Chương 12

Nếu lúc này chỉ có một mình, Vêrôních đã chọn một trong những hành động thoái lui đúng với bản chất nàng. Hóa ra một con người quả cảm như Vêrôních cũng không thể lẩn tránh tính chất tàn nhẫn và khốc liệt của số phận. Nhưng trước mặt Xtêphan, nàng cảm thấy sức anh quá yếu, chắc chắn anh đã bị kiệt sức trong thời gian bị chúng giam giữ, nàng thấy mình cần phải tỏ ra có nghị lực và biết tự kiềm chế. Nàng cố giữ cho giọng nói bình thường, nói một câu đơn giản làm như chuyện cái thang chỉ là chuyện vặt vãnh bất ngờ:

- Cái thang đu đưa dữ quá không với tay tới được.

Nhưng Xtêphan lo lắng nhìn nàng.

- Trong trường hợp... nếu thế thì... bà nguy mất!

Nàng cười.

- Làm gì đã đến nỗi tuyệt vọng.

- Sẽ không còn cách nào đi khỏi đây được nữa!

- Sao? Còn chứ! Còn Phơrăngxoa.

- Phơrăngxoa?

- Chắc chắn như vậy. Chỉ một nửa giờ nữa là cùng, Phơrăngxoa sẽ ra khỏi xà lim, sẽ nhìn thấy cái thang và gọi chung ta. Ở tron này chúng ta có thể nghe rõ mồn một. Chỉ còn phải kiên nhẫn chờ nữa thôi.

- Kiên nhẫn chờ... - Xtêphan sợ hãi, - Chỉ một tiếng đồng hồ ư? Trong một tiếng đồng hồ ấy có chắc bọn họ không lai vãng đến đấy? Họ thường đi kiểm soát luôn.

- Chúng ta sẽ im lặng để họ không nghe thấy gì hết.

Xtêphan chỉ vào cái lỗ khoét trên cánh cửa ra vào.

- Thỉnh thoảng họ mở cái lỗ kia nhòm vào. Họ sẽ nhìn thấy chúng ta.

- Chỗ ấy có cái chốt, chúng ta cài chốt lại.

- Họ sẽ mở cửa chính.

- Thế thì đừng cài chốt nữa và hãy giữ vững tinh thần, Xtêphan!

- Tôi chỉ lo cho bà thôi!

- Đừng lo cho tôi hoặc cho ông. Trong trường hợp bắt buộc, chúng ta vẫn đủ sức tự vệ. Vêrôních chìa cho Xtêphan xem khẩu súng lục lấy trong ngăn kéo của cha nàng. Từ lúc giữ khẩu súng, nàng chưa rời nó ra lúc nào.

- Ồ, điều tôi đang lo sợ ngay cả súng cũng chẳng làm gì được... Họ có những thủ đoạn khác...

- Thủ đoạn gì?

Xtêphan không nói. Anh đảo mắt liếc nhanh trên nền hang. Vêrôních chăm chú nhìn theo và chỉ thoáng qua nàng đã nhận ra cấu trúc kì quặc của cái nền hang này.

Các mép viền phía trong là một vòng tròn lượn theo vòm hang đá hoa cương nhưng xù xì không đồng đều. Giữa vòm đá hoa cương ấy, người ta ghép một khung sàn, các cạnh đều thấy có những kẽ hở sâu tách biệt hẳn với vách hang. Những tấm gỗ sàn đã cũ, đầy vết lõm, vết nứt, vết rạch trông đồ sộ nặng nề và rất khỏe. Cạnh phía ngoài tấm sàn đặt sát mép bờ vực.

- Một cái bẫy sập? - Vêrôních rùng mình hỏi.

- Không, không, tấm sàn này nặng lắm.

- Thế thì sao?

- Tôi không biết. Chẳng sao cả. Chắc đây là di tích một vật từ thời thượng cổ còn sót lại đấy thôi. Bây giờ không còn hoạt động được nữa. Tuy nhiên...

- Sao?

- Đêm nay... chậm lắm là sáng mai sẽ có những tiếng chuyển động răng rắc dưới chỗ này... Tôi nghe họ nói sẽ làm thử và tất cả đều đổ sập... Nhưng thứ này đã lâu ngày lắm rồi, không còn hoạt động được nữa. Họ sẽ không sử dụng được đâu... Bọn ấy...

