Chương 22: Tìm được một cái cớ

"Đêm qua trừ Trương tam lang, tất cả những người tham dự yến tiệc đều tra được hành tung. Chỉ có mình Trấn Tây tướng quân là mất tích trong một thời gian."

"Nơi xảy ra hỏa hoạn có một con dao găm bị ném xuống đất. Trong số khách mời, người có võ công không nhiều. Vừa hay Trấn Tây tướng quân là một trong số đó."

Sau khi nghe người hầu báo cáo chi tiết, Đế Cơ Lý Lệnh Ca bắt đầu tin vào tình huống nhốn nháo xảy ra vào đêm này, ngoài ra còn có nhiều người ngăn cản mình.

Nàng ta rất tức giận.

Trương Hành Giản là người dễ nói chuyện nhưng cũng không phải người không có nguyên tắc, hắn nhất định sẽ đáp lễ nàng ta. Nhưng Thẩm Thanh Ngô... Trương Hành Giản là muội phu của Thẩm Thanh Ngô, Thẩm Thanh Ngô giúp Trương Hành Giản chạy trốn cũng không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Lý Lệnh Ca có muốn Thẩm Thanh Ngô trở thành kẻ thù của mình không?

Nàng ta nhắm mắt lại, lại nghĩ về nương tử mà mình gặp lúc chạng vạng tối.

Trẻ trung, lãnh đạm, kiên định. Nữ tướng quân trẻ tuổi đứng ngoài bình phong, dáng người cao ngất như một thanh kiếm dưới dòng sông lạnh lẽo, kiếm còn chưa rút ra khỏi vỏ nhưng độ sắc bén của nó đã khiến người ta phải kinh ngạc.

Thẩm Thanh Ngô là nữ tướng duy nhất của Đại Chu, chính là thế lực mà Đế Cơ muốn bồi dưỡng. Lý Lệnh Ca không muốn vì Trương Hành Giản mà kiếm thêm một kẻ thù cho mình, nhưng nàng ta cũng không thể cho phép uy nghiêm của mình bị người khác khıêυ khí©h.

Trong đêm lạnh, Lý Lệnh Ca đang chìm đắm trong suy tư của chính mình, bắt đầu hối hận vì đã trêu chọc Trương Hành Giản, đây không phải là một ý kiến hay.

Nhưng nàng ta có thể làm sao đây?

Người kia đã chết.

Trương Hành Giản là đệ đệ của người kia. Ở Trương gia, hắn là người duy nhất giống người kia, là vầng trăng sáng do chính tay Trương Văn Bích dạy dỗ.

Lý Lệnh Ca ôm trán, ánh nến rơi xuống tấm vải mỏng trước cửa sổ, làn lụa khẽ đung đưa.

Thị nữ mặc y phục cho nàng ta, lo lắng gọi "điện hạ", lông mi Lý Lệnh Ca khẽ run lên, nàng ta chậm rãi nói:

"Giao bằng chứng cho thấy Thẩm Thanh Ngô đã đốt lửa vào đêm qua cho Thẩm gia. Thẩm gia muốn xử lý nữ nhi này ra sao, ta sẽ không hỏi nhiều."

Nghe nói quan hệ giữa Thẩm gia và nhị nương tử này không tốt lắm. Nàng ta không muốn gây bất hòa với Thẩm Thanh Ngô, nhưng cũng phải dạy cho Thẩm Thanh Ngô một bài học.

Chuyện của Thẩm Thanh Ngô chấm dứt ở đây, việc Lý Lệnh Ca phải giải quyết tiếp theo là quà "đáp lễ" của Trương Hành Giản.



Trước khi buổi triều đầu tiên sau tết diễn ra, mấy màn vạch tội liên quan đến An Đức Trường Đế Cơ đã lan rộng khắp triều đình và trong dân gian.

Mấy mẫu đất khai thác không tốt, xâm lấn đất đai của người dân, mấy thương nhân của triều đình có hành vi buôn bán mờ ám, dương thịnh âm suy, sự qua lại bí mật giữa Đế Cơ và mấy quan chức, việc xây dựng lâm viên cho Đế Cơ dẫn đến thâm hụt ngân khố…

Những tấu chương này lần lượt được đặt lên bàn của hoàng đế.

