Chương 13

Ngày hôm sau tỉnh dậy đầu tôi vẫn đau như búa bổ, quay sang bên cạnh không có ai, cũng chẳng rõ cái ôm đêm qua là thực hay là mơ.

Quần áo trên người tôi đã được thay bằng một bộ váy ngủ sạch sẽ, kẹp tóc cũng đã được tháo ra, để gọn gàng trên góc bàn. Tôi nghĩ mãi cũng không nhớ được đêm qua về nhà thế nào, cũng không biết ai thay đồ cho mình nên cứ vò đầu bứt tóc mãi, lát sau rửa mặt xong mới rón rén đi ra, thấy thím Vân đang loay hoay trong bếp mới hỏi:

“Thím ơi, thím đang nấu gì thế?”.

Thím Vân cười bảo: “Thím nấu cháo hành hoa đấy. Giải rượu giải cảm tốt lắm. Chờ một tý, sắp xong rồi đây”.

“Vâng”.

“Hôm qua có việc gì mà cháu uống rượu nhiều thế? Thím thấy Xuyên bế cháu vào thì tưởng có chuyện gì, may mà Xuyên chỉ bảo cháu say rượu”.

“À…”. Nghĩ đến chuyện anh ta bế tôi đi từ bãi đỗ xe vào hết con ngõ, má tôi bất giác nóng ran lên: “Hôm qua bọn cháu đi ăn thịt xiên nướng, vui vui nên cháu có uống mấy chén. Tửu lượng cháu kém lắm, mấy chén đã say rồi”.

“Ừ”. Thím Vân cười: “Hôm nay dậy có mệt không?”.

“Cũng không mệt lắm ạ”. Tôi bám vào góc tường, đắn đo nhìn thím ấy một lúc mới nói thêm: “Hôm qua thím thay đồ cho cháu à?”.

“Không, hôm qua Xuyên bế cháu vào phòng rồi đóng cửa luôn, lúc ấy thím cũng đi ngủ mà”. Thím Vân nói xong dường như lại nhớ ra chuyện gì nên cười cười nhìn tôi: “Mà có gì phải xấu hổ, vợ chồng với nhau, Xuyên nó thay đồ cho cháu cũng được chứ sao?”.

“Nhưng cháu ngại”.

“Không cần ngại, ở với nhau lâu ngày là quen hết ấy mà. Vợ chồng chung chăn chung gối, sau này còn có con cái chung, những chuyện thế này là bình thường mà”.

Mặc dù nói là nói thế nhưng tôi vẫn ngại, mặt mũi đỏ bừng bừng. Tôi tưởng tượng ra anh ta cởi đồ trên người tôi, từ áo ngoài đến áo trong, quần lớn đến qυầи иᏂỏ, thứ gì cần nhìn anh ta cũng nhìn thấy hết, quan trọng nhất là hôm qua tôi còn ăn thịt nướng uống rượu, thân thể chắc sẽ không có mùi thơm tho gì.

Trời ạ! Tôi chỉ muốn độn thổ luôn xuống đất!

Tôi loay hoay một lúc, nhìn quanh nhà không thấy Xuyên đâu mới hỏi: “Thím ơi, anh Xuyên đi làm rồi à?”.

“À, nó dặn thím là hôm nay nó lại vào Nam. Bảo thím nấu cháo cho cháu. Sáng nay chỉ có thím với cháu ăn sáng thôi”. Thím Vân múc một tô cháo đầy, bỏ rất nhiều hành hoa và tía tô cho tôi: “Xong rồi đây, Khuê lại ăn sáng đi”.

Lòng tôi nhẹ nhõm như vứt được quả tạ, cảm thấy anh ta vào miền nam quá đúng lúc, liền sung sướиɠ nói “Vâng” một tiếng.

Ăn xong tô cháo, tôi lại lái xe đến nhà bố mẹ tôi. Hôm nay nhà cửa cũng vẫn chẳng có mấy người, bố tôi cầm bình tưới mấy gốc bon sai trong sân, mẹ tôi thì lủi thủi quét lá rụng ngay gần đó.

