Chương 31

Hai người ở nhà một ngày. Còn hai tuần nghỉ phép, thật ra Nguyễn Niệm không có kế hoạch gì.

Cô không hẳn là người thích du lịch, chẳng qua chỉ muốn đến thành phố có biển mà thôi.

Thế nên khi Lương Tây Văn hỏi cô muốn đi đâu không, cô suy nghĩ nữa ngày mới nói được cái tên của một thành phố biển, chính là Tân Hải, thành phố cô học đại học.

Tân Hải rất gần, chỉ cần ngồi tàu cao tốc chưa đến một tiếng là tới.

Bốn năm học đại học Nguyễn Niệm rất ít bạn, cũng không tham gia hoạt động xã hội, nơi xa nhất cô đi là ngồi phương tiện công cộng đến quán ăn hoặc quán nước nào đó, dù rảnh rỗi, cô cũng chỉ ra ngoài khoảng nửa ngày rồi về nhà.

Nguyễn Niệm nói: "Tân Hải, Thanh Đảo hoặc Cổ Lãng Tử."

Nguyễn Niệm chỉ có thể nghĩ được mấy thành phố biển này.

Lương Tây Văn đồng ý. Thật ra anh không cần nhanh chóng quay lại đi làm, dù sao cũng mệt mỏi nửa tháng, đồng thời cũng muốn Nguyễn Niệm có thời gian nghỉ ngơi, vì thế hai ngày tiếp theo họ vẫn ở nhà.

Nguyên tắc của Lương Tây Văn là lúc nghỉ ngơi sẽ không làm việc, nhưng Nguyễn Niệm cứ ôm khư khư ngồi một góc trong phòng khách, Lương Tây Văn cũng chỉ đành mang laptop của mình ra xem giấy tờ Thời Lâm gửi.

Nguyễn Niệm mở hộp thư cá nhân, vốn không ôm hi vọng gì, dù gì bên công ty của người ta cũng đã đưa ra thông báo: Hai tuần không trả lời nghĩa là trả bản thảo.

Đây đã là tuần thứ ba, cô bỗng nhận được hồi âm của biên tập cơ quan ngoại ngữ Yến Kinh, yêu cầu cô bổ sung thông tin liên lạc để bàn chi tiết. Nguyễn Niệm giật mình, không từ chối thẳng nghĩ là có cơ hội?

Cô không dám nghĩ nhiều, thêm wechat của đối phương, còn chưa kịp coi xong một clip ngắn, đối phương đã nhắn một tin.

Nguyễn Niệm nhấp vào, do dự gửi icon xin chào.

Biên tập viên: Chào cô Nguyễn, tôi là biên tập viên của cơ quan ngoại ngữ, cô cứ gọi tôi Hỏa Hỏa là được.

Nguyễn Niệm: Chào Hỏa Hỏa.

Hỏa Hỏa: Là thế này, tổ biên tập của chúng tôi đã xem đoạn dịch ngắn của cô, cảm thấy cô khá có tiềm năng, bản dịch có cảm xúc riêng. Cô có phiền nếu chúng tôi yêu cầu cô dịch một bài khác để xem xét thêm được không?

Nguyễn Niệm thụ sủng nhược kinh: Được được, dịch gì vậy?

Hỏa Hỏa: Trong thông tin cô có ghi mình muốn dịch tiểu thuyết văn học châu Âu, cô có thể tự chọn đoạn ngắn, một chương nhỏ là được.

Hỏa Hỏa: Nhưng phải báo trước với cô một tiếng câu văn cần gãy gọn, bởi vì ngoài những hạng mục tái bản, công ty của chúng tôi đang có vài hạng mục văn học châu Âu còn chưa có bản dịch chính thức, do vậy người đảm nhận hạng mục này cần có bản lĩnh.

Nguyễn Niệm: Được, không thành vấn đề.

Hỏa Hỏa: À còn nữa, chúng tôi cần thêm một bản sao chứng chỉ dịch thuật CATTI2 của cô.

Nguyễn Niệm: Ok ok, tuần sau tôi sẽ gửi.

Hỏa Hỏa: Rất mong chờ được hợp tác với cô Nguyễn.

Nguyễn Niệm ngồi ôm laptop, cười ngu ngơ.

Đây là niềm vui không dễ có được.

Trước khi vào đại học, quan điểm Quý Sương dạy cô đều là "Con bắt buộc phải thi vào học viện ngoại giao, sau này làm ở ngoại giao hoặc đại sứ quán", hay là "Học ngoại giao hoặc quan hệ quốc tế, chỉ được học hai ngành này, những thứ khác con đừng hòng nghĩ".