- Họ là ai? - Không đợi Xtêphan trả lời, nàng nói tiếp giọng cứng cỏi, - Ông Xtêphan hãy nghe tôi nói. Trước mắt chúng ta vẫn còn một chút thời gian, có thể ngắn hơn chúng ta tưởng. Nhưng từng phút, từng phút, Phơrăngxoa sẽ được tự do và sẽ đến cứu chúng ta. Hãy tận dụng những phút chờ đợi này để nói những gì giúp chúng ta hiểu biết về nhau hơn. Hãy bình tĩnh giãi bày mọi sự việc. Lúc này không có mối đe dọa tức thời nào nhưng cũng không nên để thời gian qua đi một cách vô ích.

Vêrôních thích nghĩ đến một giải pháp an toàn chẳng cần phải lật đi lật lại cân nhắc gì nhiều. Nàng cứ một mực cho rằng Phơrăngxoa ra thoát là mọi việc sẽ đâu vào đấy, ổn thỏa tất cả. Chẳng cần phải suy tính thế này, cân nhắc thế kia làm gì cho mệt óc. Song thực tế đâu phải như nàng nghĩ. Ai dám chắc đứa trẻ khi ra khỏi xà lim sẽ đến ngay chỗ cửa sổ và trông thấy cái thang ở đó? Ai dám chắc khi không thấy mẹ thằng bé có thể đoán ngay mẹ nó đã một mình xuống xà lim của Xtêphan, hay nó lại vội vã theo đường hầm mà chạy thẳng về Pơriơrê tìm mẹ?

Dù sao đó cũng là cách Vêrôních tự làm cho mình yên tâm. Nàng thấy cần giải thích cho Xtêphan rõ hơn điều vừa rồi nàng yêu cầu anh chưa nên nói ra với Phơrăngxoa. Ngồi trên mô đá hoa cương giống như chiếc ghế đẩu, nàng bắt đầu đưa Xtêphan vào câu chuyện trong đó nàng vừa là nhân vật chính, bắt đầu từ cuộc đi lùng kiếm cho đến túp lều bỏ hoang có xác Magơnốc ở trong.

Xtêphan bị hút vào câu chuyện khủng khϊếp do Vêrôních kể. Nỗi sợ hãi biểu lộ rõ nét trong cử chỉ và trên nét mặt tuyệt vọng của anh. Đặc biệt, cái chết của ông Đecgơmông và Honorin càng đè nặng tâm trí anh nhiều hơn. Giữa anh với hai người ấy đã có một sự gắn bó rất mật thiết.

Vêrôních kể lại những nỗi lo âu nàng phải chịu đựng từ sau việc các bà xơ Ácchinha bị hành hình, việc nàng tìm ra con đường hầm và cuộc gặp gỡ với Phơrăngxoa con trai mình. Nàng nói:

- Ông Xtêphan, đây là tất cả những gì ông cần biết, tất cả những gì tôi còn giấu chưa nói với Phơrăngxoa, mong ông hiểu cho, để chúng ta có thể sẵn sàng đối phó với kẻ thù.

Xtêphan lắc đầu

- Kẻ thù nào, thưa bà? Những vấn đề bà vừa nêu lên và giải đáp, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi có cảm tưởng chúng ta đang bị ném vào một tấn thảm kịch từng tiếp diễn từ nhiều năm, từ nhiều thế kỉ nay. Họ là chiến tranh! Hiện tại chúng ta đang bị quay cuồng trong màn chót của tấn thảm kịch ấy, đúng vào thời điểm những tai biến khủng khϊếp nhất được sắp đặt bởi một nhóm người này hay một nhóm người khác, đang lần lượt diễn ra. Có thể là tôi lầm. Có thể đó chỉ là một chuỗi rời rạc những sự kiện đau buồn, hay chỉ là những sư trùng hợp ngẫu nhiên rất đáng ghê tớm chăng? Dù sao thì giữa những mớ sự kiện ấy, tôi và bà vẫn cứ bị nghiêng ngả điêu đứng mà không thể cầu cứu ở một cái gì khác ngoài sự may rủi! Thực ra tôi cũng chẳng biết gì hơn bà. Quanh tôi cũng những bóng ma ấy bao vây, cũng những đau thương tang tóc ấy dằn vặt tàn nhẫn trong trái tim mình. Tất cả đều là sự điên rồ, sự l*иg lộn và náo loạn mất hết nhân tính!... Đó là những tội ác man rợ, là cơn tɧác ɭoạи của bầy thú man rợ mang nhãn hiệu con người văn minh!

