Chương 25

Giản Tấn cùng Trần Phong nín thở, bất động thanh sắc, lẳng lặng ngồi nghe động tĩnh từ bên kia.

Tiểu nhị nghe được tiếng la vội vàng chạy lên, đúng lúc thấy một hòa thượng cùng một tiểu ni cô đứng bên cầu thang.

Thấy vậy tiểu nhị chỉ buồn cười, thầm nghĩ, không phải đang hát hí khúc chứ, như thế nào hòa thượng và ni cô lại ở cùng một chỗ.

Bất quá vì đã được dạy bảo, tiểu nhị khách khí hỏi: “Xin khách quan có hai người phải không?”

Hòa thượng đó là Minh Lễ, từ sau khi tìm được di hài của sư phụ cùng sư thúc, thân là đại nhân vật của Thiếu Lâm tự, hắn một mặt phái sư huynh đệ cấp tốc chạy về bẩm báo sự tình với các trưởng lão. Mặt khác, tới Trác Kinh quận tìm các vị danh môn chính phái võ lâm cao thủ giúp đỡ.

Bản thân hắn cũng làm gương đi khắp nơi tìm Giản Tấn. Hôm nay, thẩm tra khắp nơi, đi đường mệt mỏi, hắn tính vào trà lâu uống bát trà, thuận tiện tìm hiểu tin tức. Vừa lúc gặp được tiểu ni cô phái Nga Mi, dựa vào tình nghĩa giữa hai phái, hơn nữa cảm kích Nga Mi vươn tay viện trợ, Minh Lễ hào sảng mời nàng uống trà, tiểu ni cô cũng đáp ứng theo.

Tiểu hòa thượng cùng tiểu ni cô là nơi thâm tình, không cần thông qua bất kì đạo lí đối nhân xử thế nào, thêm nữa trong lòng bọn họ cũng không có những tư tưởng xấu xa, tự mình quang minh lỗi lạc, bởi vậy không hề kiêng kị, không biết một bước của họ vào trà lâu thu hút bao nhiêu ánh mắt.

Minh Lễ nghe được câu hỏi của tiểu nhị, liếc mắt nói: “Không mở to mắt ra mà nhìn, rõ ràng là hai người.” Minh Lễ vốn tâm tình không tốt, hơn nữa thói quen ở Thiếu Lâm tự, nói chuyện không chút khách khí.

Tiểu nhị nghẹn họng, nhưng không quá để ý, nói thật, bọn họ muốn làm công việc này lâu dài, mấu chốt quan trọng chính là học là Tôn Tử, làm tốt tự nhiên được thưởng nhiều hơn.

Tiểu nhị một bên dẫn họ ngồi xuống, một bên dò xét Minh Lễ, nhìn bộ dạng hắn tai to mặt lớn, trong long nghĩ hắn là người có tiền đi.

Tiểu nhị nghĩ vậy cũng không sai, triều đại này so với triều đại trước không giống nhau. Đương kim thánh thượng mê tín, mỗi ngày đều dâng hương mộc quan, quỳ bái. Tự nhiên đối với hòa thượng cực kì tôn kính, có thể nói là dung túng.

Vì thế mặc kệ phương trượng có tâm hay vô tình, đã là thủy triều thời đại, không thể tránh được nước chảy bèo trôi, cướp đoạt ruộng đất nhân dân.

Vì thế dưới trướng hoàng đế không hề có hòa thượng cầm bát xin ăn. Hiện tại, người nào ở tại cửa Phật cũng phải có mấy chục tá điền, lương thực thu về cũng đủ cho cả chùa ăn.

Tiểu nhị nhìn bộ dáng Minh Lễ, cho rằng hắn hẳn là người có quyền thế trong chùa. Thân là đại nhân vật của Thiếu Lâm tự, Minh Lễ quả thật là người có tiền. Bất quá tiểu nhị muốn lấy được tiền từ tay hắn còn khó hơn cả lên trời, bởi Minh Lễ có biệt hiệu “Thiên hạ đệ nhất vắt cổ chày ra nước (cái này hình như là thành ngữ VN thì phải nhưng QT dịch ra như thế nên ta cứ để thế thui… đại khái nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn), bạc một khi đã ở trong tay hắn thì vô ích thoát ra.

Tiểu nhị cung kính đứng một bên, chờ hắn phân phó. Minh Lễ nhìn chung quanh bốn phía, nhìn đến chỗ Giản Tấn cùng Trần Phong cũng không để ý. Nhỏ giọng phân phó tiểu nhị: “Trước cho ta một bát nước giếng trăm năm.”

