Chương 3: Ngày Thứ Ba

Tôi lang thang trên ranh giới của sự sống và cái chết. Tuyết sáng lóa, mưa ảm đạm, tôi như cùng lúc đi lại giữa sáng sớm và đêm tối.

Mấy lần liền tôi đi về phía căn phòng trọ, hôm qua tôi và Lý Thanh còn lưu lại dấu vết của sự nồng nhiệt lâu ngày mới gặp, vậy mà hôm nay tôi không thể nào đến gần nó.

Tôi đã thử đi về phía ấy từ những hướng khác nhau, nhưng vẫn không thể tiếp cận nó, tôi như đi trong sự bất động, căn phòng trọ nhìn thấy mà không chạm vào được.

Tôi nhớ lại hồi nhỏ từng kéo tay cha, tìm mọi cách đi về phía ánh trăng, nhưng đi một quãng đường xa, khoảng cách giữa mặt trăng và chúng tôi vẫn không hề thay đổi.

Đúng lúc này, hai đường ray sáng rực mọc ra dưới chân tôi, tung bay về phía trước, hình dạng do dự của chúng giống như hai chùm ánh sáng bị lạc đường. Sau đó, tôi nhìn thấy cảnh tượng khi mình được sinh ra.

Sau khi một đoàn tàu rời đi giữa đêm tối, tôi sinh ra giữa hai đường ray. Tiếng khóc đầu tiên của tôi là ở giữa dày đặc sao trời, chứ không phải trong một đêm mưa sa bão táp, một công nhân bẻ ghi trẻ tuổi nghe thấy tiếng khóc yếu ớt của tôi, men theo đường ray đi tới, một đoàn tàu khác đang lao rầm rầm từ xa đến khiến hai đường ray rung lên bần bật, sau khi ông ôm tôi vào lòng, đoàn tàu kia rần rần chạy qua trước mặt chúng tôi. Cứ thế, sau khi một đoàn tàu rời đi, trước khi một đoàn tàu khác chờ tới, tôi có một người cha.

Mấy hôm sau, tôi có tên _ Dương Phi. Người cha này của tôi tên là Dương Kim Bưu.

Con đường đến với thế gian của tôi thật khó bề tưởng tượng, không phải trong phòng sinh ở bệnh viện, cũng không phải ở nhà, mà là trong nhà vệ sinh chật hẹp trên tàu.

41 năm trước, mẹ đẻ tôi mang thai 9 tháng lên tàu, tôi là đứa con thứ ba của bà, bà lên tàu về thăm người mẹ già đang hấp hối của mình ở quê. Khi con tàu chuẩn bị vào ga sau mười mấy tiếng đồng hồ chạy không ngơi nghỉ, bà cảm thấy bụng âm ỉ đau, bà không nghĩ rằng đứa bé là tôi đây đã sốt ruột muốn ra lắm rồi, bởi vì tôi còn cách ngày dự sinh tới hơn hai mươi ngày, anh trai và chị gái tôi đều sinh đủ ngày đủ tháng, bà tưởng tôi cũng như thế, do vậy bà chỉ đơn giản nghĩ là mình cần đi vệ sinh.

Từ giường tầng bà đi xuống, vác chiếc bụng to đùng men theo hành lang đi về phía nhà vệ sinh nằm ở điểm nối giữa hai toa tàu. Sau khi tàu dừng hẳn, một vài hành khách vác túi lớn túi nhỏ lên tàu, khiến đường đi đến nhà vệ sinh của bà gặp chút khó khăn, bà thận trọng né tránh những hành khách với đồng hành lý của họ đang ào ào từ phía trước dồn lại.

Khi bà vào được nhà vệ sinh thì con tàu lại bắt đầu từ từ chuyển bánh, tàu hỏa hồi đó vô cùng thô sơ, đi vệ sinh phải ngồi xổm, một cái lỗ tròn to tướng đủ để nhìn thấy hai đường ray cùng những thanh gỗ xếp ngang loang loáng lướt qua bên dưới. Mẹ đẻ tôi không thể ngồi xổm được, bụng bà to nên hành động đó rất khó khăn, bà đành quỳ hai gối, chẳng màng tới sự bẩn thỉu dưới đất, sau khi cởϊ qυầи, vừa mới chớm rặn, tôi đã trôi tuột ra, trượt qua lỗ tròn của nhà vệ sinh, con tàu đang lao về phía trước cũng chặt đứt sợi dây rốn kết nối giữa tôi và mẹ. Là tốc độ, là tốc độ tương phản giữa độ tuột của tôi và độ nhanh của con tàu đã kéo đứt sự liên kết ấy. Chúng tôi nhanh chóng mất nhau như thế.

Mẹ tôi vì cơn đau quặn thắt nên cứ nằm bò ra đấy, phải một lúc sau bà mới cảm nhận được bụng mình như đã trống rỗng, bà hoảng hốt tìm kiếm tôi, sau đó bà mới phát hiện tôi đã rơi tuột xuống cái lỗ tròn kia mất rồi.

Bà gắng gượng đứng dậy, sau khi mở cửa nhà vệ sinh, bắt đầu gào khóc lên với thành khách đang đứng bên ngoài chờ tới lượt rằng:

“Con tôi, con tôi….”

Sáu đó bà ngất xỉu, vị khách kia vội hét gọi vào khoang tàu: “Có người ngất xỉu.”

Đầu tiên, một nữ nhân viên trên tàu chạy tới, sau đó trưởng tàu cũng tới. Nữ nhân viên kia phát hiện máu tươi phía thân dưới của mẹ, vậy mà tàu phát loa khẩn cấp, yêu cầu hành khách nào là nhân viên y tế đến toa số 11 gấp. Trong số những hành khách đi tàu có một bác sĩ và một y tá vội vàng chạy tới, mẹ tôi nằm trên hành lang, khóc lóc cầu cứu, chẳng ai nghe rõ bà đang nói những gì, sau đó bà lại ngất đi. Họ khiêng bà lên giường, ba nhân viên y tế bắt đầu cấp cứu cho bà, còn con tàu vẫn lao nhanh về phía trước.

Lúc này, tôi đã ở trong căn phòng nhỏ của người công nhân bẻ ghi trẻ tuổi kia rồi, chàng trai trẻ bỗng dưng làm bố, bối rối nhìn tôi lúc này đang khóc tới tím tái cả người, mẩu dây rốn dính trên bụng tôi cũng rung lên bần bật theo tiếng khóc, ông còn tưởng tôi mọc đuôi trên người cơ.

Tiếng khóc của tôi càng ngày càng yếu ớt, lúc này ông mới nhận ra tôi đang đói. Khi đó là đã nửa đêm, tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, tối ấy không có sữa bột. Trong lúc nguy cấp ông chợt nhớ ra vợ của người đồng nghiệp Hách Cường Sinh cũng làm công nhân bẻ ghi như mình, ba hôm trước vừa sinh một cô con gái, ông quấn tôi vào trong chiếc chăn bông của chính mình, rồi chạy đến nhà Hách Cường Sinh.

Hách Cường Sinh bị tiếng gõ cửa đánh thức khi đang ngủ, mở cửa thấy cha tôi tay ôm một bọc đồ, nghe ông lo lắng nói:

“Sữa…sữa…”

Hách Cường Sinh lúc này vẫn đang ngái ngủ, lờ đờ đưa tay lên giụi mắt hỏi: “Sữa gì?”

Ông mở chiếc chăn ra để Hách Cường Sinh nhìn thấy tôi đang khóc oe oe, đồng thời đưa tôi cho Hách Cường Sinh. Hách Cường Sinh giật nảy mình, đón lấy tôi như đón lấy củ khoai nóng, mặt đầy kinh ngạc bế tôi vào phòng trong, vợ của Hách Cường Sinh là Lý Nguyệt Trân cũng bị đánh thức dậy, Hách Cường Sinh chỉ nói một câu: “Của Dương Kim Bưu”. Lý Nguyệt Trân nhìn tôi tím tái cả người biết ngay là vừa mới sinh, bà liên ôm tôi vào lòng, sau khi bà kéo áo lên, tôi liền yên lặng, thun thút mυ"ŧ lấy mυ"ŧ để những giọt sữa đầu tiên từ khi đến với thế giới loài người.

Cha tôi Dương Kim Bưu và người đồng nghiệp cũng làm công nhân bẻ ghi Hách Cường Sinh ngồi ở phòng ngoài, khi ấy cha tôi mới hai mươi mốt tuổi, ông lau khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, kể lại chi tiết quá trình phát hiện thấy tôi. Hách Cường Sinh giờ đã hiểu, nói vừa rồi ông sợ tới đờ người, vì cha tôi ngay bạn gái cũng không có, sao lại đột nhiên có con.

Cha tôi cười hi hi mấy tiếng như tên ngốc, sau đó lại lo lắng tôi là một quái thai, ông nói trên người tôi mọc một cái đuôi, hơn nữa còn mọc ở phía trước.

Lý Nguyệt Trân đang cho tôi bú ở trong phòng, nghe cuộc nói chuyện của hai người đàn ông vừa được làm cha, sau khi tôi bú no ngủ say sưa, bà liền mặc cho tôi bồ đồ sơ sinh của con gái mình, bộ đồ này do chính bà may, lại cầm thêm xấp vải cũ đi ra phòng ngoài.

Tôi quay trở lại vòng tay của cha. Lý Nguyệt Trân cầm xấp vải cũ đó hướng dẫn cha tôi cách thay tã, rồi bảo ôgn cắt một ít quần áo cũ làm tã cho tôi, càng cũ càng tốt, bởi vì vải càng cũ sẽ càng mềm. Cuối cùng chỉ chỉ vào cọng thịt mọc trên bụng tôi bảo.

“Đây là cuống rốn, ngày mai anh đến phòng y tế của ga tàu bảo người ta cắt đi, đừng tự cắt, tự cắt sẽ bị nhiễm trùng đấy.”

Tôi men theo đường ray như được soi rọi đi về phía trước, tìm kiếm căn phòng nhỏ lắc lắc lư lư bên cạnh đường ray, nơi đó chứa đựng rất nhiều câu chuyện thời ấu thơ của tôi.

Trước mắt tôi là mưa tuyết, phía trước mưa tuyết lại là những tòa nhà cao tầng trùng điệp, trên các tòa nhà cao tầng là vô số những ô cửa sổ đen thui. Khi tôi đi về phía chúng, chúng lại như đang giật lùi, tôi nhận ra, thế giới đó đang dần dần rời bỏ tôi.

Tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng ca cẩm của cha, vừa xa xôi lại vừa thân thiết, những tiếng ca cẩm của cha vang bên tai tôi tầng tầng lớp lớp, giống như tầng tầng lớp lớp những tòa nhà cao tầng tít xa kia, tôi vô thức bật cười.

Trong một thời gian rất dài, cha tôi _ Dương Kim Bưu cho rằng cha mẹ đẻ của tôi cố tình vứt bỏ tôi trên đường ray tàu để tôi bị tàu cán chết, vì chuyện này mà ông thường tự lẩm bẩm một mình.

“Trên đời này lại có những ông bố bà mẹ nhẫn tâm tới thế.”

Suy nghĩ cố chấp đó khiến ông vô cùng thương yêu tôi. Từ sau khi tôi rời khỏi đường ray tàu bước vào vòng tay ông, liền dính lấy ông như hình với bóng. Ban đầu, tôi lớn lên trong miếng vải được treo trước ngực ông, miếng vải đầu tiên do Lý Nguyệt Trân may, màu xanh; Về sau, miếng vải địu tôi do chính ông may, cũng là màu xanh. Mỗi ngày, khi ông đi làm, đầu tiên sẽ pha sữa đổ vào bình, rồi nhét bình sữa vào ngực áo, áp sát chỗ trái tim đập, để nhiệt độ cơ thể giữ ấm cho bình sữa. Sau đó đặt tôi vào cái địu trước ngực, trên vai còn khoác một bình nước quân dụng, sau lưng là hai bọc to, một bọc đựng toàn tã sạch, bọc kia dùng để đựng tã bẩn cho tôi.

Khi ông bẻ ghi ở chỗ rẽ các đường ray đi qua đi lại, tôi cũng đung đưa trên ngực ông. Đây chính là cái nôi tuyệt vời nhất trên đời, những giấc ngủ thời thơ bé của tôi cũng là những giấc ngủ ngọt ngào nhất. Nếu không bị cơn đói dày vò, tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy trong lòng cha. Khi tôi dậy và khóc oe oe, ông biết tôi đói, liền thò tay ra lấy bình sữa, nhét vào miệng tôi, tôi lớn lên từng ngày nhờ vào việc bú bình sữa cùng hơi ấm trên cơ thể ông. Về sau, khi tỉnh dậy tôi không khóc oe oe nữa mà thò tay ra lần tìm bình sữa trên ngực cha, hành động này khiến ông vui sướиɠ khôn tả, ông chạy đến nói với Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân, khoe tôi là đứa trẻ thông mình nhất trên đời.

Cha tôi phối hợp rất ăn ý với sự trưởng thành của tôi, ông biết lúc nào tôi đói, lúc nào tôi khát. Khi tôi khát, ông sẽ mở bình nước uống một hớp, rồi sau đó dùng miệng mình bón nước cho tôi. Ông nói với Lý Nguyệt Trân, ông có thể phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa hai âm thanh khi tôi khát và khi tôi đói. Lý Nguyệt Trân bán tín bán nghi, bởi bà chỉ có thể phán đoán khi nào con gái bà đói khi nào con gái bà khát qua thời gian.

Khi ông đi trên đường ray, ngửi thấy một luồng hôi thối bốc lên từ trước ngực, ông biết đã đến lúc thay tã cho tôi.

Ông sẽ ngồi xổm bên đường ray tàu, đặt tôi dưới đất, trong tiếng tàu chạy xình xịch xình xịch, dùng giấy bản lau sạch đít cho tôi, rồi quấn cho tôi cái tã mới. Sau đó lại dùng bùn đất bên cạnh đường ray tàu hỏa làm sạch cứt đái trên tấm tã của tôi, gấp lại nhét chúng vào cái bọc sau lưng. Hết giờ làm về nhà, ông sẽ đặt tôi lên giường, rồi dùng xà phòng và nước để giặt sạch tã bẩn cho tôi.

Nhà tôi là một căn hộ nhỏ cách đường ray hơn hai mươi mét, cửa nhà trên dưới treo đầy tã ướt, như rừng lá cây, nhà chúng tôi giống như cái cây với tán lá xum xuê tươi tốt.

