Chương 55: 38. Phẩm Ly Thế Gian.02

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười vô úy :

Ðại Bồ Tát đều hay văn trì tất cả ngôn thuyết nghĩ rằng : giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến đem trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Nơi tất cả câu hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy. Tùy theo chỗ họ hỏi đều có thể giải đáp quyết đoán trừ sự nghi hoặc cho họ không hề khϊếp sợ. Ðây là vô úy thứ nhứt của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh vô ngại biện tài đến nơi bĩ ngạn rốt ráo tất cả văn tự ngôn âm khai thị bí mật. Nghĩ rằng : giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến, đem vô lượng pháp hỏi tôi. Nơi tất cả lời hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì là khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Tùy chỗ hỏi của họ đều có thể giải đáp dứt nghi hoặc không kinh sợ. Ðây là môn vô úy thứ hai của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp là không, lìa ngã, lìa ngã sở, không tạo tác, không tác giả, không tri giả, không mạng giả, không dưỡng dục giả, không bổ đặc già la. Rời uẩn, xứ, giới. Thoát hẳn các kiến chấp. Tâm như hư không. Nghĩ rằng : chẳng thấy chúng sanh có chút tướng tổn não được thân ngữ ý của tôi. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát đã rời ngã và ngã sở, nên chẳng thấy các pháp có chút tánh tướng. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy, kiên cố dũng mãnh chẳng ai trở hoại được. Ðây là môn úy thứ ba của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát được Phật lực gia hộ, Phật lực nhϊếp trì, trụ tại oai nghi của Phật, việc làm chơn thiệt không biến đổi. Nghĩ rằng : tôi chẳng thấy có chút phần oai nghi làm cho chúng sanh móng lòng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, ở trong đại chúng an ổn thuyết pháp. Ðây là môn vô úy thứ tư của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát, thân khẩu ý đều thanh tịnh, sạch trắng nhu hòa, xa lìa những điều ác. Nghĩ rằng : tôi chẳng thấy thân khẩu ý ba nghiệp có chút phần đáng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, có thể làm cho chúng sanh an trụ nơi Phật pháp. Ðây là môn vô úy thứ năm của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát thường được Kim Cang lực sĩ, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v… theo hộ vệ. Tất cả Như Lai luôn hộ niệm chẳng rời. Ðại Bồ Tát nghĩ rằng tôi chẳng thấy có chúng ma ngoại đạo kẻ tà kiến nào có thể đến làm chướng ngại hạnh Bồ Tát của tôi. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến bỉ ngạn đại vô úy, phát tâm hoan hỷ thật hành hạnh Bồ Tát. Ðây là môn vô úy thứ sáu của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát đã được thành tựu niệm căn đệ nhứt tâm không quên mất, được Phật hứa khả. Nghĩ rằng : Ðức Như Lai nói văn tự cú pháp thành đạo Bồ đề. Trong đó tôi chẳng thấy có chút phần quên mất. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, thật hành Bồ Tát hạnh. Ðây là môn vô úy thứ bảy của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát trí huệ phương tiện đều đã thông đạt, Bồ Tát chư lực đều đã rốt ráo, thường xuyên giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì bi mẫn chúng sanh nên luôn dùng nguyện tâm khắn chặt nơi Phật Bồ đề. Vì thành tựu chúng sanh nên ở nơi đời phiền não trược thị hiện thọ sanh, dòng họ tôn quý, quyến thuộc viên mãn, chỗ mong muốn tùy tâm được toại nguyện, hoan hỷ vui sướиɠ. Nghĩ rằng : tôi dầu cùng quyến thuộc này tụ hội mà chẳng có một chút gì đáng tham luyến để bỏ phế việc tu hành thiền định, giải thoát và các môn tam muội, tổng trì, biện tài, đạo pháp Bồ Tát. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát ở nơi tất cả pháp đã được tự tại đến bĩ ngạn, tu hạnh Bồ Tát thề chẳng đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có một cảnh giới nào làm mê loạn được Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Dùng đại nguyện lực nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh. Ðây là môn vô úy thứ tám của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Nhứt thiết trí, ngự nơi Ðại thừa, thật hành hạnh Bồ Tát. Dùng thế lực của đại tâm nhứt thiết trí, thị hiện tất cả oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Ðộc Giác. Nghĩ rằng : tôi chẳng tự thấy sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy đến nơi bĩ ngạn vô thượng đại vô úy. Có thể khắp thị hiện đạo nhứt thiết thừa, rốt ráo đầy đủ bình đẳng Ðại thừa. Ðây là môn vô úy thứ chín của đại Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát thành tựu tất cả pháp bạch tịnh, đầy đủ thiện căn, viên mãn thần thông, rốt ráo an trụ nơi Phật Bồ đề, đầy đủ tất cả hạnh Bồ Tát. Ở chỗ chư Phật thọ ký nhứt thiết trí quán đảnh, mà thường khuyến hóa chúng sanh thật hành Bồ Tát đạo. Nghĩ rằng : tôi chẳng tự thấy có một chúng sanh đáng được thành thục, mà chẳng thể thị hiện Phật tự tại để thành thục. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ Bồ Tát nguyện. Tùy tất cả chúng sanh đáng được giáo hóa, hiện Phật cảnh giới để giáo hóa họ. Ðây là môn vô úy thứ mười của đại Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại úy vô thượng của chư Phật, nhưng cũng chẳng bỏ vô úy của Bồ Tát.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp bất cộng :

Ðại Bồ Tát chẳng do người dạy, tự nhiên tu hành sáu pháp Ba la mật, thường thích đại thí chẳng hề bỏn xẻn, luôn trì tịnh giới chẳng hủy phạm, đầy đủ nhẫn nhục tâm chẳng lay động, có đại tinh tấn chưa từng thối chuyển, khéo vào các thiền định trọn không tán loạn, khéo tu trí huệ trừ sạch ác kiến. Ðây là pháp bất cộng thứ nhứt : chẳng do người dạy mà tùy thuận đạo Ba la mật tu Lục độ.

Ðại Bồ Tát hay khắp nhϊếp thọ tất cả chúng sanh, dùng của cải và chánh pháp để ban cho họ, chánh niệm hiện tiền, hòa nhan ái ngữ, trong lòng hoan hỷ, dạy nghĩa như thiệt, làm cho được tỏ ngộ Phật Bồ đề, không hiềm ghét bình đẳng làm lợi ích cho tất cả. Ðây là pháp bất cộng thứ hai : chẳng do người dạy, tùy thuận đạo Tứ nhϊếp pháp siêng nhϊếp thọ tất cả chúng sanh.

Ðại Bồ Tát thiện xảo hồi hướng : Chẳng cầu quả báo mà hồi hướng, cầu Phật Bồ đề mà hồi hướng, chẳng tham chấp tất cả thiền định tam muội thế gian mà hồi hướng, vì lợi ích tất cả chúng sanh mà hồi hướng, vì chẳng dứt trí huệ của Như Lai mà hồi hướng. Ðây là pháp bất cộng thứ ba : chẳng do người dạy, vì các chúng sanh phát khởi thiện căn cầu Phật trí huệ.

Ðại Bồ Tát đến bỉ ngạn rốt ráo thiện xảo phương tiện, lòng thường ngó lại tất cả chúng sanh, chẳng nhàm cảnh giới thế tục phàm ngu, chẳng thích đạo xuất ly của Nhị thừa, chẳng ham sự an lạc của mình, chỉ siêng hóa độ khéo có thể nhập xuất thiền định giải thoát, nơi các tam muội đều được tự tại, qua lại chốn sanh tử như dạo trong vườn chưa từng tạm sanh lòng mỏi nhàm. Hoặc ở ma cung, hoặc làm Thiên Ðế, Phạm Vương, Thế Chủ. Tất cả chỗ có chúng sanh, không nơi nào chẳng hiện thân trong đó. Hoặc xuất gia trong chúng ngoại đạo mà luôn xa lìa tất cả tà kiến. Tất cả văn từ chú thuật tự ấn toán số nhẫn đến ca vũ du hí của thế gian thảy đều thị hiện không một môn nào chẳng tinh xảo. Hoặc có lúc thị hiện làm phụ nữ xinh đẹp, trí huệ tài năng đệ nhứt trong đời. Nơi pháp thế gian và xuất thế đều hay hỏi hay thuyết, vấn đáp quyết nghi đều rốt ráo cả. Tất cả sự thế gian và xuất thế cũng đều thông đạt đến bĩ ngạn. Tất cả chúng sanh thường đến chiêm ngưỡng. Dầu hiện oai nghi Thanh Văn, Bích Chi Phật mà chẳng mất tâm Ðại thừa. Dầu trong mỗi niệm thị hiện thành Chán giác mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Ðây là pháp bất cộng thứ tư : chẳng do người dạy, được phương tiện thiện xảo rốt ráo bĩ ngạn.

Ðại Bồ Tát khéo biết đạo quyền thiệt song hành, trí huệ tự tại đến rốt ráo. Những là an trụ nơi Niết bàn mà thị hiện sanh tử. Biết không chúng sanh mà siêng thật hành công hạnh giáo hóa. Rốt ráo tịch diệt mà thị hiện khỏi phiền não. An trụ một pháp thân trí huệ kiên mật, mà hiện khắp vô lượng thân chúng sanh. Thường nhập thâm thiền định mà thị hiện thọ dục lạc. Thường xa rời tam giới mà chẳng bỏ chúng sanh. Thường thích pháp lạc mà hiện có thể nữ ca ngâm hát múa. Dầu dùng những tướng hảo trang nghiêm thân mình mà thị hiện thọ thân bần tiện xấu xí. Thường chứa nhóm những điều lành không có lỗi ác mà thị hiện sanh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Dầu đã đến nơi Phật trí bĩ ngạn mà cũng chẳng bỏ trí thân Bồ Tát. Ðại Bồ Tát thành tựu vô lượng trí huệ như vậy. Thanh Văn Bích Chi Phật còn chẳng biết được, huống là tất cả hàng đồng môn chúng sanh. Ðây là pháp bất cộng thứ năm : chẳng do người dạy, quyền thiệt song hành.

Ðại Bồ Tát thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành thảy đều thanh tịnh. Những là đầy đủ đại từ lìa hẳn tâm sát sanh, nhẫn đến đầy đủ chánh giải không có tà kiến. Ðây là pháp bất cộng thứ sáu : chẳng do người dạy, thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành.

Ðại Bồ Tát đầy đủ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, thay tất cả chúng sanh mà chịu khổ. Những là chịu khổ địa ngục, khổ súc sanh, khổ ngạ quỷ. Vì lợi ích cho chúng sanh nên chẳng sanh mỏi nhọc, chỉ chuyên độ thoát tất cả chúng sanh, chưa từng nhiễm say cảnh giới ngũ dục. Thường vì chúng sanh mà chuyên cần diệt trừ mọi sự khổ. Ðây là pháp bất cộng thứ bảy : chẳng do người dạy, thường có lòng đại bi.

Ðại Bồ Tát thường được chúng sanh thích thấy : Phạm Vương, Ðế Thích, Tứ Thiên Vương nhẫn đến tất cả chúng sanh thấy không biết chán. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát từ đời lâu xa đến nay, hành nghiệp thanh tịnh không có lỗi lầm, vì thế nên chúng sanh thích thấy không nhàm. Ðây là pháp bất cộng thứ tám : không do người dạy, tất cả chúng sanh thảy đều thích thấy.

Ðại Bồ Tát nơi nhứt thiết trí đại thệ trang nghiêm chí nguyện kiên cố. Dầu ở chỗ phàm phu, Thanh Văn, Ðộc Giác, hiểm nạn, trọn không thối thất tâm nhứt thiết trí diệu bửu sáng sạch. Như có bửu châu tên là Tịnh trang nghiêm để trong bùn lầy vẫn không thay đổi màu sáng, có thể làm cho nước đυ.c thảy đều đứng sạch. Cũng vậy đại Bồ Tát dầu ở chỗ phàm ngu tạp trược, trọn chẳng hư mất bửu tâm thanh tịnh cầu nhứt thiết trí, mà có thể làm cho những chúng sanh ác kia xa rời uế trược phiền não vọng kiến để được tâm bửu cầu nhứt thiết trí. Ðây là pháp bất cộng thứ chín : chẳng do người dạy : tại những chỗ hiểm nạn chẳng mất trân bửu Nhứt thiết trí.

Ðại Bồ Tát thành tựu trí tự giác cảnh giới. Không thầy tự ngộ rốt ráo tự tại đến bĩ ngạn. Dùng lụa pháp ly cấu để đội trên đầu, mà chẳng bỏ sự thân cận thiện hữu, thường thích tôn trọng chư Như Lai. Ðây là pháp bất cộng thứ mười : chẳng do người dạy, được pháp tối thượng chẳng rời thiện tri thức, chẳng bỏ tôn trọng Phật.

Trên đây là mười pháp bất cộng của Bồ Tát. Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi pháp này thời được pháp bất cộng quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười nghiệp :

Tất cả thế giới nghiệp, vì đều có thể trang nghiêm thanh tịnh.

Tất cả chư Phật nghiệp, vì đều có thể cúng dường.

Tất cả Bồ Tát nghiệp, vì đồng gieo thiện căn.

Tất cả chúng sanh nghiệp, vì đều có thể giáo hóa.

Tất cả vị lai nghiệp, vì nhϊếp thủ tột thưở vị lai.

Tất cả thần lực nghiệp, vì chẳng rời một thế giới đến khắp tất cả thế giới.

Tất cả quang minh nghiệp, vì phóng quang minh vô biên màu, trong mỗi quang minh có tòa liên hoa đều có Bồ Tát ngồi kiết già trên đó. Dùng đây để hiển hiện.

Tất cả giống Tam Bửu chẳng đoạn nghiệp, vì sau khi đức Phật diệt độ thời thủ hộ trụ trì những Phật pháp.

Tất cả biến hóa nghiệp, vì ở tất cả thế giới thuyết pháp giáo hóa các chúng sanh.

Tất cả gia trì nghiệp, ở trong một niệm tùy tâm sở thích của các chúng sanh đều vì họ mà thị hiện làm cho tất cả nguyện vọng đều thành mãn.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được nghiệp quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thân :

Bất lai thân, vì chẳng thọ sanh ở tất cả thế gian.

Bất khứ thân, vì nơi tất cả thế gian cầu chẳng được.

Bất thiệt thân, vì tất cả thế gian được như thiệt.

Bất hư thân, vì dùng lý như thiệt thị hiện thế gian.

Bất tận thân, vì tột thưở vị lai không đoạn tuyệt.

Kiên cố thân, vì tất cả chúng sanh ma chẳng phá hoại được.

Bất động thân, vì chúng ma ngoại đạo chẳng động được.

Cụ tướng thân, vì thị hiện tướng trăm phước thanh tịnh.

Vô tướng thân, vì pháp tướng rốt ráo đều vô tướng.

Phổ chí thân, vì đồng một thân với tam thế Phật.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thân vô thượng vô tận của Như Lai.

Ðại Bồ Tát có mười thân nghiệp :

Thân nghiệp nơi một thân tràn đầy tất cả thế giới.

Thân nghiệp ở trước tất cả chúng sanh đều có thể thị hiện.

Thân nghiệp nơi tất cả loài đều có thể thọ sanh.

Thân nghiệp du hành tất cả thế giới.

Thân nghiệp qua đến tất cả chúng hội của chư Phật.

Thân nghiệp dùng một tay có thể che khắp tất cả thế giới.

Thân nghiệp có thể dùng một tay chà tất cả thế giới kim cang vi sơn nát như vi trần.

Thân nghiệp ở trong tự thân hiện tất cả cõi Phật thành hoại chỉ bày cho chúng sanh.

Thân nghiệp dùng một thân dung thọ tất cả chúng sanh giới.

Thân nghiệp ở trong thân hiện khắp tất cả cõi Phật thanh tịnh tất cả chúng sanh, rồi ở trong đó hiện thành đạo.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được Phật nghiệp vô thượng của Như Lai. Ðều có thể giác ngộ tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát lại có mười thân :

Ba la mật thân, vì đều chánh tu hành.

Tứ nhϊếp thân, vì chẳng bỏ tất cả chúng sanh.

Ðại bi thân, vì thay tất cả chúng sanh chịu vô lượng khổ không mỏi nhàm.

Ðại từ thân, vì cứu hộ tất cả chúng sanh.

Phước đức thân, vì lợi ích tất cả chúng sanh.

Trí huệ thân, vì đồng một tánh với tất cả Phật thân.

Pháp thân, vì lìa hẳn thọ sanh các loài.

Phương tiện thân, vì tất cả xứ hiện tiền.

Thần lực thân, vì thị hiện tất cả thần biến.

Bồ đề thân, vì tùy thích tùy thời thành Chánh giác.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thân đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười ngữ :

Nhu nhuyến ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều an ổn.

Cam lồ ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều thanh lương.

Bất cuống ngữ, vì bao nhiêu lời nói đều chơn thiệt.

Chơn thiệt ngữ, vì nhẫn đến trong chiêm bao cũng không vọng ngữ.

Quảng đại ngữ, vì tất cả Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v… đều tôn kính.

Thậm thâm ngữ, vì hiển thị pháp tánh.

Kiên cố ngữ, vì thuyết pháp vô tận.

Chánh trực ngữ, vì phát ngôn dễ hiểu.

Chủng chủng ngữ, vì tùy thời thị hiện.

Khai ngộ tất cả chúng sanh ngữ, vì tùy theo chỗ dục lạc của họ mà làm cho họ được hiểu rõ.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được vi diệu ngữ vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều tịnh tu ngữ nghiệp :

Tịnh tu ngữ nghiệp, thích lắng nghe âm thanh của đức Như Lai.

Tịnh tu ngữ nghiệp, thích nghe nói công đức của Bồ Tát.