Tiểu nhị nghĩ thầm, không hổ là kẻ có tiền, ngay cả uống chén nước cũng phải chú ý như vậy, áy náy nói: “Vị đại sư này, chúng ta chỉ là một quán nhỏ, ngay cả năm mươi năm lịch sử cũng không có, làm sao có nước giếng trăm năm.”

Sắc mặt Minh Lễ lập tức trầm xuống, tiểu ni cô ở bên cạnh nhìn đến, cũng lên tiếng khuyên can, “Sư huynh, không cần làm khó bọn họ.”

Mặt mũi Minh Lễ đã rất khó coi, cũng không so đo, bày ra bộ dáng buông tha, nói: “Vậy nước Thượng Hồ là được rồi.”

Tiểu nhị không phản ứng kịp, ngơ ngác tại chỗ. Minh Lễ quát: “Còn không mau mang đến, tăng gia ta sắp khát chết rồi.”

Tiểu nhị giờ mới phục hồi tinh thần, theo bản năng hỏi lại: “Khách quan muốn dùng gì, điểm tâm mứt hoa quả các loại thì sao?” Hắn có nhiều ý niệm trong đầu, nhưng lại rất nhanh phủ nhận, hắn cứ nghĩ bản thân lo lắng quá nhiều.

Minh Lễ lắc đầu, “Không cần. Chỉ cần nước trong là được.”

Tiểu nhị lúc này mới phản ứng lại, trước mắt hắn không phải khách nhân hào phóng gì , ngược lại là một kẻ keo kiệt vô cùng. Nhất thời một hồi chờ đợi không được, hai vai hắn chùng xuống, thừa dịp Minh Lễ không chú ý, thối một ngụm (nhổ một bãi còn có nghĩa là chửi một trận, để nguyên cho đủ nghĩa :D), thầm nghĩ bản thân xui xẻo.

Tiểu ni cô bên cạnh vẫn chưa nhận ra bộ mặt thật của Minh Lễ, tò mò hỏi: “Sư huynh, vì sao không dùng chút hoa quả điểm tâm?”

Minh Lễ chắp hai tay trước ngực, miệng nhẩm A di đà Phật, nói: “Sư muội, có lẽ ngươi không biết. Phật tổ dạy chúng ta, trong một chén nước có hơn tám vạn tiểu trùng, Phật lấy sát để giới (răn dạy hoặc phòng bị) làm đức. Giờ ta uống một chén nước đã phá đại giới của Phật môn. Nếu ăn hoa quả điểm tâm, không biết lại có bao nhiêu sinh linh vô tội, vi để thỏa mãn chúng ta ăn uống, mà hy sinh.”

(hừ, kẹt sỉ mà cũng nói ra được thành thế này. Khâm phục! Khâm phục!)

Đạo lý vớ vẩn này, vốn không hề ăn nhập gì, lại quá mức gượng ép. Nhưng vẫn lừa được một cô gái tâm hồn thuần khiết, tiểu ni cô liên tục gật đầu: “Sư huynh nói rất có lý, lúc này đây cứu được không ít sinh linh vô tội, công đức vô lượng.”

Nói rồi hai người cùng niệm “A di đà Phật.”

Đáng thương cho Giản Tấn cùng Trần Phong ngồi một bên, nghe được liền thấy buồn cười, nhưng vì hình tượng lúc này, phải che giấu công lực, đành ngậm ngùi nuốt hết vào trong bụng.

Tiểu nhị im lặng lắc đầu, chậm rãi mang một chén nước bình thường tới, nhưng Minh Lễ không hề nhận ra.

Tiểu nhị đem siêu nước đặt trên bàn rồi xoay người rời đi.

Minh Lễ hướng tiểu nhị nói: “Tiểu ca xin dừng bước.”

Tiểu nhị giận dữ nói: “Có chuyện gì sao?”

“Ta muốn hỏi một số chuyện.”

Giản Tấn cùng Trần Phong đối diện liền liếc nhau, cẩn thận lắng nghe.

Tiểu nhị nghĩ thầm, lần này chắc có thưởng, vì thế hắn bước nhanh đến, “Khách quan có chuyện gì? Cứ hỏi ta, chỉ sợ cả quận thành này không có gì là ta không biết.”

