Chương 67

68.

Sư giật mình, đoạn tập trung tâm trí, mở mắt Pháp nhãn ra thì nhìn thấy oai nghi sừng sững một vị Thần mặc áo giáp trắng, tay cầm bảo kiếm đang đứng lăm lăm nơi giữa mộ.

Sư hỏi:

“Hộ pháp này là ai?”

Thần nói:

“Tôi tên Kim sa Vương, giữ mộ này cho Thiên Phu nhân đã mấy trăm năm nay.”

Sư nói:

“Người trong mộ ra sao mà khi chết đi lại có Thần canh mộ thế này?”

Thần chẳng đáp lại lời, sư thấy thế liền nhìn quanh, thấy lá bùa vàng đang dán trên nắp cửa mộ liền sực nhớ ra, hỏi tiếp:

“Tại sao mộ của người như thế, mà lại phải phong ấn bằng bùa? Bùa kia là bùa gì? Tôi học đạo đã mười năm nay mà không biết bùa ấy…”

Thần bấy giờ mới nói:

“Bốn năm qua tôi ngày nào cũng thấy thầy ra đây lau dọn hương khói, tịnh không sinh một tâm lạ, vậy mà nay cớ sao lại có hoài nghi như thế? Thầy định có ý gì chăng?”

Sư đáp:

“Bốn năm qua tôi một lòng cung kính, thắp hương thờ tự mộ này chẳng dám sao nhãng ngày nào, nay đã hơn nghìn ngày, thú thực với Thần tôi cũng muốn xuống hầm mộ một chuyến xem thực hư ra sao?”

Thần nói:

“Như thế không được, nếu sư phá kết giới, mở phong ấn ra thì Phu nhân sẽ ra ngoài, đã mấy trăm năm nay Phu nhân yên nghỉ trong mộ, nếu giờ ra ngoài chẳng may không thiện mà ác thì biết làm sao? Thôi thầy về đi cho, là người học đạo đừng có làm điều dại mà mang họa…”

Sư lại hỏi:

“Vậy tôi hỏi Thần thêm một câu, trong mộ này trấn yểm bằng cách gì? Hay chỉ có mình lá bùa này giữ? Nếu Thần trả lời tôi xong thì tôi không tò mò nữa.”

Thần liền thực thà đáp:

“Trong mộ kết giới chằng chịt ma Quỷ chẳng vào được, dù có vượt qua được tôi thì vào trong ấy cũng bị các bùa bắt lại thôi, có tứ linh thú án ngữ bên trong, đều được đúc bằng ngọc báu, lại có bùa đạo chằng chịt, nội bất xuất ngoại bất nhập…”

Sư học đạo biết rõ rằng các bùa mạnh như thế, kể cả là Thần giữ mộ cũng chỉ át chế yêu ma, đối với người thì chúng chỉ có hù dọa đuổi đi, chứ chẳng làm gì được, lại nghe nói đến vật trấn yểm làm bằng ngọc báu, thì trong lòng nghĩ lung lắm, rồi đoạn bất ngờ chạy thẳng đến trước cửa mộ nói lớn:

“Tôi vào xem một tý thôi, Thần làm ngơ đi nhé.”

Kim sa Vương thấy vậy hoảng hốt còn định can nữa nhưng sư đã nhanh tay xé lá bùa dán trên cửa mộ ra…

Bùa vừa rách, cửa mộ đã bật mở tung ra, một cơn gió lạnh đến gai người từ trong mộ thổi ra ập vào mặt sư, rồi trong mộ có tiếng nói vọng lên, giọng nữ nhi trong veo như tiếng suối chảy, lại ngọt ngào êm dịu như hương hoa, chỉ nghe cũng làm say đắm lòng người:

“Ơn đức tu ngàn kiếp mới được thầy đoái thương, mời thầy xuống đây cho tiểu thϊếp thưa chuyện, chồng thϊếp cha thϊếp đều là bậc danh nhân có công với nước, tên tuổi lưu sử sách ngàn đời thì lẽ nào lại giống bọn ma Quỷ tầm thường mà có cái nhìn hèn mọn, dám mưu hại đệ tử Như Lai, nên thầy chớ sợ gì nhé…phiền Thần Kim sa Vương ở trên giữ mộ giúp cho ta, việc xong thì Thần về trời, không còn lo trái lệnh nữa nhé…”

Sư nghe giọng nói ấy bị mê hoặc ngay, đầu óc mụ mị cả đi, rồi mạnh dạn bước vào hầm mộ…

Thật là,

Phu nhân dùng trí đánh vào tâm

Lục thức sư chưa dứt bụi trần

Tính tham, tính ái còn vương vấn

Khó tránh u mê, trúng kế Thần.



