Chương 4: 7 Năm

Sở Quốc là quốc gia mới, từ lúc Tiên đế thống nhất giang sơn cho đến Hoàng đế hiện tại chăm lo việc nước, kỳ thật cũng chỉ ba mươi năm ngắn ngủi. Nhưng trong ba mươi năm đó, toàn bộ Sở Quốc đã trãi qua những thay đổi to lớn.

Ba mươi năm trước, giang sơn này là của Lý thị. Chỉ là người nhà họ Lý chiếm được thiên hạ, nhưng lại không có khả năng giữ vững nó. Do đó, Lý thị vương triều chỉ tồn tại được bốn đời. Ngoại trừ Thái tổ lúc trước giành được thiên cùng Thái tông thừa kế có chút năng lực, còn lại hai vị hoàng đế một người bản lĩnh thấp kém, một người thì rượu chè hư hỏng. Không chỉ để hậu cung can dự triều chính, hoạn quan nắm giữ quyền hành, mà quanh năm còn có thiên tai hoành hành. Toàn bộ người Lý thị, lòng người hoảng sợ, dân chúng lầm than.

Khai quốc hoàng đế của Sở quốc vốn chỉ là một tên giang hồ lỗ mãng. Gặp thời loạn thế, liền hợp tác với vài huynh đệ tâm đầu ý hợp cùng nhau khởi nghĩa. Không rõ bọn họ là vì nước vì dân hay đơn giản chỉ vì thành tựu của bản thân mà gây dựng một phen bá nghiệp* (sự nghiệp làm chủ các chư hầu). Nhưng thống nhất được vạn lí giang sơn* (mười nghìn dặm song núi) lập nên Sở Quốc, đương nhiên công lao của nhóm người này không thể không lưu danh sử sách.

Điều đáng tiếc duy nhất chính là khai quốc Sở hoàng* (hoàng đế khai quốc nước Sở) là một người đoản mệnh, nhiều năm chinh chiến sa trường mới chiếm được thiên hạ vậy mà hắn không có số hưởng. Sở Quốc lúc đó chưa hoàn toàn yên ổn, Hoàng đế lại tráng niên tảo thệ* (tuổi trẻ mất sớm), bỏ lại cô nhi quả phụ* (mẹ quá con côi) gian nan chống đỡ giang sơn. Cũng may Sở hậu có chút tài cán, không thua kém đấng mày râu, bằng không thiên hạ này đã đổi chủ từ lâu.

Do đó, tiểu hoàng đế dưới sự trợ giúp của mẫu hậu tuổi nhỏ đã có thể giữ vững thiên hạ, lại thêm được mẫu hậu giáo dưỡng* (nuôi dạy) liền dần dần lớn lên, trở thành một bậc Thiên tử. Gần hai mươi năm chăm lo việc nước, tuy rằng không được coi là một đấng minh quân nhưng cũng đã đem quốc gia thâu tóm ngay ngắn, rõ ràng. Dần dần, mang lại vẻ huy hoàng rực rỡ cho một đất nước đã từng mục nát.

Kinh đô Sở Quốc cũng chính là kinh sư của tiền triều. Bất quá chỉ trải qua hai mươi năm phát triển, Sở kinh hôm nay so với tiền triều càng hưng thịnh hơn. Nhìn phố lớn ngỏ nhỏ, người đến người đi, ngựa xe tấp nập, cũng dễ dàng thấy được sự phồn hoa của Sở kinh.

Tiết trời vào xuân, vạn vật sống lại. Không những hoa cỏ khoát lên người một tầng áo mới xanh thẩm cùng vài phần sinh khí, mà trên đường lớn, người người còn phấn khởi tràn đầy sức sống khi cởi bỏ được quần áo mùa đông nặng nề.

Mùa xuân vốn là thời gian du ngoạn tốt nhất, trùng hợp khí trời hôm nay ấm áp ôn hòa, trong lành dễ chịu. Bắt đầu từ sáng sớm, công tử nhã nhặn, yểu điệu giai nhân, nam nữ trẻ tuổi đều ăn mặc đơn bạc xuân sam* (quần áo mùa xuân mỏng manh) ra ngoài hội ngộ. Khắp phố lớn ngõ nhỏ, trong ngoài cổng thành vô cùng tấp nập. Do đó, sinh ý* (việc mưu sinh) của những tiểu thương* (người buôn bán nhỏ lẻ) cũng tốt lên không ít.

