Chương 2: Tiền Duyên

Nếu chúng ta đạt đến trạng thái Vô ngã thì thế giới này còn tồn tại nữa không? Nếu chúng ta đạt đến trạng thải Tâm võ phân biệt thì làm gì còn có chúng ta hay thế giới này nữa? Đối với đa số mọi người, thế giới nảy thật sự hiện hữu, nhưng đối với những người đã chứng ngộ thi thế giới này chỉ là huyền ảo, không có thật, do đó tất cả trải nghiệm dù là trái nghiệm gì đi chăng nữa, cũng chỉ là huyễn ảo chốc lát mà thôi. Chúng ta không nên để ý đến nó hay muốn nắm giữ nó mãi làm gì”.

Giáo sư Yeh hỏi thêm:

Bạch Hỏa thượng, như thế thì dù chúng ta có được những trải nghiệm gì cũng không nên bám víu vào nó hay sao? Hòa thượng Thành Nghiêm trả lời:

. Cho dù trải nghiệm đó diễn ra thế nào đi nữa, hãy để cho nó đến và đi một cách tự nhiên. Có thể nó chỉ là điều xuất phát từ tâm thức, sẽ thay đổi, vì tất cả mọi sự đều sẽ đổi thay. Dù nó hiện hữu như thật, vẫn hãy coi nó chỉ là những hiện tượng của tâm thức mà thôi.

Tuy nhiên, đối với những người đã trải nghiệm, rồi hoàn toàn thay đổi nhận thức của họ và luôn luôn sống với tâm thức đó, thì chúng ta có thể kết luận rằng người đó đã chứng ngộ. Theo quan niệm của Phật giáo, người này đã có một “nhân” lãnh từ trước và đến nay nó bắt đầu trò “quả”.

Hòa thượng Thành Nghiêm chia sẽ tiếp:

- Phi hành gia Mitchell là một nhà khoa học, nhưng không thể giải thích trải nghiệm đó bằng lý luận của khoa học, không thể chứng minh nó qua các cuộc thi nghiệm, hay tạo ra lý thuyết bằng phương pháp luận

lý. Ông tin rằng đây là một kiến thức mới, mà khoa học cần khám phả, nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, ông nên biết rằng cảm giác đó là một trải nghiệm tâm linh năm trong phạm trù của tôn giáo mà khoa học không thể giải thích. Triết học hay luận lý học cũng không thể giải thích được, vì nó là một trải nghiệm tính thần xảy ra cho một người duy nhất - là ông mà thôi. Trải nghiệm ấy đã làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ của ông. Từ đó, ông cảm thấy nó trở thành một phần của ông, không thể tách rời ra được nữa. Trải nghiệm này vượt khỏi phạm trù của khoa học bởi vì những người trải nghiệm được việc này không thể diễn tả, giải thích được, không thể chúng minh được, và cũng không ai có cùng một trải nghiệm tương tự như thế, nó là một trải nghiệm có tính chất duyên căn cá nhân. Ai uống nước thì tự mình biết nóng hay lạnh. Trong trường hợp của ông, chi mình ông cảm nhận được sự an lạc hỏa hợp cả nhân vào vũ trụ, nhập với tất cả, không còn phân biệt giữa mình và vũ trụ nữa.Lúc đó cũng có các phi hành gia khác ở trong phi thuyền. Tại sao họ không có được trải nghiệm giống như ông? Tại sao chỉ mình ông có được cảm nhận đó? Nếu nói theo khoa học thì một khi ông cảm nhận được điều gì, tất cả những người khác cùng đều phải thấy như thế. Tóm lại, dãy là điều mà khoa học không thể giải thích hay chứng minh, vì nó năm ngoài phạm trù của khoa học.

Giáo sư Yeh hỏi tiếp:

Ông Mitchell, trải nghiệm lạ lùng đó có trở lại với ông nữa không? Khi trở về trái đất, ông còn có cảm nhận đỏ nữa không?

