Chương 1: Đoản văn/Oneshot

Năm 1978, Minh Lâu trở lại Thượng Hải để phẫu thuật.

Trước ca giải phẫu này, ông đã trải qua ba lần phẫu thuật khác, trong đó có một lần cực kỳ nguy hiểm. Khi ấy ông được đưa ra khỏi nhà tù Lão Hổ Kiều ở Nam Kinh, chuyển đến một khu bệnh viện bình thường ở Dương Châu dưới nhiệt độ âm 7-8 độ C, một phần ba lá gan của ông bị cắt bỏ. Con của một người bạn cũ của Cẩm Vân ở Thượng Hải đã giúp ông thu xếp chăn đệm. Khi trẻ vào sinh ra tử, về già cũng vào sinh ra tử, không gì có thể đánh bại được ông, người không thể trời cũng không thể.

Con người kiên cường đến mức đó đã muốn không hợp lẽ thường. Ông xuống tàu trong cơn mưa nặng hạt. "Nhân sinh thất thập quỷ vi lân" nhưng ông thần thái nghiêm nghị, tay cầm dù che, không khuất phục.

Ông đã không còn nhà để quay về, ngôi nhà cũ của Minh gia đã bị phá hủy chỉ còn lại những viên gạch. Cho dù mái hiên có nguyên vẹn cũng đã chẳng còn ý nghĩa gì với Minh Lâu. "Nhà" - cái khái niệm này đã tiêu tan từ nhiều thập kỷ trước rồi. Lúc trước khi du học ở Pháp, Minh Thành thích những bài thơ chủ nghĩa tượng trưng, luôn mang theo một quyển "Chân thành kính mời đi xa": Đây gần như là nhất ngữ thành sấm, cả đời họ đều mãi đi xa, mãi không có nhà để về.

Trước khi phong trào phản đối cánh tả bắt đầu, Minh Lâu làm việc ngắn hạn ở Bắc Kinh trong hơn một năm, làm lại nghề cũ nghiên cứu tương quan trong trường học, Minh Thành thì ở lại chính phủ Thượng Hải làm việc. Khi đó không kịp tưởng niệm, cuộc sống mới vừa mở một góc trời, bọn họ đều là người có việc phải làm. Lần cuối cùng gặp nhau là lúc Minh Thành đến Bắc Kinh họp, Minh Lâu đưa cậu đến nhà ăn của trường học dùng bữa. Đối phương áo mũ chỉnh tề cướp lấy một cái sủi cảo trong bát của ông, vẻ mặt thân thiết lại đắc ý, một bó tuổi cười vẫn như một đứa trẻ đang tuổi xuân rực rỡ đầy hứa hẹn.

Sau đó, gió đổi chiều, lý lịch của Minh Lâu phủi thế nào cũng vô dụng, tội lỗi chồng chất. Kể từ lúc đó, ông mất tin tức của Minh Thành. Hơn mười năm qua, ông từng hoài nghi có phải đối phương đã không còn nhưng không có căn cứ xác thực ông sẽ không tuyệt vọng. Khi ông trong ngục giam chịu tra tấn, đồng thời lo lắng cho hai đứa em trai. Lúc đầu, ông dùng thái độ của một bề trên vai trò một người anh lo nghĩ, sau lại ông nhận được tin Minh Đài đã mắc bệnh qua đời ở phía Nam. Từ đó đã trở thành ý nghĩ ăn sâu bén rễ đe dọa tính mạng của ông, chỉ mong mạng của Minh Thành kiên cường, hy vọng cậu giấu tài, hy vọng cậu ít phải chịu khổ - Minh Thành là liên kết duy nhất còn sót lại của ông và thế giới này

Sau khi trở về Thượng Hải, Minh Lâu đi trước bệnh viện làm thủ tục, ký tên đồng ý, sau đó đến Cục lưu trữ thành phố Thượng Hải, ông muốn biết Minh Thành sống hay chết

Phòng tư liệu đều là người trẻ tuổi, nhìn thấy dáng vẻ uy nghiêm của Minh Lâu liền mời ông ngồi, phục vụ trà cho ông, nói rằng hồ sơ không thể tùy tiện xem, phải báo lên trên.

Minh Lâu nhớ rõ tòa nhà này, trước đây khi ông ở Thượng Hải, chỗ này rất nổi tiếng. Khi đó Hồng Kông thất thủ, nhiều nhà văn cánh tả rút lui khỏi Hồng Kông đến Thượng Hải, trong đó có cả bạn bè của ông. Minh Lâu không thể đưa người về nhà nên để Minh Thành thuê nơi này, thuận tiện cho mọi người thảo luận vấn đề. Ông nhớ Minh Thành đã gọi tòa nhà ba tầng này là "Lưu Cô Đường", có nghĩa là "Dòng nước chảy quanh ngôi làng bị cô lập". Khi đó, Minh Thành vẫn còn là một thiếu niên, luôn đi theo bên cạnh ông, giống như ánh mặt trời mọc. Sau khi già đi, trí nhớ giống như mê cung, nhưng người vẫn minh mẫn, Minh Lâu biết Minh Thành hiện diện trong trí nhớ này.

