Chương 2: Địa ngục bắt đầu

Kiều Liên đi cùng Lý Thông và Lành một đoạn đường dài thì ba người tạm nghỉ tại một quán phở cạnh đường, bước vào quán vẫn cái giọng chua lè chua loẹt của mụ

Lành hét:

– Chủ quán cho hai tô phở, ít phở nhiều thịt

Đâu đó vọng ra là một giọng nói chua chát không kém của một người đàn bà:

– Đợi tí, đang làm

Đó là của bà chủ quán, được một lúc thì bà ta bưng ra hai tô phở. Lành thấy tô phở, mụ lắc đầu:

– Còn chưa được phân nửa thịt ở quán mình! Mà bao tiền ?

Người đàn bà kia nhếch mép đáp:

– Thế về m… quán bà mà ăn, ở đây lèm bèm làm éo gì? 30k một bát, hai bát 60k

Mụ Lành thốt lên:

– Ôi vãi, phở làm bằng vàng, bằng bạc à mà tận 30k, phở đ… gì dăm ba miếng thịt lèo tèo thế này

Rồi cô nhìn sang Lý Thông và Kiều Liên tỏ ý muốn bọn họ đứng lên và đi về

Lý Thông giọng lè nhè:

– Thôi ăn m… đi, đang đói. Nhanh còn về

Lành mặt tỏ vẻ khó chịu, mụ quát:

– Ông mong về nhanh để sang nhà thằng Chột uống rượu chứ gì, uống nhiều cho lắm vô, rồi chết sớm

Thấy người trong quán ai ai cũng nhìn mình

Lý Thông đập tay bốp phát vào bàn:

– Thôi bà im m… mồm đi

Cả hay suýt chút nữa lao vào mà cắn xé nhau thì rất may có mấy người thanh niên ngồi gần đó họ can lại,Trong lúc ăn phở, Lành có lấy một cái bát con, gắp một ít phở vào rồi đưa cho Kiều Liên

Mụ gắt gỏng:

– Ăn đi đồ của nợ!

Thật ra cả Lý Thông và Lành đều không muốn đưa Kiều Liên về nhà mình cả, bởi đang trong lúc làm ăn khó khăn, rước con bé về, lại thêm một miệng ăn nữa, nhưng dù sao nó cũng là ruột thịt của mình vả lại còn cả chữ tình, chữ nghĩa nữa, thế nên họ đành chấp nhận. Đến nhà chú ruột của mình, thứ đầu tiên mà Kiền Liên thấy chính là tấm biển “ Phở Lành Thông” ở bên trong là một ngôi nhà khá to, cạnh căn nhà đấy là một cái nhà kho,cái nhà khó ấy lúc trước hai vợ chồng Lý Thông thường dùng để làm nơi cất giữ những thứ đồ đạc linh tinh và để làm nơi xay thịt, giờ đây nó chính là nơi ở của Kiều Liên và con chó của mình. Sống ở nơi này, cô thường bị Lành và Lý Thống đánh đập, chửi rủa, họ coi Kiều Liên là đồ của nợ, là con sao chổi, chúng nó bắt cô bé làm quần quần cả ngày, coi cô chả khác gì là người giúp việc không công cả.

Lành vốn tính đã gian manh và kiệt sỉ, mỗi bữa cơm, mụ cho Kiều Liên ăn đúng một bát , có những hôm không bán được, cô bé phải cố nhịn để phần cơm cho con chó của mình, càng ngày con chó bép múp hồi xưa càng gầy, nó gầy đến mức trơ cả xương. Còn về Lý Thông, hắn uống rượu cả ngày, chẳng làm ăn cái m… gì cả, lúc nào cũng tụ tập, ở đâu có rượu ở đấy có hắn, mỗi khi hắn uống rượu say về, hắn lại chửi cha, chửi mẹ, đánh đập cái Kiều Liên rồi cãi nhau với Lành, hai vợ chồng cãi nhau lại giận cá chém thớt mà đổ hết vào đầu con bé tội nghiệp. Kiều Liên ngày nào cũng chỉ quanh quẩn hết ở quán phở lại đến nhà kho, con bé không được đến trường để đi học như bao đứa trẻ khác. Nó vốn lầm lì từ khi ba mẹ mất nay lại càng lầm lì, ít nói hơn. Mỗi đêm khuya con bé lại trốn lui trốn lủi trong cái xó tối tăm và mù mịt ở góc nhà kho, nó nằm cạnh con chó của mình mà khóc nức nở, Kiều Liên nhớ lại cái khoảng thời gian tươi đẹp bên ba má mình, cô nhớ từng góc nhỏ trong căn nhà tuy đơn sơ mà hạnh phúc, nhớ từng bông hoa phủ nhung nở đỏ thắm cả một khu vườn vào mỗi buổi sáng sớm, tiếng ân cần chỉ bảo của ba, tiếng gọi vào ăn cơm, con bé nhớ lời ru của má vào những hôm trưa hạ

Con ơi, con ngủ cho say

Má đi, má cấy, nuôi con lên người

Con ơi, con có nghe không

Rằng ba và má… yêu con nhất đời!

Con ơi, ba má thương con

Mai này, xa cách con ơi… Má buồn!

Tiếng ru ấy cứ văng vẳng trong đầu cô bé, cô ngân nga theo, tiếng hát hòa quyện vào tiếng khóc nức nở nghe sao mà ai oán đến đau cả lòng. Cứ hát, cứ khóc, cứ đau khổ cho đến lúc thϊếp đi lúc nào không hay.