Chương 31

Tiểu Bạch thổ lộ :

- Tại hạ tình cờ, kết nghĩa huynh đệ vong niên cùng Ôn Gia Ngộ, nên được Ôn lão ca truyền thụ sở học Cổ Linh. Sau đó, vì kết quả thành tựu của tại hạ, Môn chủ Cổ Linh Môn là Hàn Mai Thuyết mới nghi tại hạ đã đắc thủ tiểu Kiếm Ngư Trường, di vật Tổ sư Cổ Linh Môn. Chỉ vậy thôi.

Sầm Khiêm chợt hỏi:

- Nhưng Ôn Gia Ngộ tư chất rất kém và bằng chứng là lão luôn bị sư đệ là Hàn Mai Thuyết lấn lướt. Vậy giải thích thế nào về việc thiếu hiệp nếu chỉ qua sự truyền thụ của lão Ôn lại lĩnh hội và luyện được Cổ Linh Tam Tuyệt Chưởng, cũng là phần công phu còn khiếm khuyết do cùng thất tung với Tổ sư Cổ Linh Môn, khiến họ Hàn dù muốn cũng không có khẩu quyết để luyện?

Mộ Dung Bạch cười:

- Tin tức quý Giáo thu nhập không những thông linh mà còn rất đầy đủ. Vì thế, tại hạ đoán chắc rằng điều quý Giáo cần ở tại hạ không gì khác ngoài tư chất hoặc ngộ tính khá cao của tại hạ. Sao chúng ta không chuyển đổi đề tài và đề cập ngay đến vấn đề này?

Sầm Khiêm lại gật gù thán phục:

- Nếu thiếu hiệp đã đoán được, hay lắm. Sầm Khiêm ta đành sớm kết thúc ngay câu chuyện đang bàn, sau sẽ cho thiếu hiệp rõ bổn Giáo cần gì. Là thế này, người của các phái trăm năm trước. Sau khi nhận các bức họa thϊếp đã đoán ngay đâu là nơi đang cất giữ bộ Cổ Binh Thần Khí từng được truyền tụng là do hậu duệ của Khổng Mỉnh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc giấu.

Mộ Dung Bạch ngạc nhiên:

- Dù họa thϊếp không một chỉ dấu cho biết địa điểm thế nhưng bất luận ai cũng đoán được và là nhất là đã đến cùng thời gian?

Sầm Khiêm lắc đầu:

- Ắt hẳn vẫn có cách để họ cùng đoán được như nhau. Nhưng hư thực thế nào, đúng sai ra sao thì ngoài họ. Những nhân vật đã tìm đến và đã thất tung là tự biết. Vì cũng như bao nhân vật thuộc các võ phái sau này, Sầm mỗ cũng không dám quả quyết họ có tìm đến cùng thời gian hay không và địa điểm đó là ở đâu.

Mộ Dung Bạch chợt trầm giọng:

- Sầm Đàn chủ thật sự không đoán được?

Sầm Khiêm thoáng khựng người:

- Ý thiếu hiệp bảo đã có thể đoán biết đó là điểm nào?

Mộ Dung Bạch nhún vai:

- Tại hạ không phải người đương cuộc, cũng không được sinh sống cùng thời và cùng những cảnh quanh như những nhân vật trăm năm trước, thế nên tại hạ dù có tư chất thông tuệ đến đâu vẫn không thể dễ đoán như họ đã đoán. Mong Sầm Đàn chủ chớ ngộ nhận về điều này.

Sầm Khiêm thêm lần nữa lại có một thoáng biến động sắc thái:

- Vậy sao câu thiếu hiệp hỏi như hàm ý không tin lời Sầm mỗ?

Mộ Dung Bạch nhẹ nhàng giải thích:

- Vì tuy tại hạ chỉ mới xuất hiện trên giang hồ một khoảng thời gian dù ngắn nhưng vẫn nghi nhận được đôi điều cho biết rằng đã có một vài nhân vật không hiểu vì sao vẫn thủ đắc một phần nhỏ công phu lẽ ra phải thất tung vĩnh viễn ở Thiên Không Bách Gia Động là nơi Sầm Đàn chủ vừa quả quyết chưa có bất luận ai biết rõ địa điểm.