Tịnh tu ngữ nghiệp, chẳng nói những lời mà tất cả chúng sanh chẳng thích nghe.

Tịnh tu ngữ nghiệp, chơn thiệt xa lìa bốn lỗi lầm của lời nói.

Tịnh tu ngữ nghiệp, hoan hỷ hớn hở tán thán Như Lai.

Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ tháp Như Lai to tiếng khen ngợi công đức như thiệt của chư Phật.

Tịnh tu ngữ nghiệp, dùng tâm thâm tịnh ban bố chánh pháp cho chúng sanh.

Tịnh tu ngữ nghiệp, âm nhạc ca tụng tán thán đức Như Lai.

Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ chư Phật lắng nghe chánh pháp chẳng tiếc thân mạng.

Tịnh tu ngữ nghiệp, xả thân thừa sự tất cả Bồ Tát và các Pháp Sư để lãnh thọ diệu pháp.

Nếu đại Bồ Tát đem mười việc này để tịnh tu ngữ nghiệp thời được mười điều thủ hộ :

Ðược Thiên Vương cầm đầu cùng tất cả Thiên chúng thủ hộ.

Ðược Thiên Vương cầm đầu cùng tất cả Long chúng thủ hộ.

Ðược Dạ Xoa Vương cầm đầu cùng tất cả chúng Dạ Xoa thủ hộ.

Ðược Càn Thát Bà Vương cầm đầu cùng tất cả chúng Càn Thát Bà thủ hộ.

Ðược A Tu La Vương cầm đầu, Ca Lâu La Vương cầm đầu, Khẩn Na La Vương cầm đầu, Ma Hầu La Già Vương cầm đầu, Phạm Vương cầm đầu. Mỗi Vương đều cùng chúng của mình để thủ hộ Bồ Tát này.

Ðược Như Lai Pháp Vương cầm đầu, tất cả Pháp Sư thảy đều thủ hộ.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát được sự thủ hộ này rồi thời có thể thành tựu mười đại sự :

Tất cả chúng sanh đều làm cho hoan hỷ.

Tất cả thế giới đều có thể qua đến.

Tất cả căn tánh đều có thể rõ biết.

Tất cả thắng giải đều làm cho thanh tịnh.

Tất cả phiền não đều làm cho đoạn trừ.

Tất cả tập khí đều làm cho xả ly.

Tất cả dục lạc đều làm cho sáng sạch.

Tất cả thâm tâm đều làm cho tăng trưởng.

Tất cả pháp giới đều làm cho cùng khắp.

Tất cả Niết bàn khắp làm cho thấy rõ.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tâm :

Tâm như đại địa, vì có thể gìn có thể lớn những thiện căn của tất cả chúng sanh.

Tâm như đại hải, vì tất cả chư Phật vô lượng vô biên đại trí pháp thủy đều chảy vào.

Tâm như Tu Di Sơn Vương, vì đặt tất cả chúng sanh nơi chỗ thiện căn xuất thế gian vô lượng.

Tâm như Ma ni bửu vương, vì lạc dục thanh tịnh không tạp nhiễm.

Tâm như Kim Cang, vì quyết định thâm nhập tất cả pháp.

Tâm như Kim Cang vi sơn, vì chư ma ngoại đạo chẳng có thể động.

Tâm như liên hoa, vì tất cả thế pháp chẳng nhiễm được.

Tâm như hoa ưu đàm bát, vì trong tất cả kiếp khó gặp gỡ.

Tâm như tịnh nhựt, vì có thể phá trừ chướng tối tăm.

Tâm như hư không, vì chẳng lường được.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được tâm đại thanh tịnh vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ phát tâm :

Phát tâm : Tôi sẽ độ thoát tất cả chúng sanh.

Phát tâm : Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh dứt trừ phiền não.

Phát tâm : Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh tiêu diệt tập khí.

Phát tâm : Tôi sẽ dứt trừ tất cả tâm nghi hoặc.

Phát tâm : Tôi sẽ diệt trừ khổ não cho tất cả chúng sanh.

Phát tâm : Tôi sẽ trừ diệt tất cả ác đạo chư nạn.

Phát tâm : Tôi sẽ kính thuận tất cả Như Lai.

Phát tâm : Tôi sẽ khéo học tất cả sở học của Bồ Tát.

Phát tâm : Tôi sẽ ở chỗ mỗi đầu lông trong tất cả thế gian thị hiện tất cả Phật thành Chánh giác.

Phát tâm : Tôi sẽ ở nơi tất cả thế giới đánh đại pháp cổ làm cho các chúng sanh tùy theo căn dục của họ đều được ngộ hiểu.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được tâm đại phát khởi năng sự vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tâm cùng khắp :

Tâm cùng khắp tất cả hư không, vì phát ý rộng lớn.

Tâm cùng khắp tất cả pháp giới, vì thâm nhập vô biên.

Tâm cùng khắp tất cả tam thế, vì một niệm đều biết rõ.

Tâm cùng khắp tất cả Phật xuất hiện, vì đều biết rõ nơi nhập thai, giáng sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn.

Tâm cùng khắp tất cả chúng sanh, vì biết rõ căn dục tập khí.

Tâm cùng khắp tất cả trí huệ, vì tùy thuận biết rõ pháp giới.

Tâm cùng khắp tất cả vô biên, vì biết những huyễn vọng sai biệt.

Tâm cùng khắp tất cả vô sanh, vì các pháp tự tánh bất khả đắc.

Tâm cùng khắp tất cả vô ngại, vì chẳng trụ tự tâm tha tâm.

Tâm cùng khắp tất cả tự tại, vì một niệm khắp hiện thành Phật.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được vô lượng Phật pháp vô thượng cùng khắp trang nghiêm.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười căn :

Hoan hỷ căn, vì thấy tất cả Phật lòng tin chẳng hư hoại.

Hy vọng căn, vì những Phật pháp đã nghe đều tỏ ngộ tất cả.

Bất thối căn, vì tất cả tác sự đều rốt ráo.

An trụ căn, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh.

Vi tế căn, vì nhập lý vi diệu Bát nhã Ba la mật.

Bất hưu tức căn, vì rốt ráo sự việc tất cả chúng sanh.

Như kim cang căn, vì chứng biết tất cả những pháp tánh.

Kim cang quang diệm căn, vì chiếu khắp tất cả Phật cảnh giới.

Vô sai biệt căn, vì tất cả Như Lai đồng một thân.

Vô ngại tế căn, vì thâm nhập mười trí lực của Như Lai.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được căn đại trí viên mãn vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thâm tâm :

Thâm tâm chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian.

Thâm tâm chẳng tạp tất cả đạo Nhị thừa.

Thâm tâm thấu rõ tất cả Phật Bồ đề.

Thâm tâm tùy thuận đạo Nhứt thiết chủng trí.

Thâm tâm chẳng bị tất cả chúng ma ngoại đạo làm động.

Thâm tâm tịnh tu trí viên mãn của tất cả Như Lai.

Thâm tâm thọ trì tất cả pháp đã được nghe.

Thâm tâm chẳng nhiễm trước tất cả chỗ thọ sanh.

Thâm tâm đầy đủ tất cả trí vi tế.

Thâm tâm tu tất cả Phật pháp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được thâm tâm thanh tịnh nhứt thiết trí vô thượng.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thâm tâm tăng thượng :

Thâm tâm tăng thượng bất thối chuyển, vì chứa nhóm tất cả thiện căn.

Thâm tâm tăng thượng rời nghi hoặc, vì hiểu mật ngữ của tất cả Như Lai.

Thâm tâm tăng thượng chánh trì, vì đại nguyện đại hạnh lưu xuất.

Thâm tâm tăng thượng tối thắng, vì thâm nhập tất cả Phật pháp.

Thâm tâm tăng thượng làm chủ, vì tất cả Phật pháp đều tự tại.

Thâm tâm tăng thượng quảng đại, vì vào khắp tất cả pháp môn.

Thâm tâm tăng thượng thượng thủ, vì tất cả việc làm đều thành tựu.

Thâm tâm tăng thượng tự tại, vì tất cả tam muội thần thông biến hóa trang nghiêm.

Thâm tâm tăng thượng an trụ, vì nhϊếp thọ bổn nguyện.

Thâm tâm tăng thượng không thôi nghỉ, vì thành thục tất cả chúng sanh.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thâm tâm tăng thượng thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều siêng tu :

Siêng tu bố thí, vì đều xả thí tất cả mà không cầu báo đáp.

Siêng tu trì giới, vì đầu đà khổ hạnh thiểu dục tri túc không khi dối.

Siêng tu nhẫn nhục, vì rời quan niệm tự tha, nhẫn chịu tất cả điều khổ não trọn không sanh lòng sân hại.

Siêng tu tinh tất, vì thân ngữ ý ba nghiệp chưa từng tán loạn, tất cả việc làm đều chẳng thối chuyển mãi đến rốt ráo.

Siêng tu thiền định, vì giải thoát tam muội xuất hiện thần thông, rời lìa tất cả quyến thuộc dục lạc phiền não đấu tránh.

Siêng tu trí huệ, vì tu tập chứa nhóm tất cả công đức không mỏi nhàm.

Siêng tu đại từ, vì biết các chúng sanh không tự tánh.

Siêng tu đại bi, vì biết các pháp không, thay thế khắp tất cả chúng sanh thọ khổ không mỏi nhàm.

Siêng tu giác ngộ Thập lực của Như Lai, vì rõ thấu vô ngại chỉ bày cho chúng sanh.

Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sanh.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được siêng tu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải :

Quyết định giải tối thượng, vì gieo trồng tôn trọng thiện căn.

Quyết định giải trang nghiêm, vì xuất sanh những thứ trang nghiêm.

Quyết định giải quảng đại, vì tâm chưa từng hèn kém.

Quyết định giải tịch diệt, vì hay nhập pháp tánh thậm thâm.

Quyết định giải phổ biến, vì phát tâm không chỗ nào chẳng đến.

Quyết định giải kham nhiệm, vì hay thọ Phật lực gia trì.

Quyết định giải kiên cố, vì dẹp phá tất cả nghiệp ma.

Quyết định giải minh đoán, vì biết rõ tất cả nghiệp báo.

Quyết định giải hiện tiền, vì tùy ý hay hiện thần thông.

Quyết định giải thiệu long, vì ở chỗ tất cả Phật được thọ ký.

Quyết định giải tự tại, vì tùy ý tùy thời thành Phật.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được quyết định giải vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười quyết định giải biết tất cả thế giới :

Biết tất cả thế giới vào một thế giới.

Biết một thế giới vào tất cả thế giới.

Biết tất cả thế giới, một thân Như Lai, một tòa liên hoa thảy đều cùng khắp.

Biết tất cả thế giới đều như hư không.

Biết tất cả thế giới đủ Phật trang nghiêm.

Biết tất cả thế giới Bồ Tát đầy khắp.

Biết tất cả thế giới vào một lỗ lông.

Biết tất cả thế giới vào một thân chúng sanh.

Biết tất cả thế giới, một cây Phật Bồ đề, một Phật đạo tràng thảy đều cùng khắp.

Biết tất cả thế giới, một âm thanh cùng khắp làm cho các chúng sanh đều riêng hiểu biết lòng sanh hoan hỷ.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được quyết định giải Phật độ quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười quyết định giải biết chúng sanh giới :

Biết tất cả chúng sanh giới bổn tánh không thiệt.

Biết tất cả chúng sanh giới đều vào thân một chúng sanh.

Biết tất cả chúng sanh giới đều vào thân Bồ Tát.

Biết tất cả chúng sanh giới đều vào Như Lai tạng.

Biết một thân chúng sanh vào khắp tất cả chúng sanh giới.

Biết tất cả chúng sanh giới đều kham làm pháp khí của chư Phật.

Biết tất cả chúng sanh giới tùy theo sở thích của họ mà vì họ hiện thân Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương.

Biết tất cả chúng sanh giới tùy theo sở thích của họ mà hiện oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Biết tất cả chúng sanh giới vì họ mà hiện thân công đức trang nghiêm của Bồ Tát.

Biết tất cả chúng sanh giới vì họ mà hiện thân tướng hảo oai nghi tịch tịnh của Như Lai để khai ngộ họ.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được quyết định giải đại oai lực vô thượng của Như Lai.

Hán Bộ Quyển Thứ 57

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ tập khí :

Tập khí của Bồ đề tâm.

Tập khí của thiện căn.

Tập khí giáo hóa chúng sanh.

Tập khí thấy Phật.

Tập khí thọ sanh nơi thế giới thanh tịnh.

Tập khí của công hạnh.

Tập khí của thệ nguyện.

Tập khí của Ba la mật.

Tập khí tư duy pháp bình đẳng.

Tập khí của những cảnh giới sai biệt.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời lìa hẳn tất cả tập khí phiền não, được trí đại trí tập khí phi tập khí của Như Lai.

Chư Phật tử ! đại Bồ Tát có mười điều thủ lấy, do đây nên không dứt hạnh Bồ Tát :

Thủ tất cả chúng sanh giới, vì rốt ráo giáo hoá.

Thủ tất cả thế giới, vì rốt ráo nghiêm tịnh.

Thủ Như Lai, vì tu hạnh Bồ Tát để cúng dường.

Thủ thiện căn, vì chứa nhóm tướng hảo công đức của chư Phật.

Thủ đại bi, vì diệt khổ cho tất cả chúng sanh.

Thủ đại từ, vì cho tất cả chúng sanh những trí lạc.

Thủ Ba la mật, vì tích tập những trang nghiêm của Bồ Tát.

Thủ thiện xảo phương tiện, vì đều thị hiện ở tất cả chỗ.

Thủ Bồ đề, vì được trí vô ngại.

Thủ tất cả pháp, vì ở tất cả chỗ đều dùng minh trí để hiện rõ.

Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi mười điều thủ lấy này thời có thể chẳng dứt Bồ Tát hạnh, được pháp vô sở thủ vô thượng của tất cả Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều tu :

Tu các môn Ba la mật. Tu học. Tu huệ. Tu nghĩa. Tu pháp. Tu xuất ly. Tu thị hiện. Tu siêng thật hành chẳng lười. Tu thành Ðẳng Chánh Giác. Tu chuyển Chánh Pháp Luân.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được tu vô thượng tu tất cả pháp.

Ðại Bồ Tát có mười điều thành tựu Phật pháp :

Chẳng rời thiện tri thức, thành tựu Phật pháp.

Thâm tín Phật ngữ thành tựu Phật pháp.

Chẳng hủy báng chánh pháp, thành tựu Phật pháp.

Dùng vô lượng vô tận thiện căn hồi hướng, thành tựu Phật pháp.

Tin hiểu cảnh giới của đức Như Lai vô biên tế, thành tựu Phật pháp.

Biết cảnh giới của tất cả thế giới, thành tựu Phật pháp.

Chẳng bỏ cảnh giới pháp giới, thành tựu Phật pháp.

Xa rời những cảnh giới ma, thành tựu Phật pháp.

Chánh niệm cảnh giới của tất cả Phật, thành tựu Phật pháp.

Thích cầu cảnh giới Thập lực của Như Lai, thành tựu Phật pháp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thành tựu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều thối thất Phật pháp cần phải xa kìa :

Khinh mạn thiện tri thức, thối thất Phật pháp.

Sợ khổ sanh tử, thối thất Phật pháp.

Nhàm tu hạnh Bồ Tát, thối thất Phật pháp.

Chẳng thích trụ thế gian, thối thất Phật pháp.

Say đắm tam muội, thối thất Phật pháp.

Chấp lấy thiện căn, thối thất Phật pháp.

Hủy báng chánh pháp, thối thất Phật pháp.

Ðoạn Bồ Tát hạnh, thối thất Phật pháp.

Thích đạo Nhị thừa, thối thất Phật pháp.

Hiềm hận chư Bồ Tát, thối thất Phật pháp.

Nếu chư Bồ Tát xa lìa pháp này, thời nhập đạo ly sanh của Bồ Tát.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười đạo ly sanh :

Xuất sanh Bát nhã Ba la mật mà luôn quán sát tất cả chúng sanh. Ðây là đạo ly sanh thứ nhứt.

Xa rời những kiến chấp mà độ thoát tất cả chúng sanh bị kiến chấp ràng buộc. Ðây là đạo ly sanh thứ hai.

Chẳng tưởng niệm tất cả tướng mà chẳng bỏ tất cả chúng sanh chấp tướng. Ðây là đạo ly sanh thứ ba.

Siêu quá tam giới mà thường ở tại tất cả thế giới. Ðây là đạo ly sanh thứ tư.

Rời hẳn phiền não mà ở chung với tất cả chúng sanh. Ðây là đạo ly sanh thứ năm.

Ðắc pháp ly dục mà thường dùng đại bi thương xót tất cả chúng sanh nhiễm trước dục lạc. Ðây là đạo ly sanh thứ sáu.

Thường thích tịch tịnh mà luôn thị hiện tất cả quyến thuộc. Ðây là đạo ly sanh thứ bảy.

Rời sanh thế gian mà chết đây sanh kia khởi hạnh Bồ Tát. Ðây là đạo ly sanh thứ tám.

Chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian mà chẳng dứt tất cả việc làm thế gian. Ðây là đạo ly sanh thứ chín.

Chư Phật Bồ đề đã hiện ra trước mà chẳng bỏ tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát. Ðây là đạo ly sanh thứ mười.

Ðây là mười đạo ly sanh của Bồ Tát, xuất ly thế gian chẳng cùng chung với thế gian mà cũng chẳng tạp hạnh Nhị thừa. Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được pháp quyết định của Bồ Tát.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp quyết định :

Quyết định sanh trong chủng tộc của đức Như Lai.

Quyết định an trụ trong cảnh giới của chư Phật.

Quyết định biết rõ việc làm của chư Bồ Tát.

Quyết định an trụ trong các môn Ba la mật.

Quyết định được dự trong chúng hội của Như Lai.

Quyết định có thể hiển bày chủng tánh của Như Lai.

