Lạc Chốn Phù Hoa

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tô Mạt là một cô gái mới 28 tuổi lại bị các thế lực ép buộc cô là vật hiến dâng nhằm thỏa mãn du͙© vọиɠ cho các quan chức cao. Cuộc sống cô trở nên bế tắc, cô không thể chịu đựng thêm nữ …
Xem Thêm

Từ ngôi chùa trở về, Tô Mạt kể lại chuyện gặp sư trụ trì với mọi người. Ban đầu, Vương Cư An còn không tin nhưng anh ta vẫn hẹn Phan Tổng. Lão Phan ra vẻ, nói trong quá trình bỏ thầy không tiện tiếp xúc quá nhiều, sợ người khác dị nghị. Vương Cư An đề cập thẳng, là đi chùa bái Bồ Tát, tuyệt đối không nhắc đến chuyện công việc, đối phương mới đồng ý.

Ngày hôm sau, Vương Cư An cùng Triệu Tường Khánh và Tô Mạt, Phan Tổng dẫn vợ và con gái cùng lên chùa bái Phật.

Gặp Tô Mạt, Phan Tổng trò chuyện tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

Triệu Tường Khánh cười, nói: “Tất cả nhờ Tô Mạt, vị trụ trì gặp cô ấy liền nói cô ấy có duyên với Phật. Nhờ cô ấy nên chúng tôi cũng được thơm lây”.

Phan Tổng nhìn Tô Mạt bằng ánh mắt ngưỡng mộ.

Tiểu hòa thượng đưa mọi người vào nội đường. Sư trụ trì ngồi hóng mát trên ghế mây dưới giếng trời, tay cầm quyển kinh Phật.

Tô Mạt không yên tâm, tiến lên phía trước, nói nhỏ với sư trụ trì: “Sư ông cứ nói với bọn họ vài câu tốt đẹp là được, không cần hao tổn tâm trí, sư ông tránh đừng để mệt mỏi quá”.

Hòa thượng già lên tiếng: “Người xuất gia không thể nói dối, có sao ta sẽ nói vậy”.

Tô Mạt nói: “Vậy hai mươi năm trước sư ông xem bói cho con, chắc sư ông không phải có sao nói vậy chứ?”

Hòa thượng già ngẫm nghĩ một hồi: “Cháu gái nhà họ Tô, lúc đó ta đã nhìn ra cuộc hôn nhân đầu của cháu không quá ba thu, ta đã dùng ngón tay giơ số ba, lẽ nào bố mẹ cháu không hiểu?”

Nghe câu này, Tô Mạt hết sức ngạc nhiên. Cô thầm nghĩ: thảo nào sau này bố mình thường nói, vị hòa thượng giơ động tác tay ok với ông.

Sư trụ trì không nhiều lời, đưa mắt quan sát mọi người. Thấy ông già yếu bệnh tật nhưng ánh mắt vẫn tinh anh, mọi người không dám xem thường, để mặc ông nhìn đi nhìn lại. Sau đó, hòa thượng già mỉm cười, chỉ tay vào Triệu Tường Khánh. “Người này tướng mạo có phúc”.

Triệu Tường Khánh rất mừng rỡ. Nhưng trước mặt sếp tổng, anh ta không tiện tỏ thái độ quá lộ liễu, chỉ nói: “Ôi giời, lão thần tiên, tôi chỉ làm thuê cho người khác, sắp bốn mươi mà vẫn chưa kiếm được vợ. Tôi còn đang nản lòng đây này”.

Hòa thượng già đáp: “Vạn sự không cần vội vàng, thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng”.

Tô Mạt ở bên cạnh không kìm được, khẽ ho một tiếng, hòa thượng già mới đưa mắt về phía gia đình Phan Tổng, phất tay. “Tướng mạo của ba thí chủ này cũng có phúc”.

Nghe ông nói vậy, gia đình Phan Tổng đều cười ngoác miệng. Cuối cùng, sư trụ trì nhìn Vương Cư An, vẻ mặt hết sức nghiêm túc: “Thí chủ vào đây, tôi xem cho thí chủ trước”.