Tôi đi vào, gọi một tiếng: “Bố ơi, mẹ ơi, con về rồi này”.

Nghe giọng tôi, cả hai người đều ngước lên nhìn, ánh mắt u ám cũng như sáng rực lên. Bố tôi cười bảo: “Cơm Nắm đến đấy à?”.

“Mẹ tôi cũng hỏi: “Sao đến sớm thế con”.

“Con đến đưa mẹ đi chợ đấy”. Tôi cười: “Hôm nay bố có được nghỉ không?”.

“Ừ, có, hôm nay không phải đến công trình, bố ở nhà thôi”.

“Vâng”.

Tôi lấy chổi quét phụ mẹ, sau đó lại cùng bà xách làn ra chợ. Ở đây vẫn có nhiều người biết đến gia đình tôi, lúc thấy tôi đi cùng mẹ, mấy bà hàng thịt vẫn xỉa xói nói: “Ôi hôm nay con gái đến đưa mẹ đi chợ cơ à? Nhà giàu phải đi siêu thị chứ, đi chợ làm gì?”.

“Ở chỗ nào quy định giàu là không được đi chợ thế cô?”. Tôi bình thản đáp trả.

Bà mụ béo kia vênh váo đáp: “Chả ai quy định, nhưng nghe nói ngày trước nhà ai đó giàu lắm, có mấy chục người giúp việc, rồi chẳng bao giờ phải động tay vào việc gì. Giờ thì phải xách làn ra chợ mua đồ cơ đấy”.

“Người ta bảo gì nhỉ, à, cái bật lửa vài nghìn cũng châm được điếu thuốc vài triệu, trên bàn ăn cao cấp cũng không thiếu được gói muối năm nghìn. Bởi vậy mới nói, có nhiều thứ so sánh thì khập khiễng lắm. Cháu thấy mua hàng ở đâu cũng được, chẳng quan trọng siêu thị hay chợ, miễn là mua được đồ ngon là được”.

“Không quan trọng hay là không có tiền?”.

“Có tiền hay không thì cũng là đồ trong túi cháu, cháu có đến xin cô đâu, cô quản làm gì?”. Tôi nhìn bàn thịt đầy ắp của bà ta, nói thêm: “Tiền thì người ngoài không kiểm được, nhưng thịt trên bàn ngon hay không ngon thì ai cũng nhìn thấy được đấy. Cô có thời gian quản cháu, sao không nhìn lại xem thịt của người khác bán được mà tại sao thịt của mình không bán được đi. Quan tâm đến việc người ta đi siêu thị hay chợ làm gì?”.

Bà mụ bán thịt kia bị tôi nói thì tức đến trợn mắt, cầm d.ao chỉ tôi, tru tréo nói: “A cái con này, ý mày là chê đồ của tao đúng không? Có tin tao x.iên cho mày một cái c.hế.t m.ẹ mày không?”.

Mẹ tôi sợ con mụ to béo phốp pháp ấy, cứ nắm tay lôi lắc lắc, bảo tôi mau chạy đi. Tôi thì chỉ bình thản mở điện thoại ra, bật chế độ quay rồi nói: “Bà nói lại lần nữa tôi xem”.

“Mày đừng tưởng quay video mà tao sợ, bà đây không biết sợ ai nhé”.

“Thì bà cứ nói lại thử xem. Kể cả hôm nay bà có x.iên tôi thật hay không thì tôi vẫn có thể kiện bà tội sỉ nhục người khác, bà dám động vào tôi thì tôi kiện thêm bà tội cố ý g.iế.t người bằng vũ kh.í nguy hiểm”. Tôi gằn giọng hét to: “Bà nói lại tôi nghe thử xem”.

Sắc mặt bà mụ bán thịt ngay lập tức tái mét!

