Chương 5: Cáo Trạng5.

Sau chuyện đánh vào tay, dường như con gái tựa đã thu liễm hơn, nhưng cũng chỉ thế mà thôi.

Nó vô cùng thù hận tôi, chồng tôi vừa về nhà, nó liền bám lấy anh, nói:

“Ba ba, Mẹ đánh con! Mẹ là người xấu! Ba ba ly hôn bà ta đi, chúng ta không cần bà ta!”

Tôi thực khϊếp sợ, đứa nhỏ còn bé như vậy, từ nơi nào nghe được hai chữ “Ly hôn”?

Chồng ngồi xuống răn dạy con bé:

“Con làm mẹ bị thương, giờ còn mặt mũi mà cáo trạng?”

Con gái khóc lóc đi tìm bà nội, từ nay về sau đều bám lấy mẹ nãi, không còn thân thiết với tôi cùng chồng.

Không lâu sau, con gái tôi đã 4 tuổi, chúng tôi đưa nó đi nhà trẻ.

Mới vừa đi nhà trẻ ngày đầu tiên, giáo viên nhà trẻ liền mắng vốn với tôi, con gái đánh bạn cùng lớp.

Từ đó về sau, vì chuyện con bé thường xuyên đánh nhau gây sự, không biết tôi phải chạy tới nhà trẻ bao nhiêu lần, vừa xin lỗi giáo viên, vừa xin lỗi phụ huynh.

Có đôi khi tôi thường xuyên bị chọc giận tới phát khóc, nhưng tôi vẫn luôn theo phương pháo giáo dục mà chuyên gia truyền lại mà dậy dỗ nó, nhưng nó vĩnh viễn không nghe, chúng tôi cũng chưa từng làm đánh nó lần nào nữa, lần trước đánh nó cũng vì tức điên mới vậy, vì sao con gái tôi còn nhỏ tuổi đã biết gây sự đánh người?

Nếu chỉ là mấy đứa nhỏ đánh nhau cũng coi như xong đi, nó thích lại thích dung vật nhọn tấn công người khác, cũng không biết học được từ nơi nào.

Hai tuổi dung đũa chọc mắt mẹ chồng, ba tuổi thiếu chút đâm trúng ta, hiện tại nó dung dao ngày càng thành thục, lúc nào cũng sẵn sàng dùng bạo lực với người khác.

Tôi thật lo lắng ngày nào đó nó sẽ đả thương người, thậm chí gϊếŧ người.

Chúng tôi đem tất cả dụng cụ cắt gọt trong nhà, đối với phim hoạt hình, sách vở cũng nghiêm khắc kiểm tra trước khi đưa nó, kiên quyết không cho nó học thêm các thói quen bạo lực nào khác. Người một nhà thay phiên ra trận, đánh lòng bàn tay xong thì tới mông, rốt cuộc nó cũng không dám dùng dao đâm người nữa.

Ngày nọ, Chu Viện dẫ con trai tới nhà của tôi làm khách, hai đứa nhỏ cùng nhau chơi, tôi và Chu Viện ở phòng khách nói chuyện phiếm, bỗng nhiên con trai Chu Viện từ trong phòng lao ra, vừa chạy vừa khóc.

Tôi và Chu Viện chạy nhanh tới an ủi tiểu bằng hữu, con gái lại hô hai tiếng “Mẹ”, lúc ấy tôi chưa kịp đáp lại nó, nó liền gào to một tiếng, phẫn nộ mà vọt vào phòng bếp, xách dao phay ném về phía tiểu bằng hữu!

Nếu không phải Chu Viện hành động kịp thời, chỉ sợ đã xảy ra chuyện đổ máu!

“Mục Âm!”

Tôi thét chói tai:

“Con làm cái gì vậy?!”

Tôi bắt lấy nó, lần đầu tiên dùng sức, nặng nề mà đánh mông nó.

Nó gào khóc khóc lớn, liều mạng giãy giụa.

Chu Viện dẫn con trai rời đi, sắc mặt tái nhợt.

Chờ chồng và mẹ chồng trở về, con gái liền tố cáo tôi với chồng cùng mẹ chồng, bảo tôi dám đánh nó, kết quả chồng tôi kéo nó lại hành hung đánh một trận.

“Sớm muộn gì tôi cũng gϊếŧ sạch cả nhà các ngươi!”

Nó khóc lên kêu gào.

Trải qua trận đòn ngày hôm đó, con gái đã đỡ hơn rất nhiều.

Tôi bắt đầu hoài nghi những gì chuyên gia nói, lời nói và việc làm của phụ huynh đều phải mẫu mực để làm gương cho căn bản không thể áp dựng được với con bé, chỉ có bạo lực mới khiến đứa nhỏ học được đạo lý làm người.

Nếu không cho nó nếm trải cảm giác sợ hãi khi bị đánh, nó làm sao biết thông cảm với người khác chứ, làm sao biết khi nó làm vậy, người khác sẽ có cảm giác gì?

Chu Viện cũng không dám dẫn đứa nhỏ tới chơi với con gái tôi nữa, mà đám nhỏ trong tiểu khu cũng không dám.

Con gái đặc biệt cô độc, thấy thế tôi lại đau lòng, mỗi ngày đều dẫn nó đi ra ngoài chơi, hy vọng nó cảm nhận được sự tích cực dưới ánh mặt trời. Đọc truyện cổ tích cho nó, rồi tới chuyện xưa về anh hùng, hy vọng nó xem đó mà tấm gương mà học tập.

Nó nghe thật nghiêm túc, biểu hiện cũng tốt hơn.