Phi hành gia Mitchell trả lời:

Có chứ, tôi vẫn cảm nhận được và sống trong niềm an lạc vô biên này. Nó hoàn toàn thay đổi quan niệm của tôi về con người và vũ trụ, vi thể tôi mới tìm cách giải thích nó theo khoa học, luận lý học, triết học và tâm linh. Tôi đồng ý với Hòa thượng Thành Nghiêm về điều ngài dạy; nhưng là người nghiên cứu khoa học, tôi vẫn muốn tìm cách kết nối khoa học với trải nghiệm nội tại, để mở ra một chân trời mới cho kiến thức còn thiếu sót của nhân loại hiện nay.

Giáo sư Yeh tiếp tục đặt câu hỏi:

Ông nghĩ sao về các lý thuyết khoa học còn thiếu sót hiện nay? Chẳng hạn như giả thuyết về sự hình thành vũ trụ qua vụ nổ Big Bang? Phi hành gia Mitchell trả lời:

- Khoa học thực nghiệm được xây dựng từ những lý luận, rồi được chứng minh qua các cuộc thi nghiệm với những dữ liệu chính xác. Giả thuyết về sự hình thành vũ trụ qua vụ nổ Big Bang mặc dù được đa số chấp nhận nhưng chưa ai có thể chứng minh nó một cách chính xác. Do đó, nó vẫn chỉ là một giả thuyết. Nó giải thích được một số hiện tượng, nhưng nó chưa hoàn chỉnh để có thể được công nhận là sự thật tuyệt đối. Theo tôi thị với đã tiến triển của khoa học ngày nay, giả thuyết này có thể trở nên lỗi thời, khi có thêm những bằng chúng hay dữ liệu khác. Tôi không nghĩ vũ trụ chỉ là kết quả của một vụ nổ, mà là một cái gì đó vận động, thay đổi không ngừng, do đó rất khó định nghĩa thật rõ ràng.

Giáo sư Yeh đặt vấn đề:

Nhưng nếu loại bỏ lý thuyết về vụ nổ Big Bang thì phải chăng thời gian không bắt đầu từ lúc tạo lập ra vũ trụ mà là một cái gì do không có khởi thủy?

Phi hành gia Mitchell giải thích thêm

Đối với tôi, thời gian chỉ là một sự đo lường có tính tương đối. Chính con người đề xướng ra cái gọi là “thời gian" trên trái đất này chú tr nhiên không phân chia ra như thế. Con người tạo ra quan niệm về thời gian, rồi chia nó ra thành nhiều mảnh vụn. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng thi được xem là một năm, rồi một năm có mười hai tháng, mỗi tháng có một số ngày, rồi ngây chia ra giờ, giờ chia ra phút, phút chia ra giây v.v... Sự phân chia này chỉ mang tính giới hạn trên trái đất mà thôi. Nếu chúng ta đi lên Hoa Tỉnh, hay Kim Tỉnh, chúng ta sẽ phải thay đổi thời gian khác đi. Nếu chúng ta tiếp tục đi vào không gian thì thời gian trên trái đất sẽ không còn giá trị nữa.

Giáo sư Yeh quay qua hỏi Hòa thượng Thánh Nghiêm:

Bạch Hòa thượng, một nhà khoa học không gian và là một phi hành gia nổi tiếng như ông Mitchell đây cũng không hoàn toàn tin vào giá thuyết về sự hình thành vạn vật qua vụ nổ Big Bang, mà cho rằng vũ trụ là một cái gì đó luôn luôn thay đổi. Nếu thế phải chăng vạn vật không có khởi đầu hay chấm dứt, mà chỉ là một diễn trinh thay đổi không ngừng? Bạch Hòa thượng, liệu quan niệm này có khác với quan niệm của Phật giáo trong kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) không?

