Quyển 5 - Chương 1: Sự thật phũ phàng

Quyển 5 - Thiện Tà Lưỡng Lập

Con người ta đúng ra mà nói thì cái tính thiện vẫn là cái đức tính được trời cho ngay từ lúc mới sinh ra. Dần dần sau này, khi mà cuộc sống xô đẩy, các tính cách khác mới từ từ bộc lộ rõ ràng, và trong đó có cả cái tính gọi là ác. Nhiều người thì lại nói rằng "cha mẹ sinh con, trời sinh tính", câu này không hẳn là sai, nhưng mà theo tôi, ông trời không hề cho ai một cái đức tính gì khác ngoài cái tính tốt, phần còn lại, đều là do con người ta tự động học hỏi mà tạo thành được. Câu chuyện mà tôi sắp kể dưới đây, hoàn toàn là một câu chuyện do tôi dàn dựng lên, mong bạn đọc tìm thấy một chút gì đó ly kì, và cũng từ đó mà rút ra được một số bài học trong cuộc sống.

Tương truyền rằng, con người đã có mặt trên trái đất từ khi còn có muôn loài mãnh thú. Vào cái thời kì đó, khắp trên quả địa cầu tròn này, còn người ta đều nói chung một thứ tiếng, không có chuyện phân chia quốc gia, tất cả đều sống trong hòa bình và hạnh phúc. Vào thời đại đó, con người đã biết xây nhà, làm ruộng, rồi thì phương tiện đi lại đã hết sức phát triển. Con người thời đó không thờ phật gì cả, ngoại trừ đất mẹ và ông trời. Vậy câu hỏi bây giờ là đã có thần thánh gì chưa? Có chứ, ngay từ lúc bàng thổ sơ khai, đã có một người điều khiển vạn vật, cai quản cả trời và đất, người đó được gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế. Ông ta không biết là ai, đã làm gì để lên đến được chức vụ đó, chỉ biết là ông ta đã ngồi trên đó từ rất lâu rồi, luôn luôn theo dõi mọi việc trên trái đất. Ngay từ khi tạo ra con người, ông ta đã ban cho họ một thứ cực kỳ quý hiếm, đó là đức tính tốt. Cũng nhờ vào đó, mà con người không bao giờ gây thù hằn, xích mích, tất cả đếu sống trong sự hòa đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Cuộc sống của họ cứ trôi qua êm đềm như vậy được mấy trăm năm. Chợt một ngày, Ngọc Hoàng Đại Đế cho gọi Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ lên hỏi:

- Đời sống của con người dưới mặt đất thế nào?

Hai thần đồng thanh đáp:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, mọi chuyện vẫn diễn ra tốt đẹp ạ.

Ngọc Hoàng Đại Đế gật đầu hài lòng, nhưng qua sắc mặt có thể thấy rằng ông ta dường như không được vui cho lắm. Nhìn thấy vậy, Thiên Lý Nhãn mới hỏi:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, chẳng hay ngày có điều gì chưa hài lòng?

Cảm thấy mình đã bị Thiên Lý Nhãn nhìn thấu ruột gan, Ngọc Hoàng Đại Đế mới thờ dài mà nói:

- Trẫm thấy, mọi việc cứ đều đều như thế này thì quả thật là rất tốt đẹp. Nhưng nhiều khi trẫm thiết nghĩ, phải chăng trẫm đã tạo nên con người quá hoàn hảo, khiến cho họ không gặp một chút gì khó khăn trở ngại, nên công việc cai quản của trẫm coi bộ cũng nhàm chán quá.

Thuận Phong Nhĩ nghe xong câu đó, hắn ta như hiểu thấu được tâm gan của Ngọc Hoàng Đại Đế chỉ thông qua được có một câu nói. Thuận Phong Nhĩ Tiến lại về phía Ngọc Hoàng Đại Đế, ghé vào tai ông ta mà nói một điều gì đó. Qua cái sắc mặt của Ngọc Hoàng Đại Đế, Thiên Lý Nhãn có thể hiểu được rằng Thuận Phong Nhĩ đãng nói một việc gì đó rất nghiêm trọng với Ngọc Hoàng Đại Đế. Nói xong, Ngọc Hoàng Đại Đế quay qua nhìn Thuận Phong Nhĩ mà hỏi giọng nghi ngờ:

- Liệu làm như vậy có hơi quá không?

Thuận Phong Nhĩ nghe xong câu đó thì vội chắp tay cúi đầu mà nói:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, ngài là đế vương cai quản khắp thiên hà, ngài chính là lẽ sống, như vậy thì không có gì là quá đâu ạ.

Ngọc Hoàng Đại Đế nghe vậy, bèn xua tay ra lệnh cho hai người lui, ông ta nói:

- Trẫm sẽ suy nghĩ kĩ lại việc này.