Tôi lớn lên giữa tiếng tàu chạy ruỳnh ruỳnh và trong căn nhà nhỏ lắc lư đung đua quanh năm, khi lớn hơn chút, tôi tiếp tục lớn lên trên lưng cha. Cái địu vải trước ngực cha biến thành cái địu sau lưng, chiếc địu sau lưng cũng dần dần lớn theo.

Cha tôi khéo tay khéo chân, ông học cách tự mình may quần áo và đan áo len. Khi đi làm, các đồng nghiệp khi nhìn thấy ông đều bật cười thành tiếng, bởi vì cha thường vừa cõng tôi đi trên đường ray vừa đan áo len cho tôi, các ngón tay của ông thành thục tới mức không cần phải nhìn mới đan được.

Sau khi tôi biết đi, chúng tôi tay nắm tay cùng đi. Cuối tuần, cha sẽ đưa tôi ra công viên chơi, ở công viên cha sẽ yên tâm buông tay tôi ra, rồi chạy theo tôi đi khắp nơi.

Tôi và cha tâm linh tương thông, khi hai chúng tôi đi trên con đường nhỏ trong công viên, chỉ cần cha giơ tay về phía tôi, không cần nhìn tôi cũng cảm nhận được, lập tức đưa bàn tay nhỏ xíu của tôi cho cha.

Sau khi quay trở về căn nhà nhỏ bên cạnh đường tàu, cha lại trở nên vô cùng cảnh giác, mỗi khi cha nấu ăn, tôi muốn chơi bên ngoài, cha liền dùng dây thừng để kết nối hai chúng tôi, một đầu buộc ở cổ chân cha, một đầu buộc ở cổ chân tôi, tôi trưởng thành trong khu vực an toàn do cha vạch ra. Tôi chỉ có thể lang thang ngoài cửa nhà, mỗi khi nhìn thấy tàu lao tới tôi không kìm được hưng phấn muốn chạy về phía trước, sẽ nghe thấy tiếng hét gọi cảnh cáo của cha vang lên từ trong nhà.

“Dương Phi, quay lại!”

Căn nhà nhỏ mà tôi tìm kiếm đã xuất hiện rồi, chính là vào lúc tôi đang lang thang giữa hai đường ray tàu.

Mới trước đó còn không thấy, thoắt cái lại ở ngay trước mặt. Tôi nhìn thấy mình hồi còn bé, cha hồi trẻ, còn cả một cô gái với bím tóc dài, ba chúng tôi đi từ căn nhà nhỏ đó ra.

Tuổi thơ của tôi vui vẻ như tiếng cười, tôi không hề biết rằng mình đang hủy hoại cuộc đời cha.

Từ sau khi tôi sinh ra trên đường ray tàu, con đường sống của cha trở nên chật hẹp hơn.

Ông không có bạn gái, hôn nhân là điều hết sức xa vời.

Vợ chồng Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân, những người bạn thân nhất của ông, từng giới thiệu cho ông vài cô gái, mặc dù trước khi gặp nhau cũng đã kể cho họ nghe lai lịch của tôi, hòng chứng minh cha tôi là một người đàn ông lương thiện đáng tin. Nhưng mấy cô gái đó lần đầu gặp ông, không phải thấy ông đang thay bỉm cho tôi thì là đang đan áo len, cảnh tượng ấy khiến họ chỉ còn biết mỉm cười rồi quay người bỏ đi.

Năm tôi bốn tuổi, một cô gái với bím tóc dài lớn hơn cha tôi ba tuổi đã xuất hiện, cô ấy đã không phải thấy cảnh cha tôi thay bỉm hay đan áo len, mà đã nhìn thấy một cậu bé trông cũng khá đáng yêu, cô ấy còn vuốt tóc và mặt tôi, sau khi tôi gọi cô ấy là ‘cô ơi’, cô ấy đã vui sướиɠ bế bổng tôi lên, để tôi ngồi trên đùi của cô ấy.

Những hành động đó của cô ấy khiến người cha lòng đang rối bời hoảng loạn của tôi nhìn thấy chút ánh sáng le lói của hôn nhân.

Họ bắt đầu hẹn hò, tôi không tham gia những buổi hẹn của họ, tôi bị đưa đến nhà Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân. Việc họ làm khi hẹn hò là sau khi trời tối, cứ chầm chậm men theo đường tàu đi mãi, rồi lại từ từ đi quay trở lại.

Cha tôi Dương Kim Bưu là một người hướng nội lại hay xấu hổ, ông lẳng lặng đi đi về về cùng cô gái kia như thế, cô gái ấy thường là người phá vỡ bầu không khí im lặng, phải nói một hai câu gì đó cha tôi mới lên tiếng đáp lại, nhưng giọng cha luôn luôn bị tiếng tàu chạy rầm rầm nghiền cho phân tán toán loạn.

Thời gian hẹn hò của họ ban đầu rất ngắn, cứ men theo đường ray mà đi tới đi lui rồi kết thúc, rồi sau đó cha tới nhà Hách Cường Sinh đón tôi về.

Về sau, họ sẽ đi đi lại lại khoảng năm sáu lần, có những hôm đi tới tận khi trời gần sáng, tôi đã ngủ tít cùng Hách Hà người sinh trước tôi ba ngày từ lâu rồi, Hách Cường Sinh cũng chẳng chống đỡ nổi mà nằm xuống ngày tít thò lò.

Chỉ có Lý Nguyệt Trân kiên nhẫn ngồi bên ngoài nhà chờ đợi cha đến, hỏi ngắn ngọn về tiến triển trong buổi hẹn hò của họ, sau đó để cha bế tôi đi.

Thời gian đó, tôi thường xuyên tối thì ngủ trên giường nhà Hách Cường Sinh, sáng dậy lại thấy nằm trên giường nhà mình.

Tình trạng ấy kéo dài khoảng hai tháng, Lý Nguyệt Trân thấy cha tôi và cô gái kia hình như chẳng có tiến triển gì thêm, chỉ là thời gian đi dạo trên đường tàu ngày một dài ra mà thôi.

Sau khi hỏi cha tôi chi tiết về toàn bộ buổi hẹn, bà đã phát hiện ra vấn đề nằm ở đâu. Khi họ đi tới lúc đêm khuy người vắng, cô gái kia đi mệt bèn dừng lại nói lời tạm biệt, người cha ngốc nghếch của tôi gật gật đầu rồi quay người đi về, chạy tới nhà Hách Cường Sinh đón tôi.

Lý Nguyệt Trân hỏi cha tôi: “Sao anh không đưa cô ấy về?”

Cha tôi đáp: “Cô ấy chào tạm biệt tôi rồi.”

Lý Nguyệt Trân lắc lắc đầu, thở dài, bà bảo cha tôi, các cô gái mặc dù ngoài miệng nói tạm biệt, nhưng trong lòng lại mong được người đàn ông đưa về. Thấy vẻ như hiểu như không của cha, Lý Nguyệt Trân khảng khái kết luận: “Tối mai anh đưa cô ấy về.”

Thực ra cha tôi vô cùng biết ơn vợ chồng Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân, từ sau khi tôi sinh ra trên đường tàu, họ vẫn luôn giúp đỡ cho hai cha con tôi.

Cha tôi làm theo lời của Lý Nguyệt Trân, tối hôm sau, khi cô gái nói lời tạm biệt, ông không quay người bỏ đi mà lẳng lặng đưa cô ấy về tận nhà.

Trước cửa nhà cô gái, dưới ánh trăng vằng vặc trời đêm cô ấy nói lời tạm biệt lần thứ hai, lần này khi nói tạm biệt, khuôn mặt cô ấy ánh lên niềm vui.

Quan hệ giữa họ tiến triển nhanh chóng, không còn đợi tới khi trời tối mới lén lén lút lút hẹn hò nữa, mà tới chủ nhật, hai người vai kề vai vui vẻ đi công viên.

Họ chính thức yêu nhau rồi, hơn nữa còn đang trong thời kỳ nồng nhiệt.

Họ bắt đầu hẹn hò trong căn nhà nhỏ luôn rung qua lắc lại mỗi khi tàu chạy tới, tôi nghĩ chắc họ đã ôm nhau hôn nhau, nhưng cũng đến đấy mà thôi.

Từ lúc họ hẹn hò tới khi yêu đương, tôi luôn vắng mặt. Đây là ý của Lý Nguyệt Trân, bà cho rằng sự có mặt của tôi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của tình yêu ấy, tôi chỉ nên xuất hiện khi mọi việc đã xong xuôi.

Lý Nguyệt Trân tin rằng, sau khi cô gái này thật sự yêu cha tôi, tự nhiên cũng sẽ chấp nhận sự tồn tại của tôi.

Thời gian đó, tôi gần như sống ở nhà của Lý Nguyệt Trân, tôi thích gia đình này, tôi và Hách Hà thân thiết vô cùng, Lý Nguyệt Trân như mẹ tôi vậy.

Khi cha tôi và cô gái kia tới lúc bàn chuyện hôn nhân cưới gả, họ bắt buộc phải nhắc đến tôi.

Trong lúc yêu đương nồng nhiệt, họ đã tạm thời quên mất tôi. Cha tôi bắt đầu kể cho cô ấy nghe chi tiết về sự xuất hiện của tôi, bắt đầu từ chuyện bốn năm trước ông nghe tiếng tôi khóc và bế tôi lên từ đường ray tàu, rồi kể cho cô ấy nghe những chuyện vui vẻ trong quá trình trưởng thành của tôi suốt bốn năm nay, khi cha kể về tôi ông là một người cha hạnh phúc, hơn nữa còn là một người cha kiêu ngạo, ông kể rất nhiều những việc làm thông minh của tôi, ông cho rằng tôi là đứa trẻ thông minh nhất trên đời này.

Ông chưa bao giờ nói nhiều như thế, sau khi ông thao thao bất tuyệt kể hơn một tiếng đồng hồ, thì cô gái chuẩn bị trở thành vợ ông kia lại bình tĩnh nói một câu:

“Anh không nên nhận nuôi đứa bé này, mà nên đưa nó đến cô nhi viện.”

Cha tôi, tự nhiên ngẩn ra, vẻ mặt hạnh phúc ngời ngời ngây lập tức biến thành sự đau buồn đờ đẫn, biểu cảm ấy sau này còn xuất hiện trên mặt cha một thời gian dài, chứ không phải chỉ là biểu cảm thoáng qua. Cha tôi bắt đầu rơi vào trạng thái giằng co trong tình cảm, khi đó ông đã yêu cô gái này sâu sắc mất rồi, đương nhiên ông cũng yêu tôi, đây là hai thứ tình yêu hoàn toàn khác nhau, ông cần phải chọn một và từ bỏ một.

Thực ra cô gái ấy không hẳn là muốn từ chối tôi, cô ấy chỉ là một người con gái thực tế, hai mươi tám tuổi rồi, ở vào thời đó đã là một cô gái già, không có nhiều lựa chọn, cô ấy gặp cha tôi, cảm thấy về mọi mặt ông đều không tệ, vết khuyết duy nhất là ông lại nhận nuôi một đứa trẻ bị bỏ rơi.

Cô ấy nghĩ sau này họ sẽ có con, sự tồn tại của tôi trong gia đình sẽ trở thành chuyện khó xử. Vì vậy cô ấy mới nói ra câu đó, nếu không có tôi, cuộc sống của họ có lẽ sẽ tốt hơn. Suy nghĩ của cô ấy không sai, có thể họ sẽ có hơn hai đứa con đẻ, lại thêm một đứa con nuôi, việc này đối với hai người kinh tế không dư dả mà nói, gánh nặng cuộc sống sẽ tăng thêm bội phần. Cho dù là thế, cô ấy vẫn chấp nhận sự tồn tại của tôi, chỉ là cô ấy nghĩ, hồi đầu cha nên đưa tôi tới cô nhi viện, cô ấy chỉ nói thế mà thôi.

Nhưng cha tôi là người cứng nhắc, một khi suy nghĩ của ông đã đi vào ngõ cụt chắc chắn sẽ không quay vòng trở ra, ông thầm nhận định cô ấy không thể chấp nhận tôi.

Có lẽ cha đúng, mặc dù cô ấy miễn cưỡng chấp nhận tôi, nhưng trong cuộc sống dài đằng đẵng sau này, tôi sẽ trở thành ngòi nổ cho mâu thuẫn và phiền phức của gia đình cha.

Cha tôi đau khổ vô cùng, ống giống như chiếc khăn mặt tình đẫm nước, tôi và cô gái kia mỗi người cầm một đầu ra sức vặn, cho tới khi vặn cạn kiệt tình cảm trên chiếc khăn đó thì thôi.

Tôi khi ấy mới bốn tuổi không hề hay biết chuyện này, tôi còn chưa thể phân biệt được ánh mắt cha nhìn tôi từ vui vẻ chuyển thành thương xót. Những ngày ấy, cha dường như yêu thương tôi hơn. Khi đó tôi đi đã khá vững rồi, nhưng hễ ra khỏi nhà là cha phải bế tôi vào lòng, làm như tôi chưa biết đi vậy. Khi ông bước đi, ông thường xuyên áp mặt mình vào mặt tôi. Bình thường ông chi tiêu rất tiết kiệm, vậy mà bây giờ, mỗi ngày ông đều m ua cho tôi hai viên kẹo, một viên được bóc vỏ đút vào miệng tôi, viên còn lại ông nhét vào túi áo tôi.

Khi tình cảm của ông với tôi lưu luyến day dứt, thì lòng ông lại ngày một rời xa tôi.

Cha tôi năm nay mới chỉ hai lăm tuổi, dù về mặt tâm lý hay sinh lý, đều cần một cuộc sống có phụ nữ. Khi đó ông yêu tôi, nhưng ông còn cần tình yêu của một người phụ nữ hơn. Sau khi trải qua quá tình dày vò đau khổ, ông đã lựa chọn cô gái kia, và từ bỏ tôi.

Một hôm, sáng sớm, tôi còn vừa tỉnh lại sau cơn mơ, đã nhìn thấy cha ngồi ở đầu giường, ông cúi người xuống khẽ gọi:

“Dương Phi, chúng ta đi tàu hỏa nhé.”

Tôi sinh sống bốn năm trong căn nhà bên cạnh là đường tàu với tiếng tàu chạy đến chạy đi ầm ầm suốt ngày, nhưng tôi chưa từng đi tàu.