Hòa thượng Thánh Nghiêm trả lời:

-Cho đến nay, mọi người đều cho rằng vạn vật được hình thành tử vụ nổ Big Bang. Các nhà khoa học cũng dựa vào giả thuyết này để đưa ra các lý luận khoa học về không gian, thời gian v.v... Tôi mừng vì một nhà khoa học lỗi lạc và là phi hành gia nổi tiếng như ông đây lại nghĩ khác. Ông tin rằng vũ trụ luôn luôn thay đổi và vận động không ngừng, do đó rất hợp với quan niệm “thành, trụ, hoại, diệt" vì mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn luôn thay đổi, không có khởi đầu hay chấm dứt. Điều này rất hợp với quan niệm của Phật giáo.

Tuy nhiên, tôi muốn nói thêm rằng vũ trụ quan của Phật giáo không phân chia thời gian và không gian như là hai thực thể khác biệt mà bao gồm cả thời gian lẫn không gian. Thời gian bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Không gian cũng bao trùm cả sáu hưởng (Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới). Nhưng thời gian có thật sự hiện hữu không? Không! Thời gian chỉ được tạo ra khi có một đối tượng trong không gian chuyển động, và nếu ta đo được sự chuyển động đô thị thời gian hiện hữu. Nói cách khác, nếu ta cảm thấy không gian thay đổi thì thời gian hiện hữu. Nếu không gian không chuyển động thì sẽ không có thời gian. Nhưng nói như thế thì không gian có hiện hữu không? Cũng không! Nếu ta không cảm nhận được thời gian thì không gian cũng không hiện hữu. Tất cả chỉ là một cái gì đó uyên nguyên rỗng lộng

Nói cách khác, vũ trụ quan của Phật giáo là sự phối hợp giữa không gian và thời gian. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, tất cả đều liên hệ với nhau, tương tức và tương nhập chặt chẽ. Tóm lại, mọi sự vật trong vũ trụ đều có tính tương đối, nghĩa là đều vô thường, vô ngã và duyên sinh. Thời gian và không

gian tuy có tên gọi khác nhau nhưng cùng chung một bản thể, hay “vạn vật đồng nhất thể", một là tất cả, tất cả là một Hòa thượng Thánh Nghiêm tiếp tục giải thích:

Ngày nay, ngành vật lý không gian đã chứng minh điều này bằng thuyết Tương đối của Albert Einstein. Đặc biệt là quan niệm về không gian bốn chiều, nêu rõ ý nghĩa: không gian và thời gian không phải là hai điều tuyệt đối có tự thể riêng biệt, mà chỉ có tính tương đổi thôi.

Phải dùng từ “kỳ gian" (space-time) để gọi chung cho cả hai mới đúng, vì tính chất của chúng là dung thông, hòa hợp với nhau làm một, thâu nhϊếp và tương nhập với nhau một cách tuyệt diệu.

Với trí óc siêu việt, Einstein đã tìm ra được luật Tương đối thấy được vận tốc, thời gian, không gian, khối lượng đều là những gì turong đối chứ không tuyệt đối. Công thức E = mc - của ông đã chứng minh rằng năng lượng (energy) chỉnh là khối lượng (mass) của vật đó khi di chuyển nhanh bằng lũy thừa của vận tốc ánh sáng. Lúc đó, vật chất sẽ biến thành năng lượng và khả năng lượng chuyển động chậm lại thì nó sẽ biến thành vật chất.

Hòa thượng Thánh Nghiêm quay qua phi hành gia Mitchell rồi nói một cách rõ ràng:

Như ông cũng biết, năng lượng là khối lượng và khối lượng cũng là năng lượng, hay tinh thần là vật chất và vật chất cũng là tinh thần. Đó chính là lời Đức Phật đã dạy trong kinh Hoa Nghiêm tử hơn hai ngàn năm trăm năm trước: “Tâm là vật, vật cũng là tâm vạn vật đồng nhất thể, đó chính là nguyên lý "sự sự vô ngại pháp giới". Muốn tiếp thông với cảnh giới Hoa Nghiêm này, ông phải đi vào bằng cánh của tâm linh chứ những cảm giác phân biệt hay luận lý dựa trên sự suy ngẫm của “thúc” thì không thể được. Chỉ có cánh của tâm linh mới có thể tổng hợp được thời gian và không gian, đưa ông vào cuộc sống Những mà chuyển" thôi.

