Chương 11: Vi khuẩn chết người trong nghĩa địa

Trở lại khách sạn, chị Lý tìm một ít chất khử trùng, yêu cầu tôi rửa tay thật kỹ. Còn dùng chất khử trùng lau chiếc hộp sắt rỉ sét.

Rồi sau đó ở dưới ánh đèn, chúng tôi cẩn thận quan sát chiếc hộp sắt rỉ sét nhặt được từ nghĩa địa. Chiếc hộp không lớn, chỉ to bằng lòng bàn tay, chỗ mở được bịt kín bằng thứ gì đó giống như bùn, đồng thời trên thứ “bùn” đó có đóng một con dấu, còn chữ trên con dấu là gì thì chị Lý và tôi đã nghiên cứu một hồi lâu, nhưng cũng không thể biết được.

Nhưng khi tôi định mở hộp ra thì chị Lý lại ngăn tôi lại, chị ấy đã nói với tôi một chuyện.

Thích Kế Quang, một vị tướng lĩnh nổi tiếng vào thời nhà Minh, không chỉ giỏi dùng binh, bản thân còn rất giỏi chiến đấu - ông giỏi sử dụng trường đao, thường tự mình ra trận, để tiêu diệt giặc Oa(Nhật Bản), cũng đề ra cho mình mục tiêu - tự tay gϊếŧ chết 1000 tên cướp biển.

Nếu mục tiêu này có thể đạt được, ông sẽ là người Trung Quốc gϊếŧ nhiều người Nhật nhất trong lịch sử.

Nhưng đáng tiếc, sau khi Thích Kế Quang gϊếŧ chết 999 tên cướp biển Nhật Bản, ông đột nhiên lâm bệnh, do chữa trị không hiệu quả nên nửa tháng sau ông qua đời trong sự tiếc nuối sâu sắc.

Sau khi Thích Kế Quang qua đời, linh cửu của ông được đưa về quê hương ở Đăng Châu, Sơn Đông để an táng.

Nhưng sau đó, một điều kỳ diệu đã xảy ra - người Nhật thứ một nghìn bị Thích Kế Quang gϊếŧ, vậy mà là vào năm thứ 349 sau khi ông qua đời.

Tại sao sau khi chết còn có thể gϊếŧ người?

Sự việc là như thế này.

Sau 349 năm kể từ khi Thích Kế Quang chết, tức là vào năm 1937 sau Công nguyên, giặc Oa lại xâm chiếm nước tôi lần nữa, lúc này người Trung Quốc đặt cho những kẻ xâm lược Nhật Bản này một cái tên phổ biến hơn - quỷ Nhật Bản.

Năm đó, một đội quân xâm lược quỷ Nhật Bản xâm chiếm khu vực Đăng Châu của tỉnh Sơn Đông, tư lệnh cầm đầu tên là Tiểu Điền Nhất Lang (Ichiro Oda), điều kỳ lạ là, vào ngày đầu tiên đến Đăng Châu, Tiểu Điền Nhất Lang không đi đâu cả, nhưng lại đi thẳng đến mộ của Thích Kế Quang, muốn đào mộ của Thích Kế Quang.

Mà tại sao Tiểu Điền này lại quan tâm đến lăng mộ của Thích Ké Quang như vậy?

Hóa ra tổ tiên của Tiểu Điền là một trong những thủ lĩnh của quân xâm lược Nhật Bản đã bị Thích Kế Quang đích thân gϊếŧ chết vào thời nhà Minh. Sau khi Tiểu Điền biết được lịch sử này từ gia phả của gia tộc mình, thì đã thề sẽ trả thù cho tổ tiên của mình.

Ngoài ra, Tiểu Điền đào mộ còn có một mục đích khác - đó là do hắn nghe nói Thích Kế Quang khi còn sống đã viết một cuốn binh thư tên là "Thích Võ Bị Binh Pháp", cuốn sách này ghi chép tinh hoa kinh nghiệm tác chiến cả đời của Thích Kế Quang, người ta nói rằng, có được cuốn bí kíp binh thư này, thì có thể trên chiến trường bách chiến bách thắng.

Là một quân nhân, loại binh thư này tất nhiên rất hấp dẫn đối với Tiểu Điền.

Sau một thời gian làm việc bận rộn của các công binh Nhật Bản, mộ của Thích Kế Quang đã nhanh chóng được khai quật.

Sau đó, Tiểu Điền nóng lòng ra lệnh cho người thanh lý vật phẩm được chôn theo, phát hiện bên trong không có nhiều bảo vật vàng bạc, nhưng lại có rất nhiều vũ khí từ thời đó, như đao, thương, kiếm, kích, thậm chí cả mười mấy cán súng hỏa mai.

Đột nhiên, một tên quỷ binh Nhật hét lên: "Tướng quân, tìm thấy mấy quyển binh thư!" Tiểu Điền cảm thấy ngây ngất trong lòng.

Sau khi trở về nơi ở của mình, Tiểu Điền bắt đầu lật xem một cách háo hức giống như rất đói khát.

