“Vợ của anh Ôn Tiễn… đừng nhớ. 16/5/1950”



Phong bao này là thư từ do tiên sinh tự mình viết, tôi thật sự đã rơi nước mắt khi xem nó, cho nên Ôn tiểu thư cho đến lúc c h ế t cũng không biết được tiên sinh yêu cô ấy, tiên sinh vẫn luôn luôn yêu cô ấy.

Ôn tiểu thư thích hoa mai, hoa mai trong sân của tiên sinh vẫn luôn nở rất đẹp, ôn tiểu thư thích hoa quế, cho nên tiên sinh đã đến chỗ ở của Hứa giáo sư chuyển một cây về.

Tiên sinh mỗi ngày đều chăm chú nhìn hai cái cây này đến xuất thần, tiên sinh đang đợi Ôn tiểu thư trở về, nhưng sự thật là Ôn tiểu thư không trở về nữa rồi. Trong phòng sách của tiên sinh, hoàn là đồ vật thuộc về Ôn tiểu thư. Tiên sinh không buông bỏ được Ôn tiểu thư, cũng không buông bỏ được bản thân trước đây.

Tôi bị tình yêu của hai người làm cho xúc động. Tiên sinh yêu tiểu thư, nhưng không thể không giấu kín trong lòng, tiểu thư lại cho rằng tiên sinh không yêu mình, sợ nói ra tâm ý của mình lại bị từ chối, hai người chính là như thế, mà cứ thế bỏ qua nhau.

Chỉ có thể đáng tiếc thở dài thôi.

-

Vào mùa thu, Trần tiểu thư và Hứa giáo sư kết hôn.

Tiên sinh dù thích yên tĩnh, nhưng Trần tiểu thư đặc biệt gửi tới thiệp mời ngài ấy tới uống rượu mừng, tiên sinh lại không từ chối.

Thiệp mời của Trần Sơ Vận tiểu thư và Hứa Tri Ngôn tiên sinh.

Tiên sinh thở dài một cái, hai người bọn họ đi một vòng tròn, vẫn là ở bên nhau.

Ôi, đáng tiếc tiên sinh và Ôn tiểu thư âm dương cách trở.

Tiên sinh một mình đi tới tiệc cưới, tôi kéo bà bà xin bà ấy dạy tôi luyện chữ, tôi chỉ biết đọc, không biết viết, tiên sinh đã đưa cho tôi bút mực, xiêu xiêu vẹo vẹo viết tên của tôi, không đẹp lắm, thật sự không đẹp.

Bà bà là quản gia trong nhà, lúc trước hầu hạ đại phu nhân Lâm thị, nghe nói Lâm đại phu nhân tri thư đạt lễ, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, bà bà cũng thấm vào tai vào mắt.

Có thể bà bà không nguyện ý, nhưng cũng đúng, bà ấy đã rất già rồi, vì tiên sinh đối với bà ấy có ơn bà ấy mới không rời đi, bây giờ thì quản lí trong nhà từ trên xuống dưới mọi việc lớn nhỏ.

Tôi cũng từ trong miệng của bà bà biết được rất nhiều chuyện cũ của tiên sinh và tiểu thư, nói chung là cũng thật bi kịch.

-

Vào mùa đông, bầu trời đổ xuống một trận tuyết lớn, tiên sinh lại một mình đi ra ngoài rồi, tôi biết, ngài ấy là đi thăm Ôn tiểu thư.

Quả nhiên, hôm đó tiên sinh mang theo cành hoa mai và rượu hoa quế, lúc trở về, rõ ràng nhìn ra được ngài ấy uống rất nhiều rượu rồi.

Ngài ấy đứng dưới cây hoa mai, tôi đứng phía sau tiên sinh, cầm chiếc ô giấy dầu, chỉ lo ngài ấy dầm tuyết lạnh cóng lại nhiễm phong hàn.

“A Tiễn, mười năm rồi, anh đợi em mười năm rồi, em vì sao chưa trở về tìm anh? A Tiễn, em đừng oán giận anh nữa được không, em trở về gặp anh một lần được không?”

Một khắc kia tôi giống như thấy nước mắt tiên sinh rơi ào ạt, là sau khi Ôn tiểu thư c h ế t, ngài ấy lần đầu khóc ra ngoài, nước mắt rơi lặng lẽ không tiếng động.

Cuộc hẹn mười năm trong lòng tiên sinh, Ôn tiểu thư sợ là không đến được nữa rồi…

Sau ngày hôm đó, sức khoẻ của tiên sinh càng ngày càng không tốt, bà bà đã thử rất nhiều cách và đi khám nhiều bác sĩ mà không có kết quả, tiên sinh là nhớ tiểu thư mà bị bệnh rồi.