Thời điểm đó Nguyễn Niệm rất thích đọc tiểu thuyết nước ngoài, cô thích Jane Austen, DH Lawrence, Zola và Milan Kundera, nhưng Quý Sương chưa bao giờ cho phép cô đọc mấy thứ này, bởi vì để không bị Quý Sương "đột kích kiểm tra", Nguyễn Niệm chỉ đọc bản tiếng Anh, Quý Sương cảm thấy như thế cũng tốt nên ngầm đồng ý cho cô xem.

Cô từng có một ước mơ, hy vọng bản thân có thể đọc tiểu thuyết mọi lúc, được phiên dịch tiểu thuyết mình thích.

Nhưng năm ấy cô lại không có duyên với đại học ngoại ngữ Thượng Hải và ngoại ngữ Bắc Kinh, thế nên mới chuyển sang học ngôn ngữ Anh.

Lúc đó Quý Sương tức đến mức nổi điên, cứ bắt cô học lên thạc sĩ. Nguyễn Niệm không có suy nghĩ đó, chỉ muốn thoát khỏi sự khống chế của Quý Sương, thỉnh thoảng nhận dịch tài liệu, thỉnh thoảng dịch báo, có đôi khi dịch tài liệu học thuật, cũng coi như tích lũy được ít kinh nghiệm, trong thời gian học đại học cô còn thi lấy chứng chỉ CATTI, có thể coi là chuẩn bị cho chính mình.

Dù sao muốn làm phiên dịch tác phẩm văn học cũng cần các chứng chỉ liên quan.

Trời xui đất khiến, sơ yếu lý lịch sau tốt nghiệp gặp chút khó khăn, cuối cùng chỉ đành dựa vào chứng chỉ CATTI này và chuyên ngành tiếng Anh để vào Bác Thế.

Thật ra dịch tác phẩm nước ngoài rất khó, bởi vì trong nước đã có nhiều bản dịch của các tiền bối bán ra rất chạy, bản dịch vô danh bán ra rất dễ thua lỗ, hơn nữa muốn mua bản quyền tác phẩm gốc rất khó, nếu dịch tác phẩm của tác giả không nổi tiếng, dịch ra cũng chưa chắc bán được mấy quyển.

Mà nguyên nhân quan trọng nhất là Nguyễn Niệm không học ngoại ngữ thứ ba, cơ hội dịch thuật càng ít.

Thế nên chỉ cần làm nghề phiên dịch, cô đã thỏa mãn.

Hiện tại bên công ty văn học nước ngoài hồi âm, với cô chính là một cơ hội cực kỳ lớn.

Thấy cô đột nhiên hân hoan, Lương Tây Văn hỏi: "Cười gì đấy?"

Nguyễn Niệm ôm laptop đi chân trần tới chỗ anh: "Lương Tây Văn, em hai mươi ba tuổi có hai tin tốt, một là kết hôn với anh, hai là em hình như có cơ hội dịch tiểu thuyết rồi! Nếu thuận lợi, cho em được nhận nhuận bút đầu tiên, em sẽ mời anh đi ăn một bữa thật ngon!"

Lương Tây Văn bật cười: "Được, chờ em."

Nguyễn Niệm ngồi cạnh anh, hỏi: "Bên cơ quan văn học nước ngoài Yến Kinh cho em cơ hội gửi bản thảo bảo em dịch một đoạn ngắn, theo anh em nên dịch gì đây?"

Lương Tây Văn nhớ cô từng nhắc tới Jane Austen, vì thế kiến nghị: "Em có thể miêu tả về Catherine trong Tu viện Northanger hoặc đoạn kinh điển của Darcy trong Pride and Prejudice. Anh thấy em rất giống Catherine, lời văn sẽ rất có cảm xúc, còn về tác phẩm Pride and Prejudice, em có thể dịch đoạn miêu tả diễn biến tâm lý của Elizabeth

Nguyễn Niệm mỉm cười, lại gần ôm hôn cổ Lương Tây Văn: "Em cũng nghĩ tới Jane Austen, tác phẩm của bà ấy rất đặc biệt. Anh biết không, Charlotte Bronte từng nhận xét rằng câu văn của Jane Austen bình thường không góc cạnh, nhưng em lại thấy các tác phẩm của Jane Austen như câu chuyện cổ tích dành cho phái nữ vậy. Elizabeth độc lập, kiên cường, có cái nhìn tích cực về tình yêu. Còn Catherine dịu dàng, tốt bụng. Jane Austen là nữ tác giả em thích nhất thời học sinh, truyện của bà ấy không có những tình tiết gay cấn, nhưng từ những câu văn đời thường, em vẫn có thể cảm nhận được thế giới mà Jane Austen xây dựng. Thật ra lúc đầu em muốn dịch truyện của các nữ tác gia, nhưng hình như thị trường không lớn lắm, hoặc là các tác phẩm của họ sớm đã có những bản dịch nổi tiếng, hoặc là có nhiều người không thích văn học nữ quyền."