Khi lật xem những cuốn sách cổ này, hắn phát hiện trên đó hình như có một lớp vật liệu màu xanh lục bám vào, tựa như có một lớp lông, Tiểu Điền tùy ý vỗ nhẹ, lớp "lông" đó bị hắn vỗ nhẹ, đều bay khắp phòng, Tiểu Điền bị sặc ho khan mấy cái, nhưng chi tiết này không thu hút được sự chú ý của hắn.

Tiểu Điền đọc như say mê, bất tri bất giác, đã đến nửa đêm, Tiểu Điền cảm thấy hơi buồn ngủ, nên khép binh thư lại, lên giường ngủ.

Ngày hôm sau, lính cần vụ của Tiểu Điền phát hiện Tiểu Điền rất lâu không đến ăn cơm, nên đã đi gọi hắn, gõ cửa hồi lâu cũng không có ai trả lời, họ liền biết có chuyện gì đó không ổn, nên đã phá cửa xông vào, lại trông thấy Tiểu Điền chết ở trên giường.

Đường đường là một quan tư lệnh Nhật Bản lại chết không rõ ràng ở trong phòng, đây cũng không phải là một chuyện bình thường, vì thế, quân đội Nhật Bản đã cử các chuyên gia liên quan đến điều tra nguyên nhân cái chết của Tiểu Điền, sau hơn mười ngày điều tra, phân tích, xét nghiệm, khám nghiệm tử thi, cuối cùng họ đã tìm ra nguyên nhân cái chết của Tiểu Điền: Không phải chết vì bệnh tật, vì hắn có sức khỏe tốt; cũng không phải bị mưu sát, vì tại hiện trường không có dấu hiệu giằng co, trên cơ thể cũng không có vết thương bên ngoài nào.

Nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của hắn, chính là những cuốn sách cổ lấy được từ trong mộ - bởi vì các nhà điều tra phát hiện ra, lớp lông xanh lục trên những cuốn sách cổ thực chất là một loại thuốc chống phân hủy cổ xưa mà người xưa thường dùng cho xác chết và quan tài để chống phân hủy, nhưng loại thuốc này lại là một chất độc mãn tính có thể kí©h thí©ɧ hệ thần kinh trung ương của con người và khiến con người chết đột ngột.

Khi tin tức truyền ra, nhiều người dân ở Đăng Châu đã lập bàn thờ trong nhà, âm thầm cảm thấy an ủi linh hồn Thích Kế Quang trên trời có linh thiêng: “Thích Công, nguyện vọng gϊếŧ một ngàn hải tặc Nhật Bản của ngài, bây giờ đã thành hiện thực!”

Sau khi nghe câu chuyện của chị Lý, tôi hiểu lý do chị ấy không cho tôi mở hộp - là do sợ bên trong sẽ có vi khuẩn chết người.

Tôi chợt cảm thấy sức hấp dẫn của chị Lý không chỉ gợi cảm mà còn là người hiểu biết, xem như là một người phụ nữ tài năng tiêu chuẩn.

Tôi không khỏi hỏi chị Lý: “Ha ha, được rồi, xem như chị cũng đủ hiểu biết, nhưng tôi nghĩ câu chuyện chị kể nghe có vẻ giống truyền thuyết dân gian đấy? Không có cơ sở khoa học.”

Chị Lý cũng cười đáp: “Tôi không ngờ tư duy logic của cậu lại khá chặt chẽ đấy, chẳng qua tôi chỉ kể cho cậu nghe một trường hợp thực tế, vậy mà cậu đã biết trong xác chết có nhiều vi khuẩn chết người rất đáng sợ, mà về điều này, tôi vẫn là nghe cha tôi nói đấy, đừng quên cha tôi là ai nhé.”

Mà nói về vi khuẩn thì phải kể đến chuyện này:

Ở vùng Thiểm Tây nước tôi, trong cuộc kháng chiến chống Nhật khi đó, có một đàn quân mã đã chết vì bệnh than. Sau đó, những con ngựa này được phong bế trong một hầm trú bỏ hoang, xem như được chôn cùng nhau. Vào thời điểm đó, có lẽ không ai cảm thấy làm như vậy có gì không ổn.

Theo quan điểm của một người bình thường, loại chuyện này có thể là bình thường, không đáng nhắc tới - mấy con ngựa chết vì bệnh tật đã được chôn rồi, chuyện gì có thể xảy ra chứ.

Nhưng những điều nguy hiểm nhất trên thế giới thường ẩn giấu trong những điều mà người bình thường cho là “đương nhiên”. Theo thời gian trôi qua, điều “bình thường” này nhanh chóng bị mọi người lãng quên.

Tình cờ vào thập niên 80 thế kỷ hai mươi, một hầm trú nơi chôn quân mã chết được dân làng đào lên, lúc này, những con quân mã này đã biến thành xương khô. Không phải chỉ là một đống xương ngựa thôi ư, cũng không phải người, cho nên lúc đó không ai có mặt cảm thấy đặc biệt kinh ngạc.

Nhưng điều mà dân làng không biết là trong lớp bụi bốc lên lại có chứa bào tử bệnh than chết người, sau đó bệnh than lây lan trong làng, làm cho hơn chục người dân làng lần lượt chết.

Ngựa chết vì dịch bệnh cách đây vài thập niên đã hóa thành xương nhưng bệnh than vẫn có khả năng lây nhiễm, điều này cho thấy sức sống của loại vi khuẩn này mạnh đến mức nào.