Hoàng đế còn trẻ, mọi chuyện đều sẽ đến hỏi Đế Cơ, sau khi nghe những lời cáo buộc này thì đòi gϊếŧ ngự sử. Đế Cơ bị kẹp ở giữa, lo lắng đến sứt đầu mẻ trán.

Những màn vạch tội này thì vẫn có thể ứng phó được, nhưng lời nói bóng nói gió trong triều và phe đối lập khiến Lý Lệnh Ca lo ngại hơn…

Hoàng đến nên tổ chức đại hôn càng sớm càng tốt, lên ngôi càng sớm càng tốt, nên giành lại quyền lực từ tay Đế Cơ và tể tướng. Chẳng lẽ chân long thiên tử mà lại suốt ngày bị người khác thao túng, trở thành con rối, thế thì còn lý gì nữa?

Không cần biết thiếu đế có bị ảnh hưởng bởi những lời này không, Lý Lệnh Ca cũng thầm cảm thấy phát điên.

Nàng ta biết những vấn đề này đều có dấu răng của Trương Hành Giản, biết là mình đuối lý, không nên nổi lòng tham, xúc phạm đến hắn. Nhưng ngoài tức giận và xấu hổ, nàng ta còn cảm thấy hơi hoảng loạn…

Thủ đoạn của con trai nhà họ Trương đúng là rất giống nhau…

Ngày xưa, Trương Dung cũng dùng thủ đoạn này để đối phó với nàng ta.

Điểm khác biệt là Trương Dung vẫn còn thương xót nàng ta, giơ cao đánh khẽ; còn Trương Hành Giản thì không hề nương tay, rất tàn nhẫn.



Nội viện Trương gia, hoàng hôn đã gõ cửa, trong nhà bắt đầu lên đèn.

Trong sân vô cùng yên tĩnh, lá cây khô héo. Người hầu đang trò chuyện ở hành lang hoặc đang quay về phòng nghỉ ngơi. Nến trong phòng chính đã được thắp lên, lang quân đang có chuyện cần xử lý, người hầu ở Trương gia sẽ không đến quấy rầy.

Các thị nữ cũng chỉ dám lén lút ngắm nhìn lang quân chỉ nhìn được chứ không được chạm vào kia.

Đêm đầu đông, một tầng sương giá xuất hiện, cửa sổ hé mở một nửa, lang quân đang ngồi ở bàn đọc sách.

Hắn mặc một bộ y phục thoải mái, rộng thùng thình, có màu vàng nhạt, buộc lại bằng hai chiếc đai lưng. Hắn thì chẳng mảy may để ý đến chúng thị nữ đang đỏ mặt nhìn lén, ngồi dưới cửa sổ suốt một canh giờ từ lúc mặt trăng treo lên giữa trời.

Trương Hành Giản cầm bút viết chữ "Vô" lên giấy Tuyên Thành trên bàn trước mặt.

Bút pháp của hắn mang nét cổ xưa, hết sức thanh nhã. Đuôi bút tung bay, nét mực cuối cùng cũng văng ra, như sắp bay ra khỏi tờ giấy lớn.

Nếu Thẩm Thanh Ngô ở đây, hẳn là sẽ giật mình khi phát hiện chữ Trương Hành Giản viết có ngòi bút sắc bén y như chữ "Vô" trên miếng ngọc bội của nàng.

Và đây chính là lý do Trương Hành Giản ngồi đây trầm tư hồi lâu.

Trương Hành Giản thuộc dòng chính ở Trương gia.

Phía trên hắn có nhị tỷ Trương Văn Bích.

Ngoài ra, hắn vốn dĩ còn có một đại ca. Nhưng nếu đại ca của hắn còn sống thì đã không có Trương Hành Giản của ngày hôm nay.

Rất ít người biết Trương Hành Giản không phải đệ đệ ruột của Trương Văn Bích.

Mười ba năm trước, Trương Hành Giản chín tuổi được Trương Văn Bích dẫn vào nhà cũ Trương gia, dập đầu ba lần, ghi tên vào dòng chính Trương gia.