"Nhưng em vẫn có thể làm mà." Lương Tây Văn nghiêm túc nhìn cô, "Em muốn làm thì cứ làm đi. Nói thế nào nhỉ..."

"Dạ?"

"Niệm Niệm, nữ quyền không phải cần em đi kêu gọi gi cả, cũng không cần em thay đổi hoặc bắt người ta chấp nhận, mà là em của hiện tại có một cơ hội dịch những câu văn mang theo sức mạnh này, có thể giúp một vài người thoát khỏi gông xiềng đã tốt lắm rồi." Lương Tây Văn xoa đầu cô, "Em muốn làm gì thì cứ làm đi, anh luôn ủng hộ em."

Nguyễn Niệm ngước mắt nhìn Lương Tây Văn, anh nói rất nghiêm túc, không hề có sự chán ghét hay mất kiên nhẫn, cô bỗng nhớ tới truyện cười trước đây từng nổi tiếng trên mạng: Tuyệt đối không nói về vấn đề phân biệt giới tính với nửa kia.

Nhưng giữa cô và Lương Tây Văn, hình như mọi đề tài đều có thể nói chuyện một cách tự nhiên.

Lương Tây Văn hoàn toàn không gia trưởng, anh mãi mãi dịu dàng, luôn luôn cổ vũ, tôn trọng tất cả suy nghĩ của cô.

Trong suy nghĩ của Nguyễn Niệm, hôn nhân không thể là một ngôi nhà trống chỉ có trách nhiệm, cũng không phải là trò đùa, mà nó nhất định phải dựa trên cơ sở tình yêu, tôn trọng và nhân phẩm.

Và may mắn là dường như Lưu Tây Văn mang đến cho cô sự an tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Nguyễn Niệm dựa vào Lương Tây Văn, cẩn thận thảo luận với anh chủ đề "nhạy cảm" này: "Anh nghĩ nữ quyền là gì? Em muốn phỏng vấn Lương Tây Văn - chồng của phiên dịch viên tương lai Nguyễn Niệm."

Lương Tây Văn bật cười: "Để anh nghĩ đã. Nó không đại biểu chính xác và sai lầm tuyệt đối, mà là cho phụ nữ thêm dũng khí để tự mình lựa chọn con đường của mình, có quyền lên tiếng, cho mọi người biết bọn họ sinh ra không nhất thiết phải kết hôn sinh con, làm người mẹ hiền vợ tốt. Giống như cuộc hôn nhân của chúng ta, anh không muốn em bị gắn mác là vợ của anh, em vẫn là Nguyễn Niệm, vẫn là người dũng cảm theo đuổi lý tưởng của mình, tương lai có thể là phiên dịch viên hoặc là nghệ thuật gia. Em không chỉ là vợ của Lương Tây Văn, cũng sẽ không bị cuộc hôn nhân này gò bó."

Nguyễn Niệm khẽ cười.

Lương Tây Văn vẫn nghiêm túc nói tiếp: "Thật ra có rất nhiều chuyện không nhất thiết phải chia rõ nam nữ, mà đơn giản là chia cho ai. Niệm Niệm à, anh cảm thấy mình rất may mắn."

"May mắn gì cơ?" Nguyễn Niệm chống cằm.

"May mắn vì em vẫn là em, dù đọc bao nhiêu sách, em vẫn giữ vững quan điểm của mình." Lương Tây Văn nói, "Không chấp nhận số mệnh, anh hy vọng em mãi mãi như thế."

"..."

"Dù đã kết hôn vẫn có thể có được tự do và tự tin." Lương Tây Văn bổ sung, "Đương nhiên tiền đề là không vi phạm những nguyên tắc kia."

"Em chắc chắn sẽ không vi phạm." Nguyễn Niệm ngồi quỳ trên sô pha, nhích lại gần anh, "Bởi vì trên đời này chỉ có một Lương Tây Văn thôi mà bị em nhặt được rồi."

Một người vạn năm xui xẻo như cô hình như sau khi gặp anh bắt đầu gặp may mắn.

Giống như có bến cảng thuộc về mình, che mưa chắn gió cho cô, cổ vũ cô thẳng tiến không lùi.