Sầm Khiêm gật nhẹ đầu:

- Ta cũng loáng thoáng nghe như thế.

Mộ Dung Bạch cau mày:

- Thiếu hiệp nghi ngờ ta đã không thật tâm khi bảo vẫn chưa thể đoán biết địa điểm của Thiên Không Bách Gia Động?

Mộ Dung Bạch bỗng xua tay:

- Cũng có thể do tại hạ quá đa nghi chăng? Nhưng thôi. Hãy tạm bỏ qua vấn đề này. Vì tại hạ nghĩ rằng, nếu quý Giáo biết quá rõ về tại hạ, là kẻ không chỉ vô danh mà còn xuất hiện chưa được bao lâu trên giang hồ thì lẽ nào quý Giáo không hay biết cũng không mấy hay biết cũng không mảy may lưu tâm sự kiện đã có một vài nhân vật am hiểu những công phu thật sự có liên quan đến địa điểm từng diễn ra nghi án trăm năm trước?

Sầm Khiêm nói:

- Vẫn có lời đồn đại, cho rằng từ lâu trên giang hồ vẫn lưu truyền bức tàng đồ điểm chỉ địa điểm Bách Gia Động Thiên Không. Nhưng vì cho đến nay vẫn chưa một ai tận mục sở thị bất kỳ vật gì tương tự, thế nên kể ra cũng đã lâu lắm bổn Giáo hầu như không còn quan tâm nữa đến những lời đồn mang vẻ hoang đường như thế. Tuy vậy, Sầm mỗ vẫn có thẻ quả quả quyết rằng chưa một ai thật sự đặt được chân vào Thiên Không Bách Gia Động.

Mộ Dung Bạch lại cau mày:

- Vậy giải thích thế nào về việc đã có nhân vật tiếp nhận sở học của một trong những tiền bối từng thất tung ở Thiên Không Bách Gia Động?

Sầm Khiêm thở ra:

- Còn lưu giữ những bức họa thϊếp như thế này dĩ nhiên không riêng gì bổn Giáo. Vậy thì đúng chăng nếu bảo đã có người nhờ kiêm tâm trì chí nên mơ hồ đoán biết địa điểm nhân đó họ gặp may, tình cờ thu nhặt một phần sở học có lẽ được những cao thủ trăm năm trước cố ý lưu lại do cảm nhận hễ đặt chân vào Bách Gia Động Thiên Không là vĩnh viễn không thể quy hồi?

Mộ Dung Bạch cũng thở ra:

- Quả là không dễ đoán đã xảy ra những gì trăm năm trước khiến bao nhiêu cao thủ đều đồng loạt thất tung. Vậy đâu là việc tại hạ sẽ giúp quý Giáo dựa vào tư chất của bản thân? Nhưng nếu bảo tại hạ đoán giúp quý Giáo về địa điểm Thiên Không Bách Gia Động chỉ e rằng, hà.

Sầm Khiêm bật cười lại gắp thức ăn cho Mộ Dung Bạch.

- Xin đừng vì mãi chuyện quên cả ăn. Còn về việc đó ư? Hãy yên tâm, bổn Giáo quyết không gây khó khan cho thiếu hiệp bằng cách đưa ra những câu đố không có lời giải tương tự như thế. Trái lại sẽ là những việc hoàn toàn nằm trong tay thiếu hiệp. Nào, ăn đi.

Mộ Dung Bạch ăn không thấy ngon.

- Một khi tại hạ chưa biết rõ chuyện quý Giáo định nhờ, quả thật đó là một cảm giác không hề dễ chịu.

Sầm Khiêm lại cười:

- Xin đừng nôn nóng, huống hồ thời gian vẫn còn dài. Vả lại, lúc này trời cũng đã về đêm, thiếu hiệp cứ ăn uống, nghĩ ngơi cho thật lại sức. Hay thiếu hiệp không cảm thấy mệt dù đã trải qua nhiều ngày đường vất vả?