Quyết định an trụ trong trí lực của Như Lai.

Quyết định thâm nhập Bồ đề của chư Phật.

Quyết định đồng một thân với tất cả chư Phật.

Quyết định đồng một chỗ ở với tất cả chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười đạo xuất sanh Phật pháp :

Tùy thuận thiện hữu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì đồng gieo căn lành.

Thâm tâm tin hiểu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết Phật tự tại.

Phát thệ nguyện lớn là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tâm rộng rãi.

Nhẫn thọ thiện căn của mình là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết nghiệp chẳng mất.

Tất cả kiếp tu hành không nhàm đủ là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tột thưở vị lai.

Vô số thế giới đều thị hiện là đạo xuất sanh Phật pháp, vì thành thục chúng sanh.

Chẳng dứt Bồ Tát hạnh là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tăng trưởng đại bi.

Vô lượng tâm là đạo xuất sanh Phật pháp, vì một niệm khắp tất cả hư không giới.

Hạnh thù thắng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì công hạnh đã tu không hư mất.

Như Lai chủng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì làm cho tất cả chúng sanh thích phát tâm Bồ đề dùng tất cả pháp lành giúp đỡ giữ gìn.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được danh hiệu đại trượng phu :

Hiệu là Bồ đề Tát Ðỏa, vì Bồ đề trí sanh ra.

Hiệu là Ma Ha Tát Ðoả, vì an trụ nơi Ðại thừa.

Hiệu là Ðệ nhứt Tát Ðoả, vì chứng pháp đệ nhứt.

Hiệu là Thắng Tát Ðoả, vì giác ngộ pháp thù thắng.

Hiệu là Tối Thắng Tát Ðỏa, vì trí huệ tối thắng.

Hiệu là Thượng Tát Ðoả, vì phát khởi thượng tinh tấn.

Hiệu là Vô Thượng Tát Ðỏa, vì khai thị pháp vô thượng.

Hiệu là Lực Tát Ðỏa, vì biết rộng Thập lực.

Hiệu là Vô Ðẳng Tát Ðỏa, vì thế gian không sánh được.

Hiệu là Bất Tư Nghì Tát Ðỏa, vì một niệm thành Phật.

Nếu chư Bồ Tát được danh hiệu này thời thành tựu Bồ Tát đạo.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười đạo :

Nhứt đạo là Bồ Tát đạo, vì chẳng bỏ Bồ đề tâm độc nhứt.

Nhị đạo là Bồ Tát đạo, vì xuất sanh trí huệ và phương tiện.

Tam đạo là Bồ Tát đạo, vì thật hành không, vô tướng, vô nguyện, chẳng nhiễm trước tam giới.

Tứ hạnh là Bồ Tát đạo, vì sám trừ tội chướng, tùy hỉ phước đức, cung kính tôn trọng khuyế thỉnh Như Lai, thiện xảo hồi hướng không thôi nghỉ.

Ngũ căn là Bồ Tát đạo, vì an trụ tịnh tín kiên cố bất động, khởi đại tinh tấn việc làm rốt ráo, một bề chánh niệm không phan duyên khác lạ, khéo biết tam muội nhập xuất phương tiện hay khéo phân biệt cảnh giới trí huệ.

Lục thông là Bồ Tát đạo, vì thiên nhãn thấy rõ những hình sắc của tất cả thế giới, biết các chúng sanh chết đây sanh kia. Thiên nhĩ nghe rõ chư Phật thuyết pháp thọ trì ghi nhớ, rộng vì chúng sanh tùy căn cơ để khai diễn. Tha tâm trí hay biết tâm người tự tại vô ngại. Túc mạng thông nhớ biết rõ tất cả kiếp số quá khứ thêm lớn căn lành. Thần túc thông tùy theo những chúng sanh đáng được quá độ, vì họ mà biến hiện nhiều thứ cho họ thích mến chánh pháp. Lậu tận trí hiện chứng thiệt tế khởi Bồ Tát hạnh chẳng đoạn tuyệt.

Thất niệm là Bồ Tát đạo. Vì niệm Phật, ở, một lỗ lông thấy vô lượng Phật khai ngộ tất cả tâm chúng sanh. Niệm Pháp, chẳng rời chúng hội của một đức Như Lai, ở trong chúng hội của tất cả Như Lai thân thừa diệu pháp, tùy căn tánh dục lạc của các chúng sanh mà vì họ diễn thuyết cho họ được ngộ nhập. Niệm Tăng luôn nối tiếp thấy không thôi dứt, nơi tất cả thế gian thấy Bồ Tát. Niệm xả, biết rõ tất cả Bồ Tát hạnh xả tăng trưởng, tâm bố thí rộng lớn. Niệm giới chẳng bỏ tâm Bồ đề, đem tất cả thiện căn hồi hướng chúng sanh. Niệm Thiên thường ghi nhớ Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ tại Ðâu Suất Thiên cung. Niệm chúng sanh, trí huệ phương tiện giáo hóa điều phục đến khắp tất cả không gián đoạn.

Tùy thuận Bồ đề Bát thánh đạo là Bồ Tát đạo. Thật hành đạo chánh kiến xa lìa tất cả tà kiến. Khởi chánh tư duy bỏ vọng phân biệt tâm thường tùy thuận nhứt thiết trí. Thường thật hành chánh ngữ rời bốn lỗi của ngữ nghiệp tùy thuận thánh ngôn. Hằng tu chánh nghiệp giáo hóa chúng sanh cho họ được điều phục. An trụ chánh mạng, đầu đà tri túc oai nghi thẩm chánh, tùy thuận Bồ đề thật hành tứ thánh chủng, tất cả lỗi lầm đều rời hẳn. Khởi chánh tinh tần siêng tu tất cả khổ hạnh của Bồ Tát nhập Thập lực của Phật không chướng ngại. Tâm thường chánh niệm đều có thể ghi nhớ tất cả ngôn âm, trừ diệt tâm tán động của thế gian. Tâm thường chánh định, khéo nhập môn Bồ Tát bất tư nghì giải thoát, ở trong một tam muội xuất sanh tất cả môn tam muội. Nhập cửu thứ đệ định là Bồ Tát đạo. Rời dục nhiễm sân hại mà dùng tất cả ngữ nghiệp thuyết pháp vô ngại. Diệt trừ giác quán mà dùng tất cả trí giác quán giáo hóa chúng sanh. Xả ly hỷ ái mà thấy tất cả chư Phật lòng rất hoan hỷ. Rời thế gian lạc mà tùy thuận Bồ Tát đạo xuất thế lạc từ đây bất động. Nhập vô sắc định mà cũng chẳng bỏ thọ sanh nơi Dục giới và Sắc giới. Dầu trụ trong diệt thọ tưởng định mà cũng chẳng dứt Bồ Tát hạnh.

Học Phật Thập lực là Bồ Tát đạo : Trí khéo biết thị xứ phi xứ. Trí khéo biết nghiệp báo nhơn quả quá khứ vị lai hiện tại của tất cả chúng sanh. Trí khéo biết tất cả chúng sanh căn thượng trung hạ chẳng đồng mà tùy cơ nghi thuyết pháp. Trí khéo biết tất cả chúng sanh có vô lượng tánh. Trí khéo biết tất cả chúng sanh kiến giải hạ trung thượng sai biệt làm cho họ nhập vào pháp phương tiện. Trí biết khắp tất cả thế gian, tất cả cõi, tất cả tam thế, tất cả kiếp, hiện khắp hình tướng oai nghi của Như Lai, mà cũng chẳng bỏ việc làm của Bồ Tát. Trí khéo biết tất cả các thiền giải thoát và các tam muội, hoặc cấu, hoặc tịnh, thời cùng phi thời, phương tiện xuất sanh những Bồ Tát giải thoát môn. Trí biết tất cả chúng sanh ở trong các loài chết đây sanh kia sai khác nhau. Trí ở trong một niệm đều biết tam thế tất cả kiếp số. Trí khéo biết tất cả chúng sanh lạc dục, phiền não hoặc tập đều diệt hết, mà chẳng bỏ rời hạnh Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi đây thời được đạo phương tiện thiện xảo vô thượng của tất cả Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có vô lượng đạo, vô lượng trợ đạo, vô lượng tu đạo, vô lượng trang nghiêm đạo.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười vô lượng đạo :

Vì hư không vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì pháp giới vô biên nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì chúng sanh giới vô tận nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì thế giới vô tế nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì kiếp số bất khả tận nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì pháp ngữ ngôn của tất cả chúng sanh vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì Như Lai thân vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì âm thanh vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì Như Lai lực vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Vì nhứt thiết chủng trí vô lượng nên Bồ Tát đạo cũng vô lượng.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười vô lượng trợ đạo :

Như hư không giới vô lượng, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng vô lượng.

Như pháp giới vô biên, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng vô biên.

Như chúng sanh giới vô tận, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng vô tận.

Như thế giới vô tế, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng vô tế.

Như kiếp số thuyết bất khả tận, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng là tất cả thế gian thuyết bất khả tận.

Như pháp ngữ ngôn của chúng sanh vô lượng, Bồ Tát tích tập trợ đạo xuất sanh trí huệ biết pháp ngữ ngôn cũng vô lượng.

Như thân Như Lai vô lượng, Bồ Tát tích tập trợ đạo khắp tất cả chúng sanh, tất cả cõi, tất cả đời, tất cả kiếp cũng vô lượng.

Như âm thanh của Phật vô lượng, Bồ Tát phát một âm thanh cùng khắp pháp giới tất cả chúng sanh không ai chẳng nghe biết, trợ đạo đã tích tập cũng vô lượng.

Như Phật lực vô lượng, Bồ Tát thừa Như Lai lực tích tập trợ đạo cũng vô lượng.

Như nhứt thiết chủng trí vô lượng, Bồ Tát tích tập trợ đạo cũng vô lượng như vậy.

Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi pháp này thời được vô lượng trí huệ của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười vô lượng đạo hạnh tu tập :

Bất lai bất khứ, là hạnh tu của Bồ Tát, vì ba nghiệp thân, ngữ, ý không động tác.

Bất tăng bất giảm là hạnh tu của Bồ Tát, vì như bổn tánh.



Phi hữu phi vô là hạnh tu của Bồ Tát, vì không tự tánh.

Như huyễn như mộng, như ảnh, như hưởng, như tượng trong gương, như ánh nắng khi trời quá nóng, như mặt trăng trong nước, là hạnh tu của Bồ Tát, vì rời lìa tất cả các chấp trước.

Không, vô tướng, vô nguyện, vô tác là hạnh tu của Bồ Tát, vì thấy rõ ba cõi mà chứa phước đức chẳng thôi dứt.

Bất khả thuyết, ly ngôn thuyết là hạnh tu của Bồ Tát, vì xa rời pháp thi thiết an lập.

Bất hoại pháp giới là hạnh tu của Bồ Tát, vì trí huệ hiện biết tất cả pháp.

Bất hoại chơn như thiệt tế là hạnh tu của Bồ Tát, vì vào khắp chơn như thiệt tế hư không tế.

Trí huệ quảng đại là hạnh tu của Bồ Tát, vì bao nhiêu việc làm năng lực vô tận.

An trụ nơi Thập lực tứ vô ý của Như Lai, nhứt thiết chủng trí bình đẳng, là hạnh tu của Bồ Tát, vì hiện thấy tất cả pháp không nghi lầm.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được hạnh tu thiện xảo vô thượng nhứt thiết trí của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười đạo trang nghiêm :

Ðại Bồ Tát chẳng rời Dục giới mà nhập Sắc giới, Vô Sắc giới, thiền định giải thoát và các tam muội cũng chẳng nhơn đây mà thọ sanh. Ðây là đạo trang nghiêm thứ nhứt.

Trí huệ hiện tiền nhập Thanh Văn đạo, chẳng do đạo này mà chứng lấy quả xuất ly. Ðây là đạo trang nghiêm thứ hai.

Trí huệ hiện tiền nhập Bích Chi Phật đạo, mà phát khởi đại bi chẳng thôi dứt. Ðây là đạo trang nghiêm thứ ba.

Dầu có quyến thuộc Nhơn Thiên vây quanh, trăm ngàn thể nữ ca múa hầu hạ, mà chưa từng tạm bỏ thiền định giải thoát và các tam muội. Ðây là đạo trang nghiêm thứ tư.

Cùng tất cả chúng sanh thọ những dục lạc, cùng nhau vui đùa mà vẫ chưa từng tạm trong một niệm rời bỏ Bồ Tát bình đẳng tam muội. Ðây là đạo trang nghiêm thứ năm.

Ðã đến bĩ ngạn, tất cả thế gian, nơi các thế pháp đều không chấp trước mà cũng chẳng bỏ hạnh độ chúng sanh. Ðây là đạo trang nghiêm thứ sáu.

An trụ chánh đạo, chánh trí, chánh kiến mà hay thị hiện vào tất cả tà đạo, chẳng lấy làm thiệt, chẳng chấp làm tịnh, làm cho chúng sanh đó xa rời tà pháp. Ðây là đạo trang nghiêm thứ bảy.

Thường khéo hộ trì tịnh giới của Như Lai, ba nghiệp thân, khẩu, ý không lầm lỗi, vì muốn giáo hóa chúng sanh phạm giới nên thị hiện làm tất cả hạnh phàm ngu. Dầu đã đầy đủ phước đức thanh tịnh trụ bực Bồ Tát, mà thị hiện sanh nơi tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ cùng những chỗ hiểm nạn bần cùng, làm cho những chúng sanh đó đều được giải thoát. Nhưng thiệt ra Bồ Tát chẳng sanh vào những loài đó. Ðây là đạo tràng trang nghiêm thứ tám.

Chẳng do người dạy mà được vô ngại biện, trí huệ quang minh có thể chiếu rõ khắp cả Phật pháp, được thần lực của tất cả Như Lai hộ trì đồng một pháp thân với tất cả chư Phật, thành tựu tất cả pháp kiên cố bí mật minh tịnh của bực đại nhơn, an trụ những thừa tất cả bình đẳng, cảnh giới chư Phật đều hiện ra trước đầy đủ tất cả thế trí quang minh, soi thấy tất cả chúng sanh giới, có thể vì chúng sanh mà làm tri pháp sư, thị hiện cầu chánh pháp không thôi dứt, dầu thiệt làm Vô Thượng Sư cho chúng sanh mà thị hiện tôn kính Hòa Thượng A Xà Lê. Tạo sao vậy ? Vì Ðại Bồ Tát thiện xảo phương tiện trụ Bồ Tát đạo, tùy theo sở nghi đều vì chúng sanh mà thị hiện. Ðây là đạo trang nghiêm thứ chín.

Thiện căn đầy đủ, công hạnh rốt ráo, tất cả Như Lai cùng chung quán đảnh, đến bĩ ngạn tất cả pháp tự tại, lụa pháp vô ngại dùng đội trên đầu thân, hình đến khắp tất cả thế giới, hiện khắp thân vô ngại của Như Lai, nơi pháp tự tại rốt ráo tối thượng, chuyển pháp luân vô ngại thanh tịnh tất cả pháp tự tại của Bồ Tát đều đã thành tựu, mà vì chúng sanh nên thị hiện thọ sanh nơi tất cả quốc độ, đồng một cảnh giới với tất cả chư Phật trong ba đời. Nhưng vẫn chẳng phế hạnh Bồ Tát, chẳng bỏ pháp Bồ Tát, chẳng lười nghiệp Bồ Tát, chẳng rời đạo Bồ Tát, chẳng lơi oai nghi Bồ Tát, chẳng dứt bực Bồ Tát, chẳng thôi phương tiện thiện xảo Bồ Tát, chẳng tuyệt việc làm của Bồ Tát, chẳng nhàm sanh thành công dụng của Bồ Tát, chẳng dừng sức trụ trì của Bồ Tát. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát muốn mau chứng Vô thượng Bồ đề, quán môn nhứt thiết trí, tu hạnh Bồ Tát không thôi nghỉ. Ðây là đạo trang nghiêm thứ mười.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đạo đại trang nghiêm Vô thượng của Như Lai, cũng chẳng bỏ Bồ Tát đạo.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chân :

Chân trì giới, vì đại nguyện thù thắng đều thành tựu viên mãn.

Chân tinh tấn, vì tích tập tất cả pháp Bồ đề phần không thối chuyển.

Chân thần thông, vì tùy theo dục lạc của chúng sanh làm cho hoan hỷ.

Chân thần lực, vì chẳng rời một cõi Phật mà qua đến tất cả cõi Phật.

Chân thân tâm, vì nguyện cầu tất cả pháp thù thắng.

Chân kiên thệ, vì tất cả việc làm đều rốt ráo.

Chân tùy thuận, vì chẳng trái lời dạy của bực tôn túc.

Chân lạc pháp, vì nghe và thọ trì tất cả pháp của chư Phật nói không mỏi lười.

Chân pháp vũ, vì đại chúng thuyết pháp không khϊếp nhược.

Chân tu hành, vì tất cả điều ác đều xa lìa.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được chân vô thượng tối thắng của đức Như Lai. Nếu cất chân một bước đều có thể đến khắp tất cả thế giới.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tay :

Tay thâm tín, vì nơi lời nói của Phật đều tin sâu nhẫn thọ rốt ráo thọ trì.

Tay bố thí, có người đến cầu, tùy chỗ họ muốn đều làm cho được đầy đủ.

Tay hỏi thăm trước, vì giơ tay mặt nghinh tiếp nhau.

Tay cúng dường chư Phật, vì chứa nhóm những phước đức không mỏi nhàm.

Tay đa văn thiện xảo, vì đều dứt tất cả chúng sanh nghi.

Tay khiến siêu tam giới, vì trao cho chúng sanh vớt họ ra khỏi bùn ái dục.

Tay đặt nơi bĩ ngạn, vì cứu chúng sanh đắm trong bốn dòng nước cuộn.

