Chương 5: Vòng tuần hoàn vận mệnh thần bí

Hóa ra con trai của người tá điền họ Cao thực sự đã bị con chó săn này ăn sống! Nhìn thấy thảm trạng như vậy, tá điền Cao lập tức ngất đi. Cũng trong đêm đó, tá điền Cao cũng treo cổ tự tử.

Con chó săn ăn thịt người đó, cũng bị Vương Tài Chủ đánh chết.

Nhưng từ đó về sau, Vương Tài Chủ thường mơ thấy con trai nhà họ Cao đến đòi mạng. Cũng sau sự việc đó, Vương Tài Chủ bắt đầu ăn chay. Trước kia Vương Tài Chủ là người “yêu thịt” - bữa ăn nào cũng phải có thịt. Khi đói, ông thậm chí không ăn bánh bao hay cơm mà trực tiếp cầm một miếng thịt nấu chín gặm ăn.

Một người “yêu thịt như mạng” như thế, vậy mà lại ăn chay! Mọi người cảm thấy ông làm điều này để sám hối cho tội lỗi của mình. Nhưng sau này Vương Tài Chủ đã giải thích với người khác, đó không hoàn toàn là vì nguyên nhân này, nguyên nhân chính là mỗi khi nhìn thấy thịt, ông lại nghĩ đến thịt của con trai nhà họ Cao mà ngày đó nhìn thấy nằm rải rác trên mặt đất, cho nên ông mất đi cảm giác thèm ăn.

Sau khi chuyển sang ăn chay, thì lại thường xuyên gặp ác mộng, cơ thể cường tráng vốn có của Vương Tài Chủ bắt đầu gầy đi từng ngày, trạng thái tinh thần cũng ngày càng tồi tệ hơn, nên vừa mới bốn mươi lăm tuổi, đã qua đời. Mà cha và ông nội ông đều sống đến hơn tám mươi tuổi. Người dân trong làng đều nói, nguyên nhân là do con chó săn ông nuôi đã hại chết hai mạng người, nên đã tổn hại tuổi thọ của ông.

Mà ông lão Vương - cũng chính là con trai của Vương Tài Chủ - ở mấy chục năm sau, không ngờ cũng chịu chung số phận bị chó săn ăn thịt.

Người Tây Tạng có tục Thiên táng (chôn cất trên trời) - người sau khi chết, thi thể được chặt thành từng mảnh, bôi bơ, để cho kền kền ăn thịt, họ tin rằng chỉ khi làm như vậy, linh hồn của người đó mới có thể được đưa lên thiên đường. Còn truyền thống mai táng của người Hán chúng tôi lại hoàn toàn khác, chúng tôi chú trọng việc mồ yên mả đẹp, sự toàn vẹn của thi thể, ngày xưa khi những phạm nhân bị chặt đầu, lúc nhập liệm, người nhà sẽ khâu đầu và thi thể lại với nhau. Còn có một số đao phủ đã luyện được một “kỹ năng độc đáo”, tức là khi chặt đầu, nhắm rất chính xác, có thể làm cho giữa đầu và thi thể của phạm nhân, có một lớp da mỏng nối lại, để không đến mức “thi thể bị chia làm hai phần”. Những “tay nghề” như vậy, sẽ trở nên rất hữu ích khi moi tiền của người nhà phạm nhân.

Thậm chí, lúc thái giám chết được chôn cất, “cái đó” của hắn đã bị cắt bỏ cũng phải được khâu lại vào chỗ cũ.

Vì vậy, thi thể của ông lão Vương bị chó săn xé nát, có thể coi là “chết thảm”.

Khi lớn lên, tôi đọc rất nhiều sách, đã từng kết hợp vận mệnh của hai thế hệ nhà họ Vương và nhà họ Cao, cẩn thận suy ngẫm về cái gọi là “nhân quả báo ứng”.

Một con chó săn của nhà họ Vương đã lấy đi mạng sống của hai cha con họ Cao; mà mạng sống của hai cha con họ Vương, chẳng phải cũng lần lượt liên quan đến nó sao? Thật là huyền diệu.