Mộ Dung Bạch lúc bấy giờ cũng bất chợt đưa tay che miệng ngáp:

- Nghe Sầm Đàn chủ nhắc tại hạ mới cảm thấy quả thật đang thấm mệt. Cho dù suốt thời gian qua tại hạ cứ luôn bị Uông Sa Vệ – Đại Mạc Tuyệt Phi chế trụ huyệt đạo, lẽ ra không thể mau thấm mệt như thế này. Lạ thật đấy.

Sầm Khiêm cười:

- Công phu của thiếu hiệp đã bị thất tán, có mệt mỏi cũng đâu phải lạ? Nào. Chờ thiếu hiệp ăn xong, thủ hạ của ta sẽ thu xếp và hầu hạ thiếu hiệp an giấc. Uống nào. Ha ha…

Rượu tuy cạn bầu nhưng thức ăn chưa vơi mấy, thế nên toàn thân Mộ Dung Bạch cứ có cảm giác lâng lâng, mệt càng thêm mệt. Đến nổi lúc đi, Mộ Dung Bạch phải nhờ người dìu, là ai đó, một trong những thủ hạ của Sầm Khiêm.

Và thanh âm nhỏ nhẻ của người dìu đưa lại càng làm tăng thêm cảm giác lâng lâng của Mộ Dung Bạch. Vì thế, Mộ Dung Bạch bắt đầu lẩm nhẩm.

- Cô nương là phàm nhân hay tiên nữ? Có thể đưa tại hạ cùng bay bay như thế này, ợ…., cô nương đúng là tiên nữ rồi.

- Công tử đã quá say. Thϊếp vẫn đưa công tử bước đi đấy thôi, nào phải bay như công tử bảo?

- Vậy chúng ta đang đi trên sóng nước chăng? Được là là lướt đi trên sóng nước thế này, phi tiên nữ, cô nương quyết không thể thực hiện.

- Ôi, công tử thật khéo nói đùa. Nhưng thôi, vì công tử đã bảo, thϊếp xin nhận là tiên nữ. Và vì tiên chỉ quen ở tiên cảnh bồng lai, công tử có muốn cùng thϊếp ngoạn du tiên cảnh?

- Tiên cảnh ư? Ừ, ta rất thích. Nhưng có lẽ ta đang ở tiên cảnh thật, vì toàn thân cứ bồng bềnh bồng bềnh thật là thích.

- Thôi nào, công tử đừng nghiêng ngã nữa kẻo thϊếp không thể giữ được. Đây rồi, đã đến tỉnh phòng được dành sẵn cho công tử. Hãy tạm nghỉ ngơi, sau đó thϊếp sẽ cùng công tử ngoạn cảnh tiên.

- Đến tiên cảnh rồi sao? Thế nhưng sao vẫn bồng bềnh? Hay chúng ta chưa thật sự nhập tiên cảnh?

- Được rồi. Công tử hãy cố ngồi yên. Đợi thϊếp thay y phục cho công tử xong, hai chúng ta sẽ cùng nhập tiên cảnh. Ôi …sao chưa gì công tử đã nằm? Lại còn ngủ nữa? Chúng ta đâu đã đến tiên cảnh bồng lai? Chán thật! Công tử ngủ thật rồi sao? Thϊếp biết phải làm gì bầy giờ?

Chợt có tiếng gắt từ xa vọng đến:

- Hãy mau tắt hết đèn. Có biến rồi!

Một ánh đèn dù là từ những ngọn bạch lạp hay phát tỏa từ các ánh đuốc liền tắt ngấm và ở gian tịnh phòng chỉ còn lại tiếng Mộ Dung Bạch thở phò phò vì ngủ trong giấc say mèm.

Một lúc lâu sau, những ngọn bạch lạp được thắp sáng ở ngay gian tịnh phòng và có tiếng người thì thào vang lên.

- Đây đã là lần thứ ba y luôn xuất hiện cạnh tiểu tử Mộ Dung Bạch. Thật đáng ngờ:

Có người hỏi:

- Thuộc hạ có tiếp tục chăng. Đàn chủ?

- Tiểu tử đã ngủ say thế kia, liệu ngươi còn có cách buộc giữ mãi tiểu tử vào với bổn Giáo?

–Phải chi Đàn chủ đừng cố ép rượu, có lẽ.