Tay chẳng tiếc chánh pháp, vì có bao nhiêu diệu pháp đều đem khai thị.

Tay khéo dùng những luận nghị, vì dùng thuốc trí huệ trừ bịnh nơi thâm tâm.

Tay hằng chấp trì trí bửu, vì khai pháp quang minh phá tối phiền não.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được tay vô thượng của Như Lai, che khắp tất cả thế giới mười phương.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười bụng :

Bụng lìa dua vạy, vì tâm thanh tịnh.

Bụng lìa huyễn ngụy, vì tánh chất trực.

Bụng chẳng hư giả, vì không hiểm dối.

Bụng không khi đoạt, vì không tham đối với tất cả vật.

Bụng dứt phiền não, vì đầy đủ trí huệ.

Bụng thanh tịnh tâm, vì rời các điều ác.

Bụng quán sát uống ăn, vì nhớ pháp như thiệt.

Bụng quán sát vô tác, vì giác ngộ duyên khởi.

Bụng ngộ tất cả đạo xuất ly, vì khéo thành thục thâm tâm.

Bụng xa rời tất cả cấu nhơ biên kiến, vì làm cho tất cả chúng sanh nhập vào bụng Phật.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được bụng rộng lớn vô thượng của Như Lai, đều có thể dung thọ tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tạng :

Chẳng dứt Phật chủng là Bồ Tát tạng, vì khai thị Phật pháp vô lượng oai đức.

Tăng trưởng Pháp chủng là Bồ Tát tạng, vì xuất sanh trí huệ quang minh quảng đại.

Trụ trì tăng trưởng là Bồ Tát tạng, vì làm cho họ được nhập pháp luân bất thối.

Giác ngộ chánh định chúng sanh là Bồ Tát tạng, vì khéo theo thời nghi không sai một niệm.

Rốt ráo thành thục bất định chúng sanh là Bồ Tát tạng, vì làm cho nhơn tương tục không gián đoạn.

Vì tà định chúng sanh phát sanh lòng đại bi là Bồ Tát tạng, vì làm cho nhơn vị lai đều được thành tựu.

Viên mãn nhơn bất hoại nơi Phật thập lực là Bồ Tát tạng, vì đầy đủ vô đối thiện căn hàng phục ma quân.

Tối thắng vô úy đại sư tử hống là Bồ Tát tạng, vì làm cho tất cả chúng sanh đều hoan hỷ.

Ðược Phật mười tám pháp bất cộng là Bồ Tát tạng, vì trí huệ vào khắp tất cả xứ.

Biết rõ khắp tất cả chúng sanh, tất cả cõi, tất cả Pháp, tất cả Phật là Bồ Tát tạng, vì ở trong một niệm đều thấy rõ.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thiện căn vô thượng, tạng đại trí huệ bất hoại của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tâm :

Tâm tinh cần, vì tất cả việc làm đều rốt ráo.

Tâm chẳng lười, vì chứa nhóm hạnh tướng hảo phước đức.

Tâm dũng kiện lớn, vì dẹp phá tất cả ma quân.

Tâm thật hành đúng lý, vì trừ diệt tất cả phiền não.

Tâm chẳng thối chuyển, vì nhẫn đến quả Bồ đề trọn chẳng thôi dứt.

Tâm tánh thanh tịnh, vì biết tâm bất động vô trước.

Tâm biết chúng sanh, vì tùy theo chỗ hiểu biết và sở thích của họ mà làm cho được xuất ly.

Tâm đại phạm trụ khiến nhập Phật pháp, vì biết những chỗ hiểu biết và sở thích của chúng sanh, chẳng dùng thừa khác để cứu độ.

Tâm không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vì thấy tướng tam giới không chấp trước.

Tâm tướng chữ “vạn”, tạng thù thắng trang nghiêm kiên cố như kim cang, vì chúng ma đồng bằng số tất cả chúng sanh đến cũng chẳng động được một sợi lông của Bồ Tát.

Nếu Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được tâm vô thượng đại trí quang minh tạng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ mặc giáp :

Mặc giáp đại từ, vì cứu hộ tất cả chúng sanh.

Mặc giáp đại bi, vì kham chịu tất cả sự khổ.

Mặc giáp đại nguyện, vì tất cả việc làm đều rốt ráo.

Mặc giáp hồi hướng, vì kiến lập tất cả sự trang nghiêm của Phật.

Mặc giáp phước đức, vì lợi ích tất cả chúng sanh.

Mặc giáp Ba la mật, vì độ thoát tất cả chúng sanh.

Mặc giáp trí huệ, vì dứt tối phiền não của tất cả chúng sanh.

Mặc giáp thiện xảo phương tiện, vì xuất sanh thiện căn phổ môn.

Mặc giáp nhứt thiết trí tâm kiên cố chẳng tán loạn, vì chẳng thích những thừa khác.

Mặc giáp nhứt tâm quyết định, vì nơi tất cả pháp lìa nghi hoặc.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời mặc mão giáp vô thượng của Như Lai, đều có thể xô dẹp tất cả quân ma. Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ khí trượng :

Bố thí là khí trượng của Bồ Tát, vì dẹp phá tất cả xan lẫn.

Trì giới là khí trượng của Bồ Tát, vì vứt bỏ tất cả sự hủy phạm.

Bình đẳng là khí trượng của Bồ Tát, vì dứt trừ tất cả phân biệt.

Trí huệ là khí trượng của Bồ Tát, vì tiêu diệt tất cả phiền não.

Chánh mạng là khí trượng của Bồ Tát, vì xa rời tất cả tà mạng.

Thiện xảo phương tiện là khí trượng của Bồ Tát, vì thị hiện tất cả xứ.

Lược nói tham, sân, si tất cả phiền não là khí trượng của Bồ Tát, vì dùng môn phiền não để độ chúng sanh.

Sanh tử là khí trượng của Bồ Tát, vì chẳng dứt hạnh Bồ Tát luôn giáo hóa chúng sanh.

Nói pháp như thật là khí trượng của Bồ Tát, vì hay phá tất cả chấp trước.

Nhứt thiết trí là khí trượng của Bồ Tát, vì chẳng bỏ hạnh môn của Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời có thể trừ diệt những phiền não kiết sử đã chứa nhóm từ lâu của tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười đầu :

Ðầu Niết bàn, vì không ai thấy được đảnh.

Ðầu tôn kính, vì tất cả Nhơn Thiên đều kính lễ.

Ðầu thắng giải quảng đại, vì tối thắng trong Ðại Thiên thế giới.

Ðầu đệ nhứt thiện căn, vì tam giới chúng sanh đều cúng dường.

Ðầu gánh đội chúng sanh, vì thành tựu tướng nhục kế trên đảnh.

Ðầu chẳng khinh tiện người, vì ở tất cả chỗ thường là bực tôn thắng.

Ðầu Bát nhã Ba la mật, vì trưởng dưỡng tất cả pháp công đức.

Ðầu tương ưng phương tiện trí, vì hiện khắp tất cả thân đồng loại.

Ðầu giáo hóa tất cả chúng sanh, vì dùng tất cả chúng sanh làm đệ tử.

Ðầu thủ hộ pháp nhãn của chư Phật, vì làm cho Tam Bảo chủng chẳng đoạn tuyệt.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời, được đầu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười mắt :

Nhục nhãn, vì thấy tất cả hình sắc.

Thiên nhãn, vì thấy tâm niệm của tất cả chúng sanh.

Huệ nhãn, vì thấy những căn cảnh giới của tất cả chúng sanh.

Pháp nhãn, vì thấy tướng như thiệt của tất cả pháp.

Phật nhãn, vì thấy thập lực của Như Lai.

Trí nhãn, vì thấy biết các pháp.

Quang minh nhãn, vì thấy quang minh của đức Phật.

Xuất sanh tử nhãn, vì thấy Niết bàn.

Vô ngại nhãn, vì chỗ thấy không chướng ngại.

Nhứt thiết trí nhãn, vì thấy phổ môn pháp giới.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại trí huệ nhãn vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tai :

Nghe tiếng khen ngợi thời dứt trừ tâm tham ái.

Nghe tiếng hủy báng thời dứt trừ tâm hờn giận.

Nghe nói Nhị thừa thời chẳng ham chẳng cầu.

Nghe đạo Bồ Tát thời vui mừng hớn hở.

Nghe địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, những chỗ khổ nạn thời phát tâm đại bi lập thệ nguyện rộng lớn.

Nghe sự thắng diệu của thiên nhơn thời biết đó đều là những pháp vô thường.

Nghe tán thán công đức của chư Phật thời siêng tu tinh tấn cho mau được viên mãn.

Nghe nói các pháp lục độ tứ nhϊếp thời phát tâm tu hành nguyện đến bĩ ngạn.

Nghe tất cả âm thanh trong thập phương thế giới, thời đều biết như vang, nhập bất khả thuyết diệu nghĩa thậm thâm.

Ðại Bồ Tát từ sơ phát tâm nhẫn đến đạo tràng thường nghe chánh pháp chưa từng tạm nghĩ, mà hằng chẳng bỏ việc giáo hóa chúng sanh.

Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời được đại trí huệ nhĩ vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười mũi :

Nghe những vật hôi, không cho đó là hôi.

Nghe những hơi thơm, không cho đó là thơm.

Thơm hôi đều nghe tâm Bồ Tát bình đẳng.

Chẳng thơm chẳng hôi thời an trụ nơi xả.

Nếu nghe y phục, ngọa cụ và thân thể của chúng sanh có hơi thơm hôi, thời biết được họ khởi lòng tham hay sân, si đẳng phần.

Nếu nghe hơi của cỏ, cây, hầm mỏ v.v… thời biết rõ tàng như đối trước mắt.

Nếu nghe mùi của chúng sanh trên đến trời Hữu Ðảnh, dưới đến địa ngục A Tỳ, thời đều biết hạnh nghiệp quá khứ của họ đã gây tạo.

Nếu nghe hơi bố thí, trì giới, đa văn, trí huệ của hàng Thanh văn thời an trụ tâm nhứt thíêt trí chẳng cho tán động.

Nếu nghe hơi của tất cả Bồ Tát hạnh, thời dùng trí huệ bình đẳng nhập Phật địa.

Nghe hơi cảnh giới trí huệ của tất cả Phật, cũng chẳng phế bỏ những hạnh Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời được vô lượng vô biên thanh tịnh tỷ của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười lưỡi :

Lưỡi khai thị diễn thuyết vô tận hạnh chúng sanh.

Lưỡi khai thị diễn thuyết vô tận pháp môn.

Lưỡi tán thán chư Phật vô tận công đức.

Lưỡi diễn xướng từ biện vô tận.

Lưỡi khai xiển đại thừa trợ đạo.

Lưỡi trùm khắp thập phương hư không.

Lưỡi chiếu khắp tất cả cõi Phật.

Lưỡi làm cho tất cả chúng sanh được tỏ ngộ.

Lưỡi đều làm cho tất cả chư Phật hoan hỷ.

Lưỡi hàng phục tất cả chúng ma ngoại đạo, diệt trừ tất cả sanh tử phiền não làm cho đến Niết bàn.

Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời được lưỡi vô thượng trùm khắp tất cả Phật độ của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thân :

Thân người, vì giáo hoá tất cả loài người.

Thân phi nhơn, vì giáo hoá địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.

Thân trời, vì giáo hoá chúng sanh cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

Thân hữu học, vì thị hiện bực hữu học.

Thân vô học, vì thị hiện bực A la hán.

Thân Duyên giác, vì giáo hoá cho được vào bực Bích Chi Phật.

Thân Bồ Tát, vì làm cho thành tựu đại thừa.

Thân Như Lai, vì trí thủy quán đảnh.

Ý sanh thân, vì thiện xảo xuất sanh.

Pháp thân vô lậu, vì dùng vô công dụng thị hiện thân tất cả chúng sanh.

Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời được thân vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười ý :

Ý thượng thủ, vì phát khởi tất cả thiện căn.

Ý an trụ, vì tin sâu kiên cố bất động.

Ý thâm nhập, vì tùy thuận Phật pháp mà hiểu.

Ý rõ biết ở trong, vì biết rõ tâm sở thích của chúng sanh.

Ý vô loạn, vì tất cả phiền não chẳng tạp.

Ý minh tịnh, vì khách trần chẳng nhiễm trước được.

Ý khéo quán sát chúng sanh, vì không có một niệm lỗi thời.

Ý khéo lựa chỗ làm, vì chưa từng có một chỗ sanh lỗi lầm.

Ý kính giữ gìn các căn, vì điều phục chẳng cho buông lung tán loạn.

Ý khéo nhập tam muội, vì thâm nhập Phật tam muội, không ngã, không ngã sở.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được ý vô thượng của tất cả Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười hạnh :

Hạnh nghe chánh pháp, vì ưa thích chánh pháp.

Hạnh thuyết pháp, vì lợi ích chúng sanh.

Hạnh rời tham, sân, si, bố úy vì điều phục tự tâm.

Hạnh dục giới, vì giáo hóa chúng sanh cõi dục.

Hạnh chánh định Sắc giới, Vô Sắc giới, vì làm cho họ mau xoay trở lại.

Hạnh xu hướng pháp nghĩa, vì mau được trí huệ.

Hạnh thọ sanh tất cả xứ, vì tự tại giáo hoá chúng sanh.

Hạnh tất cả cõi Phật, vì lễ bái cúng dường chư Phật.

Hạnh Niết bàn, vì chẳng dứt sanh tử tiếp nối.

Hạnh thành tựu viên mãn tất cả Phật pháp, vì chẳng bỏ pháp hạnh của Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được hạnh vô lai vô khứ của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ an trụ :

An trụ tâm Bồ đề, vì chưa từng quên mất.

An trụ Ba la mật, vì chẳng nhàm trợ đạo.

An trụ thuyết pháp, vì tăng trưởng trí huệ.

An trụ A lan nhã, vì chứng đại thiền định.

An trụ tùy thuận nhứt thiết trí đầu đà tri túc tứ thánh chủng, vì thiểu dục thiểu sự.

An trụ thâm tín, vì gánh vác chánh pháp.

An trụ thân cận đức Như Lai, vì học Phật oai nghi.

An trụ xuất sanh thần thông, vì viên mãn đại trí.

An trụ đắc nhẫn, vì viên mãn thọ ký.

An trụ đạo tràng, vì đầy đủ Thập Lực, vô úy và tất cả Phật pháp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được an trụ nhứt thiết trí vô thượng.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ ngồi :

Chỗ ngồi Chuyển Luân Vương, vì phát khởi mười thiện đạo.

Chỗ ngồi Tứ Thiên Vương, vì tất cả thế gian tự tại an lập Phật pháp.

Chỗ ngồi Ðế Thích, vì làm thắng chủ cho tất cả chúng sanh.

Chỗ ngồi Phạm Vương, vì ở người và mình tâm đều được tự tại.

Chỗ ngồi sư tử, vì hay thuyết pháp.

Chỗ ngồi chánh pháp, vì dùng sức tổng trì biện tài mà khai thị.

Chỗ ngồi kiên cố, vì thệ nguyện rốt ráo.

Chỗ ngồi đại từ, vì làm cho ác chúng sanh đều vui mừng.

Chỗ ngồi đại bi, vì nhẫn chịu tất cả khổ chẳng mỏi nhàm.

Chỗ ngồi kim cang, vì hàng phục ma quân và ngoại đạo.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được chỗ ngồi chánh giác vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ nằm :

Chỗ nằm tịch tịnh, vì thân tâm yên lặng.

Chỗ nằm thiền định, vì tu hành đúng lý.

Chỗ nằm tam muội, vì thân tâm nhu nhuyến.

Chỗ nằm Phạm Thiên, vì chẳng não hại mình và người.

Chỗ nằm thiện nghiệp, vì chẳng bị khuynh động.

Chỗ nằm chánh đạo, vì thiện hữu khai giác.

Chỗ nằm diệu nguyện, vì thiện xảo hồi hướng.

Chỗ nằm tất cả việc đều xong, vì việc làm đều hoàn mãn.

Chỗ nằm bỏ những công dụng, vì tất cả đều quen thuộc.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được chỗ nằm đại pháp vô thượng của Như Lai đều có thể khai ngộ tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ sở trụ :

Dùng đại từ làm chỗ sở trụ, vì tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh.

Dùng đại bi làm chỗ sở trụ, vì chẳng khinh người chưa học.

Dùng đại hỷ làm chỗ sở trụ, vì rời tất cả ưu não.

Dùng đại xả làm chỗ sở trụ, vì nơi hữu vi vô vi đều bình đẳng.

Dùng tất cả Ba la mật làm chỗ sở trụ, vì Bồ đề tâm làm đầu.

Dùng nhứt thiết không để làm chỗ sở trụ, vì thiện xảo quan sát.

Dùng vô tướng làm chỗ sở trụ, vì chẳng ra khỏi chánh vị.

Dùng vô nguyện làm chỗ sở trụ, vì quán sát thọ sanh.

Dùng niệm huệ làm chỗ sở trụ, vì nhẫn pháp thành tựu viên mãn.

Dùng tất cả pháp bình đẳng làm chỗ sở trụ, vì được thọ ký.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được chỗ sở trụ vô ngại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười chỗ sở hành :

Dùng chánh niệm làm chỗ sở hành, vì đầy đủ niệm xứ.

Dùng những xu hướng làm chỗ sở hành, vì xu hướng pháp Chánh giác.

Dùng trí huệ làm chỗ sở hành, vì được Phật hoan hỷ.

Dùng Ba la mật làm chỗ sở hành, vì đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.

Dùng tứ nhϊếp làm chỗ sở hành, vì giáo hóa chúng sanh.

Dùng sanh tử làm chỗ sở hành, vì chứa nhóm thiện căn.

Dùng sự nói chuyện đùa tạp với chúng sanh làm chỗ sở hành, vì tùy nghi giáo hóa xa lìa hẳn.