Sở Quốc xưa nay bầu không khí tương đối cởi mở, cuộc sống như vậy hiển nhiên là vì khiến cho những vị tiểu thư công tử có thể chuẩn bị cùng nhau đồng hành.Bọn họ quần tam tụ ngũ* (tốp năm tốp ba), cưỡi ngựa, ngồi xe, không nhanh không chậm du ngoạn, thỉnh thoảng cười cười nói nói vài câu. Nói chung là nhàn nhã hưởng thụ ngày xuân tươi đẹp.

Mùa xuân năm nay, kinh thành so với những năm trước càng náo nhiệt. Bởi do kỳ thi sắp đến, sĩ tử từ khắp nơi đều đến Sở kinh hội hợp. Trong lúc nhất thời, kinh sư khắp nơi đều là văn nhân tụ tập, náo nhiệt vô cùng. Bọn họ mặc dù bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi, không rảnh du ngoạn. Nhưng cũng làm cho địa phương vừa thoát khỏi mùa đông ảm đạm vài phần sinh khí.

Sở kinh có một nơi rất nổi danh mà các văn nhân yêu thích nhất. Nơi đó, năm năm trước được nho sĩ có đạo và học vấn cao nhất Sở Quốc Từ Văn Thành sáng lập gọi là Thính Vũ các. Lần này sĩ tử vào kinh ứng thí, chỉ cần điều kiện cho phép hầu như đều đến đây tham gia hoạt động dĩ văn hội hữu* (lấy văn kết bạn).

Hôm nay thời tiết thật là tốt, có người ra ngoài du ngoạn tất nhiên cũng sẽ có người đi luận văn* (bàn luận chữ nghĩa). Người đọc sách thường ngày đều dung lời lẽ nhã nhặn. Thế nhưng thời điềm cùng người khác tranh luận về quan điểm văn học thì còn hơn người giang hồ múa đao lộng thương, không hề khoan nhượng. Tiếng cãi nhau từ lầu hai truyền đến làm một thiếu niên công tử vừa bước vào Thính Vũ các hoảng sợ.

Thấy khách nhân vào cửa, tiểu nhị ở Thính Vũ các tiến tới cười ha ha giải thích: "Công tử chớ trách. Hôm nay tại đây có nhiều sĩ tử đến ứng thí, hiếm khi có thể tụ hội mỗi người nói lên suy nghĩ của mình, thanh âm tự nhiên có phần lớn hơn. Nếu như ngài ngại ồn ào, bên trái lầu hai có một nhã gian* (nơi khác biệt), bên trong thế nhưng thanh tĩnh hơn nhiều."

Tuy rằng Thính Vũ các này do Từ Văn Thành lập nên, nhiều văn nhân nhã sĩ* (người có học thức nhã nhặn) đến đây tụ hội, nhưng nói đến cùng cũng là một cái tửu lầu mà thôi. Có khách nhân thích tại đại đường* (đại sảnh) nghe người khác học vấn kiến giải* (hỏi hỏi cách nhìn của người khác), tự nhiên cũng có khách nhân thích thanh tỉnh một mình uống rượu. Lại càng không thiếu vài ba hảo hữu hội hợp vui vẻ. Cho nên Thính Vũ các chuẩn bị nhã gian quả thật vô cùng tốt.

Thiếu niên nghe xong vừa muốn nói, tùy tùng đi bên cạnh hắn lại nhỏ giọng nhắc nhở: "Nhị công tử, nơi này thật quá ồn ào, người cũng loạn cực kỳ. Không bằng chúng ta đổi địa phương khác."

Nghe vậy, thiếu niên khoát tay áo nói: "Sao lại ồn ào? Học vô chỉ cảnh* (bể học mênh mông), khó có được trước lúc khoa khảo mà hội ngộ. Ở chỗ này nghe những sĩ tử nói chuyện một chút cũng tốt. Không phải chuyến đi này sẽ thú vị hơn sao?" Nói xong quay sang tiểu nhị còn đang bên cạnh chờ: "Không cần nhã gian, người tìm một vịt trí gần cửa sổ ở đại đường là được rồi."