Chút rối rắm này dường như đã biến mất, Nguyễn Niệm bỗng càng thấy tự tin.

Ngày xưa không phải cô chưa từng nghiêm túc nói với Quý Sương và Nguyễn Văn Lâm cô muốn trở thành phiên dịch tác phẩm văn học.

Quý Sương tỏ thái độ kiên quyết, tuyệt đối không được.

Còn Nguyễn Văn Lâm tuy trong việc nhỏ luôn dung túng cô nhưng khi đến việc lớn đều để Quý Sương quyết định.

Lý do Quý Sương đưa ra rất đơn giản.

- Con tưởng làm phiên dịch tác phẩm sẽ có sức ảnh hưởng tới mọi người à?

- Đừng tốn thời gian nữa, lo tìm công việc đứng đắn đi. Mẹ đã tính thử cho con rồi, 100 tệ/ 1000 chữ, cuốn tiểu thuyết mấy trăm ngạn chữ con chỉ lấy được 10.000-20.000 tệ, con muốn chết đói hả?

- Con muốn đi theo công việc dịch thuật tài liệu mẹ không cản con, lúc nhỏ ngày nào con cũng ôm tiểu thuyết đọc, lớn rồi còn xem mấy thứ thượng vàng hạ cám đó hả?

Nguyễn Niệm vốn không định làm công việc đó toàn thời gian, nhưng lần nào nói ra suy nghĩ đều bị Quý Sương phủ nhận trước.

Bởi vậy cô thay đổi sạch lược, không chia sẻ mọi việc trong cuộc sống với Quý Sương nữa, tự mình chiến đấu.

Thế nên thỉnh thoảng Quý Sương sẽ hỏi cô sao về nhà mà không chịu nói gì.

Lương Tây Văn tự hỏi mấy giây, cho cô kiến nghị: "Nếu em quá lo, anh có một người bạn làm nghề liên quan đến sách báo, để anh hỏi thăm giúp em, có điều anh không thân với nhà họ triệu lắm, Hách Khiêm thân với Lê Tiện Nam hơn, để hôm nào nhờ nó thử."

Nguyễn Niệm cảm động vòng tay ôm anh, hôn anh hai cái.

Lương Tây Văn sợ cô té ngã, vội đỡ eo cô.

Nguyễn Niệm mặc kệ, nhìn anh chằm chằm.

"Nhìn gì đấy?" Lương Tây Văn ôm lấy cô, hôm nay Nguyễn Niệm mặc đồ ngủ Liêu Chi tặng, cả hai đều mặc đồ màu đỏ, mặt cô lúc này hơi phiếm hồng, hai mắt lại như phát sáng.

"Qua xác nhận bằng ánh mắt, em gả cho đúng người rồi." Nguyễn Niệm thả lỏng ngồi trên đùi Lương Tây Văn, liệt kê ưu điểm của anh, "Cảm xúc ổn định, biết nấu cơm, biết khen em, tam quan phù hợp, cũng rất tôn trọng em, còn cả việc đó... Việc đó... Cũng rất hài hòa."

"Em còn nợ anh một chuyện."

"Hả? Nợ anh gì cơ?"

"Nợ anh một câu trả lời." Lương Tây Văn đột nhiên nhắc tới chủ đề buổi sáng, vuốt ve eo cô.

Nguyễn Niệm muốn tránh lại không tránh được, mặt nóng lên: "Anh đừng có sờ soạng."

"Còn chưa trả lời anh hôm qua thấy thế nào? Sau khi tự mình trải nghiệm, bạn học Nguyễn Niệm có đề cử tư thế gì không?"

Nguyễn Niệm vội duỗi tay bịt miệng anh: "Dừng lại dừng lại..."

Lương Tây Văn bắt lấy tay cô kề bên môi: "Sáng nay còn chưa xong đâu!"

Nguyễn Niệm không ngờ Lương Tây Văn lại có một mặt như vậy, anh vừa dụ dỗ, Nguyễn Niệm đã mất hết sức chống cự, vội đổi sang dáng vẻ ngoan ngoãn thành thật: "Em đâu có kinh nghiệm..."

"Anh có kinh nghiệm à?" Lương Tây Văn luồn tay vào trong áo ngủ của cô, anh thế này cứ như đang dụ dỗ cô phạm tội. Thấy Nguyễn Niệm túng quẫn, anh cố ý ái muội đảo mắt, hôn lên tai cô, "Được rồi, sau này học hỏi từ từ... Nếu em có ý kiến gì thì cứ nói với anh, chúng ta cùng nhau học hỏi.