Dùng thần thông làm chỗ sở hành, vì biết cảnh giới các căn của tất cả chúng sanh.

Dùng thiện xảo phương tiện làm chỗ sở hành, vì tương ưng Bát nhã Ba la mật.

Dùng đạo tràng làm chỗ sở hành, vì thành Nhứt thiết trí mà chẳng dứt hạnh Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được chỗ sở hành đại trí huệ vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ quán sát :

Biết các nghiệp quán sát, vì vi tế đều thấy.

Biết các loài quán sát, vì chẳng chấp chúng sanh.

Biết các căn quán sát, vì rõ thấu các căn.

Biết các pháp quán sát, vì chẳng hoại pháp giới.

Thấy Phật pháp quán sát, vì siêng tu Phật nhãn.

Ðược trí huệ quán sát, vì thuyết pháp đúng lý.

Vô sanh nhẫn quán sát, vì quyết rõ Phật pháp.

Bất thối địa quán sát vì diệt phiền não vượt khỏi tam giới Nhị thừa địa.

Quán đảnh địa quán sát, nơi tất cả Phật pháp được tự tại bất động.

Thiện giác trí tam muội quán sát, vì ra làm Phật sự khắp mười phương.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được trí đại quán sát vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười môn phổ quán sát :

Phổ quán sát tất cả những kẻ đến cầu xin, vì dùng tâm không trái nghịch để làm thỏa mãn ý của họ.

Phổ quán sát tất cả những chúng sanh phạm giới, vì an trí họ trong giới thanh tịnh của đức Như Lai.

Phổ quán sát tất cả những chúng sanh có tâm tổn hại, vì an trí họ trong nhẫn lực của đức Như Lai.

Phổ quán sát tất cả những chúng sanh giải đãi, vì khuyên họ tinh cần chẳng bỏ gánh lấy gánh Ðại thừa.

Phổ quán sát tất cả chúng sanh loạn tâm, vì làm cho họ an trụ nhứt thiết trí địa không tán động của đức Như Lai.

Phổ quán sát tất cả những chúng sanh ác huệ, vì làm cho họ trừ nghi hoặc phá kiến chấp hữu lậu.

Phổ quán sát tất cả những thiện hữu bình đẳng, vì thuận giáo mạng của thiện hữu mà an trụ trong Phật pháp.

Phổ quán sát tất cả pháp đã được nghe, vì mau được chứng thấy nghĩa tối thượng.

Phổ quán sát tất cả chúng sanh vô biên, vì thường chẳng bỏ rời sức đại bi.

Phổ quán sát tất cả Phật pháp, vì mau được thành tựu Nhứt thiết trí.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại trí huệ phổ quán sát vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều phấn tấn :

Ngưu Vương phấn tấn, vì che chói tất cả đại chúng Thiên, Long, Bát Bộ v.v…

Tượng Vương phấn tấn, vì tâm khéo điều nhu gánh vác tất cả những chúng sanh.

Long Vương phấn tấn, vì nổi mây dầy đại pháp, chiếu điển quang giải thoát, chấn sấm nghĩa như thật, rưới mưa cam lồ căn, lực, giác phần, thiền định, giải thoát, tam muội.

Ðại Kim Sí Ðiểu Vương phấn tấn, vì cạn nước tham ái, phá vỏ ngu si, chụp bắt những ác độc long phiền não, khiến ra khỏi biển khổ lớn sanh tử.

Ðại Sư Tử Vương phấn tấn, vì an trụ đại trí vô úy, bình đẳng dùng làm khí trượng, xô dẹp chúng ma và ngoại đạo.

Dũng kiện phấn tấn, vì có thể ở trong chiến trận lớn sanh tử, xô diệt tất cả phiền não oan thù.

Ðại Trí phấn tấn, vì biết uẩn, xứ, giới và các duyên khởi tự tại khai thị tất cả pháp.

Ðà La Ni phấn tấn, dùng sức niệm huệ thọ trì chánh pháp chẳng quên, tùy theo căn của chúng sanh mà vì họ tuyên thuyết.

Biện tài phấn tấn, vì vô ngại mau chóng phân biệt tất cả, đều làm cho được lợi ích tâm hoan hỷ.

Như Lai phấn tấn, vì nhứt thiết chủng trí những pháp trợ đạo đều thành tựu viên mãn, dùng một niệm tương ưng huệ, những chỗ đáng được tất cả đều được, những chỗ đáng ngộ tất cả đều ngộ; ngồi tòa sư tử, hàng ma oán địch thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được nơi tất cả pháp phấn tấn tự tại vô thượng của chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười sư tử hống :

Ðại Bồ Tát xướng rằng :

Tôi sẽ quyết định thành Ðẳng Chánh Giác. Ðây là đại bồ đề tâm đại sư tử hống.

Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh, người chưa được độ thời được độ, người chưa giải thoát được giải thoát, người chưa an được an, người chưa Niết bàn được chứng Niết bàn. Ðây là đại bi sư tử hống.

Tôi sẽ làm cho chủng tánh của Tam Bảo Phật, Pháp và Tăng không đoạn tuyệt. Ðây là báo đáp ơn Như Lai đại sư tử hống.

Tôi sẽ nghiêm tịnh tất cả cõi Phật. Ðây là thệ nguyện rốt ráo kiên cố đại sư tử hống.

Tôi sẽ trừ diệt tất cả ác đạo và các nạn xứ. Ðây là tự trì tịnh giới đại sư tử hống.

Tôi sẽ đầy đủ thân, ngữ, ý tướng hảo trang nghiêm của chư Phật. Ðây là cầu phước không nhàm đại sư tử hống.

Tôi sẽ thành tựu viên mãn những trí huệ của tất cả chư Phật. Ðây là cầu trí không nhàm đại sư tử hống.

Tôi sẽ trừ diệt tất cả chúng ma và những nghiệp ma. Ðây là tu chánh hạnh dứt các phiền não đại sư tử hống.

Tôi sẽ rõ biết tất cả pháp không ngã, không chúng sanh, không thọ mạng, không bổ đặc già la, trống không, vô tướng, vô nguyện, sạch như hư không. Ðây là vô sanh pháp nhẫn đại sư tử hống.

Tối hậu sanh Bồ Tát chấn động tất cả Phật độ đều làm cho trang nghiêm thanh tịnh. Bấy giờ tất cả Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương đều đến tán thán khuyến thỉnh : “Ngưỡng mong Bồ Tát dùng pháp vô sanh mà thị hiện thọ sanh”. Bồ Tát liền dùng huệ nhãn vô ngại quán sát khắp thế gian tất cả chúng sanh không ai bằng ta. Liền thị hiện đản sanh ở vương cung tự đi bảy bước đại sư tử hống : Ta là tối thắng đệ nhứt ở thế gian. Ta sẽ hết hẳn biên tế sanh tử. Ðây là như thuyết mà làm đại sư tử hống.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại sư tử hống của Như Lai.

Hán Bộ Quyển Thứ 58

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp thanh tịnh thí :

Bình đẳng bố thí, vì chẳng lựa chúng sanh.

Tùy ý bố thí, vì thoả mãn chỗ nguyện cầu.

Chẳng loạn bố thí, vì làm cho được lợi ích.

Tùy nghi bố thí, vì biết thượng trung hạ.

Chẳng trụ bố thí, vì chẳng cầu quả báo.

Mở rộng xả thí, vì tâm chẳng luyến tiếc.

Tất cả bố thí, vì rốt ráo thanh tịnh.

Hồi hướng bồ đề thí, vì xa rời hữu vi vô vi.

Giáo hoá chúng sanh bố thí, vì nhẫn đến đạo tràng chẳng bỏ.

Tam luân thanh tịnh bố thí, vì chánh niệm quán sát người thí, kẻ thọ và vật thí như hư không.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được bố thí quảng đại thanh tịnh vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh giới :

Thân thanh tịnh giới, vì giữ gìn ba điều ác nơi thân.

Ngữ thanh tịnh giới, vì xa lìa bốn lỗi nơi lời nói.

Tâm thanh tịnh giới, vì xa lìa tham, sân, tà kiến.

Thanh tịnh giới chẳng phá tất cả học xứ, vì làm tôn chủ ở trong tất cả nhơn thiên.

Thanh tịnh giới thủ hộ tâm Bồ đề, vì chẳng thích Tiểu thừa.

Thanh tịnh giới giữ gìn điều chế của đức Như Lai, vì nhẫn đến tội vi tế cũng sanh lòng rất e sợ.

Thanh tịnh giới ẩn mật hộ trì, vì khéo cứu chúng sanh phạm giới.

Thanh tịnh giới chẳng làm tất cả điều ác, vì thệ tu tất cả pháp lành.

Thanh tịnh giới xa lìa tất cả kiến chấp hữu lậu, vì không chấp nơi giới.

Thanh tịnh giới thủ hộ tất cả chúng sanh, vì phát khởi đại bi.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thanh tịnh giới vô thượng không lỗi lầm của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh nhẫn :

Thanh tịnh nhẫn an thọ sự mắng nhục, vì thủ hộ các chúng sanh.

Thanh tịnh nhẫn an thọ dao gậy, vì khéo hộ trì mình và người.

Thanh tịnh nhẫn chẳng sanh giận hại, vì nơi tâm chẳng động.

Thanh tịnh nhẫn chẳng trách kẻ ti tiện, vì người trên hay rộng lượng.

Thanh tịnh nhẫn có ai về nương đều cứu độ, vì xả bỏ thân mạng mình.

Thanh tịnh nhẫn xa lìa ngã mạn, vì chẳng khinh kẻ chưa học.

Thanh tịnh nhẫn bị tàn hại hủy báng chẳng sân, vì quán sát như huyễn.

Thanh tịnh nhẫn bị hại không báo oán, vì chẳng thấy mình và người.

Thanh tịnh nhẫn chẳng theo phiền não, vì lìa những cảnh giới.

Thanh tịnh nhẫn tùy thuận chơn thiệt trí của Bồ Tát biết tất cả vô sanh, vì chẳng do người dạy mà được nhập cảnh Nhứt thiết trí.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được pháp nhẫn vô thượng chẳng do tha ngộ của tất cả chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp tinh tấn thanh tịnh :

Thân thanh tịnh tinh tấn, vì thừa sự cúng dường chư Phật, Bồ Tát và các sư trưởng, tôn trọng phước điền chẳng thối chuyển.

Ngữ thanh tịnh tinh tấn, vì pháp đã nghe rộng vì người mà diễn thuyết, tán thán công đức của chư Phật không mỏi mệt.

Ý thanh tịnh tinh tấn, vì khéo có thể nhập xuất từ, bi, hỷ, xả, thiền định, giải thoát và các tam muội không thôi nghỉ.

Tâm chánh trực thanh tịnh tinh tấn, vì không dối, không dua bợ, không vạy vò, không hư giả tất cả siêng tu không thối chuyển.

Tâm tăng thắng thanh tịnh tinh tấn, vì thường xu cầu thượng thượng trí huệ nguyện đủ tất cả pháp bạch tịnh.

Thanh tịnh tinh tấn chẳng luống bỏ vì nhϊếp lấy bố thí, giới, nhẫn, đa văn và bất phóng dật nhẫn đến Bồ đề không nghỉ giữa chừng.

Dẹp phục tất cả ma thanh tịnh tinh tấn, vì đều có thể trừ diệt tham dục, sân hận, ngu si, tà kiến, tất cả phiền não, những cái triền.

Thành tựu viên mãn trí huệ quang minh thanh tịnh tinh tấn, có làm việc chi đều khéo quán sát, đều khiến rốt ráo chẳng cho ăn năn về sau, được Phật bất cộng pháp.

Vô lai vô khứ thanh tịnh tinh tấn, vì được trí như thiệt nhập môn pháp giới, thân ngữ và tâm thảy đều bình đẳng, rõ tướng tức là phi tướng không chấp trước.

Thành tựu pháp quang thanh tịnh tinh tấn, vì vượt quá các địa được Phật quán đảnh, dùng thân vô lậu mà thị hiện mất, thọ, sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, diệt độ, đầy đủ sự Phổ Hiền như vậy.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này, thời được đại thanh tịnh tinh tấn vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh thiền :

Thanh tịnh thiền, thường thích xuất gia, vì rời bỏ tất cả sở hữu.

Thanh tịnh thiền, được chơn thiện hữu, vì chỉ dạy chánh đạo.

Thanh tịnh thiền, ở a lan nhã nhẫn chịu mưa gió, vì lìa ngã và ngã sở.

Thanh tịnh thiền, lìa chúng sanh ồn náo, vì thường thích tịch tịnh.

Thanh tịnh thiền, tâm nghiệp điều nhu, vì thủ hộ các căn.

Thanh tịnh thiền, tâm trí tịch diệt, vì tất cả âm thanh những chướng thiền định chẳng thể làm loạn.

Thanh tịnh thiền, giác đạo phương tiện, vì quán sát tất cả đều hiện chứng.

Thanh tịnh thiền, rời tham đắm, vì chẳng bỏ cõi dục.

Thanh tịnh thiền, phát khởi thông minh, vì biết tất cả căn tánh chúng sanh.

Thanh tịnh thiền, tự tại du hý, vì nhập Phật tam muội biết vô ngã.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được đại thanh tịnh thiền vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh huệ :



Thanh tịnh huệ, biết tất cả nhơn, vì chẳng hoại quả báo.

Thanh tịnh huệ, biết tất cả duyên vì chẳng trái hòa hiệp.

Thanh tịnh huệ, biết chẳng đoạn chẳng thường, vì rõ thấu duyên khởi đều như thiệt.

Thanh tịnh huệ, trừ tất cả kiến chấp, vì không thủ xả nơi tướng chúng sanh.

Thanh tịnh huệ, quán tâm hành của tất cả chúng sanh, vì biết rõ như huyễn.

Thanh tịnh huệ, biện tài quảng đại, vì phân biệt các pháp vấn đáp vô ngại.

Thanh tịnh huệ, tất cả ma, ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, chẳng biết được, vì thâm nhập Như Lai trí.

Thanh tịnh huệ, thấy pháp thân vi diệu của Phật, thấy bổn tánh thanh tịnh của tất cả chúng sanh, thấy tất cả pháp đều tịch diệt, thấy tất cả cõi đồng như hư không, vì biết tất cả tướng đều vô ngại.

Thanh tịnh huệ, tất cả tổng trì, biện tài, phương tiện đều đến bĩ ngạn, vì làm cho được nhứt thiết trí tối thắng.

Thanh tịnh huệ, nhứt niệm tương ưng kim cang trí, rõ tất cả pháp bình đẳng, vì được nhứt thiết pháp tối tôn trí.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây, thời được đại trí huệ vô ngại của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh từ :

Thanh tịnh từ, tâm bình đẳng, vì nhϊếp khắp chúng sanh không lựa chọn.

Thanh tịnh từ, lợi ích, vì tùy có chỗ làm đều làm cho hoan hỷ.

Thanh tịnh từ, nhϊếp người đồng như mình, vì rốt ráo đều làm cho ra khỏi sanh tử.

Thanh tịnh từ, chẳng bỏ thế gian, vì tâm thường duyên niệm chứa nhóm thiện căn.

Thanh tịnh từ, có thể đến giải thoát, vì khiến khắp chúng sanh trừ diệt tất cả phiền não.

Thanh tịnh từ, xuất sanh Bồ đề, vì khiến khắp chúng sanh phát tâm cầu nhứt thiết trí.

Thanh tịnh từ, thế gian vô ngại, vì phóng đại quang minh bình đẳng chiếu khắp.

Thanh tịnh từ, đầy khắp hư không, vì cứu hộ chúng sanh không xứ nào chẳng đến.

Thanh tịnh từ, pháp duyên, chúng pháp như như chơn thiệt.

Thanh tịnh từ, vô duyên vì nhập Bồ Tát ly sanh tánh.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thanh tịnh từ quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh bi :

Thạnh tịnh bi, không bạn bè, vì riêng mình phát tâm đó.

Thạnh tịnh bi, không mỏi nhàm, vì thay thế tất cả chúng sanh thọ khổ chẳng cho là nhọc.

Thạnh tịnh bi, thọ sanh ở xứ nạn, vì cứu độ chúng sanh nạn.

Thạnh tịnh bi, thọ sanh ở đường lành, vì thị hiện vô thường.

Thạnh tịnh bi, vì tà định chúng sanh, vì nhiều kiếp chẳng bỏ hoằng thệ.

Thạnh tịnh bi, chẳng nhiễm trước sự vui của mình, vì cho khắp chúng sanh sự sung sướиɠ.

Thạnh tịnh bi, chẳng cầu báo ân, vì tu tâm trong sạch.

Thạnh tịnh bi, có thể trừ điên đảo vì nói pháp như thiệt.

Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh không nhiễm trước không nhiệt não, vì do khắp trần phiền não nên thọ những điều khổ. Biết như vậy rồi Bồ Tát ở nơi chúng sanh mà khởi đại bi gọi là bổn tánh thanh tịnh, vì họ mà diễn thuyết pháp vô cấu thanh tịnh, quang minh.

Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp như dấu chim bay giữa không gian, chúng sanh si lòa chẳng thể quán sát biết rõ các pháp Bồ Tát phát khởi tâm đại bi tên là chơn thiệt trí, vì họ mà khai thị pháp Niết bàn. Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thanh tịnh bi quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh hỷ :

Thanh tịnh hỷ, phát Bồ đề tâm.

Thanh tịnh hỷ, đều xả bỏ sở hữu.

Thanh tịnh hỷ, chẳng ghét bỏ chúng sanh phá giới giáo hóa cho họ được thành tựu.

Thanh tịnh hỷ, có thể nhẫn thọ chúng sanh tạo ác mà thệ nguyện cứu độ họ.

Thanh tịnh hỷ, xả thân cầu pháp chẳng sanh lòng ăn năn.

Thanh tịnh hỷ, tự bỏ dục lạc thường thích pháp lạc.