- Tiểu tử tửu lượng quá kém, đó là điều ta thật sự không ngờ. Nhưng ắt hẳn còn là do tiểu tử quá mệt. Khiến mau ngấm rượu. Hay là để mai ta thẳng thắn đề xuất với tiểu tử? Chỉ cần tiểu tử ưng thuận ngươi làm thê tử, bổn Giáo sẽ không còn lo nữa chuyện tiểu tử không tận trung vì bổn Giáo.

- Hay là thuộc hạ cứ cởi hết y phục hắn, sau đó cùng hắn nằm đến sáng?

- Tiểu tử vẫn còn là đồng nam, ta tin như thế nếu suy xét đến niên kỷ. Dù vậy, kế của ngươi chỉ thành công với điều kiện tiểu tử đừng quá thông tuệ

- Đàn chủ lo sau này khi mọi việc đã như ván đóng thuyền, vì hắn lại phát hiện thuộc hạ vẫn còn là xử nữ tất sẽ nghi ngờ bổn Giáo lập mưu, dùng thủ đoạn đối với hắn.

- Vì quá thông tuệ, đúng vậy, đó là điều ta lo tiểu tử sẽ phát hiện.

- Nhưng nếu hắn vẫn là đồng nam, liệu Đàn chủ có quá lời chăng khi cho rằng hắn có thể phân biệt thuộc hạ còn giữ tấm thân xử nữ mặc dù sáng mai, lúc tỉnh dậy, hắn sẽ phát hiện có thuộc hạ nằm cạnh hắn?

- Cũng có thể tiểu tử không biết. Vì lẽ thường, một nam nhân chưa từng thân cận nữ nhân, vạn nhất bị phát hiện đã cùng một nữ nhân nằm cạnh nhau suốt đêm. Nhất là trong trạng thái cả hai cùng giống như trẻ sơ sinh, thì khi đó nam nhân chỉ có mỗi một ý nghĩ là đã vô tình mạo phạm, đành chấp nhận sự việc xem như chuyện đã rồi. Nhưng đó là đối với người không quá thông tuệ. Trái ngược lại, vì tiểu tử quá thông tuệ nên ta không dám mạo hiểm.

- A, nghĩa là đối với hắn chỉ có chuyện đã thật sự diễn ra mới khiến một kẻ thông tuệ như hắn tin. Không thể phủ nhận được nữa? Vậy nếu dùng Xuân Dược thì sao?

– Phế thuyết. Vì Xuân Dược tuy có lợi là khiến tiểu tử dù say ngủ thế mấy cũng phải cùng ngươi thành thân, nhưng nhược điểm của Xuân Dược là làm cho người bị phục dược mất lý trí. Tiểu tử quyết không nhớ gì chuyện đã xảy ra giữa hai ngươi. Khi đó, không lẽ ta bảo chính ta đã tận mình mục kích để tiểu tử tin? Và tin rồi thì sao? Tiểu tử sẽ biết ngay bổn Giáo dùng thủ đoạn. Tiểu tử sẽ bất phục, còn trông mong gì tiểu tử thật sự trung thành?

- Hoặc giả đợi đến đêm sau thực hiện lại? Đàn chủ không cần giúp hắn tìm hưng phấn từ men tửu. Thuộc hạ quyết dùng nữ sắc, khiến hắn say men tình, tự nguyện cùng thuộc hạ trở thành phu phụ?

- Nếu còn thời gian thì nói làm gì. Vì Giáo chủ đã có lệnh, ngay sáng mai ta phải đưa tiểu tử đến bái kiến. Và với tính khí của Giáo chủ, ngươi cũng biết đó, Giáo chủ không bao giờ chấp thuận cho ta dùng hạ sách này. Trái lại, Giáo chủ rất tự tin, bảo sẽ thuyết phục được tiểu tử tận tâm tận lực vì bổn Giáo. Ta lo lắm, chỉ sợ xôi hỏng bỏng không. Phải chi chuyện đêm nay thành sự thì hay biết mấy. Lúc đó tiểu tử không tận tâm không được, vì dù gì cũng đã cùng ngươi thành phu thê, kể như là thuộc hạ của bổn Giáo. Cuối cùng, ngoài bổn Giáo, tiểu tử cũng hưởng lợi vì ngẫu nhiên có được ngươi là trang giai nhân tuyệt sắc làm thể nhi. Còn ngươi thì được đức lang quân thông tuệ phi phàm, lại thêm tuấn tú nữa

- Nhưng hắn võ công đã mất. Có luyện lại được hay không chưa thể quả quyết.