Lần đầu tiên đi tàu, tôi áp mặt mình vào kính cửa sổ, khi tàu khởi động bắt đầu chạy, tôi thấy những người đứng trên sân ga dần dần lùi lại phía sau, tôi kinh ngạc tới mức reo ầm cả lên. Sau đó tôi thấy đường phố và nhà cửa cũng lùi lại phía sau, thấy đồng ruộng sông ngòi cũng nhanh chóng lùi hết lại. Tôi phát hiện, những thứ càng ở gần mình tốc độ giật lùi càng nhanh, còn thứ ở càng xa tốc độ giật lùi càng chậm. Tôi hỏi cha:

“Tại sao lai thế ạ?”

Cha buồn bã đáp: “Không biết.”

Tới trưa, cha bế tôi xuống tàu ở một thành phố nhỏ, chúng tôi vào ăn mì trong tiệm mì đối diện sân ga. Cha gọi cho tôi một bát mì thịt, còn gọi cho mình một bát mì Dương Xuân. Tôi không ăn hết bát mì to như thế, phần còn lại cha ăn.

Sau đó cha bảo tôi ngồi đợi, ông ra phố hỏi thăm người ta về nơi nào đó. Ba người đầu tiên đều bảo không biết ở thành phố này có cô nhi viện hay không, tới người thứ tư, sau khi ngẫm nghĩ đã cho cha địa chỉ chính xác.

Cha bế tôi đi một quãng đường rất xa, đến bên một cây cầu lát đá, phía dưới cầu là dòng sông theo mùa, mùa này nước đang cạn. Ông nghe thấy tiếng hát của trẻ con vọng lại từ tòa nhà đối diện cây cầu, ông nghĩ đó là cô nhi viện, thực ra đó là một nhà trẻ. Ông bế tôi đứng ở đầu cầu, tôi nghe thấy tiếng hát vọng ra từ căn nhà đó, vui vẻ nói với cha:

“Cha ơi, trong đó có rất nhiều bạn.”

Cha tôi cúi đầu nhìn quanh, thấy cạnh cầu là một rừng cây nhỏ, thảm cỏ trong rừng cây có vài phiến đá, phiến đá to nhất màu xanh, bên cạnh rừng cây, bên trên lại bằng phẳng, ông dùng cả hai tay lau lau phiến đá một lúc, gạt hết đá dăm và bụi đi, giống như đang dùng giấy ráp để đánh bóng vậy. Sau khi lau phiến đá tới bóng loáng, ông đặt tôi ngồi lên đó, lấy một nắm kẹo trong túi áo mình đút vào túi áo tôi, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều kẹo như thế, ngạc nhiên hơn nữa là cha còn đưa cho tôi rất nhiều bánh quy, nhẹt đầy ba túi áo còn lại của tôi. Sau đó cha tháo bình nước quân dụng trên lựng mình xuống, treo vào cổ tôi.

Ông đứng trước mặt tôi, mắt nhìn lên đám cỏ dưới đất nói:

“Cha đi đây.”

Tôi nói: “Vâng ạ.”

Cha tôi quay người bỏ đi, không dám quay lại nhìn tôi, đi mãi đến chỗ rẽ, không thể kìm được nữa, ông quay đầu nhìn tôi một cái, thấy tôi đang ngồi trên hòn đá vui vẻ đung đưa đôi chân nhỏ.

Cha tôi lên tàu quay về, khi về tới thành phố của chúng tôi đã là buổi tối. Xuống tàu ông không về nhà mình, mà đến nhà cô gái kia, sau khi gọi cô gái ra ông không nói tiếng nào mà đi thẳng về phía công viên, cô gái cũng đi theo sau ông, cô ấy đã quen với sự kiệm lời của cha rồi. Lúc hai người đến công viên, cửa công viên đã bị khóa.

Ông đi men theo tường bao quanh công viên, cô ấy tiếp tục đi theo sau ông.

Đến một nơi vắng vẻ, ông đứng lại, cúi đầu kể cho cô gái ấy nghe việc mình làm ngày hôm nay, cuối cùng ông nhấn mạnh, đã bỏ lại tôi lại cạnh cô nhi viện rồi.

Cô gái quá đỗi kinh ngạc, không dám tin rằng ông đã dùng cách ấy để vứt bỏ tôi, thậm chí cô ấy còn thấy sợ.

Sau đó, nhận ra cha làm vậy là xuất phát từ tình yêu với mình, cô ấy ôm chặt lấy cha, cuống quýt hôn cha, cha cũng ôm chặt cô ấy. Củi khô lại gặp lửa lớn, họ vội vàng quyết định, ngày mai sẽ đi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Tối đó cha tôi mất ngủ cả đêm, từ sau khi cha bế tôi lên từ đường ray tàu, đây là lần đầu tiên hai chúng tôi xa nhau, cha bắt đầu thấy lo sợ, ông không biết lúc này tôi đang ở đâu, không biết người của cô nhi viện có phát hiện ra tôi không. Nếu không ai phát hiện ra tôi, có lẽ tôi vẫn ngồi trên tảng đá ấy, mà có thể một con chó hung ác đang tiếp cận tôi trong bóng đêm….

Hôm sau, cha tôi với nỗi đau bồn lo lắng cùng cô gái kia đi đăng ký kết hôn, cô gái ấy không biết rằng trong lòng cha đang có sự thay đổi xoay trời chuyển đất, cô ấy chỉ thấy vẻ mặt cha khá mệt mỏi, sau khi quan tâm hỏi han, biết cả đêm cha không ngủ, cô ấy cho rằng cha đã mất ngủ vì kích động, do đó cô ấy đã nở một nụ cười ngọt ngào.

Khi cha đi được nửa đường thì nói mình rất mệt, ngồi xuống bên đường, hai tay đặt trên đầu gối, rồi cha gục đầu vào cánh tay khóc hu hu. Cô gái đứng đó bối rối, cô ấy đứng ngẩn ra đó, lòng thoáng thấy bất an. Cha tôi khóc một lúc lâu rồi đứng bật dậy, ông nói:

“Anh phải quay lại, anh phải quay lại tìm Dương Phi.”

Tôi không biết cha từng bỏ rơi mình, tất cả mọi việc là do cha kể lại, sau đó, tôi bắt đầu tìm thấy từng chút manh mối trong mớ kí ức chìm sâu của tôi. Tôi nhớ khi đó mình rất vui, suốt buổi chiều tôi ngồi trên phiến đá ăn bánh quy ăn kẹo, lúc đám trẻ con trong trường mẫu giáo tan học đi ngang qua chỗ tôi ngồi, tôi vẫn đang ăn, chúng ngưỡng mộ vô cùng, tôi nghe chúng nói với cha mẹ mình: “Con muốn ăn kẹo” “con muốn ăn bánh quy”.

Sau đó trời tối, tôi nghe thấy tiếng chó sủa vọng lại từ đằng xa, tôi bắt đầu thấy sợ, trèo xuống khỏi phiến đá, nấp đằng sau nó, vẫn sợ, tôi nhặt từng cái lá rụng trên thảm cỏ, đắt lên người mình, đắp lên cả đầu, mới cảm thấy an toàn. Tôi đã ngủ mất trong sự bảo vệ của những chiếc lá, sang sớm, tiếng đám trẻ con đi đến trường đã đánh thức tôi dậy, tôi thấy mặt trời đã lên qua kẽ lá, liền trèo lại lên tảng đá, ngồi đó đợi cha.

Tôi ngồi rất lâu, hình như có ai đó đến hỏi chuyện tôi, tôi không nhớ họ đã nói với tôi những gì. Tôi không còn kẹo cũng chẳng còn bánh quy nữa, chỉ còn ít nước trong bình, đói thì uống một hai ngụm, về sau nước cũng hết.

Tôi vừa đói vừa khát vừa mệt, lại trèo xuống khỏi tảng đá, nằm xuống thảm cỏ phía sau nó, tôi lại nghe thấy tiếng chó sủa, lại một lần nữa dùng lá cây đắp từ đầu tới chân, sau đó ngủ thϊếp đi.

Tới trưa cha tôi đến được thành phố nhỏ này, sau khi xuống tàu ông gần như chạy về phía tôi, từ xa nhìn lại, ông không thấy bóng tôi ngồi trên tảng đá nữa. Bước chân đang chạy nhanh của ông chậm dần, ông dừng lại cách tảng đá không xa, hồn bay phách lạc tìm kiếm xung quanh, đúng vào lúc ông đang lo lắng phát điên thì nghe thấy tiếng tôi nói mơ đằng sau tảng đá.

“Cha sao vẫn chưa đến đón con.”

Sau này cha kể cho tôi nghe, khi ông nhìn thấy tôi dùng lá làm chăn, đầu tiên ông cười, rồi ngay lập tức lại òa khóc.

Lúc ông gạt đám lá xuống bế tôi lên khỏi thảm cỏ, tôi đã tỉnh dậy, nhìn thấy cha thì vui sướиɠ reo lên:

“Cha đến rồi, cuối cùng cha cũng đến rồi.”

Cuộc đời cha quay về quỹ đạo của tôi. Từ đó ông từ chối hôn nhân, đương nhiên, đầu tiên là từ chối cô gái có bím tóc dài kia. Cô gái đó vô cùng đau lòng, nghĩ mãi vẫn không sao hiểu nổi, chạy tới tìm Lý Nguyệt Trân khóc lóc kể lể đầy ấm ức. Lúc đó Lý Nguyệt Trân mới biết đã xảy ra chuyện gì, bà trách mắng cha tôi, bà nói bà và Hách Cường Sinh đồng ý nhận nuôi tôi, bà cho rằng tôi là con trai bà vì tôi đã từng bú sữa của bà. Cha tôi ngượng ngùng gật đầu, thừa nhận mình đã sai. Nhưng khi Lý Nguyệt Trân muốn cha và cô gái kia quay lại, người cha cứng chắc của tôi cho rằng giữa cô gái đó và tôi chỉ có thể chọn một người, ông nói:

“Tôi chỉ cần Dương Phi.”

Dù Lý Nguyệt Trân có khuyên nhủ thế nào, cha cũng chỉ im lặng không đáp, Lý Nguyệt Trân vừa giận vừa bất lực, bà nói sau này không quan tâm tới chuyện hôn sự của cha tôi nữa.

Về sau, mấy lần liền tôi nhìn thấy cô gái để bím tóc dài đó, khi cha cầm tay tôi đi trên phố, khi thấy cô ấy tôi rất vui, ra sức kéo tay cha, hét gọi: “Cô ơi”. Khi đó cha tôi luôn cúi gằm đầu, kéo tôi đi nhanh hơn. Ban đầu, cô gái đó còn mỉm cười với tôi, về sau thì giả vờ như không nhìn thấy chúng tôi, không nghe thấy tôi gọi. Ba năm sau, cô ấy lấy một đại đội trưởng quân giải phóng lớn hơn mình mười tuổi, rồi theo chồng tới nơi đóng quân ở miền Bắc xa xôi.

Từ đó, cha tôi an lòng nuôi tôi trưởng thành, tôi là tất cả của cha, hai chúng tôi nương tựa vào nhau cùng trải qua cuộc sống ngắn ngủi có trải nghiệm có hồi ức miên man. Ông ghi chép lại quá trình trưởng thành của tôi trên tường, cứ mỗi nửa năm lại bắt tôi đứng áp sát vào tường, dùng bút chì vạch từng vạch trên đỉnh đầu tôi. Hồi cấp II tôi bắt đầu lớn nhanh, ông thấy khoảng cách những vạch ngang trên tường mỗi ngày một xa, sẽ nở nụ cười trìu mến.

Lên lớp 10 tôi đã cao gần bằng cha, tôi thường mỉm cười vẫy vẫy tay với cha, cha cười hi hi đi đến cạnh tôi, tôi ưỡn ngực đứng thẳng người cùng ông so chiều cao.

Tôi làm việc này cho tới tận năm lớp 12, tôi càng ngày càng cao, cha càng ngày càng thấp, tôi có thể nhìn thấy rất rõ những sợi tóc bạc trên đỉnh đầu ông, sau đó là những nếp nhăn trên mặt ông, cha tôi quá vất vả nên trông ông già hơn tuổi thực cả chục tuổi.

Khi ấy cha đã không còn là công nhân bẻ ghi nữa, ghi đường thủ công người đã được thay thế bằng ghi đường tự động, đường sắt tự động hóa rồi. Cha tôi chuyển sang làm nhân viên nhà ga, ông phải mất rất nhiều thời gian mới thích ứng được với công việc mới này.

Cha thích những công việc có tính trách nhiệm, khi còn làm công nhân bẻ ghi ông vô cùng tận tâm, nếu ghi tàu bị lắp sai thì sẽ dẫn tới tai nạn nghiêm trọng.

Trở thành nhân viên nhà ga, công viên nhàn hạ hơn nhiều, công việc không có nhiều tính trách nhiệm khiến ông thường xuyên cảm thấy mình như ‘gáo vàng múc nước giếng bùn’.

Căn nhà nhỏ xa dần, hai đường day tàu hỏa phất phơ bay đi chẳng thấy quay trở lại. Tôi vẫn loanh quanh nơi lưu lại dấu tích của mình, tôi thấy mệt, bèn ngồi xuống một phiến đá. Cơ thể tôi giống một cái cây yên lặng, thế giới đã rời xa trong ký ức của tôi lao vùn vụt qua như đang thi chạy marathon.

Cha tôi nhịn ăn nhịn mặc nuôi tôi ăn học lên tới đại học, cuộc sống của chúng tôi mặc dù bần hàn, nhưng ấp áp đẹp đẽ.

Cho tới một hôm, mẹ đẻ tôi từ xa xôi ngàn dặm tới tìm, cuộc sống an bình mới bị phá vỡ.

Khi đó, tôi đang học năm thứ tư đại học, mẹ đẻ tôi men theo đường ray tàu tới từng thành phố một tìm kiếm tôi. Thực ra, bốn mươi mốt năm trước bà đã từng đi tìm tôi, sau khi tỉnh lại trên tàu, tàu đã đi được khoảng 200km, bà chỉ nhớ đã sinh tôi ra khi tàu chuẩn bị rời ga, nhưng là ga nào thì bà không nhớ, bà từng nhờ người đi tìm tôi ở cả ba nhà ga mà con tàu đi qua thời ấy, nhưng vẫn không phát hiện được tung tích của tôi.

Bà từng nghĩ rằng tôi đã bị tàu kẹp chết rồi, hoặc đã chết đói trên đường ray, hoặc bị con chó hoang nào đó tha đi mất, vì chuyện này mà bà khóc tới tuyệt vọng. Từ đó, bà từ bỏ việc tìm kiếm tôi, nhưng trong lòng vẫn ôm hi vọng, hi vọng một người tốt bụng phát hiện và nhận nuội tôi, nuôi tôi khôn lớn.

