Chương 1: Lễ cúng cô hồn

Chương 1: Lễ cúng cô hồn

Lệnh sai quan tướng đáo lai hộ trì, lệnh sai hành các đội các cơ thiên tiên lực sỹ vạn vạn tinh binh, trấn đàn duyên.

(Trích trong: Khao luyện quan bản đền.)

Tương truyền, phàm khi đại nạn nghìn năm trôi qua, nếu bỗng phát hiện một lối đi bí mật ở nơi thâm sơn cùng cốc, nhất định sẽ nhìn thấy đội quân người chết (âm binh). Tất cả bọn họ đều mặc áo giáp cưỡi ngựa, ẩn trong bóng tối, đông không kể xiết nhưng lại mang đến cho người ta cảm giác sợ hãi. Đây chính là “âm binh dẫn đường” trong truyền thuyết.

Theo truyền thuyết dân gian thì âm binh dẫn đường là vì diêm vương đi tuần ở trần gian và dẫn theo một đội âm binh đi cho nên mọi người tốt nhất nằm phục sát đất không được ngẩng đầu lên nhìn, nếu không có thể bị âm binh thổi lửa vào đầu và sau đó chắc chắn sẽ bị bệnh nặng thậm chí cũng có thể bị âm binh kéo đi.

Cứ ngỡ câu chuyện hoang đường này chỉ có trong truyền thuyết. Ấy vậy mà không ngờ tới, vào một buổi tối mây đen che kín trăng, gió bão l*иg lộng. Người dân ở thôn Chiềng, một vùng nông thôn còn chưa phát triển cách rất xa nơi phố thị nọ, lại có thể "may mắn" được chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó. Và cũng mở ra một khởi đầu đầy tăm tối cho ngôi làng nhỏ vốn yên bình ấy.

...

Hôm nay là ngày 14 tháng 7 âm lịch, là ngày diễn ra lễ cúng cô hồn cuối cùng trước khi Qủy Môn Quan bị đóng lại. Vì vậy mà mới chỉ chập tối, các gia đình người dân trong xóm bốn thôn Chiềng đã tụ tập hết ra ngoài đường, bận rộn chạy qua chạy lại chuẩn bị cơm cháo, tiền vàng để cúng cô hồn.

Bên trong nhà ông Tòng, một vị thầy pháp chuyên trừ ma bắt quỷ nổi tiếng trong làng cũng đang tất bật chuẩn bị cơm chay để cúng kiếng.

Trên sạp gỗ lớn trong phòng khách bày đầy những mâm đồ chay. Nào là gạo muối, nào là hoa quả tiền vàng, lại ngô khoai sắn luộc, cùng với áo mũ đủ cả. Ông Tòng ngồi ở giữa sập gỗ, dáng người đậm đậm, cái đầu tròn vo cạo trắng hếu, khoác trên người bộ quần áo màu vàng sẫm và đang chăm chú lật giở quyển kinh đã cũ kĩ. Bỗng ông dừng lại quay đầu nhìn đông nhìn tây, rồi ông ngước mặt lên nói với một chàng trai trẻ đang đứng bên cạnh:

“Lâm, cái Nguyệt Hoa đâu rồi con?”

Lâm đang sắp lễ liền ngừng tay lại, nhẹ giọng đáp: “Dạ thưa thầy, cô Nguyệt Hoa đang ở dưới bếp nấu cháo ạ.”

Nghe vậy ông Tòng liền ngước mặt lên nhìn cái đồng hồ treo trên tường, thấy kim đồng hồ đã chỉ sáu giờ ba mươi phút bèn quay sang nói:

“Cũng sắp đến giờ cúng rồi, mày xuống bảo cô rửa tay rồi lên nhà chuẩn bị đồ đạc, cháo thì kêu thằng Dũng xuống nấu nốt."

“Dạ thưa thầy.” Nói rồi Lâm xoay người bước nhanh xuống nhà bếp.

Ông Tòng nhìn theo một chút rồi lại tiếp tục cúi xuống đọc kinh.

Một lát sau từ cửa ra vào thấp thoáng một bóng người. Người nọ có thân hình hơi mũm mĩm, làn da trắng trẻo và đôi má hồng hào do ngồi cạnh bếp lửa quá lâu. Trên người cô gái nhỏ đang mặc một bộ quần áo màu nâu rộng thùng thình, mái tóc đen tuyền bối cao, trên trán và cổ nhễ nhại mồ hôi mồ kê.