Thanh tịnh hỷ, làm cho tất cả chúng sanh bỏ tư sanh lạc thường thích pháp lạc.

Thanh tịnh hỷ, thấy chư Phật thời cung kính cúng dường không nhàm đủ, an trụ nơi pháp giới bình đẳng.

Thanh tịnh hỷ, làm cho tất cả chúng sanh ưa thích thiền định giải thoát tam muội du hý nhập xuất.

Thanh tịnh hỷ, lòng ưa thích đầy đủ công hạnh thuận tất cả khổ hạnh của Bồ Tát đạo, chứng được định huệ tịch tịnh bất động của đức Mâu Ni.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thanh tịnh hỷ quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thanh tịnh xả :

Thanh tịnh xả, tất cả chúng sanh cung kính cúng dường, Bồ Tát chẳng sanh lòng ái trước.

Thanh tịnh xả, tất cả chúng sanh khinh mạn hủy nhục, Bồ Tát chẳng sanh lòng giận hờn.

Thanh tịnh xả, thường đi trong thế gian chẳng bị tám pháp thế gian làm nhiễm.

Thanh tịnh xả, đối với pháp khí chúng sanh chờ thời mà hóa độ, với chúng sanh không pháp khí cũng chẳng hiềm ghét.

Thanh tịnh xả, chẳng cầu pháp học và vô học của Nhị thừa.

Thanh tịnh xả, tâm thường xa lìa tất cả dục lạc thuận phiền não.

Thanh tịnh xả, chẳng khen hàng Nhị thừa nhàm lìa sanh tử.

Thanh tịnh xả, xa lìa tất cả lời thế gian, lời phi Niết bàn, lời phi ly dục, lời chẳng thuận lý, lời não loạn người khác, lời Thanh Văn, lời Duyên Giác, nhẫn đến những chướng Bồ Tát đạo đều xa lìa tất cả.

Thanh tịnh xả, hoặc có chúng sanh căn đã thành thục phát sanh niệm huệ mà chưa biết được pháp tối thượng, chờ thời tiết mới hóa độ.

Thanh tịnh xả, hoặc có chúng sanh đã được Bồ Tát giáo hóa từ thưở trước, đến Phật địa mới điều phục được, Bồ Tát cũng chờ thời tiết.

Thanh tịnh xả, đối với hai hạng chúng sanh trên Bồ Tát, không có quan niệm cao hạ thủ xả, xa lìa tất cả những phân biệt, hằng trụ chánh định, nhập pháp như thiệt, tâm được kham nhẫn.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thanh tịnh xả quảng đại vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười nghĩa :

Ða văn nghĩa, vì kiên cố tu hành.

Pháp nghĩa, vì khéo léo suy gẫm lựa chọn.

Không nghĩa, vì đệ nhứt nghĩa không.

Tịch tịnh nghĩa, rời những chúng sanh ồn náo.

Bất khả thuyết nghĩa, vì chẳng chấp tất cả ngữ ngôn.

Như thiệt nghĩa, vì rõ thấu tam thế bình đẳng.

Pháp giới nghĩa, vì tất cả các pháp đồng một vị.

Chơn như nghĩa, vì tất cả Như Lai thuận nhập.

Thiệt tế nghĩa, vì biết rõ rốt ráo như thiệt.

Ðại Bát Niết bàn nghĩa, vì diệt tất cả khổ mà tu những hạnh Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được Nhứt thiết trí vô thượng nghĩa.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp :

Chơn thiệt pháp, vì như thuyết tu hành.

Ly thủ pháp, vì đều lìa năng thủ và sở thủ.

Vô tránh pháp, vì không có tất cả mê lầm gây gỗ.

Tịch diệt pháp, vì trừ diệt tất cả nhiệt não.

Ly dục pháp, vì tất cả tham dục đều dứt trừ.

Vô phân biệt pháp, vì dứt hẳn phan duyên phân biệt.

Vô sanh pháp, vì dường như hư không bất động.

Vô vi pháp, vì lìa những tướng sanh trụ diệt.

Bổn tánh pháp, vì tự tánh vô nhiễm thanh tịnh.

Xả bỏ tất cả Ô ba đề Niết bàn pháp, vì hay sanh tất cả Bồ Tát hạnh tu tập chẳng dứt.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được pháp quảng đại vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười công cụ trợ đạo phước đức :

Khuyên chúng sanh phát khởi tâm Bồ đề là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì chẳng dứt ngôi Tam Bảo.

Tùy thuận Thập hồi hướng là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì dứt tất cả pháp bất thiện, chứa nhóm tất cả thiện pháp.

Trí huệ dạy dỗ là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì vượt hơn phước đức tam giới.

Tâm không mỏi mệt là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì rốt ráo độ thoát tất cả chúng sanh.

Xả bỏ tất cả sở hữu trong thân ngoài thân là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì nơi tất cả vật chẳng chấp trước.

Vì đầy đủ tướng hảo mà tinh tấn bất thối là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì mở cử đại thí không hạn cuộc.

Thượng, trung, hạ, ba phẩm thiện căn đều đem hồi hướng vô thượng Bồ đề tâm không khinh trọng là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì tương ứng với thiện xảo phương tiện.

Với chúng sanh tà định hạ liệt bất thiện đều sanh lòng đại bi chẳng khinh tiện là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì thường phát khởi tâm hoằng thệ của bực đại nhơn.

Cung kính cúng dường tất cả Như Lai với tất cả Bồ Tát khởi Như Lai tưởng làm cho chúng sanh đều hoan hỉ, đây là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì giữ bổn chí nguyện rất bền chắc.

Trong vô số kiếp, đại Bồ Tát tích tập thiện căn tự muốn được chứng vô thượng Bồ Ðề như ở trong bàn tay, nhưng đầu đem xả thí cho tất cả chúng sanh lòng không ưu não cũng không hối hận, tâm Bồ Tát rộng lớn đồng hư không giới. Ðây là công cụ trợ đạo phước đức của Bồ Tát, vì phát khởi trí huệ chứng đại pháp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời đầy đủ phước đức quảng đại vô thựơng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười công cụ trợ đạo trí huệ :

Gần gũi chơn thiện tri thức đa văn, cung kính, cúng dường, tôn trọng, lễ bái tùy thuận mọi việc chẳng trái lời dạy bảo. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ nhứt, vì tất cả chánh trực không hư dối.

Lìa hẳn kiêu mạng thường có hạnh khiêm hạ cung kính, thân ngữ ý ba nghiệp không thô bạo, nhu hòa thiện thuận chẳng dối trá, chẳng vạy vò. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ hai, vì thân Bồ Tát kham làm pháp khí.

Niệm huệ tùy giác chưa từng tán loạn, hổ thẹn, nhu hòa tâm an bất động, thường nhớ lục niệm, thường thật hành lục hòa kính, thường tùy thuận trụ sáu pháp kiên cố. Ðây là công cụ trí huệ thứ ba, vì làm phương tiện cho mười trí.

Thích pháp thích nghĩa, lấy pháp làm vui, thường thích lóng nghe chánh pháp không nhàm đủ, bỏ rời thế luận và thế ngôn thuyết, chuyên tâm nghe thọ lời xuất thế gian, xa lìa Tiểu thừa, nhập Ðại thừa huệ. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ tư, vì nhứt tâm ghi nhớ không tán động.

Tâm chuyên gánh vác sáu môn Ba la mật, thật hành đã thành thục bốn pháp phạm trụ, đều khéo tu hành tùy thuận minh pháp, điều siêng thỉnh hỏi người trí thông mẫn, xa lìa ác thú quy hướng đường lành tâm thường mến thích chánh niệm quán sát, điều phục lòng mình, thủ hộ ý người. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ năm, vì kiên cố tu hành chơn thiệt hạnh.

Thừơng thích xuất ly chẳng chấp ba cõi, hằng giác tự tâm không bao giờ có ác niệm, ba giác quán đã tuyệt, ba nghiệp đều lành quyết định biết rõ tự tánh của tâm. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ sáu, vì có thể làm cho mình và người được tâm thanh tịnh.

Quán sát ngủ uẩn đều như huyễn sự, thập bát giới như độc xà, thập nhị xứ như hư không, tất cả pháp như huyễn, như diệm, như trăng trong nước, như mộng, như ảnh, như hưởng, như tượng, như vẽ giữa hư không, như vòng lửa quây, như màu mống rán, như ánh sáng mặt nhựt mặt nguyệt, vô tứơng vô hình, phi thừơng phi đoạn, chẳng đến chẳng đi, cũng không sở trụ, quán sát như vậy biệt tất cả pháp vô sanh vô diệt. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ bảy, vì biết tất cả pháp tánh không tịch.

Ðại Bồ Tát nghe tất cả pháp không ngã, không chúng sanh, không thọ giã, không bổ đặc già la, không tâm, không cảnh, không tham sân si, không thân, không vật, không chủ, không đối đãi, không chấp trước, không hành động, như vậy, tất cả đều vô sở hữu, trọn về nơi tịch diệt. Nghe rồi tin sâu chẳng nghi chẳng hủy báng. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ tám, vì có thể thành tựu tri giải viân mãn.

Ðại Bồ Tát khéo điều các căn như lý tu hành, hằng trụ chỉ quán tâm ý tịch tịnh, tất cả động niệm đều trọn chẳng phát khởi, vô ngã, vô nhơn, vô tác, vô hành, không chấp ngả tưởng, không chấp ngả nghiệp, không có tỳ vết, không có nứt rạn, cũng không đức nhẫn nơi đây, thân ngữ ý ba nghiệp không lai không khứ, không có tinh tấn cũng không dũng mãnh. Quán tất cả chúng sanh tất cả các pháp đều bình đẳng mà không sở trụ. Chẳng phải thử ngạn, chẳng phái bĩ ngạn, thử bĩ tánh ly, không từ đâu đến, đi không đến đâu. Thừơng dùng trí huệ tư duy như vậy. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ chín, vì đến chỗ bỉ ngạn phân biệt tứơng.

Ðại Bồ Tát thấy pháp duyên khởi nên thấy pháp thanh tịnh, vì thấy pháp thanh tịnh nên thấy quốc độ thanh tịnh, vì thấy quốc độ thanh tịnh nên thấy hư không thanh tịnh, vì thấy hư không thanh tịnh nên thấy pháp giới thanh tịnh, vì thấy pháp giới thanh tịnh nên thấy trí huệ thanh tịnh. Ðây là công cụ trợ đạo trí huệ thứ mười của Bồ Tát, vì tu hành tích tập nhứt thiết trí.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp này thời được trí huệ vi diệu thanh tịnh vô ngại nơi tất cả pháp của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười minh túc :

Minh túc, khéo phân biệt các pháp.

Minh túc, chẳng chấp trước các pháp.

Minh túc, lìa điên đảo kiến.

Minh túc, trí huệ quang chiếu soi các căn.

Minh túc, khéo phát khởi chánh tinh tấn.

Minh túc, hay thâm nhập chơn đế trí.

Minh túc, diệt nghiệp phiền não thành tựu tận trí vô sanh trí.

Minh túc, thiên nhãn trí khéo quán sát.

Minh túc, túc trụ niệm biết thưở trước thanh tịnh.

Minh túc, lậu tận thần thông trí dứt những lậu của chúng sanh.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại quang minh vô thượng nơi tất cả Phật pháp của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều cầu pháp :

Trực tâm cầu pháp, vì không dua nịnh phỉnh phờ.

Tinh tấn cầu pháp, vì xa lìa lười biếng khinh mạn.

Nhứt hướng cầu pháp, vì chẳng tiếc thân mạng.

Vì trừ phiền não cho tất cả chúng sanh mà cầu pháp, vì chẳng vì danh lợi cung kính.

Vì lợi ích mình và người tất cả chúng sanh mà cầu pháp, vì chẳng riêng tự lợi.

Vì nhập trí huệ mà cầu pháp, vì chẳng thích văn tự.

Vì thoát khỏi sanh tử mà cầu pháp, vì chẳng tham thế lạc.

Vì độ chúng sanh mà cầu pháp, vì phát Bồ đề tâm.

Vì dứt nghi cho tất cả chúng sanh mà cầu pháp, vì làm cho họ không do dự.

Vì đầy đủ Phật pháp mà cầu pháp, vì chẳng thích những thừa khác.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại trí huệ tất cả Phật pháp chẳng do người khác dạy.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp minh liễu :

Tùy thuận thế tục sanh trưởng thiện căn, đây là đồng mông phàm phu minh liễu pháp.

Ðược bất hoại tín vô ngại, tỏ ngộ tự tánh của các pháp, đây là tùy tín hành nhơn minh liễu pháp.

Siêng tu tập chánh pháp, tùy thuận chánh pháp mà an trụ, đây là tùy pháp hành nhơn minh liễu pháp.

Xa lìa bát tà, hướng về bát chánh đạo, đây là đệ bát nhơn minh liễu pháp.

Trừ diệt những kiết sử, dứt lậu sanh tử thấy chơn thiệt đế, đây là tu đà hoàn nhơn chơn minh liễu pháp.

Quán sát ham muốn là họa hoạn biết không qua lại, đây là Tư Ðà Hàm nhơn minh liễu.

Chẳng luyến tam giới, cầu hết hữu lậu, đối với pháp thọ sanh, nhẫn đến chẳng sanh một niệm ái trước, đây là A Na Hàm nhơn minh liễu pháp.

Chứng lục thần thông, được bát giải thoát, cửu định, tứ biện tài thảy đều thành tựu, đây là A La Hán nhơn minh liễu pháp.

Tánh thích quán sát nhứt vị duyên khởi, tâm thường tịch tịnh, tri túc, ít việc, tỏ ngộ do mình được chẳng do người thành tựu các môn thần thông trí huệ, đây là Bích Chi Phật nhơn minh liễu pháp.

Trí huệ rộng lớn, các căn sáng lẹ, thường thích độ thoát tất cả chúng sanh, siêng tu phước trí các pháp trợ đạo, tất cả công đức thập lực tứ vô úy của Như Lai đều đầy đủ viên mãn, đây là Bồ Tát nhơn minh liễu pháp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại trí nhơn minh liễu pháp vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp tu hành :

Cung kính tôn trọng chư Thiện tri thức, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Thường được chư Thiên giác ngộ, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Ðối với chư Phật thường có lòng tàm quý, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Thương xót chúng sanh chẳng bỏ sanh tử, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Công việc tất làm đến rốt ráo tâm không biến động, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Chuyên niệm theo dõi chúng Bồ Tát phát tâm Ðại thừa tinh cần tu học, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Xa lìa tà kiến siêng cầu chánh đạo, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Dẹp phá chúng ma và nghiệp phiền não, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Biết các chúng sanh căn tánh thắng liệt mà vì họ thuyết pháp cho họ an trụ nơi Phật địa, là pháp tu hành của Bồ Tát.

An trụ pháp giới quảng đại vô biên, diệt trừ phiền não cho thân thanh tịnh, là pháp tu hành của Bồ Tát.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được pháp tu hành vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ ma :

Ngũ uẩn ma, vì sanh các chấp thủ.

Phiền não ma, vì hằng tạp nhiễm.

Nghiệp ma, vì hay chướng ngại.

Tâm ma, vì khởi cao mạn.

Tử ma, vì bỏ chỗ sanh.

Thiên ma, vì tự kiêu căn phóng túng.

Thiện căn ma, vì hằng chấp thủ.

Tam muội ma, vì từ lâu say đắm.

Thiện tri thức ma, vì phát khởi tâm chấp trước.

Bồ đề pháp trí ma, vì chẳng nguyện xả lìa.

Ðại Bồ Tát phải dùng phương tiện mau cầu xa rời mười thứ ma này.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ ma nghiệp :

Quên mất Bồ đề tâm tu các thiện căn đây là ma nghiệp.

Ác tâm bố thí, sân tâm trì giới, bỏ người tánh ác, xa kẻ lười biếng, khinh mạn kẻ loạn ý, cơ hiềm người ác huệ, đây là ma nghiệp.

Nơi pháp thậm thâm tâm sanh xan lẫn, có người kham được hóa độ mà chẳng vì họ thuyết pháp. Nếu được tài lợi cung kính cúng dường, dầu chẳng phải pháp khí mà cũng gượng vì họ thuyết pháp. Ðây là ma nghiệp.

Chẳng thích lắng nghe các môn Ba la mật, giả sử nghe nói mà chẳng tu hành, dầu cũng tu hành mà phần nhiều lười biếng. Vì lười biếng nên chí ý hèn kém chẳng cầu pháp đại Bồ đề Vô thượng. Ðây là ma nghiệp.

Xa thiện tri thức, gần ác tri thức, thích cầu Nhị thừa, chẳng thích thọ sanh, chỉ chuộng Niết bàn ly dục tịch tịnh. Ðây là ma nghiệp.

Ở chỗ Bồ Tát, khởi tâm sân hận ác nhãn nhìn ngó tìm cầu tội hở để nói kể lỗi lầm, ngăn dứt tài lợi cúng dường. Ðây là ma nghiệp.

Phỉ báng chánh pháp chẳng thích lắng nghe, giả sử được nghe liền sanh lòng che ⢡i, thấy người thuyết pháp chẳng sanh lòng tôn trọng, cho lời mình nói là phải, lời của người là quấy. Ðây là ma nghiệp.

Thích học thế luận xảo thuật văn từ, khai xiển thâm pháp ẩn phú của Nhị thừa, hoặc dùng diệu nghĩa truyền dạy cho người chẳng đáng dạy, xa rời Bồ đề, trụ nơi tà đạo. Ðây là ma nghiệp.

Người đã được giải thoát đã được an ổn thời thường thích gần gũi mà cúng dường. Người chưa giải thoát chưa an ổn thời chẳng chịu thân cận, cũng chẳng giáo hoá. Ðây là m anghiệp.

