Chương 12: Lễ Trân Châu

Lúc Cao Nhiễm gặp lại Tề Nghị, đã là lễ Trân Châu diễn ra vào mấy ngày sau.

Hai hôm nay Ba Đồ đưa họ đi dạo quanh đây, còn đến con sông Mạc Nhật Cách Lặc được tác giả Lão Xá mệnh danh là dòng chảy số một thế giới.

Sông Mạc Nhật Cách Lặc trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là quanh co khúc khuỷu, có nguồn gốc từ trong khu tự trị Trần Ba Nhĩ Hổ Kỳ. Cả con sông như con rồng khổng lồ vươn mình nằm trên thảo nguyên xanh ươm, chốc lại chảy về phía Nam chốc lại chảy về phía Bắc, khúc chiết khó lường như mê cung.

Cao Nhiễm không mấy hứng thú với con sống Mạc Nhật Cách Lặc đẹp đẽ thần bí kia, nhưng Quý Tang Tang lại nắm tay cô phấn khởi đến mức tăng động nhảy cẫng lên.

Ba Đồ đợi họ tham quan xong Đại Hội Đạt Mộ, trạm tiếp theo của hành trình là đến Mãn Châu, nơi giao thoa giữa ba nền văn hoá Trung, Nga, Mông dạo chơi, sau cùng anh ấy đưa họ về Hải Lạp Nhĩ lấy xe.

Ngày lễ Trân Châu là ngày triệt sản cho đàn ngựa trong chuồng, do trong một đàn ngựa chỉ có thể tồn tại một con ngựa đực có năng lực sinh sản mạnh nhất.

Người trên thảo nguyên gọi “viên bi” cắt xuống từ trên người ngựa lớn là trân châu lớn, từ ngựa vừa thì gọi là trâu châu vừa, từ ngựa con thì gọi là trân châu nhỏ.

“Danh xưng kiểu này ôi là trời luôn, tôi không biết phải đối diện thế nào với hai chữ trân châu nữa.:

Quý Tang Tang suy nói thế, nhưng tay vẫn cầm chiếc điện thoại IPhone đời mới chụp ảnh kacha kacha, bên cạnh đó cũng quay lại không ít khoảnh khắc, gần đây cô ấy nổi hứng định làm vloger.

Ánh mắt của Tề Nghị nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại IPhone màu hồng nhạt trên tay cô ấy, khựng lại một lát rồi tự giễu cong môi rời đi.

Triệt sản cho ngựa là một công việc mệt mỏi trên mảnh đất này, đàn ngựa càng cao to vạm vỡ càng cần nhiều nhân lực hơn.

Tề Nghị gọi khá nhiều chàng trai cao lớn ở hai nông trại chăn thả của mình đến giúp đỡ.

Thím Cách Căn và A Âm mặc áo khoác Mông Cổ dài lộng lẫy xinh đẹp, người búi mái tóc đen tuyền kiểu phụ nữ có chồng người để búi tóc thiếu nữ, trên cổ đeo chiếc vòng nạm đá quý đỏ chói loá nặng trịch.

A Âm bê bát hương chạm khắc tinh xảo trên tay, chậm rãi đi vòng vòng quanh chuồng ngựa, làn khói trắng bay lượn trong không khí, cầu mong mọi việc được suôn sẻ.

Cách đây không xa có vài người đàn ông hợp sức kéo một con ngựa đen cứng đầu, cột bốn chân con ngựa lại bằng dây thừng thô, một người đàn ông dạng chân ngồi trên cỏ nó ra sức đè lại, thuận tay che cả mắt nó.

Chú Cách Căn lấy vải trắng bọc hòn bi dưới thân ngựa lại, rồi lại cầm cây đào thiến được hơ lửa nóng hổi đỏ hoét xuống tay nhanh gọn lẹ, con ngựa đột nhiên rít một tiếng kêu thảm thiết, lông tóc trên thân ngựa đều dựng hết lên, nhưng lạ thay, trên miếng vải trắng không hề có một giọt máu tươi nào.

Ba Đồ kể cho hai người nghe đây là kỹ thuật thiến không để lại máu, từ nhà Thương đã truyền lưu lại đến bây giờ, trên Giáp Cốt Văn vẫn còn được ghi ghép lại.

Bếp lửa làm bằng đá đỏ hồng ở bên cạnh, chú Cách Căn đặt trân châu vừa cắt xuống lên tấm lưới kim loại trên bếp cho dầu vào nướng chín.

Những người đàn ông mệt mỏi, rưới lên đó một lớp bột thì là, ngồi khoanh chân dưới đất cắn nuốt từng ngụm.

Quý Tang Tang cố gắng kìm nén cảm giác buồn nôn, giọng nói của cô cũng thay đổi: “Ba Đồ, nếu anh dám ăn, tôi sẽ không nói chuyện với anh nữa.”

Cao Nhiễm đứng khá gần, suýt nữa đã bị con ngựa bật dậy đá trúng hông, may mà Tề Nghị đã kéo cô lại từ phía sau.

Sau đó, anh buông tay cô ra, mặt không cảm xúc rời đi.

Đi được vài bước, anh bất ngờ quay người lại, ngón tay thô ráp nóng hổi cầm lấy cổ tay trắng nõn mịn màng của cô, kéo cô đi đến nơi yên tĩnh.

Anh không hề ăn trân châu nướng như những người đàn ông khác, mà bước đến trước mặt từng con ngựa vừa bị thiến khi nãy.

Anh nhẹ nhàng xoa đầu chúng, nói gì đó bằng tiếng Mông Cổ, con ngựa ban nãy còn bất an hung hăng vừa thấy ánh đã bình tĩnh lại ngay lập tức, ngay cả ánh mắt cũng trở nên dịu ngoan hơn nhiều.