- ...

Vêrôních tỏ ý hưởng ứng.

- Vâng, một bầy thú mang nhãn hiệu con người văn minh, đúng thế! Chính bọn ấy làm tôi kinh ngạc hơn cả! Nó hằn sâu vào tâm trí tôi biết chừng nào! Có mối dây liên hệ nào giữa dĩ vãng với hiện tại, giữa những người đang ngược đãi và quyết định số phận của chúng ta hôm nay với những người ngày xưa sống trong các hang động mà hành vi của họ còn tiếp diễn đến tận thời đại chúng ta một cách thật khó hiểu? Với bao nhiêu thứ lí luận hoang đường do họ bày đặt ra, nhóm người man rợ tự vỗ ngực văn minh ấy đã mang lại cho chúng ta cái gì? Tôi thấy họ chẳng mang lại cho chúng ta cái gì ngoài sự kết thúc bi thảm của Honorin và nỗi thống khổ của các bà xơ Ácchinha!

Hai người đều nói nhỏ, bởi vì vừa nói họ vừa phải lắng tai nghe ngóng.

Quả nhiên Xtêphan đã nghe thấy những tiếng động ngoài hành lang.

Lúc đó Vêrôních đang chăm chú nhìn ra bờ vực, hi vọng nghe thấy tín hiệu của con trai. Xtê phan nói tiếp:

- Những câu chuyện hoang đường khá rắc rối, những truyền thuyết mập mờ khó hiểu đến mức làm người ta không thể xác định đâu là mê tín dị đoan đâu có thể là chân lí. Từ trong cái mớ hỗn độn những chuyện tầm phào ấy có thể tìm ra những ý đồ hắc ám. Những lời tiên đoán về ba mươi chiếc quan tài quan hệ đến sự tồn tại một kho vàng hoặc một thứ đá kì diệu nào đấy.

Vêrôních thắc mắc.

- Như vậy người ta coi những câu tôi đã đọc được ở bức tranh của Magơnốc hay ở Bàn Đá Các Tiên là một lời tiên đoán, là sấm ngữ hay sao?

- Vâng. Những lời tiên đoán đã dựng lại cả một thời kì xa xăm vô tận trong hàng thế kỉ nay đã chế ngự toàn bộ lịch sử và đời sống đảo Xarếch. Ở đây lúc nào người ta cũng đinh ninh sẽ có một ngày trong khoảng thời gian mười hai tháng, ba mươi tảng đá ngầm chủ yếu vây quanh hòn đảo mà người ta gọi là ba mươi chiếc quan tài sẽ nhận đủ ba mươi xác chết với cái chết khốc liệt nhất. Trong số ba mươi nạn nhân ấy phải có bốn người đàn bà chết trên cây thập giá. Người ta cho đó là một truyền thuyết khẳng định không thể bác bỏ, một lời truyền tụng từ đời cha cho chí đời con và không có gì phải nghi ngờ. Nó được thể hiện dưới hình thức những câu thơ ngũ ngôn, khắc ở Bàn Đá Các Tiên:

Cho ba chục quan tài

Ba mươi người nạp mạng.

Và:

Cho hai cặp đàn bà

Trên bốn cây thập giá.

... Có điều là bấy lâu nay mọi người vẫn đang sống và sống một cách bình thường yên ổn. Vậy mà không hiểu sao bầu không khí sợ sệt bỗng dưng lại nổ bùng trong năm nay một cách kịch liệt như vậy?

- Cái đó có nhiều khả năng bắt nguồn từ Magơnốc. Magơnốc là một ông già kì dị và bí ẩn. Ông ta vừa là phù thủy vừa là thầy bói, vừa là thầy lang và tay bịp bợm, biết xem các vì sao, biết các loại cỏ cây dùng làm thuốc chữa bệnh. Mọi người đều có thể đến với ông ta bất cứ lúc nào để nhờ giải thích những việc dĩ vãng và tương lai của họ. Magơnốc còn tiên đoán năm 1917 sẽ là một năm khủng khϊếp!

