Ma Hốc Củi


Đêm vắng, tiếng động loẹt quẹt bên ngoài căn chòi cứ vang lên đều đều. Rồi dân dần chợt xuất hiện âm thanh như tiếng bước chân người tiến đến gần căn chòi. Nhưng những bước chân ấy lại chỉ dám lởn vởn ở bên ngoài chứ không dám tiến thêm. Tiếng thì thầm bàn tán xôn xao vang lên đều đặn như của người nói chuyện với nhau. Bà Chắn nghe thấy hết, nhưng vẫn giả vờ nằm im không hề phát ra một tiếng động, chỉ cố nhét thêm củi vào đám than để lửa cháy đượm thật to.

Một lúc sau, cái tiếng động thì thào ban nãy mới dần biến mất, tiếng bước chân cũng nhỏ hẳn và xa dần. Bà Chắn đoán rằng đó là lũ ma rừng, chúng đi tuần đêm và chỉ chờ có người nào lạc lõng là sẽ bắt mất hồn, đem hồn về xào huyệt của chúng ở trong núi để gϊếŧ hại.

Lũ ma rừng ấy thường rất ác độc, chúng hành động tàn bạo và vi phạm những luân thường đạo lý của tự nhiên. Chúng là những kẻ chết oan uổng, những kẻ có tính cách lập dị vô tình chết, hoặc đôi khi cũng chỉ là những tay thợ săn chết bởi lũ lợn lòi hiện hồn lởn vởn xung quanh để dọa dẫm người.

Lũ ma rừng thường đi thành bầy thành lũ, chúng gặp kẻ bơ vơ thì sẽ dụ giỗ cho vào thác đá, cho tự u mê mà đập đầu vào đá chết đi để người sống nhập bọn với chúng. Còn khi gặp nhiều người đi cùng nhau, thì chúng không dám tiến lại gần. Vì khi ấy người ta có thể cảnh giác cho nhau, một kẻ u mê thì có thể sẽ được một kẻ khác cảnh tỉnh. Lũ ma rừng thường chỉ là những loại ma vất vưởng nên không có nhiều năng lực để có thể đem nhiều người cùng dụ giỗ. Vì lý do ấy, khi gặp một nhóm người đông ở lại rừng, chúng sẽ chỉ đi nhìn qua rồi bỏ đi. Giống như một cục xương khó gặm mà vẫn muốn nhìn ngắm một lần cho thỏa.

Lần này, chúng đi ngang qua căn chòi và có cảm giác là có người sống. Nhưng lại không rõ trong chòi có bao nhiêu người. Ánh lửa phát ra mạnh nên mắt của loài ma rừng bị lóa. Thế nên vì không đoán biết được, vừa rồi bọn chúng cũng chỉ dám lượn lờ một chốc quanh căn chòi rồi bỏ đi ngay.

Bà Chắn nghĩ lại, thường ngày bà vẫn hay đem những chuyện này kể lại cho đứa cháu gái nhỏ nghe. Nhưng bà cũng chỉ muốn dọa nạt nó, chứ đời bà chưa bao giờ gặp phải chuyện ấy. Vậy mà đêm nay chính tai bà đã nghe thấy lũ ma rừng bàn tán với nhau, lại còn ở trong chính cái tình cảnh mà lúc nào cũng có thể bị chúng bức hại.

Bà Chắn cố nhắm mắt lại, mong sao trời đêm có thể mau chóng trôi qua để bà còn có thể về nhà. Thi thoảng, ở bên ngoài căn chòi, lũ ma rừng lại có lượn lờ quay lại, nhưng cũng một chốc rồi lại bỏ đi ngay. Những khi ấy, bà Chắn phải nhanh trí dụi củi cho lửa cháy thật to để dọa cho chúng sợ, rồi mới dám ngủ tiếp.

Đến sáng, bà Chắn vẫn đang trong tình trạng mơ mơ màng màng. Khi tia nắng mai đầu tiên chiếu rọi xuống, là bà Chắn đã ngồi dây và thu lượm lại hết chỗ củi còn thừa lại đêm qua để đem về nhà. Chỉ qua một đêm thôi mà số lượng củi bà Chắn đốt mất đã kha khá. Bà đang nghĩ ngợi xem mình có nên quay lại rừng nứa một lần nữa để lấy thêm củi. Nhưng khi bà bước ra khỏi căn chòi, bước xuống mặt đất thì bà đã nom thấy có một gánh củi sẵn ở đó dựa sát vào mép chòi.

Bà Chắn reo lên:

– May mắn cho tôi rồi!

Bà không nghĩ ngợi liền đem bó củi đó hợp với bó củi của mình, tạo thành một bó lớn. Bà địu gánh củi trên lưng rồi phăm phăm bước theo lối đường mòn ở sườn đồi về bản.

Dẫu vậy, bà Chắn chẳng biết rằng, ngay từ cái lúc ấy, bà đã vô tình đem về nhà một thứ sinh vật huyền bí, một loài ma rừng ám ảnh gia đình bà trong suốt một thời gian dài.



Bóng dáng bà Chắn lẩn khuất ở đầu con đường mòn tiến vào bản Cọ. Một cái thân người nhỏ thó chạy nhanh thoăn thoắt từ trong một căn nhà gỗ, chạy về phía bà Chắn reo lên nói:

– A bà về, bà có bắt được con chim nào cho cháu không? Con chim rừng?