Minh Lâu nói tôi không xem hồ sơ chỉ muốn hỏi về một người.

Minh Thành năm đó làm việc tại Cục Ủy thác thành phố Thượng Hải, chức vị không thấp, hỏi thăm cũng dễ dàng. Minh Lâu được mời vào một căn phòng, nghe câu chuyện xưa.

Chuyện xưa thật ra rất không trọn vẹn, ngắt đầu bỏ đuôi cũng chỉ là chuyện trong hơn một năm. Minh Thành đã một mình đi về phía Bắc vào tháng 5 năm 1959, nhưng lúc đó Minh Lâu đã bị bắt giam đang trên đường đến Nam Kinh nên cậu đành quay trở lại. Nhưng sau khi trở về tình hình càng ác liệt hơn, quan hệ giữa cậu và Minh Lâu là đoạn cốt liên cân (*) không tránh khỏi liên can. Bước sang tháng 8, cậu vẫn có thể nói vài lời trong cuộc họp phê bình. Nhưng vào tháng 9, xe jeep lao thẳng vào Cục ký gửi đưa người đi. Tiếp đó chính là điều tra, lục soát tất cả những gì Minh Thành viết, bao gồm cả nhật ký của cậu, cả mấy bản thảo bài thơ được phiên dịch lúc nhàn rỗi.

(*) Dù xa cách nhưng vẫn có mối quan hệ không thể cắt đứt

Lúc sau không ai nhìn thấy cậu ấy, nghe nói bị giam giữ mấy năm rồi lại bị đưa ra thẩm vấn. Minh Thành rất kiên cường, trong quá trình thẩm vấn đã dùng rất nhiều thủ đoạn tàn nhẫn ép cậu viết ra bằng chứng tố giác Minh Lâu nhưng mãi cho đến lúc chết cậu ấy cũng không viết một chữ nào

Minh Lâu rất bình tĩnh, ông đeo kính vàng, mặc chiếc áo Tôn Trung Sơn sạch sẽ. Sau một, hai phút im lặng, ông hỏi cậu ấy có để lại gì không?

Đối phương đi ra ngoài hơn nửa tiếng, khi quay lại đưa cho Minh Lâu một phong bì, trong đó có một chiếc chìa khóa. Nói rằng trong túi áo Minh Thành mặc khi còn sống không có gì, chỉ có chiếc chìa khóa này, nhưng không ai biết chiếc chìa khóa này có thể mở được chiếc hộp nào.

Minh Lâu lại hỏi, có biết cậu ấy được chôn cất ở đâu không. Người nọ lắc đầu, chỉ nói chắc là ở một nghĩa trang nào đó. Nhưng mồ mã nhiều lắm, cũng đã quá lâu, quản lý lại loạn không cách nào tìm được.

Minh Lâu vẫn nói cảm ơn, cầm chiếc chìa khóa đó, một thân một mình bước xuống lầu chậm rãi. Có người đưa ông đến bệnh viện, ông suy nghĩ một hồi, nước chảy bèo trôi(*), thế là xong.

(*) Ví thái độ tiêu cực, buông trôi, phó mặc cho sự diễn biến, phát triển tự nhiên của sự việc - Nguồn: rung.vn

Đại nạn sinh tử rốt cuộc vẫn không thể vượt qua, ông từ băng sơn tuyết địa sống lại, dưới đao thương côn bổng sống lại, trong những lời lăng mạ chà đạp sống lại, nhưng cuối cùng ông đã mất đi sức lực cuối cùng của mình.

Ca mổ đêm đó không thành công, ông thậm chí không để lại một lời nào, như thể thanh kiếm chìm xuống biển không dấu vết.

Ban tổ chức tang lễ trong lúc thu dọn di vật của Minnh Lâu đã nhặt được chiếc chìa khóa ấy. Có người nhận ra đó là chìa khóa két sắt của ngân hàng Hối Phong, bọn họ như lấy được kho báu, lần lượt thử, cuối cùng tìm được chiếc tủ sắt đó, nhưng bên trong không có vàng bạc, chỉ có một bức tranh. Họ gỡ bỏ khung tranh, bên trong không có thư cũng không có bản thảo văn tự gì cả cho nên rất thất vọng.

Đó chỉ là một bức tranh, nét bút nhỏ nhẹ, bố cục yếu, màu sắc tươi sáng. Trong bức tranh có rừng, có ngôi nhà bên cạnh tán cây, đó dường như chỉ là một nơi bình thường nhất trong dòng chảy hàng ngàn năm qua.

END



FMV đứng ở góc nhìn của đại ca

https://youtu.be/GjM_HFlLt_g