Sư châm lửa lên các ngọn đuốc treo bên tường, rồi lần mò đi xuống, giọng Kinh Tâm vẫn cứ tha thiết gọi mời, lại an ủi động viên, ngọt ngào vô cùng, sư vững tâm hơn nhiều, chẳng còn lo lắng sợ hãi, cứ vậy bước đi phăng phăng.

Xuống tới hết bậc thang, sư đã đứng ngay trước mộ Kinh Tâm, nhìn quanh bốn góc hầm mộ đã thấy tứ linh thú, quả như lời Thần nói, đều làm bằng ngọc, sáng lấp lánh trong đêm, con nào con nấy trên miệng đều ngậm bùa cấm di xuất…

Trong lòng sư như mở cờ, những thứ này cái nào cái nấy đều xứng là pháp bảo quốc gia, chỉ một cái thôi rơi vào tay người biết nhìn đồ cổ, thì cũng đủ để sư vượt qua khó khăn bây giờ, và giúp cho gia quyến ăn sung mặc sướиɠ về sau… nhưng sư vẫn ngại ngần, vẫn biết các hành động của mình vẫn đang có cặp mắt vô hình nào đó theo dõi…

Bấy giờ sư mới mạnh dạn hỏi bừa lên không trung:

“Xin hỏi có phải Phu nhân đó không? Vì sao mà Phu nhân bị trấn yểm vậy? Bùa chú vẽ trên tường đá kia là bùa gì? Sao bần tăng chưa từng thấy qua?”

Lúc này Kinh Tâm thút thít khóc nói:

“Bạch thầy, Thϊếp họ Thanh Trúc, tên Kinh Tâm, làm dâu con họ Thiên, Chồng thϊếp là Thiên tướng quân Thiên Minh, làm đại tướng dưới thời Vua Lăng Chính, giữ đến chức hầu, năm đó cũng hùng cứ một phương, quân phương bắc tràn xuống xâm lược nước ta chồng thϊếp đã vì lê dân bách tính mà xuất sư dẹp giặc, chàng đánh đâu thắng đó, bình định cả vùng đất đai rộng lớn, được nhân dân yêu mến vô cùng, mọi người đều suy tôn làm hầu, một lòng muốn chồng thϊếp được tấn phong. Chồng thϊếp nghe cũng phải, liền gửi sớ về kinh xin phong tước và đất, hiệu là viễn chinh hầu, oai danh lừng lẫy cả cõi trời nam…nhưng ai ngờ lòng người thay đổi trước sau không nhất, Vua nghe thế cả sợ chồng thϊếp mưu phản, lúc ấy lại đã thời bình chẳng cần dùng nữa, liền sai người Hạ độc thủ mà gϊếŧ chết đi, còn bị chúng nó khép vào tội phản gián, gϊếŧ cả ba họ… thϊếp chết oan khuất không sao rửa được nhưng trăm họ đoái thương, xây cho mộ này, ai dè đến thời Trần, Hưng đạo Vương Trần quốc Tuấn một lần đi qua đây thấy khí nơi này thịnh, lại cho là có điềm dữ nên lập ra mộ này mà yểm thϊếp, nhưng thϊếp phận đàn bà con gái, nào biết gì việc binh gia? Mà Hưng đạo Vương phép lực vô biên, ngài chẳng yểm thường mà dùng nghi lễ yểm Thần để yểm xác thϊếp, nên nay hồn chẳng được siêu sinh, bị chôn giữ dưới mồ này đã mấy trăm năm nay, nhớ chồng nhớ nhà mà chỉ làm bạn với ba tấc đất sâu, xung quanh xiềng xích bủa vây, bùa chú giăng khắp cả, ngoài thì sai Thần giữ thϊếp, trong thì sai thanh long huyền vũ cả cả bốn con linh thú canh chừng, chỉ trực xảy ra là ăn tươi nuốt sống, thϊếp sống đã khổ chết rồi cũng chẳng được yên, thật là đớn đau tủi nhục cho phận đàn bà chẳng để đâu cho hết…”

Nói đoạn òa lên khóc, tiếng khóc nghe ai oán não nề, vang vọng cả cõi…

Sư nghe thế động lòng thương, lệ cũng thấm khóe mi, liền nói:

“So với cái khổ của Phu nhân, thì cái khổ của tôi cũng chẳng đáng gì…”

Phu nhân nghe vậy hỏi ngay:

“Thầy là bậc thanh tịnh đại chúng, sớm đã thoát bụi trần, thoát khỏi bát khổ, đứt duyên địa giới, thế còn buồn khổ vì đâu? Tâm sự với tiểu thϊếp có được chăng?”