Minh Lễ gật đầu, nhìn tiểu nhị, hỏi: “Ngươi gần đây có thấy một người có gương mặt kì lạ không?”

Tiểu nhị do dự nói: “Này…” vươn tay ra trước mặt Minh Lễ.

Người hành tẩu giang hồ đều biết hành động này là tiểu nhị có ý đòi tiền, ai cũng sẽ cho, tiền không thiếu, quan trọng là… thiên hạ không có việc gì làm mà không có thưởng, thậm chí là tin tức.

Bất quá đối với người mới bước chân vào giang hồ như Minh Lễ vẫn chưa rõ quy tắc này.

Hắn trợn tròn mắt, thấy bàn tay không ngừng run run trước mặt, thở dài hỏi: “Vị thí chủ này, tay ngươi có phải là bị chuột rút không? Có cần tìm đại phu không?”

Tiểu nhị nghe xong, nghẹn họng trân trối nhìn, không thể tưởng được mình lại gặp phải loại người vô lại như thế, muốn không làm mà được hưởng, trong lòng tức giận, sắc mặt tự nhiên cũng không tốt. Bất quá cũng oan uổng cho Minh Lễ, không phải hắn giả ngu, mà thực sự không biết.

Minh Lễ nhìn tiểu nhị sắc mặt trắng bệch, chỉ nghĩ hắn khó chịu, vì thế hảo tâm nói: “Trông ngươi rất khổ sở.”

Tiểu nhị cố gắng bình định lửa giận, hít sâu một hơi, trong lòng oán giận muốn tìm nơi phát tiết, không sẽ sớm chết vị nhịn. Hắn lớn tiếng nói: “Ta quả thật có nhìn thấy một người cổ quái.”

Minh Lễ kinh hỉ vạn phần, hỏi: “Là ai?”

Giản Tấn cùng Trần Phong cũng chấn động kinh hãi, chỉ sợ hắn đem chuyện Ngân Hồ nói ra.

Tiểu nhị nhìn Minh Lễ, cười nói: “Ta thấy một gã hòa thượng tác phong kỳ quái. Cũng không phải “Ngiệt hải kí”? Lại có “Tư phàm”, “Hạ sơn”!”[1]

Minh Lễ mỗi ngày chỉ biết tụng kinh, chưa từng nghe qua Côn khúc[2],làm sao hiểu được ý tứ của hắn, tự vấn nửa ngày vẫn không hiểu ra trọng điểm, vừa ngẩng đầu lên định hỏi đã không thấy bóng dáng tiểu nhị đâu.

Hắn cùng tiểu ni cô nhìn nhau, “Sư muội, tiểu nhị của trà lâu này thật cổ quái, chúng ta tìm chỗ nào đó quan sát đi.”

Tiểu ni cô gật đầu, nàng sớm đã bội phục sát đất vị sư huynh này, đương nhiên sẽ ngoan ngoãn phục tùng.

Hai người không quay đầu lại mà đi thẳng xuống lầu, nên không biết phía sau có hai người đang ôm bụng cười.

Trần Phong đập bàn, cười nói: “Tư… phàm, đâu ra. Quá thâm thúy.”

Giản Tấn đáp: “Mặc dù có phần thiếu đạo đức, nhưng cũng đáng lắm.”

Trần Phong vừa cười vừa gật đầu nhìn hắn, rồi lại cười khổ, hoàn toàn không nể nang gì cả.

Giản Tấn ở một bên sớm đã khôi phục, nhìn hắn, trong lòng có chút lo lắng, muốn nhanh chóng tìm Ngân Hồ, liền đối hắn nói: “Cười đủ chưa, chúng ta phải đi.”

Trần Phong trêu ghẹo: “Ngươi đang xướng sư tử hống sao?”

Biểu hiện sau đó của Giản Tấn làm Trần Phong ngộ ra một điều, nói chuyện cũng phải có nghệ thuật, phải xem thái độ của người ta, không sẽ phải chịu hậu quả.

Chỉ thấy Giản Tấn véo tai hắn, đau đến mức Trần Phong phải khóc cha gọi mẹ, ngoan ngoãn theo xuống lầu, đi ra khỏi trà lâu, sau lưng là vô số ánh mắt cảm thông.

Ngay sau đó, hai người họ trở thành đề tài bàn tán của quận dân sau giờ ăn, cùng vô số nữ nhân ánh mắt đầy kiêu ngạo, còn có nam nhân phải chịu nỗi nhục quá lớn này. Bởi nữ nhân Trác Kinh quận rất hiểu học, lại giỏi mô phỏng, cho nên nữ nhân từ phố lớn đến ngõ nhỏ từ nay về sau đều ngẩng cao đầu ưỡn ngực, theo sau là cảnh tượng nam nhân sầu mi khổ kiếm[3].