- Vì sao?

- Ông ta tiên đoán mà! Có thể là linh cảm, ước đoán, là tiềm thức của ông ta, tùy ý bà muốn hiểu thế nào cũng được. Đối với Magơnốc, một con người ham chuộng các trò ảo thuật cổ xưa nhất, sẽ trả lời câu thắc mắc của bà một cách thẳng thừng. Tuy nhiên việc tiên đoán của ông ta có lẽ dựa trên một cái gì đó còn nghiêm trọng hơn nhiều. Các cụ già ở đảo Xarếch nói hồi đầu thế kỉ, Magơnốc còn nhỏ tuổi đã ngâm nga những dòng chữ cuối ghi trên Bàn Đá Các Tiên. Dòng chữ hồi ấy chưa bị thời gian xóa nhòa và người ta vẫn còn đọc được câu thơ bắt vần với câu:

“Những người đàn bà đinh đóng trên thập giá

Trên đảo Xarếch vào năm mười bốn cộng ba.”

Năm mười bốn cộng ba tức là năm một ngàn chín trăm mười bảy. Sự khẳng định đó càng gây cảm hứng đối với Magơnốc và các bạn hữu của ông ta trong những năm gần đây. Con số tổng cộng chia thành hai con số và đúng năm một ngàn chín trăm mười bốn nổ ra chiến tranh. Magơnốc ngày càng tin chắc vào những lời tiên đoán của mình và đã phát triển thêm vào những vấn đề nghiêm trọng hơn. Ông ta loan báo trước cả cái chết của chính mình và cái chết của ông Đecgơmông tiếp theo sau. Ông ta coi đó là dấu hiệu của những tai ương sắp xảy ra... Và năm một ngàn chín trăm mười bảy đem đến cho đảo Xarếch một tai họa thật khủng khϊếp. Những biến cố cứ tuần tự kéo đến...

Vêrôních nhận xét:

- Tuy nhiên... tuy nhiên... tất cả những cái đó phi lí quá...

- Phi lí. Đúng thế. Những cái đó chỉ có ý nghĩa đơn giản là làm cho người ta phải ngờ vực hoặc không tin cái ngày Magơnốc có thể đem đối chiếu các lời tiên đoán ghi trên bàn đá với những cái khác để làm những lời tiên đoán của ông ta càng thêm hoàn chỉnh!

- Ông ấy có làm được điều đó không?

- Có. Ông ta phát hiện dưới đống đổ nát của tu viện giữa những tảng đá chồng chất như cái kho bảo quản, một quyển Thánh Kinh Mixa đã hư nát, bị chuột gián gậm nhấm lỗ chỗ nhưng vẫn còn một vài trang giấy nguyên vẹn. Đặc biệt có một trang in bức tranh giống bức tranh bà trông thấy trong túp lều bỏ hoang.

- Có phải cha tôi đã sao lại bức tranh ấy không?

- Đúng, ông thân sinh của bà đà sao lại. Ông còn vẽ nhiều bức tranh khác nữa. Những bức tranh ấy đều được cất kĩ trong chiếc tủ xây chìm vào tường tại phòng làm việc của ông. Chắc bà còn nhớ ông Đecgơmông thích vẽ các loại tranh bột màu. Ông đã sao chép bức tranh màu trong quyển Thánh Kinh, nhưng chỉ mô phỏng những câu thơ tiền định ghi trong bức tranh bằng những dòng chữ khắc ở Bàn Đá Các Tiên mà thôi.

- Ông nghĩ thế nào về sự trùng hợp giữa hình ảnh người đàn bà bị hành hình trên cây thập giá với tôi?

- Thú thật với bà, tôi chưa bao giờ có trong tay những tài liệu gốc về Magơnốc và việc ông ta thông đồng với ông Đecgơmông, những tài liệu thường xuyên được giữ kín trong buồng ngủ. Tuy nhiên ông Đecgơmông đã khẳng định là có sự trùng hợp đó. Bao giờ ông cũng nhấn mạnh sự trùng hợp trên các bức vẽ của ông mặc dầu nó làm ông nhớ đến những lỗi lầm của ông làm bà đau khổ. Chính ông đã nói ra như vậy.