Qua một đoạn thời gian, con gái đi học về kêu tôi mua mấy món đồ văn phòng phẩm cho nó. Nó kéo tôi tới cửa hàng văn phòng phẩm cao cấp bên cạnh trường tiểu học, chỉ vào một hộp văn phòng phẩm và nói là muốn có thứ đó.

Tôi nhìn giá niêm yết, cư nhiên hơn một ngàn tệ.

Thật khôi hài, một hộp văn phòng phẩm cư nhiên lại hơn một ngàn tệ, ăn cướp à!

Tôi hỏi nó vì sao muốn mua, nó nói Phương Phương có, nó cũng muốn có.

Tôi nói với con gái:

“Con đã có hai hộp văn phòng phẩm hộp rồi, chúng ta không mua nữa.”

Ngày thường tôi cũng không bạc đãi gì con bé, đã hai hộp văn phòng phẩm nên tôi không muốn mua thêm cho nó nữa.

Thây thế, con gái khóc nháo lên, cuối cùng tôi chỉ có thể ôm nó đi.

Ngày hôm sau, giáo viên gọi điện thoại cho tôi, nói con gái cướp hộp văn phòng phẩm của người khác, còn đẩy người ta xuống thang lầu!

May mắn mà thang lầu không cao, đứa nhỏ đó không bị thương gì nặng.

Tôi tới tới nhà trẻ mà hia chân mềm nhũn, con gái sống chết cũng không thừa nhận là nó đẩy người.

Tuổi nó còn nhỏ chắc không hiểu, ở hang lang có camera theo dõi, quay lại rõ rang cảnh nó đẩy người.

Nhưng con gái của tôi xem xong vẫn như cũ có chết cũng không thừa nhận.

Về nhà xong chúng tôi lôi con gái ra đánh, kêu nó không được cướp đồ của người khác, càng không được đả thương người, mẹ chồng kiến nghị mua hộp văn phòng phẩm cho con bé, tôi cùng chồng đều không đồng ý, nếu mọi chuyện đều chiều theo ý nó, khi trưởng thành nó phải làm sao bây giờ?

Không lâu sau, con gái về nhà khoe với ta nó hộp văn phòng phẩm mới.

Tôi hỏi nó lấy đâu ra, nó nói được người khác cho.

Lúc ấy tôi tưởng đứa nhỏ nào đó không hiểu giá trị của hộp văn phòng phẩm nên mới cho con bé, sợ khi về nhà phụ huynh đứa nhỏ đó sẽ tức giận, nên kêu con bé trả lại cho bạn.

Nó kiên quyết không làm theo, chờ thêm hai ngày nữa, mẹ của một bé trai cùng lớp con bé gọi điện thoại tới, từ đó tôi mới biết được con gái mình cướp tiền tiêu vặt của bé trai nọ mà mua hộp văn phòng phẩm.

Mấu chốt là tiền tiêu vặt của bé trai không đủ, con gái còn xúi thằng bé về nhà trộm tiền, bé trai thật sự đã trộm tiền của bà nội, trộm đủ 1300 tệ mua hộp văn phòng phẩm cho nó.

Con gái lớn lên xinh đẹp tinh xảo, di truyền mỹ mạo từ ba nó, còn nhỏ tuổi đã có tiềm chất làm mỹ nhân tuyệt thế, ra đường được rất nhiều người yêu thích, cũng có rất nhiều bé trai cùng lớp thích chơi với nó.

Không ngờ con gái tôi còn tuổi nhỏ cư nhiên lại beíet lợi dụng sự yêu thích của người khác kiếm lời cho chính mình.

Tôi hỏi con gái, con gái không thừa nhận.

Tôi quả thực mệt mỏi cả về tinh thần và thể xác.

Đủ loại chuyện cũ nổi lên trong lòng, tôi bắt đầu hoài nghi, trên đời này có phải hay không có đứa trẻ hư bẩm sinh, giáo dục như thế nào cũng không tốt lên nổi?

Ta, chồng, mẹ chồng, tính cách ba người đều rất ôn hòa, gia đình hài hòa, cũng không nói lời thô tục, không đánh nhau, đối với đứa nhỏ muốn gì cho nấy, cho nó tình yêu vô điều kiện, mặc dù nó chọc tôi tức giận tôi cũng cũng rất ít khi động thủ.

Khi ra ngoài, chúng tôi cũng dẫn đứa nhỏ tới những nơi nề nếp, hướng về phía tích cực, người lớn trong nhà chỉ cần có thời gian đều ở bên cạnh chơi đùa với nó, không dám lơ là. Chúng tôi không phải nhà đại phú đại quý, nhưng về mặt vật chất đều cho nó những thứ tốt nhất, chỉ cần hợp lý và thích hợp, mặc kệ mắc cỡ nào cũng rang mà mua cho con bé; phương diện giáo dục càng không dám bỏ qua, dạy nó hiểu đúng sai, thường xuyên kể chuyện xưa về những tấm gương tốt, cổ vũ nó học tập.

Nhưng con gái của tôi, vẫn là biến thành như vậy.

Ích kỷ, tham lam, cướp đoạt…… Phảng phất là từ từ trong bụng mẹ nó vốn đã tàn ác như vậy.

Giống như lúc trước nó ở trong bụng liều mạng hút chất dinh dưỡng từ tôi, sinh ra lại muốn tất cả mọi người chiều theo ý nó, hiện tại nó còn muốn cướp đồ của những người khác.

Nó, khiến tôi thật sự sợ hãi.