Năm 55 tuổi sau khi nghỉ hưu, bà quyết định tự mình đến miền Nam tìm tôi, nếu lần này vẫn không tìm thấy tôi, có lẽ bà sẽ thật sự từ bỏ.

Đài truyền hình và báo chí ở chỗ chúng tôi phối hợp với sự tìm kiếm của bà, sự ra đời đầy ly kỳ của tôi thực sự là một câu chuyện hấp dẫn, đài truyền hình thổi phồng câu chuyện ra đời của tôi, tiêu đề của một tờ báo thì lại để là: “Đứa trẻ được sinh ra trên tàu”.

Tôi nhìn thấy bức ảnh mẹ đẻ mình khóc ở trên báo, lại xem cảnh bà rơi lệ kể lại quá trình sinh tôi trên tivi, khi đó tôi đã có dự cảm đứa trẻ mà bà đang tìm kiếm là tôi, bởi vì ngày tháng năm mà bà nói chính là ngày tháng năm sinh của tôi, nhưng lòng tôi lại vô cùng bình lặng, cứ như đây là câu chuyện của người khác vậy, tôi thậm chí còn có hứng thứ ngồi so sánh sự khác biệt giữa bức ảnh bà khóc trên báo với hình ảnh bà khóc trong tivi, nước mắt trong ảnh ở trạng thái tĩnh, gắn chặt ở trên má bà, còn nước mắt trong ti vi ở trạng thái động, chảy xuống khóe miệng bà.

Tôi cùng người cha tên Dương Kim Bưu nương tựa vào nhau suốt hai mươi hai năm, tôi đã quen với việc coi Lý Nguyệt Trân là mẹ mình, đột nhiên, một người mẹ khác xuất hiện đầy lạ lẫm, lòng tôi có một cảm giác vô cùng kỳ lạ.

Cha tôi đọc và xem rất kĩ những lời kể của bà về tình hình khi ấy trên báo cũng như trên tivi, và ông khẳng định tôi chính là đứa trẻ bà đang tìm.

Dựa trên tin tức được cung cấp trên báo, ông biết bà đang ở khách nào nào, sáng sớm hôm đó ông tới văn phòng nhà ga, gọi đến khách sạn bà ở, điện thoại nhanh chóng được kết nối, sau khi đối chiếu các chi tiết qua điện thoại, cha tôi nghe thấy tiếng bà khóc nấc lên, cha cũng khóc, hai người nói chuyện với nhau hơn một tiếng đồng hồ bằng giọng nghẹn ngào như thế, bà liên tục hỏi cha, cha cũng liên tục trả lời, sau đó họ hẹn gặp nhau vào buổi chiều tại khách sạn nơi bà ở. Sau khi về nhà, cha rất xúc động nói với tôi rằng:

“Mẹ con đến tìm con rồi.”

Ông ra ngân hàng rút ba ngàn tệ tiền tiết kiệm, đó là toàn bộ số tiền tích lũy của ông, kéo tôi tới trung tâm thương mại to nhất và cũng là trung tâm thương mại vừa mở cửa ở thành phố chúng tôi, định sẽ mua cho tôi một bộ vest hàng hiệu.

Ông cho rằng tôi nên mặc như các ngôi sao trên tivi, vẻ vang đi gặp mẹ mình, để mẹ tôi biết rằng, hai mươi hai năm qua ông không hề ngược đãi tôi.

Cha đã sống ở thành phố này rất nhiều năm, nhưng về cơ bản ông chưa từng rời khỏi khu vực nhà ga, lần đầu tiên bước chân vào tòa trung tâm thương mại sang trọng sáu tầng này, mắt ngó nghiêng hết đông lại tây, miệng thì tự lẩm bẩm xa hoa lộng lẫy, xa hoa lộng lẫy quá.

Tầng một của trung tâm thương mại là các quầy mỹ phẩm, ông ra sức hít thở, nói với tôi:

“Không khí ở đây thơm quá.”

Ông đi tới trước một quầy mỹ phẩm hỏi nhân viên bán hàng: “Vest hàng hiệu ở tầng mấy?”

“Tầng hai”, cô gái bán hàng đáp.

Ông hăng hái kéo tôi bước lên thang cuốn, cứ như tiền vàng đầy túi, chúng tôi lên đến tầng hai, đập ngay vào mắt là một cửa hàng của một thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, ông bước tới, đầu tiên là xem giá tiền của mấy dãy cà vạt tren ngay ngoài cửa, quá kinh hãi, ông nói với tôi:

“Một chiếc cà vạt mà 280 tệ.”

“Cha” tôi bảo, “Cha nhìn nhầm rồi, là 2800 tệ.”

Sắc mặt cha tôi không phải ngạc nhiên mà là buồn bã. Ông ngượng nghịu, đứng nghệt ra ở đó.

Những ngày trước kia, mặc dù cuộc sống khá thanh bần, nhưng vì kiệm ăn kiệm mặc, nên ông luôn có cảm giác mình rất đầy đủ, giây phút này ông đã thật sự cảm nhận được sự nghèo khổ của mình.

Ông không dám bước vào cửa hiệu sang trọng đó, mà tự ti đi tới hỏi người hướng dẫn trong trung tâm thương mại:

“Ở chỗ nào có bán vest rẻ tiền?”

“Tầng 4”

Ông cúi đầu leo lên thang cuốn, khi đứng trên chiếc thang đang dần đi lên, tôi nghe thấy tiếng ông thở dài, ông lẩm bẩm bảo giá như ngày xưa tôi không bị rớt từ trên tàu xuống thì tốt biết bao, như thế cuộc sống của tôi sẽ khá hơn bây giờ rất nhiều. Qua báo chí và tivi ông biết mẹ tôi được hưởng mức lương hưu của cấp phó phòng, cha đẻ tôi vẫn đang giữ cương vị trưởng phòng.

Thực ra, cha đẻ tôi chỉ là một quan chức nhỏ của thành phố phương Bắc kia mà thôi, nhưng đối với cha tôi mà nói, thì lại là một nhân vật có quyền có thế.

Tầng 4 là đồ nam của các thương hiệu trong nước, ông mua áo vest, sơ mi, cà vạt và giày da cho tôi, chỉ tốn 2600 tệ, rẻ hơn 200 tệ so với chiếc cà vạt của thương hiệu nước ngoài kia.

Sau khi nhìn thấy tôi đóng bộ áo vest giày da, vẻ mặt u ám vừa rồi của ông đã hoàn toàn biến mất, ảo giác cuộc sống đầy đủ kia quay trở về, ông hăng hái đứng trên thang cuốn đi xuống, nhìn một người đàn ông ngoại quốc mặc đồ vest giày da trên quảng cáo bằng ánh mắt cao ngạo, nói tôi trong còn phong độ hơn người đàn ông ngoại quốc trên quảng cáo, sau đó ông lại bắt đầu cảm khái, đúng là người đẹp vì lụa.

Hai giờ chiều hôm đó, ông mặc bộ đồng phục còn mới của nhân viên nhà ga, tôi giày da áo vest, chúng tôi đến khách sạn ba tầng mà mẹ đẻ đang ở. Cha tôi tới quầy lễ tân hỏi, nhưng nhân viên lễ tân nói mẹ tôi đã ra ngoài từ sáng, vẫn chưa thấy về, có lẽ là đến đài truyền hình. Cô gái đứng ở quầy lễ tân rõ ràng là biết về câu chuyện của mẹ tôi, nhìn tôi một cái, cô ấy không biết tôi chính là nhân vật chính trong câu chuyện ấy.

Chúng tôi bèn ngồi trên ghế sô pha ở sảnh lễ tân đợi mẹ tôi, ghê sô pha màu ghi giờ đã chuyển sang đen sì sì, quá nhiều người từng ngồi ở đây, ngồi tới bóng nhờn cả ghế. Tôi ngồi ngay ngắn, chỉ lo làm nhăn bộ vest mới, cha tôi cũng ngồi rất ngay ngắn, ông cũng sợ bộ đồng phục mới bị nhăn.

Không lâu sau, một người phụ nữ trung niên đi vào, bà nhìn về phía hai chúng tôi, chúng tôi cũng nhận ra bà, lập tức đứng dậy, bà để ý thấy hai chúng tôi rồi, và đứng lại nhìn tôi chăm chăm.

Lúc này, cô gái ở quầy lễ tân nói với bà có người đang đợi bà, tay trái của cô gái chỉ về phia chúng tôi. Bà biết chúng tôi là ai, mặc dù bà và cha hẹn gặp nhau buổi chiều, nhưng bà không đợi được, bà tới nhà ga từ sáng để tìm cha tôi, nhưng khi ấy chúng tôi đang ở trung tâm mua sắm, bà không gặp được chúng tôi, bà chỉ gặp Hách Cường Sinh, Hách Cường Sinh đã kể lại tường tận cho bà nghe việc cha tôi đã nhặt được và nuôi nấng tôi thành người như thế nào. Bà còn đến trường đại học tôi đang học, ngồi trong phòng ký túc của tôi, hỏi thăm tình hình tôi qua các bạn. Giờ, bà đang bước về phía chúng tôi với cơ thể run lên bần bật, bà nhìn tôi chằm chằm, khiến tôi có cảm giác ánh mắt bà đang cắm thẳng vào mặt tôi vậy, bà tới trước mặt chúng tôi, môi mấp máy mấy lần nhưng không phát ra tiếng nào, nước mắt cứ thế ào ào rơi xuống, sau đó phải khó khăn lắm bà mới nói được, bà hỏi tôi:

“Con là Dương Phi?”

Tôi gật gật đầu.

Bà hỏi cha tôi: “Ông là Dương Kim Bưu?”

Cha cũng gật gật đầu.

Bà khóc, vừa khóc vừa nói với tôi: “Con giống anh trai con quá, còn cao hơn anh con nữa.”

Nói xong câu đó, đột nhiên bà quỳ xuống trước mặt cha tôi: “Ân nhân, ân nhân…”

Cha vội vàng đỡ bà ngồi xuống chiếc ghế sô pha đen sì kia, mẹ đẻ tôi vẫn khóc mãi không dừng được, cha tôi cũng nước mắt như mưa.

Bà liên tục nói lời cảm ơn cha tôi, sau mỗi câu cảm ơn, lại nói thêm câu không biết phải cảm tạ đại ân đại đức của cha tôi như thế nào, bà biết, cha đã vì tôi mà từ bỏ cuộc sống hôn nhân, bà nói trong nước mắt:

“Ông đã hi sinh vì con trai tôi quá nhiều, quá nhiều.”

Hành động đó khiến cha thấy không quen, cha nhìn tôi bảo: “Dương Phi cũng là con trai tôi.”

Mẹ đẻ tôi lau nước mắt đáp: “Đúng, đúng, nó cũng là con trai ông, nó mãi là con trai ông.”

Sau khi hai người họ dần bình tĩnh trở lại, mẹ đẻ túm lấy tay tôi, mắt cứ nhìn tôi mãi, bà nói chuyện với tôi bằng những câu không đầu không cuối, mỗi khi tôi trả lời bà, bà sẽ quay sang vui sướиɠ nói với Dương Kim Bưu rằng:

“Giọng giống hệt giọng anh trai nó.”

Tướng mạo và giọng nói của tôi, khiến mẹ đẻ tôi tin chắc rằng tôi chính là đứa trẻ được sinh ra trong nhà vệ sinh trên tàu vào hai mươi hai năm trước.

Sau đó, kết quả giám định DNA đã chứng thực tôi là con trai của bà. Lại sau đó, những người thân xa lạ của tôi từ thành phố ở miền Bắc kia đều tới, cha đẻ mẹ đẻ, anh chị em ruột, tôi còn có cả chị dâu và anh rể.

Truyền hình và báo chí nơi thành phố tôi ở náo nhiệt hẳn lên, “Đứa trẻ được sinh ra trên tàu” đã có một cái kết viên mãn.

Tôi nhìn thấy bộ dạng lóng ngóng bất an của mình trên tivi, cũng nhìn thấy nụ cười gượng gạo của mình trên báo.

Cũng may chỉ ồn ào hai ngày, tới ngày thứ ba thì cả đài truyền hình và giới báo chí đều chuyển sự chú ý sang ‘Hành động tia chớp’ trong đợt truy quét tệ nạn xã hội của phía cảnh sát.

Báo viết rằng, dưới sự hỗ trợ của màn đêm, phía cảnh sát đã tiến hành kiểm tra đột xuất nhà tắm công cộng và salon tóc trong thành phố chúng tôi, bắt tại chỗ 78 nghi phạm bị tình nghi đang thực hiện hành vi mua bán da^ʍ, một cô gái bán da^ʍ trong số đó còn là đàn ông, người đàn ông họ Lý này vì tiền, trang điểm ăn vận như phụ nữ rồi thực hiện hành vi bán da^ʍ, phương thức bán da^ʍ của hắn vô cùng khéo léo, trong hơn một năm tiếp một trăm lượt khách, vậy mà không bị khách mua da^ʍ nào phát hiện và tố giác.

Đó là tiêu điểm của tin tức, truyền hình vào báo chí đã không còn hứng thú với ‘đứa trẻ sinh ra dưới gầm tàu’ nữa, tập trung vào câu chuyện nam cải trang nữ để bán da^ʍ kia, nhưng chỉ nói là phương thức bán da^ʍ vô cùng tinh vi, còn về chi tiết của sự tinh vi ấy, truyền hình lẫn báo chí đều không viết kĩ, thế là, người dân trong thành phố say sưa với việc suy đoán về đủ mọi phương thức bán da^ʍ tinh vi mà họ có thể nghĩ ra được.

Mưa tuyết bay lượn trước mắt tôi, nhưng không rơi vào mắt hay lên người, tôi biết mưa tuyết cũng đang rời đi.

Tôi vẫn ngồi trên hòn đá đó, ký ức của tôi vẫn đang bôn ba trong thế giới hỗn loạn kia.

Những người thân xa lạ của tôi, sau khi họ quay trở về thành phố ở miền Bắc kia khoảng hai tháng, thì tôi tốt nghiệp đại học.