Phan Tổng ở bên cạnh cất giọng khách khí: “Vương Tổng, mời anh xem trước, đây cũng là duyên phận”.

Vương Cư An không tin mấy trò bói toán nhưng nhìn thấy vẻ kiên quyết của sư trụ trì, anh ta đành làm theo lời ông.

Hòa thượng già đưa Vương Cư An vào phòng, lại gọi Tô Mạt vào mài mực.

Vương Cư An quan sát xung quanh. Đây là căn phòng cũ kĩ, trên giường mắc màn màu xanh, bên tường là một đống sách, trong đó có vô số kinh thư. Vị trí phía nam đặt một bàn thờ, trên đặt tượng Bồ Tát bằng sứ, lư hương bằng gốm, ba đĩa hoa quả. Giữa căn phòng có một chiếc bàn vuông cũ. Trên bàn xếp một hàng văn phòng tứ bảo (1).

(1). Văn phòng tứ bảo gồm bút, mực, giấy, nghiên.

Hòa thượng già quan sát Vương Cư An một lúc, lắc đầu. “Đầy vẻ tà ác”. Ông hỏi ngày sinh tháng đẻ của anh ta, bảo Tô Mạt viết ra giấy, sau đó đối chiếu. Ông ta lại rút từ đống sách một cuốn sách cũ nát, xem đi xem lại, tính tính toán toán, thần sắc hơi kỳ lạ.

Vương Cư An mất hết kiên nhẫn nhưng vẫn không tỏ thái độ, chỉ nói: “Sư phụ, có gì ông cứ nói thẳng, tôi nghe là được chứ gì!”

Hòa thượng già lẩm bẩm: “Chỉ sợ thí chủ không hiểu. Con người này, con người này không sang cũng giàu, một đời chìm nổi, nếu không làm thương nhân cũng là đạo tặng”. Ngừng vài giây, ông cất giọng nghiêm túc: “Tôi thấy thí chủ cũng có huệ căn (l), có muốn xuất gia làm hòa thượng không?”.

(l) Huệ căn: trong phật giáo chỉ những người có tư chất có thể lĩnh hội Phật lý một cách thấu đáo.

Vương Cư An hơi ngây người, sau đó bật cười, trong đầu thầm nghĩ: vị hòa thượng già này suốt ngày ru rú ở chùa, không hiểu sự đời và nhân tình thế thái. Anh ta cố tình pha trò: “Sư phụ, có câu nói một đời trôi nhanh như bóng câu qua khe cửa. Nếu không vui chơi thỏa thích, đến lúc già chỉ còn nước đau lòng. Tôi thấy thần sắc của sư phụ đau khổ, chứng tỏ lòng trần chưa hết, sư phụ có muốn nuôi tóc hoàn tục không?”.

Sư trụ trì thở dài, lẩm nhẩm: “Chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị Không, dị vi thị giả danh, dịch thị trung đạo nghĩa (2)...” Hòa thượng vừa niệm vừa vuốt râu, sau đó nói với Vương Cư An: “Còn một câu cổ xưa, nói ra sợ khiến thí chủ chán ghét, chê cười: “Gieo nhân thiện sẽ được quả thiện”. Thí chủ, thí chủ hãy về đi”.

(2) “chúng nhân duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị Không, dị vi thị giả danh, dịch thị trung đạo nghĩa” là câu trong Trung quán luận của Bồ Tát Long Thọ. Có nghĩa: các pháp do duyên sinh, tôi nói đó là Không, cũng gọi là giả danh, cũng chính là trung đạo nghĩa.

Tiếp theo, sư trụ trì mời gia đình Phan Tổng vào phòng, vẫn là Tô Mạt mài mực viết chữ. Hòa thượng già không xem kĩ như vừa rồi, quả nhiên chỉ chọn mấy câu tốt lành tặng bọn họ. Phan Tổng vô cùng cảm kích, nói sẽ cúng thêm nhiều tiền. Trước khi ra về, cả nhà còn khấu đầu quỳ lạy trước Bồ Tát.

