Chương 31

21.

Y hỏi Lê Nguyện – một cậu bạn y mới quen gần đây. Các bạn khác trong này không thích y, họ cứ lấy đá chọi y, nhổ nước miếng vào người y. Chỉ có Lê Nguyện lôi y đi, còn mời y ăn kem nữa.

Cậu cắm ống hút vào hộp sữa cho y. Y gọi cậu:

– Nguyện Nguyện ơi.

– Nguyện Nguyện đây.

– Chắc Kiều Kiều bị bệnh rồi. – Y cầm tay cậu, đặt lên ngực y – Chỗ này đau lắm, nhưng mà Kiều Kiều không thấy máu. Nguyện Nguyện nói xem, Kiều Kiều bị sao thế này?

– Có phải trên đường tìm Nguyện Nguyện, Kiều Kiều lại bị người ta mắng không? Hoặc là bị người ta tổn thương nên Kiều Kiều mới cảm thấy khó chịu. Đừng để bọn nó nữa, Kiều Kiều sẽ thấy dễ chịu hơn.

Y lắc đầu:

– Không có ai mắng Kiều Kiều cả.

Y kể hết mọi chuyện cho cậu nghe. Cuối cùng, y hỏi lại:

– Nguyện Nguyện nói xem, Kiều Kiều bị sao thế này?

– Anh cả không thích Kiều Kiều.

Y nhíu mày. Có phải y kể không rõ nên Nguyện Nguyện hiểu lầm không? Y bảo là y thấy mấy ông lạ thì khó chịu, chứ nghi ngờ việc anh cả có thích y không.

– Anh cả không bao giờ lừa Kiều Kiều. – Y phản hồi lại chuyện anh cả thích y.

– Anh cả lừa Kiều Kiều nên Kiều Kiều mới khổ. Kiều Kiều cũng không cần phải tin nữa, có lẽ làm thế thì lòng sẽ dễ chịu hơn.

– Nhưng… Kiều Kiều không tin anh cả thì Kiều Kiều tin ai bây giờ?

22.

Sau này, lúc y nằm viện, cậu đến thăm y. Cậu nói, kiếp sau để cậu làm anh cả cho y.

Y rướn người lên, ghé vào tai cậu nói nhỏ đến mức chỉ hai người họ mới có thể nghe thấy:

– Được. Nguyện Nguyện phải giữ lời đó, Kiều Kiều không cần Trần Kim nữa, anh ấy đã khiến Kiều Kiều đau như này.

23.

Trước khi chết, y nói với vài lời.

“Anh cả ơi, sau này gặp được người mà anh yêu, anh đừng bắt cậu ấy tiếp khách. Bởi vì làm thế đau lắm, cả người đau, chỗ này cũng đau.”

Y lại đưa tay lên ngực, nói tiếp: “Em không muốn được anh yêu nữa.”

24.

Nhân tiết Thanh Minh, Mạn Uyển mang một bó hoa đến thăm Ô Kiều. Ai mà ngờ chị đang thăm cậu bé gọi “chị ơi” ngọt xớt vào hai năm trước cơ chứ.

Trên bia mộ Ô Kiều không có tấm hình nào cả. Sau khi y mười sáu, chẳng có ai chụp hình cho y. Lúc mẹ y còn sống, mẹ chụp y nhiều tấm lắm. Có điều, chẳng mấy ai dùng những tấm ảnh trước khi mình mười tuổi để đặt trên bia cả.

Không có ảnh, không có người lập bia, khắc bia. Ai lập bia cho y? Anh cả Trần Kim? Thằng súc sinh đó mà xứng à?

Mạn Uyển mang kính râm trách thằng súc sinh Trần Kim đang ngồi hóa vàng cho y:

– Người ta mất rồi, mày còn biết đường đốt tiền giấy cơ à? Để Ô Kiều sống sung túc bên kia sao? Mèo già khóc chuột, cho ai xem? Lúc người ta còn sống thì mày đối xử với người ta như thế nào? Tiền mua vàng từ đâu mà có? Tiền người ta bán thân à? Mày đốt mớ đó cho người ta, có tự hỏi người ta cần chúng chưa?

