Chương 7: Tứ Phương Quỷ Khấu

Nhân gian tứ phương quỷ Khấu, nguyên bản đều là trời giáng sát tinh, sinh tiền gϊếŧ người vô số, sau khi chết đều ở lăng mộ bố trí Kỳ Môn trận pháp, không rơi vào luân hồi, lấy lăng mộ làm trụ cột, tụ lại sinh tiền binh sĩ Âm Hồn, còn có Qủy Hồn bị dụ dỗ lôi kéo, hình thành thế lực chiếm lĩnh một phương, hình thành nhất phương cắt cứ thế lực, ở pháp thuật giới xưng là tứ đại Sát Thần. Trong bộ truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân có nhiều lần nhắc tới Tứ Phương Quỷ Khấu, và một trong số đó cũng sẽ xuất hiện trong những chap sau này.

Bắc phương sát thần – Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (tên tiếng Mông Cổ: Чингис хаан, Çingis hán; tiếng Mông Cổ: [tʃiŋɡɪs xaːŋ] (nghe); phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162[1]-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á-Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép tín đồ mọi tôn giáo được tự do hành đạo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người phản kháng. Thành Cát Tư Hãn bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông Âu và Trung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt). Theo một số ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã gϊếŧ hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm[2]

Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ XVII cho đến khi nó bị Đế quốc Thanh của người Mãn Châu thống trị lại.

Phía nam Sát Thần Trương Hiến Trung

Trương Hiến Trung (chữ Hán: 张献忠, 18/09/1606 – 02/01/1647), tên tự là Bỉnh Trung, hiệu là Kính Hiên, người bảo Giản, huyện Liễu Thụ, vệ Duyên An[1], là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, từng kiến lập chính quyền Đại Tây; đồng thời với Lý Tự Thành, người kiến lập chính quyền Đại Thuận.

Trương Hiến Trung lúc nhỏ gia cảnh nghèo khó, đã được học chữ, lớn lên tham gia quân đội, từng làm bộ khoái của phủ Duyên An, về sau bị cách chức, nên tòng quân ở trấn Duyên Tùy. Vì phạm pháp nên bị xử chém, chủ tướng Trần Hồng Phạm thấy tướng mạo của ông lạ lùng, bèn xin quan Tổng binh Vương Uy, thay bằng phạt đòn, đánh ông 100 côn. Từ đó Trương Hiến Trung quanh quẩn ở trong làng.

Cuối những năm Thiên Khải (1620 – 1627), tỉnh Thiểm Tây đã chịu nhiều tai ương. Do hạn hán kéo dài, mất mùa liên tiếp, người Phủ Cốc là Vương Gia Dận chiếm cứ núi Hoàng Long, hiệu triệu dân đói ở Thiểm Bắc khởi nghĩa; tiếp theo là Vương Tả Quải ở Nghi Xuyên, Cao Nghênh Tường ở An Trại, Trương Tồn Mạnh ở Lạc Xuyên, Vương Tự Dụng ở Duyên Xuyên, Vương Đại Lương ở Hán Nam... nối nhau hưởng ứng.

Năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), Trương Hiến Trung tại quê nhà tụ tập 18 trại nông dân, tổ chức thành đội ngũ, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Vương Gia Dận, tự đặt hiệu là "Bát đại vương". Vì ông người cao gầy mà mặt vàng nhỏ, râu dài 1 thước 6 tấc, tráng kiện, mạnh mẽ, quả cảm, hào hiệp, trong quân gọi ông là "hoàng hổ". Ban đầu ông chỉ huy 1 đội, sau trở thành chỉ huy của 1 cánh quân. Bộ chúng của ông trở thành doanh binh mạnh nhất trong 36 doanh mà Vương Tự Dụng làm minh chủ. Trương Hiến Trung theo nghĩa quân chiến đấu ở Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên..., liên tiếp lập chiến công.

Đông Phương Sát Thần Đa Nhĩ Cổn

Đa Nhĩ Cổn (chữ Hán: 多爾袞; Mãn Châu: Dorgon.png; 17 tháng 11 năm 1612 – 31 tháng 12 năm 1650), còn gọi Duệ Trung Thân vương (睿忠親王), là một chính trị gia, hoàng tử và là một Nhϊếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh.

Ông giữ ngôi vị Đại Thanh Hoàng phụ Nhϊếp Chính vương (大清皇父摄政王), toàn quyền nhϊếp chính triều chánh dưới thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế. Bằng tài năng vượt trội của mình, ông đã giúp quân Thanh thuận lợi vào Sơn Hải quan tấn công quân Lý Tự Thành và đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh, đặt nền móng vững chắc cho triều đại nhà Thanh thống nhất Trung Hoa.