Khi đoàn tụ, cha đẻ mẹ đẻ của tôi mong rằng sau khi tốt nghiệp tôi có thể đến làm việc ở thành phố nơi họ sống, cha đẻ tôi nói, ông còn ở vị trí trưởng phòng khoảng bốn năm nữa, sau bốn năm sẽ nghỉ hưu, nhân lúc trong tay còn chút quyền lực, ông sẽ giúp tôi liên hệ vài công việc tốt. Dương Kim Bưu hoàn toàn đồng ý với việc ấy, cha cho rằng bản thân mình chỉ là một dân đen không quyền không thế, không thể tìm cho tôi một công việc lý tưởng, ông nghĩ nếu tôi tới thành phố ở phía Bắc kia sẽ có một tiền đồ rực rỡ.

Khi đưa ra đề nghị ấy, cha đẻ tôi nói rất dè dặt, chỉ sợ Dương Kim Bưu không vui, cứ nhắc đi nhắc lại rằng kể cả tôi có ở lại đây làm việc vẫn rất tốt, ông có thể tìm cách để móc nối quan hệ ở đây, giúp tôi tìm một công việc tốt. Ông không ngờ rằng Dương Kim Bưu lại vui vẻ chấp nhận đề nghị của mình như thế, hơn nữa lại còn thật lòng cảm tạ ông vì đã suy nghĩ cho tôi, hành động đó của Dương Kim Bưu khiến cha đẻ tôi bối rối, Dương Kim Bưu thấy vẻ mặt lúng túng đó của ông thì vội sửa lại lời mình:

“Tôi không nên nói cảm ơn, Dương Phi cũng là con trai của hai người.”

Mẹ đẻ tôi vô cùng cảm động, bà len lén quệt nước mắt nói với tôi: “Ông ấy là một người tốt, thật sự là một người tốt.”

Cha biết thành phố tôi sắp đến rất lạnh, nên đã đan cho tôi bộ áo len quần len dày, mua cho tôi một chiếc áo khoác màu đen, còn mua một chiếc vali rất to nữa, nhét hết quần áo bốn mùa của tôi vào, sau đó lọc ra những bộ quần áo cũ, rồi ra phố mua cho tôi bộ mới, tôi không biết ông đã vay tiền của Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân để chuẩn bị cho tôi những thứ đó.

Sau đó, vào một buổi sáng sớm mùa hè, tôi kéo chiếc vali bên trong đựng toàn quần áo mùa đông, còn cả bộ vest hôm nào, theo sau Dương Kim Bưu ra ga tàu, xé vé rồi ông mới đưa vé tàu cho tôi, dặn tôi phải giữ cho cẩn thận bởi nên tàu họ còn kiểm tra nữa.

Lúc đứng trên sân ga đợi tàu, ông cúi đầu im lặng không nói gì, khi con tàu tôi sẽ lên từ từ vào ga, ông nhấc tay lên sờ sờ vào vai tôi bảo:

“Có thời gian thì viết thư gọi điện cho cha để cha biết con vẫn ổn, đừng để cha lo lắng.”

Khi con tàu rời sân ga, ông đứng đó nhìn theo và vẫy vẫy tay, mặc dù sân ga nhiều người qua kẻ lại, nhưng tôi có cảm giác ông đứng đó một mình cô độc.

Sau này, khi ông đột nhiên rời khỏi cuộc sống của tôi, tôi thường xuyên chua xót khi nhớ đến cảnh tượng trên sân ga vào buổi sáng mùa hè năm ấy, năm ông hai mươi mốt tuổi, tôi đột nhiên xông vào cuộc sống của ông, hơn nữa còn lấp đầy cả cuộc sống ấy, thứ hạnh phúc vốn sẽ thuộc về ông đã chẳng thể nào chen chân vào được.

Khi ông ngậm đắng nuốt cay nuôi tôi thành người, tôi lại vô tình vứt bỏ ông lại trên sân ga đó.

Tôi bắt đầu cuộc sống ngắn ngủi của mình ở thành phố phương Bắc kia.

Cha đẻ tôi sáng đi tối về bận rộn với công việc và các buổi tiệc rượu, người mẻ đẻ đã nghỉ hưu bầu bạn bên tôi cả ngày, bà đưa tôi đi khắp những danh lam thắng cảnh của thành phố, còn tiện đường ghé chơi nhà hơn mười đồng nghiệp cũ, giới thiệu với họ người con trai bà thất lạc hơn hai mươi hai năm qua, họ mừng cho mẹ con tôi, nhưng phần lớn là cảm thấy tò mò.

Mẹ đẻ tôi, vui vẻ kể cho họ nghe câu chuyện bà đã tìm thấy tôi như thế nào, nói tới chỗ cảm động vẫn đỏ hoe cả mắt, ban đầu tôi còn thấy lo lắng bất an, nhưng rồi dần cũng quen. Tôi có cảm giác mình giống một thứ đồ vật được tìm thấy sau khi bị thất lạc, không có bất kì cảm giác nào khi lắng nghe mẻ đẻ kể về nỗi đau khi bị mất và niềm vui khi tìm lại được.

Ở trong gia đình mới này, thời gian đầu tôi là một vị khách quý, cha đẻ mẹ đẻ, anh trai chị gái, chị dâu anh rể thường xuyên quan tâm hỏi han tôi, hai tuần sau, tôi nhận ra mình là vị khách không mời mà đến.

Chúng tôi chen chúc trong một căn hộ ba phòng ngủ, cha mẹ tôi, anh trai chị dâu, chị gái anh rể, mỗi cặp sử dụng một phòng ngủ, tôi ngủ trên chiếc giường gấp trong phòng khách chật hẹp, buổi tối trước khi đi ngủ, đầu tiên phải đẩy bàn ăn vào sát tường, rồi sau đó mới mở giường gấp ra. Mỗi buổi sáng khi tôi còn đang say giấc nồng, mẹ đẻ tôi đã khe khẽ gọi tôi dậy, bảo tôi xếp giường gấp lại, kéo bàn ăn ra, nếu không cả nhà sẽ chẳng có chỗ ăn sáng. Mẹ đẻ tôi thấy rất có lỗi với tôi, bà an ủi tôi rằng, cơ quan của anh trai tôi sắp phân nhà rồi, cơ quan của anh rể tôi cũng sắp phân nhà, sau khi họ chuyển đi, tôi sẽ có phòng riêng của mình.

Gia đình mới này của tôi thường xuyên cãi vã, anh trai cãi nhau với chị dâu, chị gái cãi nhau với anh rể, cha đẻ cãi nhau với mẹ đẻ, đôi lúc cả nhà cãi nhau, cảnh tượng hỗn loạn khiến tôi không thể phân biệt được ai đang cãi nhau với ai nữa.

Có một lần cãi nhau vì tôi, lần cãi nhau này xảy ra khi tôi chuẩn bị đến một cơ quan nhận việc, anh trai tôi bảo để tôi ngủ ở phòng khách thì tội nghiệp cho tôi quá, gợi ý sau khi tôi có việc có lương ra ngoài thuê nhà ở, chị gái tôi cũng nói thế. Mẹ đẻ tôi tức giận, chỉ vào họ mà quát lên rằng:

“Chúng mày có việc có lương, sao không ra ngoài thuê nhà mà ở?”

Cha đẻ tôi cũng đồng ý với mẹ, nói họ đã đi làm mấy năm rồi, chắc chắn cũng đã có chút ít tiền tiết kiệm, nên ra ngoài thuê nhà sống.

Sau đó con trai con gái cãi nhau với cha mẹ, anh trai và chị gái tôi kể lể bố mẹ bạn học của họ có quyền có thể ra sao, đã sớm lo lắng nhà cửa cho con gái thế nào. Cha đẻ tôi giận tới tím cả mặt, mắng ai trai chị gái tôi là lòng lang dạ sói; Mẹ đẻ tôi cũng mắng họ vô lương tâm, nói công việc hiện tại của họ đều do cha nhờ vả xin cho. Tôi đứng trong góc nhà, nhìn họ cãi nhau mắng chửi nhau, lòng trào lên cảm giác bi ai.

Tiếp theo đó anh trai và chị dâu cãi nhau, chị gái và anh rể cũng cãi nhau, hai người phụ nữ đều mắng chồng mình bất tài, nói ở cơ quan của mình chồng người này người kia giỏi giang thế nào, có nhà có xe có tiền; Hai người đàn ông không chịu nép vế, bảo nếu thế họ có thể ly hôn, ly hôn rồi đi tìm những người đàn ông có nhà có xe có tiền mà lấy.

Chị gái tôi lập tức chạy vào phòng viết đơn ly hôn, chị dâu cũng bắt chước làm theo, anh trai anh rể tôi lập tức ký lên đơn ly hôn. Sau đó nào khóc lóc nào đòi nhảy lầu, đầu tiên chị dâu tôi chạy ra ngoài ban công đòi nhảy lầu, sau đó chị gái tôi cũng chạy ra ban công, anh trai và anh rể bắt đầu mềm lòng, hai người đàn ông đứng ngoài ban công lôi kéo hai người phụ nữ, đầu tiên còn nói lý, sau đó thì xuống nước nhận sai, lúc này, cha đẻ mẹ đẻ tôi vào phòng đóng cửa lại đi ngủ, họ đã quen với cảnh tượng này quá rồi.

Sau khi mưa giông bão giật của gia đình này qua đi, tôi đứng trên ban công giữa màn đêm tĩnh lặng, ngắm nhìn cảnh đêm phồn hoa của thành phố phương Bắc này, lòng nhớ đến Dương Kim Bưu. Từ nhỏ tới lớn, ông chưa bao giờ mắng tôi, chưa bao giờ đánh tôi, khi tôi làm sai điều gì, ông chỉ khẽ trách tôi vài câu, sau đó lại thở dài, nghe cứ như ông mới là người sai vậy.

Sáng sớm hôm sau, gia đình này lại sóng yên biển lặng, như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Sau khi họ ăn sáng xong và đi làm, chỉ còn tôi và mẹ đẻ ngồi bên bàn ăn, mẹ đẻ tôi thấy áy náy vì việc hôm qua họ cãi nhau vì tôi, nhưng còn thấy tự tủi thân cho mình hơn. Bà oán thán không ngớt, ca cẩm gia đình anh trai chị gái ăn không ở không, chưa bao giờ đưa tiền ăn cho bàn, rồi lại ca thán việc cha tôi có quá nhiều các bữa tiệc xã giao sau khi tan giờ làm, gần như ngày nào về nhà cũng như kẻ nát rượu.

Mẹ đẻ tôi càm ràm nói rất lâu, oán thán gia đình mình là một mớ bòng bong, bà còn nói phải quản lý một gia đình như thế quá sức mệt mỏi, đợi bà nói xong, tôi khẽ bảo:

“Con phải về nhà thô.”

Bà nghe xong thì sững lại, sau đó hiểu rằng ‘nhà’ mà tôi nói không phải nơi này, mà là căn nhà ở thành phố phương Nam. Nước mắt bà lặng lẽ rơi xuống, bà không khuyên tôi thay đổi ý định, bà đưa tay lên lau nước mắt:

“Con có quay lại thăm mẹ không?”

Tôi gật gật đầu.

Bà buồn bã nói: “Mấy hôm nay thật khổ cho con quá.”

Tôi không nói gì.

Sau khi sống ở trong căn nhà này hai mươi bảy ngày, tôi lên tàu quay trở lại căn nhà cũ của mình.

Tôi xuống tàu nhưng không ra khỏi ga, mà kéo vali hành lý đi qua đường hầm đi bộ tới ba ke ga tìm cha tôi. Tôi nhìn thấy bóng ông ở ke ga số 4, lúc tôi đi tới, ông đang cặn kẽ chỉ đường cho một hành khách đi nhầm ke ga, đợi vị khách đó nói tiếng ‘cảm ơn’ quay người bỏ đi xong, tôi mới gọi: “Cha”

Dáng người đang đi của ông khựng lại, tôi lại gọi thêm tiếng nữa, ông quay người kinh ngạc nhìn tôi, rồi lại kinh ngạc nhìn chiếc vali tôi đang kéo trên tay. Ông thấy bộ đồ tôi mặc khi về vẫn chính là bộ tôi mặc hôm đi, lại còn có cả hành lý. Tôi đi thế nào, cũng về thế ấy.

Tôi nói: “Cha, con về rồi.”

Ông biết tôi nói ‘về’ ở đây là có ý gì, ông khẽ gật đầu, vành mắt đỏ hoe, ông vội quay người đi, tiếp tục công việc của mình. Tôi nhìn đồng hồ trên ke ga, biết đang là thời gian làm việc của ông, còn hai mươi phút nữa ông mới hết giờ làm, tôi kéo hành lý đi xuống bậc thềm của đường hầm dành cho người đi bộ, đứng đó nhìn làm việc với tinh thần vô cùng nghiêm túc.

Ông chỉ cho mấy hành khách biết toa tàu của họ ở đâu; Rồi lại xách hành lý giúp một hành khách lớn tuổi, đỡ ông ta lên tàu.

Sau khi con tàu rời khỏi sân ga, ông ngẩng đầu nhìn đồng hồ, đã tới giờ tan làm, ông đi tới bên cạnh tôi, nhấc va li của tôi đi xuống bậc thềm, tôi giơ tay định giành cầm vali nhưng bị tay trái của ông gạt mạnh ra. Cứ như tôi vẫn còn là một đứa trẻ, không thể nhấc được chiếc vali to như thế.

Tôi quay về nhà mình. Khi ấy chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ bên cạnh đường tàu, chuyển vào khu tập thể dành cho nhân viên đường sắt, mặc dù chỉ có hai phòng, nhưng đó là căn hộ hai phòng không hề có tiếng cãi vã.

Cha tỏ ra rất bình tĩnh trước sự quay về đột ngột của tôi, ông nói không biết tôi về, nên trong nhà chẳng có gì ăn cả, ông bảo tôi đi tắm, còn mình đến quán ăn cạnh khu tập thể mua bốn món về. Ông rất ít khi đến nhà hàng, một bữa mà mua tới tận bốn món ăn thì càng là chuyện hoang đường.

Lúc ăn cơm ông gần như không nói, chỉ liên tục gắp thức ăn cho tôi. Tôi cũng không nói gì nhiều, chỉ bảo cha rằng, tôi thấy mình hợp với gia đình này hơn, tôi nói giờ sinh viên đại học tìm việc khá dễ dàng, công việc mà tôi xin được ở đây cũng không kém hơn so với công việc mà cha đẻ xin cho tôi. Cha tôi vừa nghe vừa gật đầu, khi tôi nói ngày mai sẽ đi xin việc, ông mới lên tiếng:

“Vội gì chứ, nghỉ ngơi vài ngày.”