Tôi đã từng nhìn thấy trong các sách lịch sử, phát hiện trong lịch sử những chuyện nhân quả báo ứng như vậy thực sự có rất nhiều.

Đầu tiên hãy bắt đầu với Khổng Tử, người có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Khổng Tử là thánh nhân ở Trung Quốc, cả đời đều lấy “nhân” làm gốc, những người như vậy chắc chắn được coi là tích đức và làm việc thiện, cho nên Khổng gia từng xuất hiện kỳ tích ——

Bắt đầu từ con trai của Khổng Tử, liên tiếp tám đời đơn truyền, vậy mà không hề bị đứt đoạn! Phải biết rằng tỷ lệ tử vong của người cổ đại là cực kỳ cao, chưa kể người bình thường, ngay cả trong hoàng gia có điều kiện tốt hơn thì tỷ lệ tử vong cũng rất đáng sợ, ví dụ như Hoàng đế Khang Hy có 20 cô con gái, nhưng chỉ có 8 người sống sót, 12 người còn lại đều chết sớm, tuổi trung bình chỉ 17 tuổi.

Ngay cả khi các cô con gái sau này sống đến tuổi xuất giá thì tuổi thọ trung bình cũng chỉ là 35 tuổi. Vì vậy, dưới tỷ lệ tử vong cực cao ở thời cổ đại, việc Khổng gia có thể đơn truyền tới tám đời, đây chắc chắn là kỳ tích bên trong kỳ tích. Mà Khổng gia đến thời Hán Cao Tổ, lại bắt đầu hưng thịnh. Sau này dần dần trở thành gia tộc nổi danh nhất Trung Quốc. Cho nên, một số thầy bói nói rằng, căn cứ theo ngày sinh tháng đẻ của Khổng Tử thì lẽ ra ông đã phải bị tuyệt dòng, nhưng vì Khổng Tử suốt đời chủ trương chữ “nhân” nên chính chữ “nhân” này đã mang lại phúc báo cho Khổng Tử.

Ngoài ra, khi nhà Mãn Thanh chiếm lấy Trung Nguyên, chính là có một vị Thái hậu, một vị ấu chủ, một vị nhϊếp chính vương, thời mạt Thanh mất giang sơn, tình cờ cũng là một vị Thái hậu, một vị ấu chủ, một vị nhϊếp chính vương.

Sau khi vào ở Trung Nguyên, Thuận Trị lên ngôi khi còn rất nhỏ, chỉ mới 5 tuổi, nên quyền lực trong triều đều nằm trong tay mẫu thân ông là Thái hậu Hiếu Trang cùng với nhϊếp chính vương Đa Nhĩ Cổn. Đây hoàn toàn giống với khuôn mẫu khi nhà Thanh kết thúc - vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, lúc lên ngôi cũng chỉ mới ba tuổi, mà triều chính cũng đồng dạng là do Hoàng hậu Long Dụ và Nhϊếp chính vương Tái Phong nắm giữ, đây thật là quá trùng hợp!

Còn có người cho rằng, Mãn Thanh đã dùng kế phản gián để gϊếŧ Viên Sùng Hoán, tạo ra kỳ oan(vụ án oan kỳ lạ) trong thiên hạ, không ngờ vào cuối triều đại nhà Thanh, người buộc hoàng đế thoái vị thế mà cũng là họ Viên - Viên Thế Khải.

Loại nhân quả báo ứng này thật sự là quá kỳ diệu.

Một số người cho rằng, những người có “thể chất Linh Dị” thường có thể nhìn thấy quỷ thần. Tôi không biết tôi có phải hay không, nhưng trong quá trình lớn lên, quả thật tôi đã có rất nhiều trải nghiệm “Linh Dị”, nhưng tất cả những điều này tôi đều giữ kín trong lòng, không bao giờ đề cập với người khác, bởi vì tôi sợ bị người ta xem là bệnh tâm thần.

Nhưng khi dần lớn lên, tôi ngày càng khao khát khám phá những sự kiện Linh Dị này, tôi cũng ngày càng có ham muốn tìm tòi nghiên cứu. Tại sao làng chúng tôi lại có nhiều việc kỳ lạ quái dị như vậy, là Phong Thủy? Hay đó là một vấn đề khác?