Mẹ tôi thấy vậy cũng bắt đầu vênh mặt: “Tôi nói cho bà biết, con gái tôi là tiến sĩ Luật ở Pháp đấy. Nó lên tòa chưa cãi thua ai bao giờ đâu. Bà đυ.ng đến nó thì không xong đâu”.

“Đừng tưởng bà đây sợ”. Mụ bán thịt nói thì nói vậy nhưng vẫn vứt d.ao xuống, cầm đống muối gạo vảy lên người tôi: “Đúng là mới mở mắt ra đã gặp hãm. Tiên s.ư c.ha mấy đứa h.ãm. Tao rắc muối đốt phong long chúng mày, cút cút cút”.

Tôi không thèm để ý đến mụ ta, kéo tay mẹ tôi đi.

Lúc sang quầy hàng khác, mẹ tôi mới cười tươi rói nói với tôi: “Đấy, mẹ tức con mụ ấy từ lâu rồi. Hôm nay cho nó bẽ mặt. Cơm Nắm giỏi lắm, trả thù cho mẹ”.

Tôi cười: “Mẹ, về sau phải mạnh mẽ lên, đừng để ai bắt nạt”.

“Ừ, mẹ biết rồi”

“Mua đủ thức ăn rồi, mình về thôi mẹ ơi”.

Về đến nhà, tôi mở tủ lạnh ra thấy chẳng có mấy đồ, lại chạy ra siêu thị mua rất lỉnh kỉnh cả đống nữa, đem nhét hết vào trong ấy.

Bố tôi bảo không cần mua nhiều tốn tiền, nhưng tôi nói: “Con có tiền mà, mấy thứ này vẫn đủ mua cho bố mẹ”.

Bố tôi trầm ngâm một lúc, đắn đo rất lâu mới hỏi tôi: “Cơm Nắm, khoản tiền hôm trước con nói đưa cho bố, bây giờ có còn không?”.

Tôi gật đầu: “Còn ạ. Lâu nay con không dùng đến, vẫn còn. Để con chuyển cho bố”.

“Không cần chuyển”. Ông vội vã xua tay, nét mặt bất đắc dĩ bảo tôi: “Thật ra bố cũng không muốn dùng đến tiền của con, nhưng hôm qua con cũng nghe tòa tuyên rồi. Bây giờ thằng Vũ phải bồi thường mấy trăm triệu cho bên kia. Bố muốn mượn tạm tiền của con để nộp khoản bồi thường ấy cho thằng Vũ. Đợi một thời gian nữa có lại thì bố trả con”.

Lúc trước mấy trăm triệu đối với nhà tôi chỉ nhỏ như con kiến, bây giờ số tiền ấy lại lớn hơn cả con voi. Nghĩ thôi cũng thấy lòng chua xót.

Tôi muốn nói “Được”, nhưng thực ra số tiền kia của tôi chỉ có hơn 100 triệu, chỉ đủ để đóng một phần bồi thường cho anh cả, mà không nộp đủ số tiền kia thì cũng không có hy vọng đến kỳ sẽ được xét giảm án cho anh tôi.

Tôi thở dài một tiếng: “Vâng, bố để con nộp cho. Mấy hôm nữa con gom đủ rồi con mang đến nộp”.

“Con lấy ở đâu mà gom?”.

“Con có cách mà. Bố quên con là luật sư à?”. Tôi cười cười, gắp cho bố tôi một miếng thịt thơm nức: “Bố ăn đi. Ăn nhiều vào cho khỏe. Chiều nay con mua thuốc nhuộm về nhuộm lại tóc đen cho bố nhé”.

Bố tôi cũng cười, đôi mắt mỏi mệt như sáng lên: “Ừ”.

Sau hôm đó, tôi bắt đầu lên mạng tìm kiếm những mẩu tin tuyển người tư vấn pháp luật, định tranh thủ làm việc online ở nhà để kiếm thêm thu nhập nhưng thời đại bây giờ cạnh tranh khốc liệt quá, người tìm việc nhiều vô kể, còn bên tìm người lại ít đến đáng thương. Tôi hỏi được một vài nơi, nhưng nơi nào cũng đòi đến phỏng vấn và làm việc trực tiếp.