Thân người ấy chính là đứa cháu gái của bà Chắn, nó tên A Nụ. A Nụ nhiều lần cứ nhắc đi nhắc lại với bà Chắn, dặn bà đi rừng là nếu bắt được chim rừng ngủ gật thì phải đem về cho nó. Nó lần nào cũng vậy, chỉ cần bà Chắn đi về từ đầu bản là nó sẽ đem chuyện này ra để hỏi trước tiên. A Nụ thích mấy con chim cu gáy, mấy con sáo đá…

Bà Chắn mỉm cười, xoa đầu A Nụ rồi nói:

– Bà không bắt được con chim rừng nào cháu à, nhưng sâu nứa thì chắc có.

Bà Chắn nói xong thì liền trỏ vào một đám nứa còn non xanh, lẫn trong đám củi khô mà bà mang về. Ở trong đám nứa non xanh ấy, thường hay có một loài sâu trắng rất lành, có thể ăn được. Sâu trắng vừa bổ vừa ngậy nên ai cũng thích.

A Nụ đang buồn rầu vì bà Chắn nói không bắt được chim ngủ gật, mà nghe đến sâu nứa thì liền tươi tỉnh ngay. Nó reo lên:

– Thích quá, lần nào bà đi rừng về cháu cũng được ăn sâu nứa. Sâu nứa rừng bản cọ mình là tuyệt nhất!

Đứa trẻ tung hô liền hồi, bà Chắn cũng gật gù rồi lật đật chui vào nhà đặt gánh củi xuống đất. Rồi lọc ra những cây nứa xanh non mơn mởn. Bắt đầu chẻ nứa tách đốt nứa để tìm sâu. Những con sâu nứa trắng ngà, trốn trong hốc nứa, ngọ nguậy qua lại liên hồi. Chúng chỉ ăn nứa nên cũng có một mùi thơm rất đặc trưng. A Nụ chẳng chờ chế biến, mà vừa thấy một con sâu nứa được bóc tách ra từ tay bà Chắn là đã bỏ tót con sâu đó vào trong miệng, mắt lim dim như đang hưởng thụ một thứ cao lương mỹ vị nào đó vậy.

Đang trong lúc tách nứa lấy sâu cho A Nụ ăn, thì từ phía cánh cổng tre ngoài vườn, có tiếng huyên náo rộn quanh. Tiếng chó sủa râm ran nhiễu loạn như đang tức tối một điều gì đó cứ vang đều. Một cái dáng người cứ hao hao cao gầy dần xuất hiện, đi đứng loạng choạng, tay cầm cái tẩu thuốc đang không ngừng rít nhả ra khói trắng.

Người đó chính là A Sầu, là con rể của bà Chắn. Cả nhà A Sầu đã mất vì trận bệnh dịch, chỉ còn mỗi hắn còn sống. Nên sau khi lấy vợ thì hắn không ở nhà, mà cũng chuyển đến nhà vợ ở luôn.

Vợ A Sầu là Mủa Lý, cũng là con gái bà Chắn, là em gái A Sinh. Mủa Lý đảm người mà A Sầu ngày trước cũng nổi tiếng là người săn giỏi. Cả hai người vốn là một đôi tình lữ rất đẹp mà nhiều người đều ngưỡng mộ trong bản. Chỉ là sau này, A Sầu đi xa nhiều nên bị dụ dỗ vào thuốc phiện. Từ một người khỏe mạnh đầy sức vóc, A Sầu giờ này chỉ còn lại cái vóc người khô cong không còn sức sống.

A Sầu lúc nào cũng cầm chặt khư khư cái tẩu thuốc. Hắn giờ không đi trồng lúa nữa, mà chỉ trồng thuốc phiện để hút. Thi thoảng thì lên rẫy để trích lấy nhựa đem bán xong lại về. Tiền bán nhựa cây thuốc phiện, A Sầu để vào bài bạc với bọn lêu lổng trong bản hết.

Thế nhưng mặc dù A Sầu không bao giờ chăm lo đến gia đình, không làm nương làm rẫy cùng vợ, mà chỉ chăm chăm tối ngày hút thuốc phiện bài bạc. Hắn cũng không bao giờ lấy từ nhà một xu, cho dù là thứ đồ thứ đạc gì của nhà vợ hắn vẫn để nguyên vẹn, đủ thấy hắn vẫn còn nhân tính. Ngay cả cái đồng bạc trắng là lễ bà Chắn tặng hắn khi hắn về nhà vợ ở rể, vốn là của hắn, mà hắn bài bạc cũng không dám lấy đến.

Thấy A Sầu chếnh choáng bước về nhà, bà Chắn lập tức thúc giục A Nụ vào nhà lấy giúp hắn chút nước cho hắn uống. Giờ này Mủa Lý không có ở nhà, và đã lên nương, phải đến tối mới về.

A Nụ chạy ra đưa cho A Sầu cái gáo nước lạnh. A Sầu uống ực một hơi hết sạch, rồi lại chui vào trong nhà nằm lên giường ngủ say như chết.

Bà Chắn tách hết đám nứa non xong, lại đem củi xếp gần khoanh bếp. Rồi nhanh chóng đi làm những việc lặt vặt trong nhà, trưa đến thì nấu cơm cho A Nụ ăn.

Tối đến, khi trời mới nhá nhem mỡ gà là đã thấy cái bóng dáng Mủa Lý thoăn thoắt xuất hiện ở đầu bản.

Độ đâu năm phút sau, cả A Sinh cũng xuất hiện, sau lưng anh là vợ của mình. Vợ A Sinh là Mủa Tình, là người cùng bản Cọ. Mấy năm trước vì để cưới Mủa Tình, A Sinh đã phải bán con lợn duy nhất trong nhà để thách cưới mới lấy được Mủa Tình.

Thêm Bình Luận