- Ngươi đã xem kinh mạch tiểu tử chưa?

- Lúc dìu hắn đi, thuộc hạ có ngấm ngầm dò xét. Toàn thân kinh mạch hắn tuy thông suốt nhưng hoàn toàn trống rỗng. Ngữ này dù có trút thật nhiều công lực cho hắn vẫn vô ích. Vì nội nguyên sẽ cứ như trút vào chỗ trống không vô tận, vô phương giữ lại.

- Vậy sao ngươi bảo chưa thể quả quyết tiểu tử có luyện lại võ công hay không?

- Vì thuộc hạ chưa bao giờ nghe, chứ đừng nói là thấy, có kẻ nào được kinh mạch hoàn toàn thông suốt như hắn. Hay bẩm sinh hắn vốn thế?

- Mộ Dung Khuê có ngộ tính cực cao. Vậy nếu bảo tiểu tử cũng có ngộ tính tương tự vì là hậu nhân của Mộ Dung Khuê thì khả dĩ vẫn chấp nhận. Nhưng bảo ở Mộ Dung gia ai cũng có kinh mạch toàn thân lúc mới sinh đều thông suốt sẵn thì thật phi lý. Vì Mộ Dung Khuê nhờ ngộ tính bẩm sinh nên luyện được thân thủ bất phàm. Chỉ dựa vào một ít võ công gia truyền còn sót lại sau trận hỏa hoạn thiêu hủy toàn bộ Mộ Dung gia. Nhưng sao mãi Mộ Dung Khuê vẫn chưa đạt mức tự khai thông nhị mạch Nhân Đốc? Điều đó cho ta thấy kinh mạch toàn thân của Mộ Dung Khuê vẫn chưa thể thông sẵn như tiểu tử.

- Nếu vậy, kể như hắn vĩnh viễn không thể tự luyện lại công phu. Thuộc hạ đâu cần đức lang quân vô dụng như hắn? Bất quá, chỉ vì sự tồn vong của bổn Giáo, thuộc hạ mới chấp thuận mưu kế này của Đàn chủ. Nay sự việc bất thành, thuộc hạ…

- Để đến mai ta sẽ đề xuất với tiểu tử. Vạn nhất nếu tiểu tử ưng thuận, ta mong rằng ngươi vẫn chấp nhận hy sinh, vì tồn vong của bổn Giáo, được chứ?

- Thượng lệnh bất khả vi kháng. Vì tồn vong của bổn Giáo, thuộc hạ dĩ nhiên chấp nhận hy sinh.

- Tốt lắm. Thôi, ngươi quay về đi. Chuyện đâu khắc có đó. Miễn sao hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm. Ta tin rằng bổn Giáo sẽ lại có dịp dương danh thiên hạ. Tất cả đều tùy vào tiểu tử, một nhân vật ta luôn mong sẽ có lúc cũng là người của bổn Giáo như chúng ta. Đi thôi.

“ Vù..”

Các ngọn bạch lạp bị dập tắt, chỉ còn lại hơi thở của Mộ Dung Bạch vẫn đều đều, đều đều…

***

Mới tảng sáng Sầm Khiêm đã đến và phải lay gọi Mộ Dung Bạch:

- Thiếu hiệp ngủ chưa đẫy giấc ư?

Mộ Dung Bạch choàng tỉnh giấc:

- Vẫn chưa thật sự sáng, Sầm Đàn chủ có cần vội như thế chăng?

Sầm Khiêm mỉm cười:

- Chúng ta đang ẩn ngụ trong lòng núi, tuy chỉ thấy ánh sáng mờ mờ nhưng kỳ thực đã quá giờ thìn, thiếu hiệp vẫn thấy mệt thật sao?

Mộ Dung Bạch vội đứng lên:

- Đã muộn đến thế sao? Tại hạ không quen uống rượu, thật đáng trách nếu hôm qua tại hạ có những hành vi thất kính.