Tôi nghĩ đến phỏng vấn thì được, còn làm việc trực tiếp thì Xuyên sẽ không đồng ý đâu. Anh ta gia trưởng như vậy, cho tôi ra ngoài đi thu thập tài liệu phục vụ cho vụ án lần trước đã là quá nhân nhượng với tôi rồi, làm gì có chuyện anh ta cho tôi đi làm chứ?

Thế nhưng, vì muốn kiếm tiền bồi thường mà ngày nào tôi cũng kiên trì lên mạng, lên chán rồi lại thấy nick Nhung nên vào nhắn tin:

“Con kia, từ hôm đó đến giờ mất tích thế?”.

“Mất tích quái gì, tao xong vụ đó là phải vào miền nam ngay. Ở trong đây cũng dính mấy vụ thương mại, bận sấp mặt, định nhắn tin chúc mừng mày mà bận quá cũng quên béng đi”.

Nó gửi sang một icon chắp tay: “Đúng là tiến sĩ Luật được đào tạo ở nước ngoài có khác, siêu thật, tao bái phục đấy”.

“Nói móc tao đấy à?”

“Nói thật, trông mày lúc đó hùng hổ lắm, oai phong ngút trời. Không giống như bạn Khuê nhút nhát ngồi bàn thứ tư năm nào”.

Tôi cười: “Mày cũng ngầu mà, chẳng qua là mày bận, lại mới ra miền bắc nên không thu được nhiều tài liệu giá trị thôi”.

“Xùy”. Nó lại gửi icon phẩy tay: “Hôm đó tao thấy sếp tao liếc mày 9 lần nhé. Tao nghĩ nếu mày không phải là em gái của bên bị đơn, có khi sếp tao lại nhắm mày vào làm luật sư của công ty tao ấy chứ”.

“Làm gì có vinh hạnh đó, tao đang thất nghiệp đây”.

“Tiến sĩ Luật cũng thất nghiệp á? Đùa tao à?”

“Tao nói thật mà”.

“Có cần tao giới thiệu công việc cho không?”.

Lần này đến lượt tôi gửi icon phẩy tay: “Xin đừng giới thiệu công ty mày cho tao. Tao có thâm thù đại hận với Vạn Thịnh”.

“Haha, thù thì thù chứ, công việc là công việc, bên này trả lương cao lắm. Sếp tao nhìn mày nhiều lần như thế, có khi cũng nhắm mày thật đấy”.

Tôi nói dẹp đi, sau đó tắt màn hình chat rồi tiếp tục tìm công việc. Có lẽ mải mê với mấy mẩu tin đó quá nên tôi không để ý đến trời đã chuyển về chiều từ khi nào, cũng không nghe được tiếng mở cửa phòng, lát sau có tiếng người vang lên ngay bên cạnh, tôi mới khẽ giật mình:

“Em định đi xin việc à?”.

Tôi quay ngoắt lại thấy Trần Lịch Xuyên về từ bao giờ, anh ta khoanh tay đứng sau lưng tôi, không cần đoán cũng biết đã đọc được trên màn hình máy tính tôi có gì rồi.

Tôi cũng không chối: “Tôi cũng phải kiếm tiền mà, đâu thể ăn nhờ ở đậu nhà anh mãi được”.

Anh ta cười: “Em là vợ tôi, tôi nuôi em cũng là chuyện bình thường”.

“Đây không phải vấn đề nuôi, đây còn là vấn đề tiêu xài cá nhân”. Tôi gập laptop lại, nhìn anh ta: “Tôi không thể tiêu thứ gì cũng ngửa tay xin tiền anh được, tôi muốn có tiền riêng. Tiền kiếm ra bằng chính công sức của mình ấy”.

“Cho nên mới muốn đi làm?”