Năm đó, cha mẹ Trương gia qua đời, đại lang Trương gia đau buồn thành bệnh mà cũng đi theo. Dòng chính chỉ còn lại một người là Trương Văn Bích, nương tử trẻ tuổi không có ai để nương tựa, nàng ấy cần một nhi lang làm đệ đệ, giúp nàng ấy vực dậy Trương gia.

Chính trong hoàn cảnh đó, Trương Hành Giản chín tuổi đã được Trương Văn Bích chọn từ dòng thứ về.

Kể từ năm ấy, Trương Hành Giản đã khắc sâu cái tên "Trương Dung" vào trong lòng.

Chuyện gì xảy ra, thế nhân cũng lấy hắn so sánh với Trương Dung.

Trương Dung qua đời vì bệnh tật kia khoảng hai mươi tuổi đã làm thái phó. Hắn ta nổi tiếng không kém gì cha mình, được người đời ca ngợi là "một nhà có hai thái phó". Hắn ta bác học đa tài, tao nhã lịch sự, nghiễm nhiên được người đời yêu thích. Tuy nhiên, sau khi hắn ta qua đời, thế gian không còn nhắc đến hắn ta nữa thì hắn ta đã gây ra tai tiếng trong hoàng thất.

Trương Dung hai mươi tuổi theo cha đến dạy học cho Đế Cơ và thiếu đế.

Tài tử phong nhã, Đế Cơ thiếu nữ xinh đẹp, lẽ ra đã viết nên một câu chuyện đẹp. Nhưng chỉ treo mác thầy trò vậy thôi, mỗi lần nhắc lại câu chuyện đó, Trương gia lại xấu hổ, còn hoàng thất thì kín tiếng không nhắc đến.

Cùng với sự sa sút của Trương gia, chuyện cũ bị chôn vùi, Trương gia trở nên hiu quạnh. Hơn mười năm sau, ở Đông Kinh không còn một Đế Cơ ngây thơ, hoạt bát, chỉ còn lại một Lý Lệnh Ca bản lĩnh vững vàng nắm giữ quyền lực.

Trong những năm qua, trong sân viện vắng vẻ của Trương gia chỉ có tỷ đệ Trương Văn Bích.

Trương Hành Giản đã quen với việc mình trở thành niềm hy vọng duy nhất của gia tộc, quen với việc được người ta gọi là "vầng trăng sáng". Nhưng hắn vẫn nhớ rõ trước mặt trăng vốn dĩ đã có một mặt trời.

Chỉ là mặt trời đó đã xuống núi.

Ngoài Lý Lệnh Ca, còn ai sẽ nhớ đến Trương Dung nữa? Ngay cả Trương Văn Bích, sau khi Trương Hành Giản lớn lên, nàng ấy cũng chưa từng nhắc đến Trương Dung.

Tuy nhiên, vào giờ phút này, Trương Hành Giản lại nhớ đến Trương Dung.

Hắn ngồi trước bàn đọc sách, nhìn vào chữ "Vô" mình đã viết, sau đó mở một cuốn sách cũ ra, tìm thấy chính xác chữ "Vô" trong đó.

Hắn nhìn chằm chằm vào "Vô" được viết với những nét giống hệt như chữ kia, bất động hồi lâu…

Cuốn sách này là một cuốn sách cũ của Trương Dung.

Đêm đó, hắn ý loạn tình mê, ôm lấy nương tử kia trong ngực, thần chí không rõ, chỉ sờ được chữ "Vô" trên khối ngọc bội, quả thật nó giống hệt với chữ viết trong trí nhớ của hắn.

Tâm trạng của Trương Hành Giản khi đó giống như trong phút chốc bị tạt một gáo nước lạnh, khiến toàn thân lạnh buốt.

Lúc này, hắn đang ngồi yên lặng trong phòng, suy nghĩ những điều này: Tại sao loại thư pháp lẽ ra nên biến mất khỏi thế gian rồi lại xuất hiện ở chỗ Thẩm Thanh Ngô?

Thẩm Thanh Ngô đã gặp được ai?

Miếng ngọc bội đó là ai đã tặng cho nàng?

Là do hắn đa nghi hay cái "chết" của Trương Dung có gì mờ ám? Thẩm Thanh Ngô có biết gì không, Lý Lệnh Ca có biết gì không? Chuyện đêm đó mình bị bỏ thuốc liệu có phải do chút tình cảm nam nữ vụn vặt hay còn có âm mưu nào khác?