Sau này Hách Cường Sinh mới kể với tôi rằng, tối đó sau khi tôi đi ngủ, ông đến nhà họ, vừa vào đã khóc, vừa khóc vừa nói với Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân:

“Dương Phi về rôi, con trai tôi về rồi.”

Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời cha, ông cho rằng việc tốt nhất mà ông làm được trong đời mình là nhận nuôi một bé trai có tên Dương Phi. Khi ấy, ông đã nghỉ hưu, tôi cũng lên tới chức giám đốc bộ phận ở công ty đó, tôi tích cóp được ít tiền, lên kế hoạch một một căn hộ mới hai phòng ngủ. Tôi dành thời gian cuối tuần cùng cha đi xem hơn mười khu chung cư đang thi công, nhắm trúng một căn, chúng tôi chuẩn bị rao bán căn hộ tập thể mà cha được cơ quan phân, thêm tiền tiết kiệm bao năm qua của tôi nữa, có thể mua đứt căn hộ đó mà không cần phải vay ngân hàng. Mặc dù tôi thất bại trong hôn nhân, nhưng sự thành công trong sự nghiệp khiến cha lại mở mày mở mặt.

Hồi đó, buổi tối là tôi phải đi tiếp khách nhiều, khi tôi về nhà rất muộn, thấy cha đã nấu sẵn cơm canh ngồi đợi tôi, nếu tôi không về, ông sẽ không ăn cũng không ngủ.

Tôi bắt đầu cố gắng từ chối những bữa tiệc xã giao đó, về nhà ăn cơm xem tivi với cha. Kỳ nghỉ phép năm đó, tôi đưa cha đi leo Hoàng Sơn, đây là lần du lịch đầu tiên và cũng là cuối cùng của cha.

Người cha sáu mươi tuổi của tôi rất khỏe, khi leo núi tôi thở hồng hộc, còn ông lại nhanh nhẹn như chim, đến chỗ dốc ông còn phải kéo tôi lên.

Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân cũng đã nghỉ hưu. Con gái họ, Hách Hà, sau khi tốt nghiệp đại học ở Bắc Kinh, sang Mỹ học nghiên cứu sinh, sau đó ở lại Mỹ làm việc, kết hôn với một người đàn ông Mỹ, sinh được hai đứa con lai vô cùng xinh đẹp. Sau khi nghỉ hưu họ chuẩn bị di cư sang Mỹ, trong lúc đợi visa thường xuyên tới chơi với cha tôi, đó là những giờ khắc vui vẻ nhất của cha. Tôi về nhà vừa mở cửa ra đã nghe thấy tiếng cười rộn ràng từ trong vọng ra, liền biết là họ đến, khi tôi xuất hiện, Lý Nguyệt Trân sẽ vui mừng reo lên:

“Con trai.”

Lý Nguyệt Trân vẫn luôn gọi tôi là con trai, trong lòng tôi cũng luôn cho rằng Lý Nguyệt Trân là mẹ của mình. Khi tôi còn nằm trong chiếc địu trên người Dương Kim Bưu mυ"ŧ ngón tay, gần như ngày nào Lý Nguyệt Trân cũng đến căn nhà nhỏ bên cạnh đường tàu của chúng tôi cho tôi bú, bà nói với Dương Kim Bưu, sữa bột sao tốt bằng sữa mẹ.

Trong ký ức của tôi, Lý Nguyệt Trân là một người phụ nữ rất gầy, cha nói ngày trước bà béo mập, nhưng bị tôi bú tới gầy người. Tôi đồng ý với điều cha nói, ở cái thời nghèo khổ đó, một người ăn uống không đủ chất như Lý Nguyệt Trân cùng lúc phải nuôi sữa hai đứa trẻ.

Tôi thân thuộc nhà họ chẳng khác gì nhà mình, hồi bé, tôi thường xuyên ở nhà họ, mỗi khi cha phải làm ca đêm, tôi liền ăn ngủ ở nhà họ.

Lý Nguyệt Trân đối với tôi và Hách Hà như đối với con trai con gái của mình. Thi thoảng được bữa ăn thịt, bà sẽ gắp miếng thịt cuối cùng vào bát cho tôi, không gắp cho Hách Hà, có lần Hách Hà khóc:

“Mẹ, con mới là con gái đẻ của mẹ đấy.”

Lý Nguyệt Trân chỉ bảo: “Lần sau cho con.”

Tôi và Hách Hà thanh mai trúc mã, chúng tôi từng có một ước hẹn bí mật, đó là sau khi lớn sẽ kết hôn với nhau, như thế sẽ được ở bên nhau mãi mãi, Hách Hà từng nói thế này: “Anh làm cha em làm mẹ.”

Khi ấy, trong lý giải ngây thơ của chúng tôi, kết hôn là sự kết hợp của cha và mẹ, khi chúng tôi hiểu chính xác hơn về cách gọi của hôn nhân, phải là vợ và chồng, chẳng ai còn nhắc đến ước hẹn bí mật kia nữa. Hai chúng tôi, cùng nhanh chóng quên tiệt cái ước hẹn đó đi.

Về sau, tôi không tới thăm gia đình ở thành phố phương Bắc kia lần nào nữa, chỉ những dịp lễ tết thì gọi điện cho họ, thường là mẹ đẻ tôi nghe máy, sau khi hỏi han tình hình gần đây của tôi, bà sẽ dặn dò tôi phải chăm sóc cho Dương Kim Bưu, tới lúc chuẩn bị cúp máy bà sẽ thở dài một câu: “Ông ấy là người tốt.”

Năm thứ hai sau khi cha nghỉ hưu, ông bệnh. Ông không ăn được cơm, cơ thể gầy đi nhanh chóng, cả ngày yếu ớt như người hết hơi.

Ông giấu tôi, không cho tôi biết ông đang phải đấu tranh với bệnh tật, ông nghĩ mình sẽ khỏe dần lên.

Ngày trước, hễ ốm ông cũng không đi bệnh viện mà cũng không uống thuốc, chỉ dùng cơ thể cường tráng của mình chống đỡ vượt qua, lần này ông tin mình cũng vẫn qua được.

Hồi ấy tôi bận bịu với công việc, không để ý thấy bộ dạng càng ngày càng mệt mỏi của cha, cho tới một hôm tôi nhận ra cha tôi gầy chỉ còn da bọc xương, mới biết ông bệnh đã nửa năm nay. Tôi ép ông tới viện kiểm tra, sau khi có kết quả, tôi cầm mà tay run lên bần bật, cha tôi bị hạch bạch huyết.

Tôi trơ mắt nhìn con ma bệnh tất từng chút từng chút nuốt chửng sinh mạng của cha mình, chẳng thể làm gì.

Xạ trị, phẫu thuật, hóa trị dày vò người cha cường tráng khỏe mạnh của tôi tới mức đi đường còn xiêu xiêu vẹo vẹo, cứ như chỉ cần gió thổi nhẹ ông cũng sẽ ngã.

Cha tôi là nhân viên nhà ga đã về hưu, có thể được thanh toán một phần chi phí điều trị, nhưng chi phí điều trị của cha quá lớn, phần lớn đều phải tự chi trả, tôi lẳng lặng bán căn nhà tập thể cha được phân đi. Vì chăm sóc cha, tôi cũng xin nghỉ việc, mua một cửa hàng tạp hóa nhỏ cạnh bệnh viện, cha tôi ngủ phòng trong, tôi ở ngoài bán hàng cho khách vãng lai, để có tiền chi tiêu hàng ngày.

Cha tôi rất buồn, tôi nghỉ việc bán nhà không bàn bạc với ông, khi ông biết thì mọi chuyện đã rồi, ông thường than vắn thở dài, buồn bã bảo tôi:

“Nhà không còn, công việc cũng không còn, sau này con phải làm thế nào?”

Tôi an ủi ông, đợi ông chữa khỏi bệnh, tôi sẽ quay về công ty cũ làm, tiết kiệm lại từ đầu, mua một căn hộ mới, để ông vui hưởng tuổi già. Ông lắc đầu bảo làm gì còn tiền mà mua nhà. Tôi nói không thể trả hết một lần, nhưng có thể vay tiền để trả làm nhiều lần. Ông tiếp tục lắc đầu bảo không cần mua nhà, đừng vay nợ. Tôi không nói gì nữa, trước khi giá nhà leo thang tôi từng định mua nhà theo hình thức thế chấp, nhưng cha nghĩ đến việc nợ ngân hàng nhiều tiền như thế liền sợ, nên tôi đành từ bỏ kế hoạch ấy.

Chúng tôi dường như quay trở lại cuộc sống ở căn phòng nhở lắc lư cạnh đường tàu ngày xưa. Buổi tối khi tiệm tạm hóa đóng cửa, hai cha con tôi sẽ chen chúc ngủ trên một chiếc giường. Tối nào tôi cũng nghe thấy tiếng thở dài và rêи ɾỉ của cha, thở dài là vì lo nghĩ cho cuộc sống sau này của tôi, rêи ɾỉ là do đau đớn vì bệnh tật.

Những lúc bệnh tình không hành hạ ông, chúng tôi sẽ cùng nhau nhớ lại ngày xưa.

Khi ấy giọng ông ngập tràn hạnh phúc, ông kể nhiều chuyện khi tôi còn nhỏ, ông bảo hồi nhỏ khi ngủ tôi nhất định đòi ông phải nằm xoay mặt vào nhìn tôi, có lúc ông thay đổi tư thế nằm, xoay lưng vào tôi, tôi sẽ gọi liên hồi:

“Cha, nhìn con đi, cha, nhìn con đi….”

Tôi bảo cha, nửa đêm tỉnh dậy tôi thường xuyên nghe thấy ông ngáy, có mấy lần không nghe thấy, tôi sợ quá khóc toáng lên, sợ ông chết, ra sức lay cho ông tỉnh, thấy ông ngồi dậy, tôi mới quệt nước mắt nước mũi cười, nói với ông, thì ra cha chưa chết.

Một buổi tối, cha tôi chẳng thở dài cũng không rêи ɾỉ, mà thấp giọng nói rất nhiều, nói ông đã nghe tiếng khóc dạ đề của tôi trên đường ray thế nào, bế tôi lên chạy tới nhà Lý Nguyệt Trân để xin bú nhờ ra sao. Hồi tôi lên bốn, ông vì định kết hôn mà vứt bỏ tôi cũng được ông kể vào buổi tối hôm đó, nhắc lại chuyện này, ông nước mắt dầm dề, tự trách cứ mình:

“Sao cha có thể nhẫn tâm như thế…”

Tôi bảo ông, tôi cũng từng vứt bỏ ông, đến gia đình ở thành phố phương Bắc kia, tôi nói chúng tôi hòa nhau.

Ông xoa xoa tay tôi trong bóng tối, bảo rằng tôi về với cha mẹ đẻ mình thì không thể gọi là vứt bỏ ông được.

Nói xong, ông khẽ cười một tiếng.

Ông nói, khi ông quay trở lại chỗ hòn đã và tìm thấy tôi, vì lạnh lên người tôi đắp đầy lá cây, ông bảo trên thế gian này không có đứa trẻ nào thông minh được bằng tôi cả.

Tối đó, ký ức của tôi bỗng trở lên rõ ràng lạ thường, tôi nhớ ra tảng đá, rừng cây, bụi cỏ, còn cả con chó to khiến tôi sợ hãi phập phồng.

Tôi bảo không phải lạnh, mà là sợ, có một con chó cứ sủa suốt.

“Chẳng trách.” Ông nói, “Trên đầu con cũng phủ lá cây.”

Tôi cười hi hi, ông cũng cười hi hi.

Sau đó ông bình tĩnh bảo tôi: “Cha không sợ chết, không sợ chút nào cả, cha chỉ sợ không được gặp con nữa.”

Ngày hôm sau, cha tôi bỏ đi không một lời từ biệt, ông đi rất lặng lẽ, ngay cả một lời nhắn cũng không để lại, mang theo sinh mệnh chẳng biết còn được mấy ngày nữa bỏ tôi mà đi.

Những ngày sau này, tôi đã tự dày vò bản thân vì sự sơ suất của mình, mấy hôm trước ngày cha định bỏ đi, ông bảo tôi tìm cho ông bộ đồng phục còn mới của nhân viên nhà ga trong tủ, đặt bên gối ông. Tôi không hề để ý tới điềm báo đó, mà chỉ cho rằng ông muốn ngắm nhìn bộ đồng phục mới của mình, đó là bộ đồng phục ông được lĩnh lần cuối cùng trước khi nghỉ hưu, tôi đã sơ ý quên mất rằng đó là thói quen nhiều năm của ông, mỗi khi có chuyện quan trọng ông sẽ mặc bộ đồng phục mới.

Ngày cha tôi bỏ đi không lời từ biệt, thành phố tôi sống xảy ra một vụ hỏa hoạn, trung tâm thương mại lớn cách cửa hàng tạp hóa của tôi chưa đến một km bị cháy. Khi tôi biết tin này đã là vào buổi chiều, khi ấy vì cha mãi không về, tôi nghĩ có thể cha đã đến trung tâm thương mại kia. Sau đó, suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu tôi đuổi thế nào cũng không đi, trong lúc đầu óc rối tung tôi bỗng nhớ ra còn hơn một tháng nữa là đến sinh nhật mình, rất có thể nhân lúc còn đi lại được nên cha đã tới đó để mua quà sinh nhật cho tôi.

Tôi đóng cửa hàng, chạy đến trung tâm thương mại. Trung tâm thương mại có màu xám bạc giờ đã bị cháy đen thui như hòn than, khói đen vẫn bốc lên cuồn cuộn, về cơ bản lửa đã được dập tắp rồi, vòi rồng của hơn mười chiếc xe cứu hỏa vẫn phun lên những cột nước khổng lồ, đổ xuống trung tâm thơng mại đã bị cháy rụi kia. Nhân viên cứu hỏa đã vào trong để cứu người, có người được khiêng ra, sau khi đưa lên xe cứu thương, chiếc xe rú còi lướt đi rất nhanh.

Các ngả đường dẫn đến trung tâm thương mại chen chúc toàn người là người, họ mồm năm miệng mười kể về quá trình hỏa hoạn. Tôi cũng chen vào đứng đó, nghe được bập bõm vài lời, có người nói là ngọn lửa bốc lên vào tầm 10g sáng, lại có người bảo bị cháy vào buổi trưa. Tôi đi xuyên qua họ, nghe họ bàn tán nguyên nhân gây ra đám cháy và dự đoán số người thương vong, cho tới tận khi trời tối, tôi mới đi về cửa hàng của mình.