... Không xa, dưới hạ giới, tại một vùng đất nhỏ...

Một cánh đồng vàng bạt ngàn, trên cánh đồng đó là những người dân đang miệt mài cắt lúa. Một người đàn ông ăn mặc lịch sự tầm năm mươi tuổi đang tiếng bước về cái túp lều tranh gần đó. Người đàn ông này vừa tiến vô lều, một anh thanh niên đang nằm ở cái võng vội đứng lên chắp tay chào:

- Con chào ông Nguyễn Tất, chả hay hôm nay có việc gì mà ông ra đồng sớm thế ạ?

Thì ra cái người đàn ông mang tên Nguyễn Tất này là một trong những phú hộ ở đây. Nguyễn Tất tuy là giầu có, nhưng ông ta cũng như bao người khác, không đựa vào tiền bạc, quyền thế mà ép bức những người khác bao giờ. Ngược lại, ông ta đối đãi người làm kẻ ở y như là bà con họ hàng vậy. Nguyễn Tất trả lời:

- Chả là ở nhà không có gì làm, nên tôi ra đây coi việc đồng áng, đồng thời là để thăm hỏi bà con coi cuộc sống ra sao.

Nói rồi ông ta lấy cái loa vòm ra quay về phía bà con, một tay cầm que gõ vô cái kiẻng sắt liên hồi, mồm thí nói lớn qua cái loa:

- Mọi người làm việc vất vả quá, mau vô lều nghỉ tay uống nước.

Nghe thấy tiếng kiẻng và tiếng loa, tất cả ngưng tay và đồng loạt tiến về phía lều. Thửa ruộng bạt ngàn này của ông Nguyễn Tất có hết thảy là ba mươi tám người giúp việc chăm nom, gặt hái. Cả cái lều lá vang lên những tiếng cười nói vui vẻ, ai ai cũng tỏ ra rất thoải mái tự nhiên khi ngồi uống nước nói chuyện với ông chủ, và ngay cả ông Nguyễn Tất cũng vậy. Những người giúp việc ở đây ai cũng hết lời ca ngợi ông Nguyễn Tất. Họ ca ngời cái đức tính hiền lành, cởi mở của ông, ca ngợi ông là người có đủ bón chữ "nhân, nghĩa, lễ, tín". Hơn thế nữa, họ còn khâm phục ông bởi lòng hướng thiện, ngày ngày thắp nhang cúng ông trời và mẹ đất. Ông đẻ được một giai một gái, con giai thì mở một trường học lớn ở vùng khác và chính thức làm hiệu trưởng. Con gái ông thì làm một nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng, thường đi biểu diễn khắp nơi. Giờ chỉ còn ông và bà sống cùng nhau cai quản đất đai, bà Nguyễn Tất cũng là một người tốt không khác gì ông Nguyễn Tất cả.

Cuộc sống cứ diễn ra êm đẹp cho đến môt đêm, bà Tất đang ngủ ngon lành bên cạnh chồng mình, chợt một cơn gió lạnh ùa vào buồng. Bà Tất rùng mình tỉnh giấc, bà dụi mắt mấy cái rồi tiến về phía bàn gỗ tính rót một ly nước uống. Bà ta vừa cầm cái ly lên tính uống thì chợt ở cái cánh cửa sổ đằng sau vườnvụt qua một cái bóng đen. Bà Tất đặt ly nước xuống bàn, tiến ra cánh cửa ở sân sau. Bà Tất cầm cây đèn dầu soi khắp vườn với một cái ý nghĩ không hiểu ai đêm hôm lại vô vườn sau của nhà mình. Cầm cái đèn dầu đi kháp cả cái vườn sau, bà Tất có cái cảm giác lạnh sống lưng vô cùng, một cái cảm giác sợ hãi mà có thể nói là bà chưa bao giờ trải qua. Bà Tất cứ đi dọc những hàng cây um tùm như thế, chợt đến quãng đường gần mấy cây bàng, một tiếng gọi nho nhỏ ở đâu vọng lại:

- Mẹ ơi... Mẹ ơi...

Kèm theo đó là những tiếng khóc vất vưởng đầy ai oán. Bà Tất nghe thấ những âm thanh đó mà rợn da gà, bà ta run rẩy lần bước theo cái tiếng gọi mẹ ơi, đan xen vào cái tiếng khóc ai oán đó. Bà Tất từ từ tiến bước cho đên khi bà nhìn thấy một bóng người thanh niên mặc áo dài, đội khắn xếp đen đang ngồi co người úp mặt vào lòng mà khóc. Bà Tất nghe cái tiếng là đã quen lắm rồi, giờ dưới ánh đèn dầu lờ mờ nhìn cái vóc dàng người này lại càng thấy quen thuộc hơn nữa. Bà Tất từ từ tiến lại, người thanh niên đó vẫn cứ ôm mặt khóc lóc và gọi mẹ. Bà Tất lay vai người thanh niên này và hỏi:

- Này cậu, có chuyện gì mà đêm hôm không về nhà đi lại trèo vô vườn sau nhà tôi ngồi khóc lóc thế này.