Chính thái độ ẩn nhẫn của Đa Nhĩ Cổn đã giúp ông thoát khỏi hàng loạt vụ thanh trừng của anh mình. Tuy vậy, nhằm đề phòng ảnh hưởng của anh em Đa Nhĩ Cổn, sau khi lên ngôi Hoàng đế Đại Thanh, năm 1636, Hoàng Thái Cực thu lại quyền lãnh đạo 2 Hoàng kỳ vốn rất trung thành với vua cha, đang thuộc quyền lãnh đạo của anh em Đa Nhĩ Cổn, với lý do đây là những Kỳ thuộc quyền Hoàng đế. Để xoa dịu, ông ta đổi lại 2 Bạch kỳ vốn trung thành với mình và phong cho Đa Nhĩ Cổn làm Hòa Thạc Duệ Thân vương (和碩睿親王).

Nhận thấy thời cơ vẫn chưa chín muồi, Đa Nhĩ Cổn đành nuốt hận. Ông nhẫn nhịn theo phò Đại Hãn Nam chinh Bắc chiến, thu phục Triều Tiên, chinh phạt Mông Cổ, nhiều lần đem quân đánh nhà Minh. Khi Hoàng Thái Cực chết, hai Kỳ Trắng do anh em ông lãnh đạo đã mở rộng dần từ 50 Niru (tức khoảng 15.000 người) lên đến 65 Niru (khoảng 19.500 người), chiếm hơn 31% quân số của Bát Kỳ.

Tây Phương Sát Thần Bạch Khởi

Bạch Khởi (chữ Hán: 白起; ? – 257 TCN) là danh tướng vô địch của nước Tần trong thời Chiến Quốc, lập nhiều công lao, góp phần lớn chiến tích trong việc thống nhất Trung Quốc của nước Tần, được phong tước Vũ An quân (武安君), giữ chức Đại lương tạo, chức quan coi hết việc quân của nước Tần.

Ông được đánh giá là vị tướng lĩnh tài năng nhất trong bốn vị đại tướng thời Chiến Quốc, 3 người còn lại là Vương Tiễn, Liêm Pha và Lý Mục. Vì khi sống Bạch Khởi gϊếŧ nhiều người nên người đương thời gọi ông là Nhân đồ (人屠).

Nước Tần nằm cạnh ba nước Hàn, Triệu, Nguỵ vốn tách ra từ nước Tấn nên gọi là Tam Tấn. Trên con đường thống nhất Trung Hoa, nước Tần chủ trương "đánh gần, thân xa", nghĩa là kết thân với các nước ở xa trước như Yên, Tề và đánh các nước chung biên giới như Tam Tấn và Sở. Nước Sở hùng cường đất rộng chưa dễ đánh chiếm nên mục tiêu đầu tiên của Tần là Tam Tấn.

Trong Tam Tấn, chính quyền và quân đội không phải không đủ mạnh nhưng giữa 3 nước có thế "môi răng" này lại hay có hiềm khích. Sự liên minh giữa các nước này thưòng lỏng lẻo và không bền vững. Vì thế nước Tần thường tận dụng sự mâu thuẫn đó để giành lấy lợi thế.

Năm 294 TCN, Bạch Khởi giữ chức Tả thứ trưởng, đem quân Tần đi đánh nước Hàn, chiếm được Tân Thành. Chiến dịch đó đã thể hiện tài năng quân sự vượt trội của ông, được quan tướng quốc mới nhậm chức là Ngụy Nhiễm rất mến mộ. Năm đó Ngụy Nhiễm tiến cử Bạch Khởi lên vua Tần Chiêu Tương vương, phong làm tướng.

Năm 293 TCN, Bạch Khởi cầm quân đánh nước Hàn ở phía đông, đánh bại liên quân giữa nước Ngụy và nước Hàn ở Y Khuyết (ngọn núi này thuộc vùng tây nam Lạc Dương, tỉnh Hà Nam). Trong trận này, lợi dụng sự nhút nhát của quân đội hai nước đùn đẩy nhau đi tiên phong, Bạch Khởi chủ động đánh vào đạo quân Hàn yếu hơn, kết quả quân Hàn tan rã. Ông thừa thắng truy kích đánh bại cả hai đạo quân của hai nước, chém 24 vạn thủ cấp, làm kinh động cả hai nước Hàn, Ngụy. Trận Y Khuyết này cũng là một trong những trận đánh lớn thời Chiến Quốc.

Năm 280 TCN, Bạch Khởi chỉ huy binh mã đánh Triệu, quân Triệu đại bại, quân Tần chiếm được thành Quang Lang.