Tiểu nhị nhìn thấy vị công tử này tuổi còn trẻ nhưng quần áo hoa lệ đầy người quý khí, tự nhiên là không dám chậm trễ. Hắn ngẫng đầu nhìn chung quanh, đã thấy hành lang lầu một có thật nhiều khách nhân, vì vậy liền vội vã mang người dẫn đi lầu hai. Chờ lên lầu, đưa mắt kiểm tra đúng lúc bàn gần cừa số có khách nhân vừa đi không lâu. Hắn nhanh chóng gọi một tiểu nhị khác cùng đem bàn thu dọn sạch sẽ, sau đó dẫn hai người tới ngồi.

Đương nhiên, ngồi xuống chỉ có một mình vị thiếu niên kia. Tùy tùng thì không có tư cách ngồi cùng chủ nhân. Tuy rằng thiếu niên kia đã nói không cần giữ lễ tiết, mà người tùy tùng kia vẫn như cũ ngoan cố kiên trì. Vì vậy hai người này cũng chỉ có thể là một người ngồi, một người đứng bên cửa sổ.

Ngoại trừ tiểu nhị chạy đến dâng trà, hiển nhiên những người khác trong đại đường cũng không để ý tới chủ tớ hai người. Bọn họ lúc này đã sớm bị thanh âm hai vị học giả đang tranh luận đến đỏ cả mặt ở đại sảnh thu hút lực chú ý, mọi người đều rất chăm chú lắng nghe.

Không cần nhìn kỹ cũng biết, phần lớn những người đọc sách này là các sĩ tử năm nay vào kinh ứng thí. Tại gia hương* (quê nhà) trúng cử, chính mình có cơ hội tham gia ứng thí, vô luận như thế nào đều có thể được cho là nhân tài. Bọn họ đối với người và sự vật đều có thề lí giải, một lời không hợp lẫn nhau liền không phục mà bắt đầu tranh luận âu cũng là bình thường. Huống chi người tới đây, một số không phải vì thể thể hiện học vấn của bản thân, mà là muốn nhận sự tán thành cùng tôn sùng của mọi người.

Thiếu niên bên tai nghe những người này nói. Mặc kệ đúng sai, ánh mắt thủy chung nhìn ngoài cửa sổ ngắm người đến người đi. Tựa như, cũng không phải như hắn từng nói, là vì nghe những người đó "kiến giải"* (nhận thức và cách nhìn đối với sự vật) mà tới.

Chính là ánh mắt của hắn không có tiêu điểm rõ ràng, không xác thực, dường như hắn cũng không có đem lực chú ý đặt ở nơi ngã tư đường. Cũng không biết hắn thật sự có chăm chú nghe được hay không, hay vẫn là suy nghĩ đã sớm bay đi nơi nào.

Cũng không biết trải bao lâu, tùy tùng như cũ thẳng tắp đứng ở phía sau thiếu niên. Nhưng đám người đọc sách lấy văn kết bạn ở đại sảnh đã không thấy bóng dáng.

Đối mặt đại sảnh vắng vẻ, thiếu niên không có biểu hiện gì đặc biệt. Hắn lần thứ hai quay đầu nhìn một chút sắc trời bên ngoài, rồi đứng dậy chuẩn bị ly khai: "Thời gian không còn sớm, nấu không trở lại nàng khẳng định sẽ lo lắng." Lại hơi nghiêng đầu hỏi tùy tùng: "Ly Ca* (tên người, không phải là ca ca tên Ly), ngươi nói nàng sẽ thích cây trâm ta vừa mua sao?"

Ly Ca hơi cúi đầu, lạnh lùng nghiêm nghị trên mặt không có biểu tình, nhưng thanh âm lộ ra chăm chú: "Nhị công tử mua lễ vật, phu nhân đều sẽ thích."

Thiếu Niên cười cười không nói nữa, bàn tay vô thức vuốt ve cây trâm trong lòng bàn tay, ánh mắt sáng lên trong suốt tựa hồ mang theo một loại đặc biệt chờ mong.