Lúc này, ông nói rằng ông không tin vũ trụ này được hình thành bởi vụ nổ Big Bang, mà vũ trụ này thay đổi không ngừng. Nhưng ai có thể cảm nhận được sự thay đổi của vũ trụ như thế? Phải chăng chính là con người? Những sinh vật khác không thông minh như con người nên không ý thức rõ về vũ trụ như con người. Con người có ý niệm rõ ràng về thời gian và không gian. Khi thời gian hiện hữu, không gian cũng hiện hữu, đó chính là quan niệm căn bản về sự tạo lập vũ tru.

Hòa thượng Thánh Nghiêm quay sang nói với giáo sư Yeh:

- Lúc này, ông hỏi quan niệm này có trùng hợp với quan niệm của kinh Hoa Nghiêm không? Đúng thế, chủ trương của kinh Hoa Nghiêm là “pháp giới duyên khởi", nghĩa là mọi sự, mọi vật đều do nhân duyên hỏa hợp mà thành, tất cả đều nương vào nhau, nhân sinh quả, quả lại sinh nhân, lớp lớp trùng trùng, có khi dung thông, có khi đối chọi, ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra, không một cái gì có thể tự tổn, tự lập riêng rẽ. Cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này. Lớp lớp trùng trùng không cùng tận nên gọi là “trùng trùng duyên khởi”.

Vì thế, “một cũng là tất cả, tất cả cũng là một”, mọi sự, mọi vật đều có liên quan mật thiết với nhau, đều tuân theo định luật của vũ trụ như

vô thường, vô ngã. Điểm đặc biệt của kinh Hoa Nghiêm là nói về cái thể “động” của vũ trụ mà đặc tính của nó là biển hóa, thay đổi không ngừng.

Hòa thượng Thánh Nghiệm nhìn mọi người một lượt và nhấn mạnh: Sự thay đổi này cũng là đặc tính của cuộc sống vô thường của chúng ta mà không mấy ai để ý đến. Chúng ta sinh ra, lớn lên, rồi giả và chết. Trong mỗi giây, mỗi phút, cơ thể chúng ta đều thay đổi với hàng vạn tế bào chết đi và hàng vạn tế bào được sinh ra. Sự thay đổi được đo lường qua thời gian và chia làm ba thời: “Quá khứ, hiện tại và vị lai”. Thật ra, sự phân chia này chỉ là tương đối mà thôi vì trong một thời vẫn có thể nói đến các thời kia. Ba thời có thể riêng rẽ hay xen lẫn với nhau, thay đổi hay dung thông với nhau. Thí dụ như khi suy tư, chúng ta có thể ý thức được nhiều việc trong quá khứ, hiện tại, hay vị lai.

Mọi sự, mọi vật trong vũ trụ đều tác động với nhau theo nhân duyên và tạo thành những sự, những vật. Sự tác động và biến chuyển này diễn tiên và thay đổi không ngừng trong vòng sinh hóa. Chính nhờ có sự phân chia thời gian này mà chúng ta có thể hiểu rõ được luật Võ thưởng, Vô ngã, Duyên sinh và Nhãn quà Kinh Hoa Nghiêm giải thích cho chúng ta biết rõ vũ trụ được tạo ra do vô tận duyên khôi, hình tưởng tuy khác nhưng tất cả đều chung một bản thể, bình đẳng và dung thông. Bản thể đây chính là tâm chân như: Từ chân như phát sinh ra vạn hữu. Vạn hữu là giả huyễn mà chúng ta lại cho là thật.