Đợi khách đi hết, Tô Mạt cũng vái ba vái, cảm ơn sư trụ trì, đồng thời nhắc ông chú ý giữ gìn sức khỏe. Cô cố kìm nén lòng hiếu kỳ nhưng vừa ra đến cửa, cô lại bị hòa thượng già gọi lại.

Hòa thượng già lấy một quả đào trên bàn thờ, đưa cho cô.

Tô Mạt đứng ở cửa nhận quả đào. Khi quay người, cô thấy Vương Cư An đang ở ngoài gọi điện thoại. Anh ta nói: “Vương Tiễn, mấy hôm nay mày biến đi đâu hả? Ở nhà? Nhà nào? Mày chạy về đây làm gì...”.

Tô Mạt liền quay lại, hỏi sư trụ trì: “Lúc xem cho người kia, con thấy sư ông vê vê râu, không biết có ý gì?”

Hòa thượng già chưa hiểu ra, ngẫm nghĩ một lúc mới đáp: “Cháu gái nhà họ Tô, vê râu là động tác theo thói quen của ta. Nhưng người này...” Ông lắc đầum nghiêm túc hạ giọng thốt ra bốn từ.

Tô Mạt nghe xong, bất giác sững sờ.

3.

Tô Mạt trải qua mấy ngày căng thẳng và bận rộn.

Trước khi dự thầu, Vương Cư An bảo Tô Mạt và đồng nghiệp ở phòòng kỹ thuật chỉnh sửa lại hồ sơ. Cuối cùng, anh ta vẫn không hài lòng với bản vẽ trong hồ sơ, sai người bỏ đi trang trắng đen, in lại bằng mực in màu cao cấp. Vương Cư An nói: “Những người đó biết gì? Đều là những kẻ chỉ vì cái lợi trước mắt. Người ngoài nghề xem trò vui, chúng ta dùng hình ảnh hoa hòe hoa sói thu hút sự chú ý của họ trước. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng”.

Tô Mạt không đồng tình với quan điểm của anh ta. Cô cảm thấy người đàn ông này luôn đề cao bản thân, chỉ biết đầu cơ trục lợi. Tuy nghĩ vậy nhưng cô vẫn phải tuân lệnh ngay lập tức. Ban ngày thăm hỏi khách hàng, đến tối cô và các đồng nghiệp cầm tài liệu đi in lại, đóng thành quyển, ghi vào đĩa, ngày nào cũng bận đến nửa đêm.

Buổi chiều từ ngôi chùa trở về, Vương Cư An mời mọi người ăn cơm. Cả nhóm về khách sạn đã tối muộn, đồng nghiệp nữ cùng phòng nhanh chóng lên giường đi ngủ, còn Tô Mạt vẫn phải chuẩn bị hồ sơ đấu thầu kỹ thuật cho ngày hôm sau.

Lần này hoàn toàn khác lần tham gia triển lãm. Vụ đấu thầu liên quan đến hợp đồng trị giá mấy chục triệu nhân dân tệ. Nếu khâu kỹ thuật xảy ra vấn đề, làm sao cô có thể gánh trách nhiệm? May mà lần này Tô Mạt không phải chiến đấu một mình. Đồng nghiệp ở phòng Kỹ thuật từng tham gia khóa huấn luyện ở nước ngoài, lại xuất thân từ chuyên ngànnh điện tử, rất có năng lực, chứ không phải hạng “nửa mùa” như cô.

Đây là lần đầu tiên Tô Mạt tham gia dự án lớn như vậy, cô hưng phấn đến mức buổi tối khó chợp mắt. Đột nhiên nhớ tới câu nói của vị hòa thượng già lúc chiều, Tô Mạt cũng không rõ là thật hay giả, lại nghĩ ngợi một hồi.

Thêm Bình Luận