Buổi tối tivi đưa tin về vụ hỏa hoạn ở trung tâm thương mại, thông tin chính thức thì là do mạch điện bị chập dẫn tới vụ chảy, thời gian là vào 9:30 sáng, Mc nhà đài nói khi đó trung tâm thương mại vừa mở cửa, không có nhiều khách, phần lớn khách hàng đã hoảng loạn bỏ chạy ra ngoài, chỉ còn một số rất ít không kịp thoát thân, Về con số tử vong, tivi chỉ nói đang trong quá trình điều tra.

Tối hôm đó cha không về nhà, cả đêm tôi thấp thỏm không yên. Bản tin sáng trên tivi lại đưa về vụ hỏa hoạn ngày hôm qua, theo tin tức mới nhất số người tử vong là 7, 21 người bị thương, trong đó có hai người bị thương rất nặng. Đến trưa, tivi công bố danh sách của toàn bộ số người thương vong, không có tên cha trong đó.

Nhưng trên mạng lại xuất hiện rất nhiều nguồn tin khác nhau, có người nói, con số tử vọng vượt quá 50, có người lại nói hơn 100. Vô số người lên mạng trách cứ chính quyền đã giấu giếm con số thương vong thật sự, có người còn tìm ra quy định của ủy ban an ninh quốc gia về con số tử vọng trong các tai nạn, chết từ 3-5 người trong một lần thì được gọi là tai nạn tương đối nghiêm trọng, chết trên mười người một lần được gọi là tai nạn vô cùng nghiêm trọng, chết trên 30 người một lần thì là đặc biệt nghiêm trọng. Trên mạng, họ chỉ trích chính quyền trốn tránh trách nhiệm, cố định số người tử vong là 7, cho dù hai người bị thương nặng kia không qua khỏi, thì con số tử vong cũng chỉ là 9, thuộc tai nạn tương đối nghiêm trọng, sẽ không ảnh hưởng đến tiền đồ của đám bí thư, thị trưởng thành phố.

Tin đồn trên mạng lan rộng, có người nói gia đình của những người chết bị giấu diếm kia bị đe dọa, có người lại nói gia đình những người ấy nhận được số tiền bịt miệng không nhỏ, lại có người đăng lên danh sách những người chết bị giấu nhẹm đó, trong danh sách ấy vẫn không có tên của cha.

Cha tôi hai ngày không về nhà, tôi đi tìm ông. Đầu tiên là đến nhà ga nghe ngóng, tôi nghĩ biết đâu sẽ có vài nhân viên nhà ga nhìn thấy ông, nhưng vẫn chẳng thu được tin tức gì.

Ông gầy tới mức đó, cho dù là người quen của ông cũng chưa chắc đã nhận ra. Tôi lại đến nhà Hách Cường Sinh và Lý Nguyệt Trân, họ vừa trở về từ Quảng Châu, đã thuận lợi thông qua vòng phỏng vấn xin visa ở lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu, sau khi về bắt đầu rao bán căn nhà đang ở, chuẩn bị vượt trùng dương sang với con gái. Khi biết tin này họ rất buồn, Hách Cường Sinh thở dài thườn thượt, Lý Nguyệt Trân nước mắt ngắn dài, bà bảo:

“Con trai, cha con không muốn làm liên lụy tới con.”

Họ cho rằng, có khả năng cha tôi lá rụng về cội, đã quay về ngôi làng mà ông sinh ra và lớn lên, bảo tôi tới đó tìm ông.

Tôi nhượng lại cửa hàng tạp hóa cho người khác, ngồi xe khách về quê cha. Hồi nhỏ tôi từng đến đó rồi, ông bà nội tôi đều không thích tôi, cho rằng tôi đã làm đảo lộn cuộc sống của con trai họ. Cha tôi có năm anh chị, quan hệ giữa họ và cha không tốt. Ông nội tôi từng làm việc trong ngành đường sắt, khi ấy nhà nước có chính sách, nếu ông nội nghỉ hưu sớm thì có thể để một trong số các con mình tới thay vị trí ấy, trong số 6 người con ông đã chọn cha tôi, người nhỏ tuổi nhất, năm người còn lại đều rất tức giận. Có lẽ vì những lý do đó, mà sau này cha không còn đưa tôi về quê nữa.

Ông bà nội tôi đã mất từ hơn mười năm trước, năm anh chị của cha vẫn sống ở đây, con cái họ rời làng đi làm từ nhiều năm nay, đã định cư ở những thành phố khác nhau.

Tôi xuống xe ở một huyện thành phồn hoa, gọi chiếc taxi đi về làng cha, xe taxi bon bon trên con đường nhựa rộng thênh thang, tôi nhớ hồi nhỏ cùng cha ngồi xe khách về đây, đó là một con đường bùn đất với ổ gà ổ voi gập ghềnh, xe đi như nhảy loi choi trên đường.

Khi tôi còn đang thầm cảm khái về sự thay đổi to lớn ấy, xe taxi dừng lại, đường nhựa chậm dứt, phía trước là con đường bùn đất gập ghềnh ổ gà ổ chó. Bác tài nói, lãnh đạo cấp trên sẽ không xuống tới nơi xa xôi hẻo lánh này, nên đường nhựa chỉ rải đến đây thôi.

Bác tài nhìn thấy vẻ kinh ngạc trên mặt tôi, bèn giải thích, đường ở nông thôn phần lớn được sửa là để cấp trên xuống thị sát. Bác tài chỉ con đường đất chật hẹp phía trước nói, cấp trên sẽ không đến một nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này. Ông còn bảo, đi khoảng 5km nữa sẽ đến thôn làng mà tôi muốn đến.

Khi tôi một lần nữa đặt chân đến làng của cha, đó không còn là ngôi làng tôi từng đến hồi còn nhỏ nữa, ngôi làng đó có rừng cây và rừng trúc, tôi cùng mấy người anh họ cầm súng cao su bắn chim sẻ trong rừng cây và rừng trúc, rồi xắn ống quần lội ao bắt tôm. Tôi còn nhớ từng vạt hoa cải dưới ruộng phát sáng lấp lánh trong ánh nắng mặt trời, âm thanh già trẻ gái trai gà vịt trâu bò ầm ĩ cả ngày, còn cả mấy chú lợn nái chạy chơi giữa đồng. Thôn làng bây giờ im ắng lạnh lẽo, đồng ruộng hoang tàn, rừng cây rừng trúc đã bị chặt hết, ao cũng chẳng còn. Đám thanh niên trai tráng trong làng đều đi làm thuê cả, chỉ còn người già ở lại trông nhà, thêm vài đứa trẻ con chạy tới nhảy lui. Tôi đã không còn nhớ nổi mặt và hình dáng của các anh trai chị gái cha nữa, tôi hỏi thăm ông cụ còng lưng đang ngồi hút thuốc trước cửa nhà xem anh trai chị gái của Dương Kim Bưu sống ở đâu. Ông cụ lẩm bẩm mấy tiếng Dương Kim Bưu, rồi như chợt nhớ ra, gọi với sang một ông cụ khác đang ngồi bóc đậu tằm ở căn nhà chênh chếch phía đối diện:

“Có người tìm ông.”

Ông cụ này đứng lên, nhìn tôi đang đi về phía mình, lau hai tay lên áo, như chuẩn bị bắt tay với tôi. Tôi tới trước mặt ông, nói với ông rằng tôi là Dương Phi, nhưng ông cụ không có phản ứng gì, tôi lại nói tôi là con trai của Dương Kim Bưu. Sau khi A lên một tiếng, ông mấp máy khuôn miệng đã không còn răng cửa gọi các anh chị em của mình:

“Con trai Dương Kim Bưu đến đây này!”

Sau đó nói với tôi: “Cậu cao quá, tôi chẳng nhận ra gì cả.”

Bốn người già khác cũng lần lượt đi tới. Tôi nhìn năm người bọn họ cùng mặc bộ đồ bằng vải sợi nhân tạo, đứng cùng một chỗ thực sự quá giống nhau, chỉ là khác chiều cao, có thể so sánh với 5 ngón tay trên một bàn tay.

Họ gặp tôi thì vui lắm, pha trà mời thuốc, tôi đón lấy chén trà nhưng lắc đầu từ chối điếu thuốc được đưa tới, nói mình không hút thuốc bao giờ.

Họ bận rộn làm cơm mua rượu, tôi nhìn nhìn đồng hồ thấy chưa đến 3g chiều, bèn bảo giờ mà nấu cơm có vẻ hơi sớm, họ đồng thanh kêu không sớm.

Nhiều năm như vậy đã trôi qua, họ không còn oán hận cha con tôi nữa. Hay tin cha tôi mắc phải bệnh nan y không biết đã bỏ nhà đi đâu, cả năm người này đều đỏ hoe tròng mắt, có lẽ do ngón tay lòng bàn tay của họ quá thô ráp nên cả năm người đều quệt nước mắt bằng mu bàn tay. Tôi nói mình vẫn đang đi tìm cha, nghĩ cha có khả năng lá rụng về cội sẽ về đây, nên mới tới, họ lắc đầu bảo cha tôi không về đây.

Tôi đứng lên trong sự trống trải, rời khỏi hòn đá đó, rồi rời đi trong trống trải.

Mưa tuyết vẫn bay bay không ngớt, chúng rơi xuống người tôi, bao quanh tôi, khi tôi đi chúng tách rời, lúc quay lại thấy chúng đang tái hợp.

Tôi bước trên con đường ký ức đi về phía Lý Nguyệt Trân.

Khi tôi từ làng quê cũ của cha quay trở lại thành phố, Lý Nguyệt Trân đã chết.

Buổi tối lúc bà sang đường, bị một chiếc BMW đang chạy với tốc độ điên cuồng đâm trúng bay cả người lên không trung, sau đó rơi lại xuống đường, còn bị một chiếc xe tải và xe công vụ đi ngay sau cán qua. Tôi mới rời đi có ba ngày, người mẹ trong trái tim tôi đã chết rồi.

Hách Hà đang trên máy bay về nước, Hách Cường Sinh hoàn toàn suy sụp trước tai nạn quá đột ngột này.

Lúc tôi tới nhà ông, có mấy vị hòa thượng đang làm phép siêu độ vong linh, căn nhà hương khói nghi ngút, bàn được trải khăn vàng, bên trên bày hoa quả và bánh kẹo, cả bài vị viết tên Lý Nguyệt Trân.

Mấy vị hòa thượng đứng trước bàn, mắt nhắm hờ miệng lẩm nhẩm đọc kinh, giọng họ nghe như tiếng vô số con muỗi đang kêu. Hách Cường Sinh ngồi bên cạnh ánh mắt đờ đẫn, tôi cũng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh ông.

Mấy hòa thượng kia có lẽ biết chuyện Lý Nguyệt Trân chuẩn bị di dân sang Mỹ, sau khi đọc kinh xong thì nói với Hách Cường Sinh, lúc họ đọc kinh, vong linh của Lý Nguyệt Trân bước lên gối Hách Cường Sinh, rồi bước lên vai ông, nhún chân phải một cái thăng thiên rồi. Hòa thượng nói, việc siêu độ vong linh này chi phí hết 3000 tệ, nếu thêm 500 tệ nữa, có thể giúp Lý Nguyệt Trân đầu thai sang Mỹ. Hách Cường Sinh gật đầu như một con rối, mấy vị hòa thượng lại nhắm hờ mắt, tiếp tục đọc kinh. Bài kinh lần này khá ngắn, trong tiếng niệm tụng ậm ờ của các hòa thượng tôi loáng thoáng nghe được hai từ ‘Nước Mỹ’, nhưng họ không đọc bằng tiếng Trung mà đọc là ‘USA’. Sau đó hòa thượng bảo, Lý Nguyệt Trân đã lên đường sang USA rồi, chẳng mấy mà đến nơi, còn nhanh hơn máy bay Boeing.

Lúc Hách Cường Sinh nhìn thấy tôi còn chưa nhận ra, tôi ngồi cạnh ông rất lâu, ông mới chợt nhớ ra tôi là ai, ông khóc hu hu, rồi kéo tay tôi bảo:

“Dương Phi, đi thăm mẹ con, thăm mẹ con đi…”

Ba ngày trước khi Lý Nguyệt Trân chết, cũng chính là vào buổi sáng sớm tôi về quê để tìm cha, bà đã phát hiện ra một chuyện vô cùng kinh khủng của thành phố chúng tôi.

Trên đường đi chợ về, lúc trên cầu, bà vô tình nhìn thấy xác của mấy đứa trẻ sơ sinh trôi nổi dưới nước. Ban đầu, bà còn tưởng là xác cá chết, nhưng lòng thầm lấy làm lạ bởi vì bà chưa từng thấy con cá nào trông giống như thế, trên mình cá có chân có tay. Bà nghĩ chắc do mình lớn tuổi nên hoa mắt, bèn gọi hai người trẻ tuổi khác tới nhìn xem thứ trôi dưới sông kia là thứ gì, hai người trẻ tuổi ấy bảo không phải cá, mà trông giống trẻ sơ sinh.

Lý Nguyệt Trân vội vàng chạy xuống chân cầu, thấy thứ đang trôi nổi trên mặt sông kia đúng là những đứa trẻ sơ sinh đã chết, chúng cùng cỏ cây rác rưởi trôi theo dòng nước, còn vài cái xác trẻ con nữa đang trôi từ trong bóng râm dưới gầm cầu ra, lững lờ xuất hiện trên mặt nước lấp lánh ánh nắng mặt trời.

Lúc Lý Nguyệt Trân dán mắt vào mấy cái xác trẻ con đang trôi trên mặt nước và đưa chân theo, bỗng chân bà như vấp phải thứ gì, rồi ngay sau đó bà nhìn thấy xác ba trẻ sơ sinh khác mắc cạn trên bờ.

Lý Nguyệt Trân là người chính trực, bà không về nhà, mà khoách làn rau tới thẳng tòa soạn báo.

Bảo vệ của tòa báo ngăn bà lại, thấy tay bà xách làn rau lại tưởng bà đến phản ánh khiếu nại chuyện gì, bèn bảo bà muốn khiếu lại thì tới phòng khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố thành phố. Lý Nguyệt Trân chặn hai phóng viên đến tòa soạn đi làm ở ngay cửa, nói cho họ biết về những cái xác trẻ con xuất hiện trên sông. Hai phóng viên đó nghe xong thì vội chạy tới hiện trường, khi ấy, trên cầu rồi bên bờ sông đã đứng chật cả người, có người dùng gậy kéo mấy cái xác chết kia vào bờ.