- Cũng có thể, - Vêrôních lẩm bẩm. - Cha tôi đã không quên câu nguyền rủa Voócki ngày trước: “Mày sẽ chết bởi tay bè bạn, vợ mày sẽ chết trên thập giá.” Ông có cho là như thế không? Sự trùng hợp lạ lùng đã làm cho cha tôi không tự chủ được... đến nỗi chính tay ông đã ghi hắn lên đầu các bức tranh những chữ kí thời trẻ của tôi: V.d’H...

Nàng nói thêm, giọng nhỏ hơn.

- Và tất cả chắc sẽ phải xảy ra theo đúng những lời khắc trên bia đá!

Cả hai người đều im lặng. Làm sao họ không suy nghĩ về những lời tiên đoán ấy đối với chính bản thân họ, những dòng chữ gạch dưới viết trên trang Kinh Thánh Mixa, khắc trên bàn đá từ bao nhiêu thế kỉ nay? Nếu định mệnh đã dâng hiến hai mươi bảy xác chết cho ba mươi chiếc quan tài của đảo Xarếch thì ba cái xác còn lại tất phải là những người đang có mặt tại đây để sẵn sàng hoàn tất cuộc lễ tế thần này, tất phải là ba sinh mệnh bị bắt cóc, bị giam giữ vì quyền lực của những kẻ thèm khát mùi xác chết! Và nếu trên đỉnh gò đất gần cây Sên Lớn kia mới có ba cây thập giá thì cây thập giá thứ tư dành thêm cho một sinh mạng nữa chắc chẳng bao lâu cũng sẽ được dựng lên! Lát sau Vêrôních sôt ruột nói:

- Sao Phơrăngxoa lâu thế!

Nàng bước đên gần miệng vực. Chiếc thang vẫn còn nguyên ở chỗ cũ nhưng ngoài tầm tay. Đến lượt Xtêphan lo lắng.

- Bọn chúng sẽ kéo đến mở cửa xà lim...

Anh lấy làm lạ không hiểu tại sao đã khá lâu rồi người của bọn chúng không có ai bén mảng đến đây. Hay họ có âm mưu gì khác. Càng nghĩ anh càng lo lắng.

Tuy nhiên cả hai người đều không muôn để lộ nỗi lo âu của mình. Vêrôních cố lấy giọng bình thản hỏi Xtêphan:

- Ông có biết kho vàng ở đâu không? Có biết thứ đá có phép lạ là cái gì không?

Anh trả lời:

- Những cái đó khá bí ẩn. Chúng được mô tả trong một câu thơ khắc trên bia đá như sau: “Hòn đá thiêng cho sự sống và cái chết”

- Hòn đá thiêng liêng là cái gì?

- Theo truyền thuyết, đó là một thứ đá có phép lạ. Theo ông Đecgơmông thì đó còn là một tín ngưỡng hình thành từ những thời rất cổ xưa. Từ ngày xửa, ngày xưa, lâu lắm, ở Xarếch người ta vẫn tin có một phiến đá có thể làm được những điều kì diệu lạ thường. Thời trung cổ người ta đem đến chỗ phiến đá những đứa trẻ ốm yếu dị hình, cho chúng nằm lên nhiều ngày đêm. Những đứa trẻ ấy ngày sau đều khỏe mạnh chóng lớn và vô bệnh tật. Những người vợ hiếm con cũng được chữa theo cách đó. Cả những người già yếu bị thương tật, hay suy nhược cũng được phiến đá chữa cho khỏi bệnh... Thế rồi một ngày nào đó cái nơi hành hương linh thiêng ấy tự nhiên bị đảo lộn, vẫn theo truyền thuyết phiến đá tự nhiên bị dời đi nơi khác. Theo lời của một số người thì nó đã biến mất không để lại dấu vết. Đến thế kỉ thứ mười tám, Bàn Đá Các Tiên là nơi dân chúng trên đảo sùng bái. Thỉnh thoảng người ta vẫn cho trẻ con nằm lên để chữa các bệnh tràng nhạc.