Sư liền thực thà mà kể lại cả tâm tư phiền não của bản thân về chuyện gia cảnh, nói đoạn quỳ lạy xuống dập đầu nói:

“Tôi phạm phải mộ thiêng cũng là bất đắc dĩ, nhưng nay cứu mạng người hơn xây bảy tháp, nay lại biết Phu nhân là người có nỗi oan ngàn năm nên tôi cũng mạnh dạn mà giãi bày chẳng còn nghi kị gì, Phu nhân nếu thương tình thì cho tôi mượn một tượng trong mộ này, giúp nhà tôi qua cảnh khốn cùng, tôi thề sau này gom góp đủ sẽ thỉnh về trả Phu nhân.”

Kinh Tâm nghe vậy lòng khấp khởi mừng thầm, biết là thời cơ đã đến, liền vội nói ngay:

“Em ở dưới mộ này cô đơn lạnh lẽo năm kỉ nay chẳng một người chuyện trò bầu bạn, nay có thầy thương mà nghĩ đến em, vàng bạc ngọc châu em đã chết rồi nào có dùng được gì? Xin tặng cho thầy cả…em chỉ hiềm một điều, tứ linh thú đều là Thần thú trấn yểm rất mạnh, nếu mang tượng chúng nó đi bán thì chẳng ai dám mua, mà nếu có mua về thì nhà mang họa, hơn nữa dưới mộ này lỡ có ai tò mò mà vào, bốn con thiếu đi một thì người ta sinh nghi lại vạ cho thầy, còn nếu thầy mang cả bốn đi thì vận chuyển khó khăn, dễ làm kinh động lộ việc, thôi thì thầy chịu khó bỏ công, nhấc nắp mộ này lên, trong mộ này tiền bạc có đầy, em xin tặng thầy cả…”

Sư nghe Kinh Tâm nói lấy làm phải, liền tới lại gần quan, quan tài làm bằng gỗ hoàng đàn, là loại gỗ thiêng ngàn năm không hỏng, lại tỏa ra mùi thơm rất lạ, mặt gỗ bóng mịn rất đẹp, khi còn tinh dầu tiết ra thì gặp khí biến thành lớp tuyết phủ…sư chợt nhìn thấy tấm bia mộ, liền cúi xuống đọc, tấm bia đề năm sinh năm mất, tiểu sử Kinh Tâm, sư đọc xong nghi ngờ liền hỏi:

“Thiên Phu nhân từng là pháp sư sao?”

Kinh Tâm giở giọng oán sầu mà nói:

“Bạch thầy, em cũng là pháp sư, vậy nên khi chồng chết, quan quân mới viện cớ cho là phù thủy mà đày đọa trấn yểm đến nông nỗi này…”

Sư nghe vậy chẳng còn nghi gì, đoạn nhìn lại quan, thấy nơi nắp quan nối với thân quan bằng bùa màu vàng, sư đi quanh xem xét một vòng cả thảy là mười sáu lá, liền nói:

“Ở quan có dán nhiều bùa.”

Kinh Tâm nghe vậy biết sư đang xem quan, thấy việc sắp thành liền nói:

“Bùa đó để yểm mộ đấy, thầy hãy gỡ nó ra xé đi, riêng để lại một lá cho em để làm bùa giả dán ngoài cửa mộ, tránh để yêu ma vào đây quấy phá, cũng là để giữ kín cho việc hôm nay.”

Sư nghe lời Kinh Tâm, liền gỡ hết các bùa ra, xé đi vo lại bỏ sâu vào túi áo trong, chỉ để lại một lá.

Phu nhân lại nói:

“Xin nhờ thầy ơn huệ sau rốt, thầy làm phước mà lại nơi bốn tượng thú kia, xé bỏ bùa chúng nó ngậm trên miệng ra, có như thế thì nắp quan mới mở được.”

Sư làm theo lời…

Ngay lúc ấy có cơn gió từ đâu thoảng bay, hướng ra phía cửa mộ, hóa ra tứ linh thú đã mất bùa, liền theo gió mà về cõi cả…

Đoạn sư hồi hộp dùng sức nâng nắp quan lên, nắp quan rất nặng, sư loay hoay mãi mới mở hé được phân nửa, nắp quan vừa mở ra lập tức sát khí trong quan bốc ra đằng đăng, tạt cả vào mặt sư lạnh lẽo vô cùng…

Sư liếc nhìn vào thấy toàn là tiền xu cổ xếp thành giàn, sư lấy tay gạt gọn ra một góc thì thấy lộ ra bộ cốt trắng nằm bên dưới, cốt ấy lại bị xích bởi một dây xích màu vàng rất to, đặt trên ngực hài cốt có một thanh kiếm bằng ngọc trắng, trên thân ghi năm chữ hán tự “Tuyết thanh Huyền nhân kiếm”, lại thấy một cung tên bằng gỗ có khảm ngọc, đặt cạnh hài cốt là ống đựng tên, trong ống có tám mũi tên đều bằng gỗ hoàng đàn, dưới đáy quan có toàn mảnh vải mủn, là y phục của Kinh Tâm theo thời gian đã tan ra cả, đặt dưới chân hài cốt là một hình nhân, xung quanh vách quan dán vô số bùa chú…

Kinh Tâm khóc nấc lên nói:

“Thầy thấy em chết rồi, người ta còn trói xác em bằng xích sắt rồi đóng cọc, trấn lại như thế, lại để lên ngực em cung kiếm trấn yểm, nó đè lên ngực em đau đớn như thế mấy trăm năm nay rồi, thầy thương em thì xin bỏ cung tên ra ngoài giúp, thanh kiếm thì xin đặt bên cạnh cốt.”

Sư nhìn thì thấy chạnh lòng thương Hại, chẳng biết Kinh Tâm chết rồi mới bị trói bằng xích thế này, hay là người xưa chôn sống nàng theo lệ chôn phù thủy…

Đoạn cầm lấy cung tên bỏ ra ngoài, rồi hỏi:

“Vì sao kiếm ngọc này không bỏ ra?”

Kinh Tâm trong lòng rất hồi hộp, nhỏ nhẹ đáp:

“Cung tên là do kẻ thù yểm lên xác, còn kiếm ấy là vật em dùng khi còn sống, nên em muốn để nó cạnh thây. Bây giờ xin thầy gỡ xích ra cho em, để em được thoải mái…xích ấy bằng vàng ròng, em xin cúng dường cho thầy làm công đức…”

Sư nghĩ trong lòng, tiền này toàn tiền cổ người xưa, giờ chẳng còn giá trị gì, cùng lắm chỉ là vài cân đồng, nhưng sợi xích kia thì bằng vàng ròng, mắt xích to như ngón chân cái, dễ cả dây xích phải đến hơn chục cân vàng, nếu bán hết nó đi thì chẳng còn lo lắng gì.

Nói đoạn tạ ơn Kinh Tâm, rồi nhổ các cọc đóng xích lên mà nhấc xích vàng Kim lưu ra.

Ngay khi xích vừa rời thân, bỗng trong mộ gió lốc nổi ào ào, Kinh Tâm vụt từ trong hài cốt bay ra đứng trên nắp quan sừng sững, cúi xuống mà nhìn sư, sư vẫn chẳng hay biết gì….

…Vậy là năm trăm năm trôi qua, những tháng ngày lẻ loi cô độc, sống trong giá lạnh giam cầm, sống trong nỗi nhớ nhung uất hận vô bờ, lại phải chiến đấu với Bát bộ trong quan rồi dần dà thu phục hết chúng nó, chịu bao tủi nhục đau đớn, uất khí đã biến thành lực tích tụ trong thân, cuối cùng cũng có ngày đủ duyên mà thấy ánh sáng mặt trời…

Thế mới biết Kinh Tâm đã nhẫn nhục thống khổ thế nào để chờ lấy lại thân đi trả thù cho chồng…

Thật là,

Động tâm sư, Quỷ nói lời đường mật

Nhịn thống khổ, hồn thoát xác ra ngoài.