Suốt buổi sáng, hai phóng viên và hơn mười người dân đã tìm được 27 xác trẻ sơ sinh, 8 xác trong số đó trên chân còn đeo thẻ nhận diện của bệnh viện thành phố, 19 xác còn lại không có thẻ.

Hai phóng viên lấy di động ra chụp ảnh, rồi sau đó đến bệnh viện.

Viện trưởng nhiệt tình tiếp đón hai phóng viên, tưởng họ đến phỏng vấn, vì bệnh viện muốn xoa dịu sự lên án của xã hội, vừa đưa ra chính sách mới giải quyết việc khám bệnh khó và phí khám bệnh cao. Sau khi viện trưởng nhìn thấy mấy tấm ảnh chụp xác trẻ sơ sinh trong di động của phóng viên, nụ cười trên môi lập tức biến mất, ông ta nói mình sắp phải đi họp trong thành phố, gọi một phó viện trưởng tới tiếp đón hai phóng viên.

Phó viên trưởng xem ảnh xác trẻ sơ sinh xong, nói mình chuẩn bị phải lên cục vệ sinh họp, gọi chủ nhiệm văn phòng của bệnh viện tới.

Chủ nhiệm văn phòng xem mấy bức ảnh với vẻ mặt rất thiếu kiên nhẫn, xác nhận các tấm thẻ đeo trên chân. Sau đó nói, tám em bé sơ sinh có thẻ đeo chân kia là những đứa trẻ chết do quá trình điều trị không có hiệu quả, cha mẹ chúng đã bỏ trốn do không gánh nổi chi phí điều trị của bệnh viện. Chủ nhiệm văn phòng nói bằng giọng oan ức, nhiều người nhà bệnh nhân vì không chi trả nổi viện phí đã bỏ trốn, vì việc này mà mỗi năm bệnh viên tổn thất hơn triệu tệ. Chủ nhiệm văn phòng giải thích thêm, 19 đứa trẻ không có thẻ chân kia là những cái thai trên sáu tháng, bị bỏ do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. Rồi chủ nhiệm văn phòng kiêu căng nhắc nhở các phóng viên rằng, chính sách kế hoạch hóa gia đình là quốc sách. Rồi sau đó tuyên bố, 27 xác trẻ sơ sinh kia là rác y tế, ông ta không cho rằng bệnh viên đã làm sai điều gì, đã là rác thì phải đổ bỏ.

Sau khi tòa soạn báo của thành phố nhận được chỉ thị bèn gỡ bài viết của hai phóng viên kia xuống, hai phóng viên tức giận bèn đưa bài viết và ảnh chụp lên mạng, dư luận xã hội bùng nổ, những lời phê bình chỉ trích trên mạng giống như làn mưa đạn bay vun vυ"t về phía thành phố chúng tôi.

Lúc này phía bệnh viện mới thừa nhận sai lầm của mình, họ nói đã không xử lý rác y tế một cách ổn thỏa, và đã trừng phạt những người có trách nhiệm liên quan tới sự việc.

Phía bệnh viện hết lần này tới lần khác gọi xác trẻ sơ sinh là rác thải y tế đã chọc giận cộng đồng mạng, đối mặt với những mũi công kích từ tứ phương tám hương, người phát ngôn của Ủy ban nhân dân thành phố phải ra mặt, người phát ngôn này nói rằng sẽ xử lý một cách thỏa đáng 27 gói rác y tế này, đồng thời xử lý chỗ rác y tế đó theo tiêu chuẩn của con người, hỏa táng xong sẽ đem chôn cất.Tôi tới nhà xác của bệnh viện để nhìn Lý Nguyệt Trân lần cuối, lúc vào, xung quanh nhà xác rộng lớn đặt đầy vòng hoa, bên trên vòng hoa là những băng rôn chia buồn màu trắng, bên trên viết ‘Vô cùng thương tiếc Lưu Tân Thành’.

Tôi không biết Lưu Tân Thành là ai, nhưng nhiều vòng hoa viếng như vậy thì người này không xuất thân cao quý cũng vô cùng giàu sang. Tôi không nhìn thấy Lý Nguyệt Trân, vòng hoa bày xung quanh khiến nhà xác trông càng trống trải, tôi thầm nghi hoặc, liệu có phải mình đã đến nhầm chỗ rồi không.

Lúc này, tôi phát hiện bên cạnh còn có một căn phòng nhỏ, tôi đi ra cửa, nhìn thấy một mảnh vải trắng rất to phủ dưới đất, hình dạng lồi lõm của mảnh vải khiến tôi có cảm giác bên dưới là xác người. Tôi ngồi xổm xuống kéo tấm vải ra, nhìn thấy Lý Nguyệt Trân, bà nằm đó với bộ đồ trắng toát trên người cùng với đám trẻ con ở xung quanh.

Bà nằm giữa, xác những em bé sơ sinh được đặt chồng lên nhau vây quanh bà, bà giống như mẹ của chúng.

Tôi rơi nước mắt, người mẹ trong những năm tháng trưởng thành của tôi bình thản nằm đó, trên khuôn mặt đã an nghỉ của bà vẫn còn phảng phất nét thần thái mà tôi vẫn thân thuộc, tôi chua xót ngắm nhìn nét thần thái bất động ấy, quệt nước mắt, thầm gọi một tiếng ‘mẹ’.

Tối hôm đó, thành phố chúng tôi xảy ra vụ sụt lún địa chất. Ban đêm, y tá, bác sĩ trực ban và bệnh nhân trong bệnh viên nghe thấy một tiếng nổ lớn, dân ở khu dân cư gần đấy cũng nghe thấy, họ còn tưởng có động đất, nên nhao nhao chạy ra ngoài, sau đó phát hiện nhà xác biến mất, nơi trước kia là nhà xác giờ chỉ còn là một cái hố lớn. Hố trời xuất hiện một cách đột ngột này khiến mọi người hoảng sợ, người trong bệnh viện và dân cư quanh đấy đều không dám ở trong nhà, họ chen chúc nhau trên phố, chỉ những bệnh nhân nặng vẫn phải tiếp tục nằm trên giường nghe theo sự sắp đặt của ông trời mà thôi.

Những người đứng ngoài phố còn chưa hoàn hồn, họ cảm trời tạ đất, nói ông trời có mắt, nhà xác sụt xuống chứ mấy tòa nhà bên cạnh không bị sụt, nếu hố trời này chỉ cần dịch chuyển mấy chục mét, bất luận dịch chuyển về phía nào, thì chắc chắn thương vong vô số.

Nhiều người luôn miệng lẩm bẩm ‘cảm tạ trời đất’, có cụ già còn nước mắt lưng tròng bảo:

“Cái gì cần sụt thì sụt rồi, cái không cần sụt không sụt, ông trời đúng là người tốt.”

Tâm trạng hoảng hốt kéo dài suốt một đêm đã dần dần bình tĩnh trở lại, Ủy ban nhân dân thành phố công bố đường kính hố trời là 30m, sâu 15m, nguyên nhân sụt lún là do các mạch nước ngầm sau khi bị khai thác quá độ dẫn tới tình trạng hình thành kết cấu địa chất rỗng ở nơi đó. Năm nhân viên quan trắc môi trường địa chất bám dây thừng leo xuống hố trời, hơn một tiếng sau họ được kéo lên, nói nhà xác vẫn còn nguyên, chỉ có điều phần tường và phần mái xuất hiện bảy đường nứt lớn.

Người dân trong thành phố ùn ùn kéo tới, đứng bên cạnh hố trời nơi trước kia từng là nhà xác của bệnh viện, quan sát ngắm nghía nó. Họ tấm tắc nói rằng hố trời này tròn thật, giống như được khoanh bằng compa trước khi sụt lún vậy, ngay cả các cái giếng thời xưa cũng chẳng được tròn như thế.

Hai ngày sau mới có người nhớ ra Lý Nguyệt Trân và 27 trẻ sơ sinh khi ấy đang nằm trong nhà xác, nhưng năm nhân viên quan trắc địa chất kia nói rằng, khi xuống kiểm tra nhà xác họ không thấy thi thể nào trong đó cả.

Lý Nguyệt Trân và 27 trẻ sơ sinh đã biến mất thần bí như vậy.

Phóng viên phỏng vấn người lao công phụ trách việc quét dọn nhà xác bệnh viện, ông ta nói, chiều tối hôm đó khi tan làm họ vẫn còn nằm trong căn phòng nhỏ ấy. Phóng viên hỏi ông ta liệu có phải họ đã được đem đi thiêu rồi không, ông ta phủ nhận, nói nhà tang lễ không làm việc vào buổi tối, sẽ không thiêu xác. Phóng viên lại tới văn phòng của bệnh viện để tìm hiểu, nhưng những người ở văn phòng đều nói họ không biết vì sao Lý Nguyệt Trân và 27 trẻ sơ sinh kia lại biến mất.

Họ còn bảo không lẽ có ma, lẽ nào thi thể tự mình bò ra khỏi hố trời và bỏ đi.

Hách Hà vừa xuống máy bay, còn đang bị hành hạ bởi sự chênh lệch múi giờ và tâm trạng đau buồn, đỡ người cha tâm thần bất ổn tới bệnh viện, khi hỏi thăm về thi thể của mẹ, người trong bệnh viện lại trả lời là không biết.

Tin Lý Nguyệt Trân và 27 xác trẻ sơ sinh biến mất một cách thần bí đã lan truyền khắp thành phố chúng tôi, sau đó lại được lên trang nhất của mấy tờ báo mạng, sự việc càng lúc càng lớn, trên mạng bàn tán xôn xao, có người nghi ngờ hẳn trong sự việc này có nguyên nhân không thể tiết lộ ra ngoài. Mặc dù giới truyền thông trong thành phố nhận được lệnh không được đưa tin về việc đó, nhưng truyền thông nơi khác đều đưa tin về sự việc mất tích thần bí này bằng những tiêu đề lớn. Rất nhiều phóng viên từ nơi khác đi máy bay, ngồi tàu hỏa, bắt xe khách tới chỗ chúng tôi, khí thế hùng hổ chuẩn bị khai thác tin tức một cách triệt để ở quy mô lớn.

Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức một buổi họp báo khẩn cấp, một quan chức của Ủy ban nói rằng Lý Nguyệt Trân và 27 đứa trẻ sơ sinh đã được đưa đến nhà tang lễ hỏa táng vào buổi chiều trước khi xảy ra vụ sụt lún kia. Các phóng viên hỏi trước khi hỏa táng có thông báo cho người nhà của người đã mất không. Quan chức kia trả lời, họ không liên lạc được với người nhà của 27 trẻ sơ sinh; Phóng viên lại hỏi thế còn người nhà của Lý Nguyệt Trân thì sao? Vị quan chức đó ngẩn ra mất một giây rồi ngay sau đó tuyên bố kết thúc buổi họp báo, ông ta nói:

“Cảm ơn mọi người.”

Sẩm tối hôm đó, một nhân viên của Ủy ban nhân dân thành phố và đại diện bệnh viện mang hũ tro cốt tới nhà họ Hách, nói vì trời quá nóng, di thể của Lý Nguyệt Trân không thể để quá lâu, cho nên họ đã thay mặt gia đình hỏa táng bà. Hách Hà, người đã không ngủ suốt hơn ba mươi tiếng đồng hồ qua, thần chí vẫn đủ tỉnh táo, cô phẫn nộ hét lên:

“Bây giờ đang là mùa xuân.”

Lao công phụ trách quét dọn nhà xác đã thay đổi lời khai, ông ta nói với phóng viên từ những nơi khác đến rằng, Lý Nguyệt Trân và 27 trẻ sơ sinh kia đúng là đã được đưa tới nhà tang lễ để hỏa táng vào buổi chiều trước khi vụ sụt lún xảy ra, ông ta nói ông ta còn hỗ trợ người trong bệnh viện khiêng xác. Có người tự xưng là đang làm việc ở ngân hàng lên mạng đăng bài, nói tài khoản ngân hàng của người lao công kia đã nhận được một khoản tiền là 5000 tệ vào đúng ngày hôm đó, anh ta nghi ngờ đó là tiền để mua chuộc lời khai.

Ủy ban nhân dân thành phố vì muốn đập tan những lời đồn thổi trên mạng, nên đã mời đám phóng viên đến từ nơi khác tới nhà tang lễ tham quan 27 hộp tro cốt nhỏ xíu xếp thành hàng trong đó, tỏ ý chứng minh rằng 27 xác trẻ sơ sinh đã được hỏa táng, tiếp theo đây sẽ an táng một cách thỏa đáng.

Nhưng hết đợt sóng này tới đợt sóng khác ập tới, ngày hôm sau lại có người tố cáo, nói tro cốt của Lý Nguyệt Trân và 27 trẻ sơ sinh được bớt ra từ trong số tro của những người hỏa táng ngày hôm đó.

Tin này nhanh chóng lan truyền, đến tai người nhà của những người được hỏa táng vào ngày hôm ấy, lần lượt mở hũ đựng tro cốt ra, rồi đồng loạt phản ánh lượng tro cốt còn rất ít, mặc dù chẳng ai trong số họ biết sau khi hỏa thiêu lượng tro cốt bình thường là bao nhiêu.

Có người đi hỏi về lượng tro cốt bình thường, nhưng những người được hỏi đều lắc đầu, họ nói chưa bao giờ mở hũ đựng tro cốt của người thân ra, nên không biết là bao nhiêu. Một phóng viên nơi khác cất công tới nhà tang lễ, hi vọng những nhân viên của nhà tang lễ dũng cảm đứng ra làm chứng việc này. Nhưng tất cả nhân viên của nhà tang lễ đều một mực phủ nhận, lãnh đạo của nhà tang lễ thì tức giận bảo rằng đó chỉ là những tin đồn thất thiệt trên mạng mà thôi.

Trên mạng có người bóng gió, nói rằng tiền thưởng tháng này của nhân viên nhà tang lễ chắc phải cao gấp đôi những tháng khác.

Tôi bước ra khỏi vùng ký ức có xu hướng phức tạp dần của mình, giống như bước ra khỏi khu rừng rậm rạp. Tư duy mệt mỏi nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng cơ thể vẫn đi về phía trước, đi trong sự hỗn loạn không giới hạn và sự trống rỗng câm lặng. Không trung chẳng có cánh chim nào bay, dưới nước cũng chẳng thấy cá bơi lội tung tăng, mặt đất thì không một bóng cây ngọn cỏ.