CHÚ THÍCH:

[1] Nghiệt hải kí: là vở Côn khúc đầu tiên của triều Minh, nguyên là một điệu hát bắt nguồn từ huyện Dực Dương tỉnh Giang Tây, câu chuyện là sự kết hợp giữa Nam tổ khúc (còn gọi là hí khúc hoặc tản khúc, là một loại kịch dùng nhiều điệu hát có liên quan đến nhau tạo ra, có đầu có cuối, trở thành một bộ) “Ni cô hạ sơn” và Bắc khúc “Tăng gia kí” thời vua Gia Tĩnh (1522-1566). Tiểu ni cô tên Sắc Không cùng tiểu hòa thượng Bản Vô trốn khỏi Phật môn vì bị lộ chuyện họ yêu nhau, làm trái lại quy định của lễ giáo và tôn giáo. Vở Côn khúc này ca từ đơn giản dễ hiểu, nhạc điệu thanh thoát sống động, có màu sắc tươi sáng song đã thất truyền.

Những năm đầu nhà Thanh, Côn khúc gồm có “Tư phàm” và “Hạ sơn” được biểu diễn, giữ nguyên ý tứ, chỉ thêm vào kỹ xảo biểu diễn, trở thành màn Côn khúc nổi tiếng, lưu truyền đến ngày nay.

Hai màn diễn này mang phong cách hài hước, nhưng điệu múa cùng lời thoại lại có phần gay gắt, đặc biệt trong “Tư phàm”, khi tiểu ni cô Sắc Không lên sân khấu liền có người xướng, không hề thả lỏng hoặc thời gian nghỉ, nên giới hí khúc mới có câu nói “Nam phạ dạ bôn, nữ phạ tư phàm” (nam nhân sợ bôn tẩu vào ban đêm, nữ nhân sợ tương tư phàm trần)

(Theo baidu)

ta mạo muội chém không biết có đúng không nữa ^^

[2] Côn khúc: loại hình hí khúc Trung Quốc, có nguồn gốc từ cuối đời nhà Nguyên (Yuan). Từ cuối đời Nguyên, kịch dân gian phương Nam (Nam kịch) truyền đến vùng Côn Sơn (Kunshan) nay thuộc tỉnh Giang Tô (Jiangsu), được các nghệ nhân Côn Sơn cải tiến và phát triển, đến đầu triều Minh (Ming) có tên gọi là tuồng Côn Sơn. Từ giữa thế kỉ 16, các nghệ nhân đã tổng kết thành tựu tuồng Bắc và các loại tuồng khác thành lí luận cho hàng loạt điệu hát của tuồng Côn Sơn (Côn kịch).

Từ đầu đời Thiên Khải (Tiankai) nhà Minh đến cuối đời Khang Hi (Kangxi) nhà Thanh (Qing), hơn 100 năm, là thời kì phát triển mạnh mẽ của CK. Thời kì đầu, mỗi vở dài đến 40 – 50 lớp, muốn diễn trọn vở phải mất từ hai đêm trở lên. Sau đó, nghệ nhân lược bớt chi tiết, chọn đoạn hay, tu sửa lại để có thể tách ra diễn như một vở kịch ngắn, từ đó có tên gọi “chiết tử hí”. Loại hình này hấp dẫn bởi tính cô đọng về mặt nghệ thuật, do đó cả một thời gian dài CK giữ được vẻ sinh động, phong phú. Về sau, do quá gò bó trong luật diễn, lại ít vở nên mất dần người xem. CK có chỗ đứng quan trọng trong lịch sử hí khúc Trung Quốc. Âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn của CK là cơ sở để hình thành nhiều loại tuồng kịch ngày nay.

Từ giữa cuối thế kỷ 20, ca kịch Côn khúc bắt đầu được phục hồi và đến năm 2001 thì loại hình nghệ thuật này đã được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

(sưu tầm)

[3] Sầu mi khổ kiếm: mặt mày ủ ê, u sầu

================================

Hừm lần đầu tiên ta viết chú thích riêng như thế này, mà cũng tại tự dưng Xuân tỷ tự nhiên lại thích chơi hí kịch với chả côn khúc, đau cả đầu