Người thanh niên này từ từ ngửng mặt lên, bà Tất nhìn vô cái khuôn mặt đó mà thất kinh, bà ngã ngửa người ra đằng sau đánh rơi cả cây đèn dầu đang cầm trên tay. Người thanh niên từ từ đứng lên, giờ đây tuy cây đèn dầu đó đã tắt, nhưng mây đã bay, và dưới cái ánh trăng sáng vành vạch này, có thể nhìn rõ người thanh niên đã bị khoét hai mắt máu chay đầm đìa, ngay cả khóe miệng cũng vậy. Người thanh niên này đưa hai tay về phía bà Tất, từ từ lướt lại. Trên hai cánh tay người này cũng đầm đìa máu và có vô số vết sẻo thịt. Bà Tất thì cứ bò lùi về phía sau, tuy miệng người thanh niên này không mấp máy, nhưng bà Tất vẫn nghe thấy cái tiếng nói đầy oan ức như lúc nãy:

- Mẹ ơi ... con oan ức lắm ... con oan ức lắm.

Còn đang trong cơn bàng hoàng kinh hãi, chợt một tiếng đập mạnh từ cửa trước vang lên rầm rầm. Bà Tất quay mặt vô trong nhà thì thấy ông quản gia đã lọ mọ chạy lại mở cửa. Thế rồi bà ta quay mặt lại nhìn thì người thanh niên kia đã biến mất, bà Tất còn đang ngó nghiêng quanh vườn như để tìm người thanh niên đáng sợ vừa rồi. Tiếng cánh cửa gỗ mở rộng kêu ken két, ông quản gia nói lớn giọng đầy ngạc nhiên:

- Hoàng! sao lại về đây vào cái giờ này?

Nghe đến cái tên Hoàng, thằng hầu tin cậy của con trai mình, bà Tất dường như đã nhớ lại được người thanh niên vừa nãy, đó chính là Nguyễn Thiên, con trai cả. Nghĩ đến đây, bà Tất chợt có cái cảm giác bất an và lo lắng vô cùng, xét về vóc giáng và giọng nói thì người thanh niên kia chính là Nguyễn Thiên, nhưng thật lạ là tại sao con trai bà đang xa nhà lắm thì làm sao về đây được, hơn thế nữa lại còn đang đêm hôm thế này thì nhìn thấy đường đâu mà đi. Còn đang chìm đắm trong vô vàn câu hỏi nảy sinh trong đầu, chơt bà Tất nghe tiếng nói lớn của ông Tất:

- Hoàng đấy à? sao lại về đây đêm hôm thế này?

Lúc này ba Tất mới như chợt thoát khỏi cái cơn mê, bà đứng dậy chạy vội vào trong nhà. Vô đến nơi, bà tấy Hoàng đang ngồi ở trên ghê uống nước, toàn thân bẩn thỉu, ướt đãm mồ hôi, quần áo thì rách rưới. Đứng bên cạnh là ông quản gia và chồng bà, bà Tất chạy vội lại lay người Hoàng hỏi giục:

- Hoàng! Con làm sao thế? Cậu chủ? cậu chủ đâu rồi?

Hoàng uống xong cốc nước, ngồi thở hổn hển. Rồi chợt Hoàng phi từ ghế ngồi xuống dưới đất, hết ôm chân bà Tất lại quay ra ôm chân ông Tất khóc lóc thảm thiết mà nói:

- Ông ơi, bà ơi ... con đáng chết... con thực sự đáng chết...

Mọi người thấy thế thì lấy làm lạ lắm, ông tất đỡ Hoàng dậy và nói:

- Có gì con cứ từ từ nói, thế rốt cục là có chuyện gì?

Hoàng vẫn một mực quỳ lạy ôm chân khóc lóc và luôn mồm kêu rằng mình có tội. Khuyên can một hồi không được, ông Tất nổi nóng quát:

- Có cái chuyện gì thì mày nói ngay đi !

Cái câu đó làm cho ba người còn lại phải sợ hãi mà đứng im. Riêng có Hoàng nghe xong câu đó mà sợ tím tái mặt mày, không giám khóc nữa, xong Hoàng như vẫn nấc cục, nói trong nước mắt:

- Cậu chủ ... cậu chủ .... không xong rồi ạ ...

Bà Tất nghe xong câu đó thì ngất lịm đi, làm cho ông quản gia phải nhanh tay đỡ bà Tất lại. Ông Tất thì túm chặt lấy vai Hoàng mà lay mạnh hỏi:

- Mày nói cái gì cơ? làm sao mà không xong?

— at.