-

Mùa đông năm 1969, tôi đã ở bên cạnh tiên sinh được hai mươi năm rồi, nửa đường đi đi về về rất nhiều người đến lại rất nhiều người rời đi, ngay cả hai cây trong sân cũng đều cao lớn rồi, nhưng chỉ có tôi luôn luôn đồng hành cùng tiên sinh, tiên sinh cũng luôn luôn nhớ đến Ôn tiểu thư.

Tiên sinh bây giờ đã rất già rồi, ngài ấy dần dần nhớ không rõ một vài người, ngoại trừ Ôn tiểu thư.

Trong sân chỉ cần nhánh cây bị gió lay động, phát ra tiếng vang, tiên sinh sẽ hỏi tôi:

“Là A Tiễn trở về gặp tôi phải không?”

Hoặc là lúc những thanh niên yêu nước vì ngưỡng mộ anh ấy mà đến, ngài ấy cũng sẽ nói:

“Nhanh ra mở cửa, A Tiễn trở về tìm tôi rồi.”

Chờ sau khi tôi mở cửa, ngài ấy lại chán nản nói:

“Hoá ra không phải cô ấy…”

Ngày hôm đó, tiên sinh nói với tôi, ngài ấy muốn đi ra sân ngắm hoa mai, tôi đẩy xe lăn ra, ngày ấy nói ngài ấy muốn đi dạo, nên tôi dìu ngài ấy ra sân sau, đoạn đường đi tầm năm phút, nhưng chúng tôi đã đi rất lâu.

Lúc mặt trời lặn, chúng tôi mới đến, tư thế xương tiên sinh không tốt, tôi liền đi lấy cho ngài ấy chiếc ghế tựa đã cũ Hứa giáo sư tặng cho.

Lần này, tiên sinh ngồi dưới gốc cây mai, ngài ấy nói rất nhiều, đều là về Ôn tiểu thư.

“Năm đó, lúc cô ấy gả cho tôi mới 18 tuổi, dáng người nho nhỏ, đi dạo trên đường, hầu như phân nửa là nhảy đi, lúc đó tính cách cô ấy rất cởi mở.”

“Sau đó không biết tại sao, biến thành càng ngày càng ít nói, cô biết sao không? Lúc cô ấy c h ế t cũng chỉ khoảng 20 tuổi, tiểu cô nương nhún nhảy lúc đó, tại sao lại bị hiện thực tàn nhẫn hại thành như vậy.”

“Cô ấy đến cùng vẫn không biết tâm ý của tôi, đến cùng vẫn cảm thấy tôi không yêu cô ấy.”

Ngài ấy nói tôi cùng với Ôn tiểu thư trông có chút giống nhau, thường hỏi tôi là ai, ngài ấy thật sự già rồi, cái gì cũng đều nhớ không rõ nữa.

Tôi nói tôi tên Niệm Tiễn, là nha đầu hầu hạ ngài hai mươi năm rồi. Tiên sinh qua một lúc lâu, mới gật đầu, bảo tôi lấy cho ngài ấy một bộ y phục, ngài ấy nói ngài có chút lạnh rồi.

Sau đó không biết qua bao lâu, lúc tôi quay lại tiên sinh đã bình thản ra đi rồi, tôi nhìn hoa mai kia cánh hoa tung bay rơi xuống lòng bàn tay ngài ấy, tôi biết nhất định là Ôn tiểu thư đã tha thứ cho ngài ấy rồi.

Phiên ngoài “Giấc mộng xưa dẫn lối”

-

Vợ của anh Ôn Tiễn:

Anh vừa nhận được mực nước ngoài tốt, đầu tiên muốn tặng nó cho em. Nhưng em ngốc nghếch, cũng không thích những thứ đồ chơi này, nên hôm sau anh liền bảo người hầu mang qua cho em một đĩa bánh quế hoa thơm ngọt để em thưởng thức.

Cũng không biết em ăn hay không, đó là anh tự tay vào bếp làm. Bà bà của nhà bếp chê cười anh hậu đậu, anh tổng cộng làm được tám miếng, bản thân không nỡ ăn, toàn bộ đều đem qua cho em.

A Tiễn, xin tha lỗi cho anh vì đã xa lánh và lạnh lùng với em, không quan tâm và không rộng lượng, thực ra là kẻ gian lộng quyền, trong Giang gia xuất hiện gián điệp, nếu anh để lộ ra đối với em có một phần tình yêu, chỉ sợ lúc đó em sẽ thành thứ kẻ địch nắm thóp để uy hϊếp anh.