“Phải”.

“Tìm được công việc ưng ý chưa?”.

“Tôi không biết anh có cho tôi ra ngoài không nên vẫn chưa dám xin làm việc trực tiếp ở chỗ nào cả”. Trời nóng, phòng không bật điều hòa nhưng vẫn rất mát mẻ, nhưng hình như Xuyên vừa đi đâu về nên trán lấm tấm mồ hôi. Tôi rút một tờ khăn giấy đưa cho anh ta, hỏi thẳng: “Anh có cho tôi ra ngoài đi làm không?”.

“Tôi có một công việc khá hay muốn giới thiệu với em”. Anh ta nhận lấy khăn giấy, không lau, chỉ bảo: “Chi nhánh Vạn Thịnh miền bắc đang thiếu luật sư, em có muốn đi làm không?”.

Thực ra, tôi không nghĩ anh ta sẽ đề nghị chuyện này, bởi vì nói gì thì nói, tôi vẫn là kẻ thù của anh ta, lại vừa đứng ở vị trí bên bị đơn để tranh cãi với nguyên đơn. Hơn nữa vị trí luật sư của một công ty là một vị trí rất quan trọng, không tìm người đáng tin tưởng, chắc chắn sẽ dễ phải gánh hậu quả.

Mà tôi thì lại là người mà Trần Lịch Xuyên không tin tưởng nhất, sao anh ta vẫn muốn tôi làm luật sư của Vạn Thịnh?

Tôi nghi hoặc hỏi lại: “Anh chắc chắn muốn tôi làm luật sư của công ty anh hả?”.

Trần Lịch Xuyên gật đầu, tôi lại hỏi tại sao, kết quả anh ta đáp: “Tôi trọng năng lực, không trọng xuất thân. Tôi xem em tranh biện trên phiên tòa thấy em là luật sư giỏi nên muốn em về làm cho công ty tôi, việc này không liên quan gì đến mối quan hệ của chúng ta cả”.

Nếu anh ta nhận tôi vào làm thì đây là chuyện rất tốt, tôi có thể ra ngoài tiếp xúc với thế giới, mà Trần Lịch Xuyên cũng có thể quản được tôi. Nhưng tôi vẫn còn một vấn đề thắc mắc nên nói: “Anh trả tôi mức lương bao nhiêu?”.

Anh ta cười: “Luật sư còn chưa vào làm đã hỏi lương à?”.

“Tại tôi cần tiền mà”. Tôi nói nửa đùa nửa thật: “Tôi là tiến sĩ Luật, có 6 năm kinh nghiệm trên tòa, anh trả lương thấp là tôi không đi làm đâu đấy”.

Khóe môi ai đó càng cong lên, gương mặt đẹp đẽ, nụ cười cũng rất đẹp đẽ: “6…”.

Tôi tưởng anh ta nói “Sáu triệu”, lòng thầm cảm thấy thất vọng, không ngờ Xuyên lại nói thêm hai chữ: “… nghìn đô”.

“Gì cơ?”.

Trần Lịch Xuyên nhắc lại: “Sáu nghìn đô, lương khởi điểm, nếu em làm tốt tôi có thể tăng lương”.

Tôi lẩm nhẩm tính, sáu nghìn đô rơi vào khoảng một trăm ba mươi tám triệu một tháng, con số ấy ở Pháp tôi chỉ coi là số tiền vừa với sức lao động của mình, nhưng ở Việt Nam thì khác, với tôi sáu nghìn đô một tháng bây giờ là số tiền rất rất lớn.

Tôi lập tức đứng phắt dậy, kéo ghế cho anh ta ngồi: “Sếp, lúc nào thì tôi bắt đầu đi làm được? Tôi sẽ đi làm cả thứ bảy chủ nhật, ngày nào cũng tăng ca, khi anh có yêu cầu thì tôi sẽ đến ngay. Tôi sẽ dốc hết sức mình để xứng đáng với mức lương công ty đã bỏ ra ạ”.