“Ông ngoại, ông gọi con ạ?" Cô gái hướng về phía ông Tòng gọi một tiếng rồi lon ton chạy đến sạp gỗ với lấy cái quạt mo, mạnh tay phẩy qua phẩy lại.

Ông Tòng nhìn cô gái quần áo xộc xệch, tóc tai bù xù liền nhíu mày không vui: "Con gái con đứa. Lớn ngần này rồi mà nấu có nồi cháo cũng không xong, rồi ai người ta thèm rước." Khác với giọng điệu quở trách, bàn tay ông nhẹ nhàng lau đi vết nhọ nồi trên trán cô gái.

Cô gái lanh lảu cười he he, ôm lấy cánh tay ông rồi dõng dạc nói: "Không ai rước thì càng may ạ! Con sẽ ở vậy chăm lo cho ông cả đời!"

Ông Tòng nom cái mặt vô tư không lo sự đời của cô gái, lừ mắt giơ tay trí nhẹ lên đầu cô một cái: "Chỉ được cái dẻo mồm."

"Thôi, dậy rồi vào buồng thay quần áo, sửa sang lại tóc tai đi, xong rồi ra bày đồ cho ông cho kịp giờ lành."

"Dạ thưa ông ngoại!" Cô gái ngoan ngoãn đứng dậy làm động tác chào cờ, rồi ba chân bốn cẳng chạy mất tăm.

Cô gái có dáng người mũm mĩm này tên là Kiều Nguyệt Hoa, năm nay vừa tròn mười chín tuổi. Hiện tại đang là sinh viên đại học năm hai tại thủ đô Hà Nội và là cháu ngoại của ông Tòng. Cứ mỗi khi gần đến tháng bảy âm lịch mỗi năm là cô phải trở về nhà ông ngoại để tránh nạn. Tại sao lại phải tránh nạn? Nguyệt Hoa từ khi sinh ra đã khác người bình thường, từ nhỏ cô đã có thể nhìn thấy những hồn ma và những thứ không sạch sẽ, người đời gọi đó là con mắt âm dương. Bởi lẽ đó mà Nguyệt Hoa thường xuyên bị những hồn ma đó đeo bám và làm phiền, thậm chí bọn chúng còn nhiều lần dụ dỗ để bắt linh hồn của cô đi, nhưng thật may là đều bị ông Tòng đánh đuổi đi hết.

Theo quan niệm dân gian thì tháng bảy là tháng cô hồn, kể từ ngày mùng 2 tháng bảy âm lịch Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Qủy Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại vào đúng đêm 14 tháng bảy âm lịch. Song vì trong khoảng thời gian này ma quỷ hiện diện ở trần thế quá nhiều nên Nguyệt Hoa bắt buộc phải về nép vào trong phủ điện của ông Tòng để tránh tai họa rủi ro. Từ đó dựa vào pháp lực cao cường của ông Tòng mà có thể bình an sống sót.

Cuối tháng tám tiết trời đã bắt đầu xe lạnh, đèn đường vừa sáng là gia đình ông Tòng cùng với những gia đình khác bắt đầu lệ khệ khiêng bàn khiêng mâm đặt ở rước cửa nhà. Chẳng mấy chốc cả một con đường lớn thi nhau vang lên những tiếng lạch cạch, loảng xoảng cùng với tiếng nói chuyện rì rầm.

Bên ngoài cửa, Nguyệt Hoa cùng với Lâm quỳ gối bên cạnh bàn gỗ cẩn thận sắp xếp đồ đạc ở trên mâm, còn Dũng sau khi bưng cháo lên thì chạy qua phụ giúp ông Tòng mấy việc lặt vặt như kê tấm đệm lót mông, thắp sáng đèn rồi lại châm hương. Trong đêm tối gió hiu hiu thổi, mùi hương thơm lan tràn khắp không trung. Dũng cầm nắm hương to bổ chảng trên tay khéo léo rút ra ba nén đưa cho ông Tòng, sau đó thì mang số còn lại đem đi cắm xung quanh cửa nhà.

Khâu chuẩn bị đã xong, đám Nguyệt Hoa lùi lại chấp hai tay trước ngực quỳ ngay ngắn sau lưng ông Tòng. Ông Tòng gật gù hài lòng rồi khoanh chân ngồi xuống, một tay cầm kinh một tay khép lại đưa lên trước ngực và bắt đầu lầm rầm tụng kinh.

"Nam mô A Di Đà Phật!"

"Nam mô A Di Đà Phật!"