A Tiễn, em phải hiểu, anh thực ra có nỗi khổ khó nói, nhưng bây giờ anh vẫn không thể nói, em nhất định phải đợi anh, đợi thời loạn lạc này không còn là thời loạn lạc, tôi lần nữa kiệu tám người khiêng rước em về nhà, đồng thời nói với em tình cảm mà tôi chưa từng nói ra.

A Tiễn, anh nghe Thư Ý nói, em đặc biệt thích hoa quế. Nhớ hồi nhỏ em vì che mưa cho cây hoa quế mà ngược lại làm bản thân bị ướt, thời tiết ngày hôm đó gần giống với hôm nay, mưa không hẳn rả rích rơi xuống, mà là không hề có dấu hiệu gì kéo tới, giống như em không hề báo trước liền rời xa anh.

Anh không phải không nhớ ngày hôm đó, nhưng người c h ế t đi vậy mà là em. Trách anh luôn bận rộn công việc của Thuận Hoa hội, mà khiến cho mọi người bị người Nhật bắt đi, anh cử người tìm em, cứ luôn không có bất kì tin tức gì của em.

Bọn họ đều nói với anh, em đã c h ế t rồi, nhưng anh không tin, anh cảm thấy em còn sống, anh có cảm giác đó.

A Tiễn, anh hối hận ban đầu không thể nói với em tất cả, nhưng anh vui mừng vì không cho người khác biết chân tâm của anh. Người Nhật muốn quân đội vì bọn họ mà bán sức, bắt cóc Thư Ý, bọn họ uy hϊếp anh, thậm chí đàn áp bách tính khác, anh không thể không giao ra một phần binh quyền cho chúng, kể từ đó đã trở thành cẩu hán gian ghê tởm nhất.

Lúc giải cứu Thư Ý, cô ấy như người mất một phần linh hồn, hai mắt cô ấy vô hồn, trong miệng luôn luôn nhắc tới mấy câu anh không hiểu, cô ấy không cho mọi người tới gần cô ấy, cô ấy mất ngủ cả đêm, sợ sệt không thôi, anh không biết người Nhật đã làm gì cô ấy, sau đó anh vẫn không thể giữ cô ấy lại, giống như khi đó không giữ được em vậy.

Và sau đó anh đi đến Diên An, Tô Châu, Quảng Châu, Trùng Khánh rất nhiều nơi để chấp hành nhiệm vụ, biết được thêm rất nhiều đồng chí có mong muốn bảo vệ Tổ quốc, dọc đường anh luôn cử người tiếp tục tìm em. Vào một ngày của hai năm sau, đã nhận được tin của em, anh khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ sau đó quay lại Thượng Hải.

Cấp trên yêu cầu anh liên hệ với các đồng đội, để truyền lệnh á m s á t người Nhật. Nhưng anh thật không ngờ người đồng đội cùng anh liên hệ lại là em.

Là em, anh kiên trì tìm kiếm hơn hai năm, vợ của anh Ôn Tiễn.

A Tiễn, em không biết anh của lúc đó khi gặp được em có bao nhiêu kích động! Anh thật sự muốn ôm lấy em, nói với em anh yêu em, anh thật sự yêu em, anh phải giả vờ gió yên sóng lặng, nhưng trong thâm tâm tình cảm của anh vốn đã sóng to dâng trào mãnh liệt rồi.

A Tiễn, anh vốn không mong em lội vào vũng nước bẩn này, nhưng em lại tham gia vào Thuận Hoa hội, càng không nghĩ đến ban đầu là Hứa Tri Ngôn cứu em.

Trong các nhiệm vụ tiếp theo, anh chỉ có thể cố gắng hết sức bảo về an toàn cho em, về sau anh đem v ũ k h í đạn dược ra tiền tuyến, mới không thể không nhờ Hứa Tri Ngôn chăm lo cho em.

Chuyến đi này rất nguy hiểm, anh nếu sơ suất không chú ý một chút, cũng lại không thể gặp em nữa rồi.

A Tiễn, sau khi anh viết xong bức thư này sẽ nhờ Sơ Vận chuyển đến cho em, em nhất định phải mở ra xem. Anh sợ rằng lần giả c h ế t này sẽ trở thành c h ế t thật, sợ rằng tâm ý của anh em mãi mãi không bao giờ biết được.

A Tiễn, anh yêu em.

Anh trước đây đã sớm thề rằng sẽ cưới em, nhưng anh thật sự có vô số bất đắc dĩ.

A Tiễn, em phải hiểu cho anh.

Nếu như lần này anh bình an trở về, sau khi đuổi bọn giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước, anh nhất định sẽ dùng kiểu tám người khiêng đến cưới em.

A Tiễn, em nhất định phải chờ anh.

A Tiễn, em phải nhớ đến anh.

- Giang Tiễn lưu-

(Hết)