Trần Lịch Xuyên bình thản ngồi xuống ghế, chân anh ta dài, vắt lên nhau vẫn còn thừa ra một đoạn, trông chẳng phù hợp với cái ghế đôn thấp tôi hay ngồi này chút nào.

Anh ta cũng phối hợp với tôi, tỏ vẻ trầm ngâm đáp: “Rót nước”.

Tôi co giò chạy đi rót nước, lại cung kính bảo: “Mời sếp uống nước”.

“Không phải nước này, tôi uống trà”.

Tôi cười tươi rói chạy đi rót trà, đến khi mang tới thì anh ta lại đòi cafe, tôi tức đến nghiến răng nghiến lợi nhưng vẫn chạy đi pha.

Thím Vân thấy tôi chạy như con thoi mới bảo: “Làm gì mà thở hồng hộc thế? Muốn uống gì thì bảo thím, thím pha cho”.

“Không, cái này để cháu tự pha thím ạ. Ông chủ đang ngồi trong phòng”.

“Hả? Ông chủ nào cơ?”.

“Ông chủ nhà này ấy”.

Trong lúc thím Vân đang ngẩn ra thì tôi đã mang cafe vào phòng, hai tay đưa cho Trần Lịch Xuyên: “Cafe của anh đây. Tôi tự pha đấy. Công thức bí mật”.

Anh ta liếc ly cafe trên tay tôi, gật đầu, vừa mới nâng ly uống một ngụm thì tôi đã nói: “Trong nhà hết đường rồi nên tôi bỏ mì chính”.

Trần Lịch Xuyên đang uống lập tức sặc, suýt nữa thì phun ra cả ngụm cafe. Anh ta cúi đầu ho sặc sụa, ho đến mức mặt đỏ như gấc, tôi đứng bên cạnh dở cười dở khóc: “Mì chính cũng ngọt mà, thay cho đường thì có sao?”.

Anh ta thở hổn hển nhìn tôi: “Em cố ý trả thù tôi đấy à?”.

Mặt tôi tỉnh bơ đáp: “Làm gì có. Bây giờ anh là sếp tôi, tôi phải lấy lòng anh chứ?”.

Có lẽ Trần Lịch Xuyên cũng bắt đầu sợ tôi, sợ một ngày nào đó tôi pha trà lại không bỏ mì chính mà bỏ thuốc độc c.hế.t anh ta, nên cũng không hành tôi nữa. Anh ta rút khăn giấy từ tốn lau miệng, lau mãi lau mãi, lau đến khi bờ môi của anh ta vốn đã đỏ lại bị chà cho đỏ hơn, khiến lòng tôi ngứa ngáy.

Tôi hậm hực nói: “Lúc nào thì tôi bắt đầu đi làm được? Tôi háo hức muốn được cống hiến cho công ty”.

Trần Lịch Xuyên nhìn tôi bằng ánh mắt: Em háo hức muốn lấy tiền lương tháng thì có!

Tuy nhiên anh ta không nói, lau miệng xong mới bảo tôi: “Dự án xây dựng khách sạn ở Hà Giang của tôi gặp một chút vấn đề. Có mấy người dân có nhà được giải tỏa để xây dựng khách sạn nhận tiền xong vẫn không chịu đi. Một người còn thường xuyên đến công trường làm loạn. Em là luật sư, thuyết phục người khác giỏi, em đến đó một chuyến thử xem”.

Tôi chưa được đến Hà Giang bao giờ, nhưng mấy năm nay nghe nói du lịch trong nước lên đó rất phát triển, đi một chuyến vừa được ra ngoài hít thở không khí, vừa biết đây biết đó, thế nên tôi không nghĩ nhiều đã đồng ý.

Trần Lịch Xuyên liếc vẻ mặt hài lòng của tôi, nói: “Luật sư, pha nước tắm cho tôi”.

Tôi nghiến răng, thầm rủa anh ta là đồ khốn!