"Nam mô A Di Đà Phật!"

"Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả lẩn khuất gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hằn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây hưởng thụ lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh."

"Cẩn cáo!"

"Nam mô A Di Đà Phật!"

"Nam mô A Di Đà Phật!"

"Nam mô A Di Đà Phật!"

Đọc xong bài khấn cô hồn, ông Tòng dừng lại uống một hớp nước rồi lại chuyển qua đọc bài khấn chúng sinh. Tiếng ngắt nghỉ rồi tiếng lề rề kéo dài nghe thật thê lương mà cũng lão lòng, ở trong đêm tối càng làm cho người ta có cảm giác rợn tóc gáy.

Cả ba đều đang yên lặng chăm chú nghe khấn thì bỗng Dũng lên tiếng: "Cô Nguyệt Hoa, ban nãy cô ngoáy cháo bị khê phải không?"

Nguyệt Hoa đang nhắm mắt nghe cậu ta hỏi thế liền mở choàng mắt ra, nuốt nước bọt cái ực, nói: "Rõ đến thế ạ? Em nhớ là đã đổ thêm nước vào rồi mà."

"Ôi bà cô tổ của tôi ơi!"

"Cái nồi cháo nó đã khê cả gần nửa rồi, cô có đổ thêm cả xô nước vào thì cũng chả ăn thua gì đâu. Đã dặn cô bao nhiêu lần rồi là ngoáy cháo không được ngoáy xuống đáy nồi, như vậy sẽ bị khê đó! Cô chẳng chịu ghi nhớ gì cả, lần nào cũng quên..." Nói đoạn cậu chàng trề môi lầm rầm: "Thầy mà biết kiểu gì cũng phạt cả hai đứa quỳ trong điện cả buổi tối cho mà coi."

"Thì, em cũng đâu có muốn vậy đâu, là do củi ẩm đó chứ!"

Dũng bĩu môi: "Lại lý do lý trấu. Có năm nào mà cô nấu cháo không bi khê..."

"E hèm!"

Dũng còn chưa nói hết câu liền bị Lâm hắng giọng cắt ngang. Anh liếc xéo cậu một cái rồi quay ra nói với Nguyệt Hoa:

"Đám cô hồn sắp xuất hiện rồi, cô mau nhắm mắt lại đi ạ."

Nguyệt Hoa nghe vậy liền hoảng hốt nhắm chặt mắt lại, xem nữa thì quên không được mở mắt. Bình thường dù là đi đâu, Nguyệt Hoa đều cố gắng tránh những nơi có nhiều ma quỷ, như bãi tha ma hay nghĩa trang. Bởi vì mỗi lần nhìn thấy quá nhiều vong hồn, cô sẽ bị ám ảnh và đêm đến sẽ không thể chợp mắt. Mặc dù từ bé đến lớn đều có thể nhìn thấy ma quỷ, song suy cho cùng Ngọc Hoa cũng chỉ là một cô gái nhỏ mới mười chín tuổi mà thôi.

Cả ba im lặng chưa được bao lâu thì đột nhiên có gió từ đâu ào ào thổi tới, trong cơn gió còn mang theo những hạt cát li ti cùng với mùi tiền vàng, làm cho ba người bọn họ phải nhấm tịt mắt lại. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, nguyên cả một con đường đều thấy tiền vàng cùng với tro bụi bay tứ tung, thậm chí còn có những tờ đang cháy dở trên không trung cũng bị thổi bay đi.

“Cha mẹ ơi, gió ở đâu mà dữ dằn vậy cà!” Dũng có vẻ đã bị bụi bay vào mắt, cậu ta giơ tay liên tục dịu lên mắt trông vô cùng cực nhọc.

Lâm đứng bên cạnh cũng chật vật không kém, anh nhắm tịt mắt nói to:

“Có vẻ là gió mùa đông đông bắc đấy!"

Hôm qua anh thấy đài báo nói là nay hoặc mai không khí lạnh sẽ đổ bộ vào miền bắc, xem ra là bắt đầu từ tối nay rồi.

"Em đưa cô Ngọc Hoa vào nhà trước đi! Anh ra dìu thầy vào."

Nói rồi Lâm dùng tay che kín hai mắt, cố gắng đi về phía ông Tòng. Cát bụi làm hai mắt anh nhòe đi, anh hét lên với cái bóng mờ mờ trước mặt:

“Thầy ơi, mình vào nhà thôi! Đợi gió ngừng rồi mình hãy cúng tiếp ạ.”