Nhờ biết cách quan sát thật tưởng qua công phu thiền định sâu xa mà chúng ta hiểu được và thấy rõ mọi sự, mọi vật như nó là. Khi chúng ta thực hành nhìn sâu vào mọi sự, chúng ta vượt qua cải tướng bên ngoài để thấy rõ cái thể bên trong. Khi chúng ta biết hưởng tâm lên cao, vượt khỏi thế giới hiện tượng sai biệt để đạt tới cảnh giới vô sai biệt này thì chúng ta mới hiểu rõ được thật tưởng của sự vật. Giáo sư Yeh hỏi phi hành gia Mitchell:

- Hòa thượng đã trình bày về sự thành lập vũ trụ qua lăng kinh của Phật giáo. Là một nhà khoa học về không gian, ông nghĩ sao về quan niệm này?

Phi hành gia Mitchell trả lời:

Có nhiều quan niệm khác nhau về sự tạo lập vũ trụ. Ngay cả những nhà khoa học thông thái nhất cũng không đồng ý với nhau, người nói thế này, người nói thế khác. Người đặt ra lý thuyết này, người đưa ra quan niệm khác. Tất cả đều là những giả thuyết, chưa ai chứng minh được một cách rõ ràng với các dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, nếu nói tất cả là "Không" thì đa số mọi người sẽ hiểu lầm là không có gì, và nếu nói vũ trụ không có thật thì không ai tin được. Càng tìm hiểu về những điều này, các nhà khoa học, ngay như chính tôi đây, cũng bối rối. Hãy cho rằng vũ trụ là một cái gì đó thật sự hiện hữu đã, nhưng khoa học sẽ giải thích như thế nào? Ai tạo ra nó? Nó đến từ đâu? Nó bắt đầu như thế nào? Khoa học thực nghiệm đòi hỏi phải có sự chứng minh, giải thích, đưa ra những lý thuyết, rồi tìm ra những dữ liệu để biện minh cho lý thuyết đó đúng hay sai.

Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều phát minh, và con người đã khám phả ra rất nhiều thứ mà trước đó người ta chỉ tưởng tượng ra, nay đã thành sự thật. Hiện nay có rất nhiều lý thuyết mới và quan niệm mới,

nhiều hơn tất cả những lý thuyết từ trước đến nay. Phải nói rằng nhân loại đã đi rất xa, đã đặt chân lên mặt trăng, đã tiến vào vũ trụ, nhưng còn biết bao nhiêu thứ khác chúng ta chưa biết đến. Việc giải thích về vũ trụ vẫn là điều mà những nhà khoa học như chúng tôi chia hiểu rõ.

Tuy nhiên, quan niệm về sự tương thông và dung nhϊếp chứ không phản chia này là một quan niệm rất hợp với lý thuyết vật lý lượng tin. Tử nhiều năm nay, chúng tôi đã nghiên cứu việc sử dụng những công cụ khoa học của ngành vật lý lượng từ để tìm ra sự tương quan giữa khoa học và tâm linh. Dĩ nhiên, chúng tôi chưa đi đến một kết luận nào rõ ràng nhưng đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy vật lý lượng tử sẽ đưa nền khoa học thực nghiệm tiền xa hơn trước.

Giáo sư Yeh thắc mắc:

- Nếu thế thi thuyết Big Bang sẽ không còn giá trị nữa sao?

Phi hành gia Michell chia sẻ:

- Không những tôi mà các nhà khoa học khác cũng nghĩ như thế. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết này không hoàn toàn như mọi người vẫn nghĩ. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học tìm ra những dữ liệu mới, trái ngược với các dữ liệu về vụ nổ Big Bang này. Dĩ nhiên phải cần nhiều cuộc thi nghiệm nữa trước khi chúng ta có thể kết luận rõ ràng.

