Chương 13-1: Về kinh thành, gặp bạn cũ

Sau mấy ngày, Cao Huyền mang Cẩn Nhu cùng Cẩn Huệ về kinh.

Nàng bước vào phủ, quỳ gối thỉnh tội đại phu nhân lần nữa. Đại phu nhân bình thường nghiêm khắc, quy củ. Nhưng bà cũng không phải người vô tình. Tuy bà ít quan tâm đến Cẩn Nhu vì nàng không phải con ruột, song bà cũng là người nhìn nàng trưởng thành. Nhìn nàng ngoan ngoãn lớn lên, bà đương nhiên có hảo cảm với nàng. Thêm nữa, Cẩn Nhu cũng từng cứu Cẩn Huệ. Đại phu nhân chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ đuổi cổ nàng ra khỏi phủ.

Bà đỡ nàng lên, mắng vốn nàng mấy câu vì chưa đâu vào đâu mà nàng rời phủ quá vội vàng. Sau đó, bà trầm ngâm cùng nàng uống trà, kể lại một chút chuyện xưa cũ.

Đại phu nhân nói, quốc công năm đó sức khỏe yếu dần, biết bản thân không còn thời gian, nên ông muốn gặp con gái chứ không phải là Bội Duệ. Có lẽ, muốn về lại phủ chỉ có cách mang Cẩn Châu về. Nhưng Cẩn Châu mất rồi, chính vì thế nên Bội Duệ đành để cho Cẩn Nhu giả làm con gái, để được đón về kinh thành.

Cẩn Nhu nghe xong không nói gì, dù sao năm đó ở nhà Bội Khải, nàng và Bội Duệ sống vô cùng khổ, suốt ngày bị mắng nhiếc không ra gì. Ăn uống không đủ, ở phòng rách nát gió lùa. Lúc đó dì của nàng cũng đã bắt đầu mang bệnh rồi, nếu được về phủ để sống thêm mấy năm còn lại trong phú quý cũng không phải ước muốn ngông cuồng. Hoàn cảnh đưa đẩy, bà ấy cũng chỉ đành nhắm mắt làm liều như thế. Bội Duệ chỉ là thϊếp, xuất thân không cao, sinh ra một người con gái, thật sự từ vị trí lẫn vai trò đều không hề quan trọng.

Hơn nữa nếu Bội Duệ không mang Cẩn Nhu đi, đợi nàng dậy thì rồi, với tích cách của Bội Khải có thể bán nàng vô lầu xanh làm kĩ nữ hoặc thϊếp của lão quan già háo sắc nào đó. Sống khổ sở hơn bây giờ rất nhiều. Nàng vẫn là mang ơn dì nàng cho dù bà có bất cứ lí do gì.

Thoắt đến giữa thu. Đường phố treo l*иg đèn lễ hội trăng rằm, phát quang rực rỡ. Cẩn Huệ rủ nàng ra khỏi phủ đi chơi lễ hội, ngắm trăng cho đỡ buồn chán.

Cao Huyền định đi cùng, nào ngờ bị triệu kiến vào cung. Hắn chỉ đành bố trí người theo bảo vệ. Trước khi đi, còn cho người mang đến chỗ nàng một bộ váy mới để nàng đi chơi trăng.

Cẩn Nhu mặc bộ váy vừa vặn trên người, cảm thấy Cao Huyền chọn đồ rất hợp ý nàng, cũng rất có thẩm mĩ. Bên ngoài áo rộng màu trắng sữa thêu hoa tinh tế, quây váy màu xanh lục, có dây thắt màu cam làm điểm nhấn. Màu sắc đủ đẹp, thể hiện không khí lễ hội mà cũng không quá khoa trương, vừa đủ thanh lịch tao nhã.

Cảnh Huyền tìm được cho hai tỉ muội một gian lầu các ở cạnh sông .Gian phòng có cửa hướng ra ngoài, nhìn trăng tròn vành vạnh phản chiếu trên sóng nước rung rinh. Mà bước ra ra lan can nhìn xuống dưới còn có thể xem người dân thả đèn tế trăng. Quả là một chỗ ngắm trăng lí tưởng ưu nhã. Cẩn Huệ ưa náo nhiệt, đã chạy xuống phố chơi vì không muốn ngồi trong lầu các buồn chán, muốn đi dạo đường phố xem đèn từ lâu.

Cẩn Nhu thì lại không thích náo nhiệt, vẫn ở trong lầu các, bước ra ngoài lan can, suy tư nhìn bóng trăng tỏa sáng như ngọc quang mê hồn. Nàng một mình một cõi, mặc kệ khung cảnh bên bờ sông rất ồn ào. Đột nhiên có người vào báo rằng có một vị công tử họ Đinh muốn gặp. Nàng không quen Đinh công tử nào cả vì bình thường giao du rất ít. Định từ chối thì một nam nhân áo xanh lam nhạt xuất hiện đằng sau người báo tin, cười với nàng. Hắn lễ độ hỏi:

- Tiểu thư đây có phải A Nhu ở thôn Mạc Khê, vùng Đạt Châu đấy không?

- Vị công tử đây là…!? Cẩn Nhíu mày đánh giá.

- Ta là Đinh Khâm đây, hàng xóm bên cạnh nhà Bội Khải!

Một kí ức chợt lùa về. Đây là đứa trẻ mặt mũi nhọ nhem, tính tình quậy phá, thỉnh thoảng rủ nàng trốn việc đi chơi lúc xưa hay sao?

- Là Đinh Khâm đấy sao? Ta thực sự không nhận ra ngươi!

- Đúng vậy! Vừa nãy nhìn ngươi đứng ngoài lan can, ta cũng suýt không nhận ra. Nhưng nhìn kĩ thì đôi mắt của ngươi vẫn không có gì thay đổi nhiều.

Cẩn Nhu mời hắn vào ôn chuyện. Nàng được hắn cho biết mấy năm trước đã thi đỗ thám hoa, giờ vào trong viện hàn lâm làm việc. Ở thôn Mạc Khê, có duy nhất hắn học hành mà đỗ đạt thành tài, là niềm tự hào của cả thôn. Nàng cũng được biết cha mẹ hắn cũng đã mất không lâu.

Nàng nhớ ra một chuyện, lúc sinh ra hắn, thực ra tuổi tác họ đã cao. Mẹ hắn đã bước qua tứ tuần còn cha hắn cũng hơn năm mươi. Đinh Khâm là đứa con duy nhất. Cha mẹ hắn bao năm không sinh được con, họ chạy chữa tứ phương và cả cầu xin thần phật mới có được. Hắn buồn tủi không thể báo hiếu cho phụ mẫu đau lòng không thôi. Cẩn Nhu cũng an ủi hắn, nói tương lai còn dài phải sống thật tốt để không phụ lòng họ.

Nàng bày tỏ bất ngờ việc Đinh Khâm bước đi trên con đường quan lộ.

- Vì ta rất tài giỏi!

Đinh Khâm tự mãn nói, bày một bộ dạng như hồi còn bé, hếch mặt cho Cẩn Nhu xem, khiến nàng cười ha ha.

- Hồi đó, ta tưởng ngươi lên kinh thành làm a hoàn, không ngờ lại là làm đại tiểu thư trong phủ quốc công. A Nhu! Giờ trông ngươi rất đẹp, không còn một con nhóc lóc chóc nữa!

Đinh Khâm đột ngột khen nàng.

- Chuyện ta lớn lên xinh đẹp không phải là chuyện hiển nhiên sao? Cẩn Nhu cũng bày ra một vẻ mặt nghịch ngợm, tiếp lời hắn. - Dù sao cũng cám ơn lời khen! Ngươi cũng vậy!

- Mà ngươi năm nay sắp qua mười tám rồi đúng không, đã gả cho ai chưa?

- Chưa, ta mới bị từ hôn mấy tháng trước! Cẩn Nhu lãnh đạm nói.

Nàng kể chuyện con trai thứ sử cho hắn nghe. Đinh Khâm đập bàn:

- Không biết tốt xấu, hắn cưới ngươi là hắn quá hời rồi mà còn dám làm ra chuyện đó ư?

Đinh Khâm ngồi nghĩ nghĩ một lúc, hắn mới nói tiếp:

- Cẩn Nhu, nếu giờ không có mối nào, lấy ta đi, giờ ta không tệ đâu, tiền đồ của ta còn hơn tên con trai thứ sử vô dụng kia!

- Đừng có đùa!

Cẩn Nhu cười cười, coi như hắn quá bức xúc mà nói mấy lời bâng quơ.

Đinh khâm không phục, hắn nói hắn không đùa. Cẩn Nhu thấy hắn đùa quá dai, đành đánh lảng sang chuyện khác, về việc mấy người bạn cũ ở quê giờ ra sao. Trò chuyện một lúc cũng muộn, nàng cáo lui hắn, tìm Cẩn Huệ để về phủ. Đinh khâm cũng không giữ, bảo sẽ thư từ với nàng sau.