Gã không đáp, đốt tiền xong thì đốt đồ mã, cố gắng đốt sạch mọi thứ. Trên phố dặn rằng, bên này hóa vàng không sạch thì người bên kia không nhận đủ được.

Mạn Uyển gai mắt gã cố tỏ vẻ thâm tình, chị chửi tiếp:

– Bớt đi Trần Kim, ở đây chẳng có ai khác. Mày vờ vịt cho ai xem? Cho bản thân tự xúc động à? Nếu đã áy náy thật thì mày chết đi! Chết thôi lại hời cho mày quá! Mày phải bị người đời sỉ nhục, phải nếm thử nỗi khổ của em ấy một lần để tạ tội với em. Em ấy đã sai ở đâu? Em ấy có tội tình chi? Chẳng qua, em ấy chỉ quen biết mày mà phải chịu mọi thứ như vậy sao? Đừng nói mấy câu như “người chết kẻ sống mới là hình phạt dày vò nhất” hay “em ấy chết đi mới là hình phạt nặng nề nhất dành cho tôi” để qua mắt tao, tao nhổ vào! Mấy cái cớ sứt sẹo này cũng chỉ ngụy biện cho đám súc sinh tham sống sợ chết thôi! Cũng đừng nói gì mà “tao chết, ai nhớ em ấy” để khơi lòng thông cảm của tao. Em ấy cần mày nhớ chắc? Mày là cái thá gì chứ? Nếu mày biết sai thật thì mày tự nếm lấy nỗi đau của em ấy đi. Đừng tìm cớ tự sát, em ấy không thấy mày đâu. Em ấy lên thiên đường, mày xuống mười tám tầng Địa Ngục. Mày muốn gặp em ấy, nhưng mày có thể gặp em ấy chắc? Mơ đi, cái ngữ chuột rúc cống ngầm nhà mày! Mày phải bị lột sạch quần áo rồi bị xào trong chảo dầu, mày phải đầu thai vào súc vật! Mày không được chết tử tế!

Rồi chị bật khóc:

– Sao mày lại tàn ác như thế… sao lại tàn ác… Em ấy ngoan như vậy: 11, 12 tuổi đã giặt vớ giặt quần áo cho mày; em ấy ưa sạch sẽ mà mày bắt em nằm đất; em ấy là con trai mà mày bắt em để tóc dài, mặc kệ đám anh em của mày bỡn cợt em ấy, sỉ nhục em ấy… Mày chán em ấy là của nợ từ cha, không muốn có một cậu em trai khác mẹ như em ấy. Đã bao giờ mày nghĩ em ấy cần một ông anh cả như mày chưa? Nếu được chọn, em ấy chịu làm con trai của Trần Vân Cường ư? Trần Kim ơi là Trần Kim, mày lại đáng thương quá. Em ấy có lỗi gì cơ chứ?

Chị gạt kính ra, khóc nấc lên:

– Tuổi thơ bất hạnh của mày đâu phải tại em? Em ấy chẳng nợ mày gì cả, ai nợ mày thì mày đòi người đó chứ. Chỉ là, tuổi thơ bất hạnh của em ấy chắc chắn là tại mày.

25.

Ô Kiều mất. Lê Nguyện hỏi Trần Kim rằng gã có hối hận không.

Hối hận vì điều gì cơ? Vì chuyện gì nào? Vì đã đối xử với Kiều không tốt? Vì đã hϊếp Kiều? Vì đã ép Kiều tiếp khách? Vì đã vui vẻ nói “được” khi khách hỏi “không mang bao được không?

Hối hận được ích chi? Tạ tội với người chết, hay khiến họ sống lại?

Hối hận hay không, chẳng còn quan trọng nữa.

Vì “hối hận” là thứ vô dụng nhất trên đời, vô nghĩa nhất trên đời.

Mỗi khi tên tội phạm lãnh án trước vành móng ngựa, họ nói rằng họ biết sai rồi.

Ồ, biết sai rồi? Sao ban đầu không biết? Hối hận cũng vô ích, xin lỗi cũng vô ích.

Phải chịu mọi hình phạt thích đáng cho hành vi sai trái của mình mới không khiến người bị mình tổn thương thất vọng.