Nhưng theo tôi nghĩ, khoa học mỗi ngày một phát triển, người ta sẽ tìm được nhiều dữ liệu mới để chứng minh rằng một số lý thuyết đây không còn đúng nữa. Thí dụ như ngày trước Einstein cho rằng tốc độ của ánh sáng là tuyệt đối, không gì có thể đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Quan niệm của vật lý lượng tử về tính “vô định xử (quantum non-locality) chứng minh rằng có những tín hiệu có thể đi nhanh hơn vận tốc của ánh sáng. Trong thí nghiệm về cảm giác nhận thức siêu việt (Extrasensory Perception - ESP), khi một tư tưởng này ra, người khác có thể nhận biết được ngay lập tức. Tôi đã thực hiện thí nghiệm này trên mặt trăng và người ở trái đất nhận ngay được những tín hiệu nảy, không những một lần mà hàng chục lần. Nếu chúng ta đo hưởng thời gian và khoảng cách thì những tín hiệu này di chuyển nhanh hơn vận tốc của ảnh sáng rất nhiều. Theo quan niệm của vật lý lượng tử về tinh “vô định xử” thì những tín hiệu của cảm giác, hay đơn giản hơn là tư tưởng phát xuất từ bộ óc con người, có thể di chuyển nhanh không giới hạn.

Giáo sư Yeh góp thêm lời:

Một yếu tố của quan niệm về tính “vô định xử” là lý thuyết về sự tương quan giữa hai thực thể với nhau. Nếu một thực thể rung động hay cảm nhận được điều gì thì thực thể kia cũng nhận thấy ngay lập tức. Điều này tuy vẫn chỉ là một giả thuyết khoa học nhưng cũng có thể dùng để giải thích về sự cảm thông giữa hai người hay quan niệm về Nhân quả.

Phi hành gia Mitchell gật đầu:

Đúng thế, quan niệm về Nhân quả của Phật giáo rất thích hợp với các lý thuyết khoa học ngày nay. Vật lý đã chứng minh rằng nếu ta ném một vật lên không trung, vật đó sẽ phải rơi xuống vì sức hút của trải đất. Tương tự, một hành động xảy ra cũng sẽ đem lại một kết quả.

Bất cứ động lực nào phát ra cũng có một phản lực ngược lại. Ngày nay, tất cả các nhà khoa học đều chấp nhận quan niệm này.

Giáo sư Yeh tiếp tục đặt câu hỏi cho Hòa thường Thành Nghiêm:

. Bạch Hòa thượng, phi hành gia Mitchell via giải thích về mối quan giữa hai thực thể. Vậy điều này có thể giải thích về nghiệp lục trong thuyết Nhân quả của Phật giáo như thế nào?

Hòa thượng Thánh Nghiêm trả lời:

- Theo Phạn ngữ, Karma có nghĩa là hành động. Bất cứ một hành động nào như cử chỉ ( thâm ), lời nói ( khẩu ) hay ý nghĩ ý ) cũng đều tạo ra một phản lực hay nghiệp . Tuy nhiên, phải nói thêm rằng những hành động này phải dựa trên ý thức ( consciousness ). Do đó, giữa nghiệp ( karma ) và thức có mỗi tương quan chặt chẽ với nhau, tương tự như giả thuyết khoa học về sự tương quan lượng từ mà phi hành gia Mitchell vừa trình bày.

Thức thuộc về phạm trù tinh thần. Phật giáo có rất nhiều cách giải thích về thức. Theo phải Duy Thức ( Vijnanamatra ) thì thức có thể chúa thành nhiều phần chi tiết nhưng ta có thể tạm chia thức ra làm sáu phần là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý, tương ứng với sáu căn là một tai, mũi, lưỡi, thân và ốc . Ngoài ra còn thức thứ bay hay căn thức ( Mạt na thúc ) và thức thứ tám là tăng thức ( 4 lại da thức h.

Nghiệp lực được tạo ra do thức thứ sáu ( ý thức ) vì nó tạo ra sự phản biệt, do đó còn gọi là phân biệt thúc. Chính thức thứ sáu này phần biệt phải trái, tốt xấu, dùng sai v.v... Năm thực trước ( nhân, nhĩ, thiệt thân ) không phân biệt, chỉ là nhận thức các cảm giác, nên không tạo nghiệp.