Thêm lớn ngã mạn không cung kính. Với các chúng sanh làm nhiều sự não hại, chẳng cầu chánh pháp trí huệ chơn thiệt. Tâm ý tệ ác khó khai ngộ được. Ðây là ma nghiệp.

Chư Bồ tát phải mau xa lìa mười ma nghiệp này mà siêng cầu Phật nghiệp.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát có mười điều bỏ rời ma nghiệp :

Gần thiện tri thức cung kính cúng dường. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Chẳng tụ cao tự đại, chẳng tự khen ngợi. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Nơi thâm pháp của Phật tin hiểu chẳng chê. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Chưa từng quên mất tâm nhứt thiết trí. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Siêng tu diệu hạnh hằng chẳng phóng dật. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Thường cầu tất cả pháp Bồ Tát tạng. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Hằng diễn thuyết chánh pháp tâm không mỏi nhọc. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Quy y tất cả chư Phật mười phương, phát khởi tưởng niệm được cứu hộ. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Tin thọ ức niệm tất cả chư Phật thần lực gia trì. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Cùng tất cả Bồ Tát đồng gieo căn lành bình đẳng không hai. Ðây là bỏ rời ma nghiệp.

Nếu chư Bồ tát an trụ mười pháp này thời có thể ra khỏi tất cả ma đạo.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười môn kiến Phật :

Vô trước kiến, đối với Phật thành Chánh giác an trụ thế gian.

Xuất sanh kiến, đối với nguyện Phật.

Thâm tín kiến, đối với nghuệp báo Phật.

Tùy thuận kiến, đối với trụ trì Phật.

Thâm nhập kiến, đối với Niết bàn Phật.

Phổ chí kiến, đối với pháp giới Phật.

An trụ kiến, đối với tâm Phật.

Vô lượng vô y kiến, đối với tam muội Phật.

Minh liễu kiến, đối với bổn tánh Phật.

Phổ thọ kiến, đối với tùy lạc Phật.

Nếu chư Bồ tát an trụ mười môn kiến Phật này thời thường được thấy đức Như Lai vô thượng.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười Phật nghiệp :

Tùy thời tiết để khai đạo, là Phật nghiệp, vì làm cho tu hành Chánh pháp.

Trong chiêm bao khiến thấy, là Phật nghiệp, vì giác ngộ thiện căn thưở xưa.

Vì người mà diễn thuyết kinh chưa được nghe, là Phật nghiệp, vì làm cho sanh trí dừt nghi.

Vì người ăn năn bị kiết sử triền phược mà nói pháp xuất ly, là Phật nghiệp, vì làm cho lìa tâm nghi.

Nếu có chúng sanh khởi tâm xan lẫn nhẫn đến khởi tâm ác huệ, tâm Nhị thừa, tâm tổn hại, tâm nghi hoặc, tâm tán động, tâm kiêu mạn, Bồ Tát vì họ hiện thân tướng hảo trang nghiêm của Như Lai, là Phật nghiệp, vì sanh trưởng quá khứ hiện căn.

Lúc khó gặp Chánh pháp, vì họ mà rộng thuyết pháp, làm cho họ nghe xong được trí Ðà la ni, trí thần thông, khắp có thể lợi ích vô lượng chúng sanh, là Phật nghiệp, vì thắng giải thanh tịnh.

Nếu có ma sự khởi lên, có thể dùng phương tiện hiện tiếng khắp hư không giới thuyết pháp chẳng tổn não người khác, dùng đây để đối trị làm cho họ được khai ngộ. Chúng ma nghe xong, oai quang tắt mất. Ðây là Phật nghiệp, vì chí thích oai đức lớn thù thắng.

Tâm Bồ tát không xen hở thường tự giữ gìn, chẳng cho chứng nhập chánh vị Nhị thừa. Nếu có chúng sanh căn tánh chưa thành thục thời trọn chẳng vì họ mà nói cảnh giới giải thoát. Ðây là Phật nghiệp vì bổn nguyện mà làm.

Sanh tử kiết lậu tất cả đều lìa, tu hạnh Bồ tát nối tiếp chẳng dứt, dùnh tâm đại bi nhϊếp thủ chúng sanh làm cho họ khởi hạnh rốt ráo giải thoát. Ðây là Phật nghiệp, vì chẳng dứt tu hành hạnh Bồ tát.

Ðại Bồ tát thấu rõ tự thân cùng với chúng sanh bổn lai tịch diệt, chẳng kinh sợ, mà siêng tu phước trí không nhàm dủ. Dẫu biết tất cả Pháp không tạo ác mà cũng chẳng bỏ tự tướng của các pháp. Dầu nơi các vảnh giới lìa hẳn tham dục, mà thường thích chiêm ngưỡng phụng thờ sắc thân của chư Phật. Dầu biết ngộ nhập các pháp chẳng do nơi người, mà dùng nhiều phương tiện cầu nhứt thiết trí. Dầu biết các quốc độ đều như hư không mà thường thích trang nghiêm tất cả cõi Phật. Dầu hằng quán sát vô nhơn vô ngã, mà giáo hoá chúng sanh không có mỏi nhàm. Dầ ơi pháp giới bổn lai bất động, mà dùng thần thông trí lục hiện những biến hoá. Dầ?đã thành tựu nhứt thiết chủng trí, mà không ngớt tu hạnh Bố tát. Dầ iết các pháp bất khả ngôn thuyết, mà chuyển tịnh pháp luân làm cho đại chúng hoan hỷ. Dầu có thể thị hiện chư Phật thần lực, mà chẳng nhàm bỏ thân Bồ tát. Dầu hiện nhập đại Niết bàn, mà thị hiện thọ sanh Tất cả xứ. Có thể thật hành pháp quyền thiệt song hành như vậy là Phật nghiệp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười Phật nghiệp này, thời được nghiệp quảng đại vô thượng vô sư chẳng do người dạy.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười mạn nghiệp :

Ðối với Sư, Tăng, Cha, Mẹ, Sa Môn, Bà La Môn trụ nơi chánh đạo hoặc hướng chánh đạo, là những phước điền đáng tôn trọng, mà chẳng cung kính. Ðây là mạn nghiệp.

Hoặc có Pháp Sư được pháp tối thắng ngồi Ðại thừa, biết đạo xuất yếu đắc đà la ni, diễn thuyết pháp quảng đại trong khế kinh không thôi nghỉ. Mà đối với bực ấy phát khởi tâm cao mạn và đối với pháp của bực ấy giảng nói chẳng có lòng cung kính. Ðây là mạn nghiệp.

Ở trong chúng hội nghe thuyết diệu pháp chẳng chịu khen là hay cho người khác tin thọ. Ðây là mạn nghiệp.

Ưa sanh lòng quá mạn, tự cao ngạo lấn người, chẳng thấy mình lỗi, chẳng biết mình dở. Ðây là mạn nghiệp.

Ưa sanh lòng quá quá mạn. Thấy có Pháp Sư và người thuyết pháp, biết là pháp, là luật, là chơn thiệt, là lời Phật, mà vì ghét người nên cũng ghét pháp, tự mình hủy báng cũng bảo người hủy báng. Ðây là mạn nghiệp.

Tự cầu tòa cao, tự xưng Pháp Sư, ưng thọ người cung cấp, chẳng ưng chấp sự. Thấy bực kỳ cựu người tu hành lâu, chẳng chịu đứng dậy tiếp rước, chẳng chịu hầu hạ. Ðây là mạn nghiệp.

Thấy người có đức thời nhíu mày chẳng vui, nói lời thô lỗ tìm tòi lỗi lầm của bực ấy. Ðây là mạn nghiệp.

Thấy có người thông minh biết chánh pháp, chẳng chịu gần gũi cung kính cúng dường, chẳng chịu hỏi han gì là thiện, gì là bất thiện, những gì nên làm, những gì chẳng nên làm, làm những công hạnh gì mà được mãi mãi lợi ích an lạc. Là kẻ ngu si ngoan cố chìm trong ngã mạn, trọn không thấy được đạo xuất yếu. Ðây là mạn nghiệp.

Lại có chúng sanh tâm khinh mạn che đậy, chư Phật xuất thế chẳng có thể thân cận cung kính cúng dường, thiện căn mới chẳng sanh, thiện căn cũ tiêu mất, chẳng nên nói lại nói, chẳng nên cãi lại cãi. Ở vị lai tất cả phải đọa hầm sâu hiểm nạn trong trăm ngàn kiếp còn chẳng gặp Phật huống là được nghe pháp. Chỉ do từ trước đã từng phát Bồ đề tâm nên trọn tự tỉnh ngộ. Ðây là mạn nghiệp.

Nếu chư Bồ Tát lìa mười mạn nghiệp này thời được mười trí nghiệp.

Ðây là mười trí nghiệp :

Tin hiểu nghiệp báo chẳng hoại nhơn quả. Ðây là trí nghiệp.

Chẳng bỏ Bồ đề tâm, thường niệm chư Phật. Ðây là trí nghiệp.

Gần thiện tri thức cung kính cúng dường hết lòng tôn trọng, trọn không chán không lười. Ðây là trí nghiệp.

Thích pháp thích nghĩa không nhàm đủ, xa lìa tà niệm, siêng tu chánh niệm. Ðây là trí nghiệp.

Ðối với tất cả chúng sanh, lìa ngã mạn. Ðối với chư Bồ Tát tưởng như Phật. Mến trọng chánh pháp chẳng tiếc thân mình. Tôn thờ Như Lai như hộ mạng mình. Với người tu hành tưởng là Phật. Ðây là trí nghiệp.

Ba nghiệp thân, khẩu và ý không có sự bất thiện, ca ngợi bực Hiền Thánh, tùy thuận Bồ đề. Ðây là trí nghiệp.

Chẳng hoại duyên khởi, lìa những tà kiến phá si ám được sáng suốt chiếu rõ tất cả pháp. Ðây là trí nghiệp.

Mười môn hồi hướng tùy thuận tu hành. Nơi các môn Ba la mật tưởng là từ mẫu. Nơi thiện xảo phương tiện tưởng là từ phụ. Dùng tâm thâm tịnh nhập nhà Bồ đề. Ðây là trí nghiệp.

Thí, giới, đa văn, chỉ, quán, phước và huệ, tất cả pháp trợ đạo như vậy thường siêng chứa nhóm không nhàm mỏi. Ðây là trí nghiệp.

Nếu có một nghiệp được đức Phật khen ngợi có thể phá chúng ma trừ phiền não đấu tránh, có thể rời lìa tất cả chướng cái triền phược, có thể giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh, có thể tùy thuận trí huệ nhϊếp thủ chánh pháp, có thể nghiêm tịnh cõi Phật, có thể phát khởi thông minh thời đều chuyên cần tu tập không thối thất lười biếng. Ðây là trí nghiệp.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười trí nghiệp này thời được tất cả thiện xảo phương tiện đại trí nghiệp vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều bị ma nhϊếp trì :

Tâm lười biếng, bị ma nhϊếp trì.

Trí nguyện hèn kém, bị ma nhϊếp trì.

Nơi công hạnh chút ít cho là đủ, bị ma nhϊếp trì.

Lãnh thọ một hạnh, từ chối những hạnh khác, bị ma nhϊếp trì.

Chẳng phát đại nguyện, bị ma nhϊếp trì.

Thích ở tịch diệt dứt trừ phiền não, bị ma nhϊếp trì.

Dứt hẳn sanh tử, bị ma nhϊếp trì.

Bỏ hạnh Bồ Tát, bị ma nhϊếp trì.

Chẳng giáo hoá chúng sanh, bị ma nhϊếp trì.

Nghi báng chánh pháp, bị ma nhϊếp trì.

Nếu chư Bồ Tát rời bỏ được mười điều bị ma nhϊếp trì này thời được mười điều được chư Phật nhϊếp trì.

Ðây là mười điều được Phật nhϊếp trì :

Ban sơ có thể phát tâm Bồ đề, được Phật nhϊếp trì.

Trong nhiều đời gìn giữ tâm Bồ đề không để quên mất, được Phật nhϊếp trì.

Rõ biết ma sự đều có thể xa lìa, được Phật nhϊếp trì.

Nghe các môn Ba la mật, tu hành đúng pháp, được Phật nhϊếp trì.

Biết khổ sanh tử mà chẳng nhàm ghét, được Phật nhϊếp trì.

Quán pháp thậm thâm được vô lượng quả, được Phật nhϊếp trì.

Vì chúng sanh diễn thuyết pháp Nhị thừa mà chẳng chứng lấy quả giải thoát của Nhị thừa, được Phật nhϊếp trì.

Thích quán pháp vô vi mà chẳng trụ trong đó, đối với hữu vi vô vi không tưởng là hai, được Phật nhϊếp trì.

Ðến chỗ vô sanh mà hiện thọ sanh, được Phật nhϊếp trì.

Dầu chứng được nhứt thiết trí mà khởi hạnh Bồ Tát chẳng dứt giống Bồ đề, được Phật nhϊếp trì.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười điều này thì được sức nhϊếp trì vô thượng của chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều được pháp nhϊếp trì :

Biết tất cả hành pháp là vô thường, được pháp nhϊếp trì.

Biết tất cả hành pháp là khổ, được pháp nhϊếp trì.

Biết tất cả hành pháp là vô ngã, được pháp nhϊếp trì.

Biết tất cả pháp tịch diệt Niết bàn, được pháp nhϊếp trì.

Biết tất cả pháp theo duyên mà phát khởi, không có duyên thời không khởi, được pháp nhϊếp trì.

Biết vì do tư duy chẳng chánh nên sanh khởi vô minh. Vì do có vô minh khởi nên nhẫn đến có lão tử phát khởi. Vì tư duy chẳng chánh diệt nên vô minh diệt. Vì vô minh diệt nên nhẫn đến lão tử diệt. Ðược pháp nhϊếp trì.

Biết ba môn giải thoát xuất sanh Thanh Văn thừa, chứng pháp vô tránh xuất sanh Ðộc Giác thừa, được pháp nhϊếp trì.

Biết pháp Lục Ba la mật, pháp Tứ nhϊếp xuất sanh Ðại thừa, được pháp nhϊếp trì.

Biết tất cả cõi, tất cả pháp, tất cả chúng sanh, tất cả thế là cảnh giới của Phật trí, được pháp nhϊếp trì.

Biết dứt tất cả niệm, bỏ tất cả thủ, rời tiền tế hậu tế, tùy thuận Niết bàn, được pháp nhϊếp trì.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười điều được pháp nhϊếp trì này thời được pháp nhϊếp trì vô thượng của tất cả chư Phật.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất thiên cung có mười công việc :

Vì chư Thiên Tử cõi Dục mà nói pháp nhàm lìa. Bảo rằng tất cả tự tại đều là vô thường, tất cả khoái lạc đều sẽ suy mất, khuyên chư Thiên Tử phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ nhứt.

Vì chư Thiên cõi Sắc mà nói nhập xuất các thiền tam muội giải thoát. Nếu ở trong đây mà sanh lòng ái trước thời nhơn nơi ái lại phát khởi thân kiến, tà kiến, vô minh v. v… Vì họ mà nói trí huệ như thiệt. Nếu họ đối với những pháp sắc, phi sắc phát khởi tưởng điên đảo cho là thanh tịnh, thời vì họ mà nói bất tịnh đều là vô thường. Khuyên họ phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ hai.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung nhập tam muội tên là quang minh trang nghiêm. Thân phóng quang minh chiếu khắp Ðại Thiên thế giới. Tùy tâm chúng sanh mà dùng các thứ âm thanh để thuyết pháp. Chúng sanh nghe pháp xong, tín tâm thanh tịnh, sau khi chết sanh về cung trời Ðâu Suất. Bồ Tát lại khuyên họ phát tâm Bồ đề. Ðây là công việc thứ ba.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung dùng vô ngại nhãn thấy khắp tất cả Bồ Tát trong cung trời Ðâu Suất ở mười phương. Chư Bồ Tát kia cũng đều thấy đây. Ðã thấy nhau, chư Bồ Tát cùng luận nói diệu pháp : những là giáng thần, nhập thai, sơ sanh, xuất gia, qua đến đạo tràng, đủ đại trang nghiêm. Và lại thị hiện những công hạnh đã làm từ xưa đến nay. Do công hạnh đó mà thành đại trí này và tất cả công đức. Chẳng rời bổn xứ mà có thể thị hiện những sự như vậy. Ðây là công việc thứ tư.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung, chúng Bồ Tát ở tất cả cung trời Ðâu Suất mười phương đều vân tập đến vây quanh cung kính. Bấy giờ Ðại Bồ Tát muốn cho chư Bồ Tát đó đều được thỏa mãn tâm nguyện sanh lòng hoan hỷ, nên tùy theo chư Bồ Tát đáng ở bực nào, tùy theo sở hành, sở đoạn, sở tu, sở chứng mà diễn thuyết pháp môn. Chư Bồ Tát đó nghe pháp xong đều rất hoan hỷ được chưa từng có đều trở về bổn độ. Ðây là công việc thứ năm.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung. Bấy giờ chúa cõi Dục, Thiên ma Ba Tuần vì muốn phá hoại công nghiệp của Bồ Tát nên cùng quyến thuộc đến chỗ Bồ Tát. Bồ Tát vì hàng phục ma quân nên trụ kim cang đạo nhϊếp Bát nhã Ba la mật phương tiện thiện xảo trí huệ môn, dùng hai lời nói nhu nhuyến và thô bạo mà thuyết pháp cho họ, làm cho Ma Vương Ba Tuần không hại được. Ma quân thấy oai lực tự tại của Bồ Tát nên đều phát tâm Bồ đề Vô thượng. Ðây là công việc thứ sáu.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung biết chư Thiên Tử cõi Dục chẳng thích nghe pháp. Bây giờ Bồ Tát phát tiếng to bảo họ rằng : ngày nay Bồ Tát ở trong Thiên cung sẽ hiện sự hy hữu, nếu muốn được thấy thời phải mau đến. Chư Thiên Tử nghe lời này xong đều vân tập đến cung Ðâu Suất. Bồ Tát vì họ mà hiện sự hy hữu. Chư Thiên Tử được thấy nghe đều rất hoan hỷ say sưa. Trong âm nhạc lại có tiếng bảo rằng : này các Ngài ! Tất cả hành pháp đều vô thường, đều là khổ. Tất cả pháp đều vô ngã, là Niết bàn tịch diệt. Rồi lại bảo rằng : các Ngài đều phải tu hạnh Bồ Tát, đều phải viên mãn nhứt thiết chủng trí. Chư Thiên Tử nghe xong, lo buồn than thở đều sanh lòng yểm ly, tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Ðây là công việc thứ bảy.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung, chẳng rời bỏ bổn xứ mà đều có thể qua đến mười phương vô lượng tất cả chỗ chư Phật, thấy chư Như Lai thân cận lễ bái cung kính nghe pháp. Bấy giờ chư Phật muốn cho Bồ Tát được pháp tối thượng quán đảnh nên nói Bồ Tát địa tên là nhứt thiết thần thông, dùng một niệm tương ưng huệ đầy đủ tất cả công đức tối thắng nhập vị nhứt thiết chủng trí. Ðây là công việc thứ tám.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung vì muốn cúng dường chư Phật Như Lai nên dùng đại thần lực hiện khởi những đồ cúng dường tên là thù thắng khả lạc, khắp tất cả thế giới trong pháp giới hư không giới để cúng dường chư Phật. Trong các thế giới ấy, vô lượng chúng sanh thấy sự cúng dường này đều phát tâm vô thượng Bồ đề. Ðây là công việc thứ chín.

Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung xuất sanh vô lượng vô biên như huyễn như ảnh pháp môn cùng khắp mười phương tất cả thế giới, thị hiện những sắc, những tướng, những hình thể, những oai nghi, những sự nghiệp, những phương tiện, những ví dụ, những ngôn thuyết, tùy tâm chúng sanh đều làm cho họ hoan hỷ. Ðây là công việc thứ mười.

Nếu chư Bồ Tát thành tựu pháp này thời có thể sau này sanh xuống thế gian.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát ở Ðâu Suất Thiên cung lúc sắp giáng sanh hiện ra mười sự :

Ðại Bồ Tát từ trời Ðâu Suất giáng sanh, từ dưới chân phóng đại quang minh tên là an lạc trang nghiêm, chiếu khắp cõi Ðại Thiên thế giới, tất cả ác đạo, những chúng sanh hoạn nạn được quang minh chạm nhầm mình thời đều khỏi khổ được an lạc. Ðược an lạc rồi biết sắp có bực đại nhơn kỳ đặc xuất hiện thế gian. Ðây là sự thị hiện thứ nhứt.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc giáng sanh, từ trong tướng bạch hào giữa chặng mày phóng đại quang minh tên là giác ngộ chiếu khắp Ðại Thiên thế giới, soi đến thân của chư Bồ Tát đồng hành với mình từ đời trước chư Bồ Tát đó được quang minh chiếu đến, biết đại Bồ Tát sắp giáng sanh, liền đem vô lượng đồ cúng dường đến chỗ Ðại Bồ Tát để cúng dường. Ðây là sự thị hiện thứ hai.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh, ở trong bàn tay hữu phóng đại quang minh tên là thanh tịnh cảnh giới đều có thể trang nghiêm thanh tịnh tất cả Ðại Thiên thế giới. Trong đây nếu có hàng Bích Chi Phật chứng được vô lậu, thấy biết quang minh này thời liền xả thọ mạng. Nếu những vị không hay biết thời oai lực của quang minh dời họ đến trong những thế giới phương khác. Tất cả những ma và các ngoại đạo, hàng chúng sanh có kiến chấp đều cũng dời đến thế giới phương khác, chỉ trừ những chúng sanh đáng được hoá độ do thần lực của Phật nhϊếp trì. Ðây là sự thị hiện thứ ba.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh từ đầu gối phóng đại quang minh tên là Thanh tịnh trang nghiêm chiếu khắp cung điện của chư Thiên, dưới chiếu đến trời Hộ Thế Tứ Thiên Vương, trên chiếu suốt trời Tịnh Cư. Chư Thiên trong tất cả cõi trời đều biết đại Bồ Tát ở cung Ðâu Suất sắp giáng sanh, tất cả đồng có lòng luyến mộ buồn than lo rầu, cùng nhau đem những tràng hoa, y phục, hương bột, hương thoa, phan lọng, kỹ nhạc đến chỗ Bồ Tát để cung kính cúng dường, theo Bồ Tát hạ sanh nhẫn đến nhập Niết bàn. Ðây là sự thị hiện thứ tư.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh, trong tâm trạng kim cang trang nghiêm nơi tướng chữ “vạn” phóng đại quang minh tên là Vô năng thắng tràng, chiếu khắp tất cả thế giới mười phương đến thân của tất cả Kim Cang lực sĩ. Bấy giờ có trăm ức Kim Cang lực sĩ đều vân tập theo hầu hạ đại Bồ Tát từ lúc giáng sanh nhẫn đến lúc nhập Niết bàn. Ðây là sự thị hiện thứ năm.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh, từ tất cả lỗ lông trên thân phóng đại quang minh tên là phân biệt chúng sanh, chiếu khắp Ðại Thiên thế giới, chạm đến thân của tất cả Bồ Tát, lại chạm đến tất cả chư Thiên và người đời. Chư Bồ Tát đó đồng nghĩ rằng tôi phải ở lại đây để cúng dường đức Như Lai giáo hóa chúng sanh. Ðây là sự thị hiện thứ sáu.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh từ trong điện đại ma ni bửu tạng phóng đại quang minh tên là Thiện trụ quán sát chiếu đến chỗ của Bồ Tát này sẽ sanh. Quang minh này đã chiếu xong, những Bồ Tát khác đều theo dõi xuống Diêm Phù Ðề, hoặc ở nơi nhà, hoặc ở tụ lạc, hoặc ở thành ấp mà hiện thọ sanh, vì muốn giáo hoá các chúng sanh. Ðây là sự thị hiện thứ bảy.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh từ cung điện cõi trời và trong những đồ trang nghiêm nơi đại lâu các phóng đại quang minh tên là Nhứt thiết cung điện thanh tịnh trang nghiêm chiếu đến bụng của mẹ sẽ thác sanh. Quang minh chiếu xong, làm cho Thánh Mẫu an ổn vui vẻ, thành tựu đầy đủ tất cả công đức. Trong bụng Thánh Mẫu tự nhiên có lâu các quảng đại trang nghiêm với đại ma ni bửu, nơi đây là chỗ sẽ ở của thân đại Bồ Tát. Ðây là sự thị hiện thứ tám.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh, từ dưới hai chân phóng đại quang minh tên là Thiện Trụ. Nếu chư Thiên Tử và các Phạm Thiên sắp lâm chung được quang minh chạm đến thân thời đều được trụ thọ mạng cúng dường đại Bồ Tát từ lúc mới hạ sanh nhẫn đến nhập Niết bàn. Ðây là sự thị hiện thứ chín.

Ðại Bồ Tát ở trời Ðâu Suất lúc sắp giáng sanh từ trong tùy hình hảo phóng đại quang minh tên là Nhựt nguyệt trang nghiêm, thị hiện những công nghiệp củ Bồ Tát. Bấy giờ người và trời hoặc thấy Bồ Tát ở cung Ðâu Suất, hoặc thấy nhập thai, hoặc thấy sơ sanh, hoặc thấy xuất gia, hoặc thấy Thành đạo hoặc thấy hàng ma, hoặc thấy chuyển Pháp luân, hoặc thấy nhập Niết bàn. Ðây là sự thị hiện thứ muời.

Ðại Bồ Tát nơi thân, nơi tòa, nơi cung điện, trong lâu các phóng trăm muôn vô số đại quang minh như vậy đều hiển hiện những sự nghiệp của đại Bồ Tát. Thị hiện sự nghiệp này rồi, vì đầy đủ tất cả công đức nên từ cung trời Ðâu Suất sanh xuống nhơn gian.

Hán Bộ Quyển Thứ 59

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát thị hiện ở thai mẹ có mười sự :

Ðại Bồ Tát vì muốn thành tựu những chúng sanh tâm nhỏ hiểu kém, chẳng muốn cho họ nghĩ rằng : Nay đức Bồ Tát này tự nhiên hóa sanh trí huệ thiện căn đều tự được chẳng từ công phu tu tập. Vì cớ đây nên Bồ Tát thị hiện ở thai mẹ. Ðây là sự thứ nhứt.

Ðại Bồ Tát vì thành thục phụ mẫu và các quyến thuộc, những chúng sanh đồng tu thiện căn từ đời trước nên thị hiện ở thai mẹ. Tại sao vậy?Vì những người này cần phải thấy Bồ Tát ở thai mẹ mới thành thục những thiện căn mà họ đã có. Ðây là sự thứ hai.

Ðại Bồ Tát lúc vào thai mẹ, luôn chánh niệm chánh tri không mê lầm. Ðã ở thai mẹ, tâm Bồ Tát hằng chánh niệm cũng không lầm loạn. Ðây là sự thứ ba.

Ðại Bồ Tát ở trong thai mẹ thường diễn thuyết pháp. Chư đại Bồ Tát ở thập phương thế giới cùng Ðế Thích, Phạm Thiên, Hộ Thế Tứ Thiên Vương đều đến tập hội, đều làm cho được vô lượng thần lực, vô biên trí huệ. Lúc ở trong thai mẹ, đại Bồ Tát thành tựu biện tài công dụng thù thắng như vậy. Ðây là sự thứ tư.

Ðại Bồ Tát ở trong thai mẹ nhóm họp đại hội, dùng sức bổn nguyện giáo hoá tất cả chúng Bồ Tát. Ðây là sự thứ năm.

Ðại Bồ Tát thành Phật ở trong loài người thời phải đủ sự thọ sanh tối thắng. Do cớ này nên thị hiện ở thai mẹ. Ðây là sự thứ sáu.

Ðại Bồ Tát ở trong thai mẹ, chúng sanh trong Ðại Thiên thế giới đều thấy Bồ Tát như thấy bóng mình hiện rõ trong gương. Bấy giờ chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhơn, Phi nhơn v.v…những hàng có đại tâm, đều đến chỗ Bồ Tát để cung kính cúng dường. Ðây là sự thứ bảy.

Ðại Bồ Tát ở trong thai mẹ, tất cả tối hậu sanh Bồ Tát ở thai mẹ trong mười phương đều đến cùng hội họp diễn thuyết pháp môn đại tập tên là quảng đại trí huệ tạng. Ðây là sự thứ tám.

Ðại Bồ Tát ở trong lúc thai me nhập ly cấu tạng tam muội. Dùng sức tam muội ở trong thai mẹ hiện cung điện lớn trang nghiêm tốt đẹp. Thiên cung Ðâu Suất không sánh kịp. Nhưng thân mẹ vẫn an ổn vô sự. Ðây là sự thứ chín.

Ðại Bồ Tát lúc ở thai mẹ dùng oai lực sắm đồ cúng dường tên là khai đại phước đức ly cấu tạng khắp đến tất cả thế giới mười phương để cúng dường tất cả chư Phật Như Lai. Chư Như Lai đó đều vì đại Bồ Tát mà diễn nói vô biên Bồ Tát ở pháp giới tạng. Ðây là sự thứ mười.

Nếu chư Bồ Tát rõ thấu mười sự thị hiện ở thai mẹ này, thời có thể thị hiện sự qua đến thậm thâm vi tế.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười sự qua đến thậm thâm vi tế :

Ở trong thai mẹ, đại Bồ Tát thị hiện sơ phát tâm Bồ đề nhẫn đến bực quán đảnh.

Ở trong thai mẹ thị hiện ở Ðâu Suất Thiên cung.

Ở trong thai mẹ thị hiện sơ sanh.

Ở trong thai mẹ thị hiện đồng tử.

Ở trong thai mẹ thị hiện ở vương cung.

Ở trong thai mẹ thị hiện xuất gia.

Ở trong thai mẹ thị hiện khổ hạnh đến ngồi đạo tràng thành bực Ðẳng Chánh Giác.

Ở trong thai mẹ thị hiện Chuyển pháp luân.

Ở trong thai mẹ thị hiện nhập Niết bàn.

Ở trong thai mẹ thị hiện đại vi tế : những là tất cả Bồ Tát hạnh, tất cả Như Lai tự tại thần lực vô lượng môn sai biệt.

Nếu chư Bồ Tát an trụ trong mười môn qua đến thậm thâm vi tế này thời được đại trí huệ thâm thâm vi tế vô thượng của đức Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều sanh :

Xa lìa ngu si, chánh niệm chánh tri mà sanh.

Phóng lưới đại quang minh chiếu khắp Ðại Thiên thế giới mà sanh.

Trụ tối hậu hữu chẳng còn thọ thân sau mà sanh.

Bất sanh bất khởi mà sanh.

Biết tam giới như huyễn mà sanh.

Khắp hiện thân nơi thập phương thế giới mà sanh.

Chứng thân nhứt thiết chủng trí mà sanh.

Phóng tất cả Phật quang minh khắp giác ngộ tất cả chúng sanh mà sanh.

Nhập đại trí quán sát tam muội mà sanh.

Bồ Tát lúc sanh, chấn động tất cả cõi Phật, giải thoát tất cả chúng sanh, trừ diệt tất cả ác đạo che chói tất cả các ma, vô lượng Bồ Tát đều đến nhóm họp.

Ðây là mười điều sanh của đại Bồ Tát, vì điều phục chúng sanh mà thị hiện như vậy.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát do mười sự mà thị hiện vi tiếu tâm tự thệ :

Ðại Bồ Tát nghĩ rằng : Tất cả thế gian chìm tại vũng bùn ái dục, trừ một tôi ra không ai có thể cố gắng cứu tế được. Nghĩ biết như vậy rồi, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Lại nghĩ rằng : Tất cả thế gian bị phiền não làm mù, duy có tôi nay là người đầy đủ trí huệ. Bồ Tát nghĩ biết như vậy vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Lại nghĩ rằng : Nay tôi do thân giả danh này sẽ được pháp thân vô thượng sanh mãn tam thế của đức Như Lai. Nghĩ biết như vậy, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bấy giờ Bồ Tát dùng mắt vô chướng ngại quan sát tất cả Phạm Thiên nhẫn đến tất cả Ðại Tự Tại Thiên trong mười phương mà tự nghĩ rằng : những chúng sanh này đều tự cho rằng mình có đại trí lực. Bồ Tát nghĩ biết như vậy vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bấy giờ Bồ Tát quán sát các chúng sanh từ lâu gieo trồng căn lành, nay đều thối mất. Nghĩ biết như vậy, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bồ Tát quán sát thấy thế gian chủng tử gieo trồng dầu ít mà được quả rất nhiều. Nghĩ biết như vậy vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bồ Tát quán sát thấy tất cả chúng sanh được Phật giáo hoá quyết định được lợi ích. Nghĩ biết như vậy, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bồ Tát quán sát thấy trong đời quá khứ chư Bồ Tát đồng hành nhiễm trước việc khác nên chẳng được công đức quảng đại của Phật pháp. Nghĩ biết như vậy, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bồ Tát quán sát thấy trong đời quá khứ, hàng nhơn thiên cùng mình tập hội nay còn ở bực phàm phu, không xả ly được, cũng chẳng nhàm mỏi. Nghĩ biết như vậy, Bồ Tát vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Bấy giờ Bồ Tát được quang minh của tất cả Như Lai chiếu đến càng thêm hân hoan, vui vẻ vi tiếu tâm tự thệ.

Ðại Bồ Tát vì điều phục chúng sanh nên thị hiện như vậy.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười sự mà thị hiện đi bảy bước :

Vì hiện Bồ Tát lực mà thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện xả thí bảy Thánh tài mà thị hiện đi bảy bước.

Vì cho địa thần thỏa nguyện nên thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện tướng siêu tam giới nên thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện bước đi tối thắng của Bồ Tát hơn hẳn bước đi của tượng vương, ngưu vương, sư tử vương mà thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện tướng Kim cang địa mà thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện muốn ban cho chúng sanh sức dũng mãnh mà thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện tu hành thất giác bửu mà thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện pháp đã được chẳng do người khác dạy nên thị hiện đi bảy bước.

Vì hiện là tối thắng vô tỷ ở thế gian nên thị hiện đi bảy bước.

Ðại Bồ Tát vì điều phục chúng sanh nên thị hiện đi bảy bước như vậy.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát do mười sự mà hiện ở thân đồng tử :

Vì hiện thông đạt tất cả văn tự, toán số, đồ thơ, ấn tỷ, những nghề nghiệp thế gian, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện thông đạt tất cả những nghề nghiệp vũ thuật binh trận thế gian, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện thông đạt tất cả những văn bút, đàm luận, cờ nhạc thế gian, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện xa lìa những lỗi lầm của ba nghiệp thân ngữ ý, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện môn nhập định trụ Niết bàn khắp cùng mười phương vô lượng thế giới, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện sức mạnh siêu quá tất cả Thiên, Long, Bát Boa, Ðế Thích, Phạm Vương, Hộ Thế, Nhơn, Phi Nhơn v.v… mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện sắc tướng oai quang của Bồ Tát siêu quá tất cả Ðế Thích, Phạm Vương, Hộ Thế, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì làm cho những chúng sanh tham đắm nơi dục lạc mến thích pháp lạ, mà thị hiện ở thân đồng tử.

Vì tôn trọng chánh pháp siêng cúng dường Phật cùng khắp tất cả thế giới mười phương, mà hiện ở thân đồng tử.

Vì hiện được đức Phật gia bị, được pháp quang minh mà thị hiện ở thân đồng tử.