Trên thế gian này, chuyện kỳ quặc như vậy không nhiều.



"Tướng quân, sau khi đến thăm mấy vị đại thần này xong, chúng ta sẽ rời khỏi Đông Kinh, trở về Ích Châu."

Đêm đó, Dương Túc từ ngoài trở về cùng mấy vị tướng quân, tay xách túi lớn túi nhỏ, vui vẻ báo tin cho Thẩm Thanh Ngô.

Thẩm Thanh Ngô đang ngồi trước bàn, cầm miếng ngọc bội dưới cổ áo, ngẩng đầu lên, thờ ơ nhìn bọn họ.

Thẩm Thanh Ngô vẫn không lên tiếng.

Mấy ngày này, Dương Túc đã nói chuyện nhiều hơn với Thẩm Thanh Ngô nên cũng biết tính nàng, hắn ta cười nhắc nhở: "Tướng quân, ngài có muốn mua chút đồ mang về Ích Châu tặng bạn tốt không? Đến Đông Kinh phú quý giàu sang khiến người ta lóa mắt đúng là không phải chuyện dễ dàng gì!"

Thẩm Thanh Ngô không có hứng thú: "Ta không có bạn."

Dương Túc nhìn nàng hồi lâu, thấy nàng không phản ứng lại, đành phải ho khan nói: "Cho dù không tặng những người khác, Bác soái cất nhắc giúp ngài thăng chức nhanh vậy, ngài vẫn chưa chuẩn bị quà cho Bác soái đâu?"

Thẩm Thanh Ngô chợt hiểu ra.

Nàng học được rồi.

Thẩm Thanh Ngô đứng dậy, hỏi: "Khi nào thì chúng ta về Ích Châu?"

Dương Túc bị sự quả quyết của nàng làm cho hơi sửng sốt, đáp: "Qua tết Nguyên Tiêu, dù sao cũng phải để các huynh đệ ở Đông Kinh đón tết này chứ? Qua tết Nguyên Tiêu rồi đi, nếu không sẽ phạm phải điều cấm kỵ của triều đình... Tướng quân, ngài định đi bây giờ sao?"

Thẩm Thanh Ngô ra khỏi dịch đình, đương nhiên là không trả lời câu hỏi kia của hắn ta.



Ở đường phố Cửu Kiều Môn, Thẩm Thanh Ngô đi bộ từ đầu phố đến cuối phố nhưng không biết Bác Dung thích gì. Nàng không tin tưởng vào thẩm mỹ của mình, đi dạo một vòng vẫn chưa đưa ra quyết định.

Trong lúc vô tình, nàng đi đến một con hẻm dài ít người phía sau con phố. Nước sông Biện lạnh lẽo, ngẩng đầu lên nhìn thấy vầng trăng sáng treo sau bức tường cao, Thẩm Thanh Ngô ngẩn người:

Con hẻm này là nơi ở của Trương gia.

Trương Hành Giản sống ở đây.

Thẩm Thanh Ngô đột nhiên nghĩ: Bác Dung và Trương Hành Giản đều trông rất đẹp. Tuy một người là võ tướng, một người là văn nhân, nhưng lúc Bác Dung không ra chiến trường cũng phong nhã ung dung, tương tự với Trương Hành Giản.

Vậy giờ nàng chuẩn bị quà cho Bác Dung, cũng có thể tham khảo Trương Hành Giản?

Trương gia là gia tộc danh giá hàng trăm năm nay, không thể so sánh với những gia tộc mới nổi như Thẩm gia. Ở chỗ Trương Hành Giản chắc chắn sẽ có rất nhiều hiện vật, cổ vật để nàng tham khảo.

Thẩm Thanh Ngô nảy ra ý tưởng, bèn nhanh chóng trèo tường vào Trương gia, lẻn vào viện của Trương Hành Giản bằng con đường quen thuộc.

...Lấy được một người không phiền, phiền ở chỗ muốn có mà không được. Sau đêm đó, tim nàng đau lắm.

Bây giờ cuối cùng nàng cũng nghĩ ra một cái cớ.