Khi các cảm giác này diễn ra, thúc thứ sáu sinh ra các ý niệm phân biệt và hợp tác với thức thứ bảy hay căn thức ( Mạt na thức ) để tạo thành nghiệp nhân. Khi một nghiệp nhân xảy ra, nó có thể đem lại một hậu quả ngay trong lúc này hay có thể xảy ra ở một lúc khác. Một nhân có thể tạo ra quả ngay trong đời này hoặc có thể chờ đến đời sau. Tuy nhiên, đã gây nhân gì thì gặt quả đó. Trồng đậu thì được ăn đậu, trồng dưa thì được ăn dưa. Không thể có việc trồng đậu mà lại ra quả dưa được. Nghiệp nhân gây ra trong kiếp này đôi khi được lưu trữ trong thức thứ tâm hay tăng thức và tác động ở kiếp sau.

Nói cách khác, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác, cái duy nhất được duy trì là nhân, hay chủng tử, được lưu trữ trong tảng thức. Chính thức thứ tám này chứa đựng tất cả chủng tử của nghiệp lực và chúng tiếp tục đi theo mỗi cá nhân như bóng với hình, từ kiếp này qua kiếp khác.

Theo quan niệm của Phật giáo thì sự sống con người được hình thành bằng ba thực thể: sinh lực, hơi ẩm và tảng thức. Sinh lực giúp người ta sống, hơi ẩm là sự chuyển động của sinh lực tạo ra năng lượng, và tảng thức ảnh hưởng đến đời sống của mọi người theo luật Nhân quả. Khi sinh lực cạn dần, người ta sẽ giả và chết. Khi chết, hơi ấm mất đi và cái cuối cùng ra đi là tảng thức. Nó sẽ dẫn dắt người ta đi vào đời sống ở kiếp khác.

Vì trong đời sống hàng ngày con người tạo nghiệp tốt hay xấu qua hành động, lời nói và ý nghĩ, nên những chủng tử của nghiệp lực này được

lưu trữ trong tàng thức. Một số chúng tử hoạt động không ngừng. ảnh hưởng qua bảy thức trên, tạo thành tính tình, năng khiếu, thoi quen của một cá nhân vi bất cứ hành động nào (nghiệp nhân) cũng tạo ra những phản lực (nghiệp quả).

Tuy nhiên, một số chủng từ tiềm ăn trong tăng thức không phát động ngay mà chờ đến thời điểm thuận tiện khác nên con người tiếp tục trải qua kiếp sống này đến kiếp sống khác. Khi có đủ duyên, những chủng tử này phát động theo luật Nhân quả dưới một dạng thức khác. Thể xác có thể là một con người, hay cũng có thể là một con vật do dẫn dắt của nghiệp lực.

Theo quan niệm của Phật giáo, kiếp sống hiện nay chẳng phải là kiếp sống đầu tiên hay cuối cùng, mà chúng ta đã sống hàng trăm, hàng triệu kiếp sống trước đây và sẽ có vô số những kiếp sống sau nửa Kiếp sống con người thì có hạn, kéo dài cao lắm là tám chục hay một trăm năm, nhưng tăng thức thì không bao giờ hết, kéo dài liên tục và đó chính là vòng luân hồi vô tận mà Đức Phật đã chỉ rõ trong giáo lý của Ngài.

Dĩ nhiên các bậc thánh nhân thì khác, vì họ đã được giải thoát khỏi sự chi phối của nghiệp lực. Họ đã biết cách tu hành để chấm dứt vòng sinh tử luân hồi, và đó chính là mục đích tối hậu mà Đức Phật đã nhận ra và truyền dạy cho loài người. Sứ mệnh của Phật giáo là được giải thoát khỏi sự chi phối của vòng Luân hồi.

Giáo sư Yeh tiếp tục đặt câu hỏi để làm rõ hơn nữa những chia se của Hòa thượng Thánh Nghiêm: