Chương 14: Hai Bà Trưng

<"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.">

Bốn câu thơ vừa xuất hiện trên Thiên Nhãn tất cả mọi người đã dừng lại công việc trong tay không hẹn mà cùng nhìn lên trời. Nhìn bốn câu thơ trên tất cả mọi người đều đoán được Thiên Nhãn muốn nói đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cả vạn Đại Việt không hẹn mà cùng tiếc nuối: Lại thêm hai vị anh hùng nhưng không gặp thời của nước ta.

*Tại nơi của Trưng Nữ Vương.

Trưng Nhị lo lắng nắm lấy tay của Trưng Trắc bên phía khác Thi Sách cũng âm thầm nắm tay không biết lần này Thiên Nhãn sẽ nói về ai, chỉ có khuôn mặt của Trưng Nữ Vương là bình tĩnh dù biết cuộc khởi nghĩa này sẽ thất bại.

"Năm 25 SCN (sau công nguyên) nhà Đông Hán được Lưu Tú vị hoàng đế thứ 16 của nhà Hán thành lập, Lưu Tú lấy Thụy hiệu là Hán Quang Vũ Đế, niên hiệu là Hán Kiến Vũ.

Năm Hán Kiến Vũ thứ 10 tức năm 34 SCN Tô Định được phong thái thú cai trị quận Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam ngày ngay), Tô Định là người tham lam, tàn bạo, dùng luật lệ hà khắc để vơ vét, bóc lột của cải của dân Bách Việt.

Tô Định làm thái thú Giao Chỉ càng khiến người dân rơi vào tình cảnh nước sôi lửa bỏng, hắn lập ra nhiều tô thuế vô lý như: thuế đất, thuế nhà, thuế ruộng, thuế được mùa, thuế cầu mưa thuận gió hòa, thuế cưới gả, sinh con thứ 2, thứ ba,...

Nếu không nộp đủ thuế thì bị tịch thu ruộng đất, nam bắt làm nô (nô ɭệ), nữ bắt làm tỳ góp cho đủ số thuế. Có người vì phải góp đủ thuế bán cả vợ, con.

Hắn tìm mọi cách vơ vét của cải người dân, dung túng cho tay sai hϊếp bức dân lành, cướp ruộng đất, nhiều nơi dâng lên tiếng oán nhưng đều bị chính quyền đương thời lờ đi.

(Thời xưa việc buôn bán người được quan phủ cho phép, những người bị bán thường là do quan phủ bán hoặc chính là bị người nhà bán. Họ bị bán cho bà mối gọi là mẹ mìn. Người bị bán nếu may mắn thì bị bán làm người ở cho các gia đình giàu có, gia đình quan lại, còn xuôi xẻo thì bán vào thanh lâu làm kỹ nữ.

Người đã bị bán (nô ɭệ) phải ký giấy bán thân có con dấu của quan phủ gọi là giấy khế thân nó giống như giấy CCCD bây giờ, nhưng khác là trên đó bị đánh dấu là nô ɭệ. Giấy khế sẽ do được mẹ mìn giao cho chủ mua, một khi ký giấy trở thành nô ɭệ thì suốt đời là nô ɭệ. Chủ mua có quyền bán nô ɭệ, thậm chí gϊếŧ chết nô ɭệ mà không phạm pháp.)

Tô Định còn trưng binh, bắt lính lên rừng săn tê giác, bắt voi lấy ngà, đi khai thác mỏ, xuống biển mò ngọc, san hô,... Truy tìm món ngon vật lạ dâng lên quan trên nhằm cũng cố địa vị của bản thân.

Hầu như 7 phần lương thực người dân trồng được đều đem giao nộp cho quan phủ, không chỉ thế Tô Định ra sức chèn ép dân Giao Chỉ, dùng cách cai trị ngu dân, mị dân để đồng hóa dân tộc Việt. Người dân Giao Chỉ bị gọi là Nam Man ý chỉ là dân Nam thấp kém, người Nam Man là người ở tần lớp đáy của xã hội chỉ cao hơn nô ɭệ và kỹ nữ.

Tội ác của Tô Định không sao kể hết vì lẽ đó Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa chống lại sự tàn bạo của Tô Định, chống lại ách đô hộ của Đông Hán.

Hai Bà Trưng gồm chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị cả hai là con gái của một Lạc Tướng ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã văn hay chữ tốt lại rất giỏi võ. Sau khi lớn Trưng Trắc được gả cho Thi Sách xứ Chu Diên cũng là người hùng dũng thiện chiến. Cả ba từ nhỏ đã được giáo dục lòng yêu nước thương dân, tròng lòng luôn có ý chí đánh đuổi quân xâm lược dành lại tự do cho nước nhà.

Hai Bà Trưng đau lòng không đặng khi nhìn cảnh con dân phải sống khổ sở lầm than, đã nhiều lần phản đối các chính sách tàn bạo của Tô Định, dâng sớ xin bỏ một số thuế và luật lệ được cho là vô lý nhưng điều bị Tô Định bác bỏ. Việc làm vì nước thương dân càng tăng thêm uy vọng của Hai Bà Trưng số người xin theo hầu càng nhiều, tiếng nói của Hai Bà càng lúc càng lớn có khuynh hướng vượt cả Thái Thú.

Tô Định sợ hãi bị lật đổ nên tìm mọi cách hạ thấp danh tiếng của Hai Bà Trưng nhưng bất thành, hắn liền nghĩ kế mở tiệc mời Thi Sách đến phủ rồi bắt làm con tin.

Năm Kiến Vũ thứ 15 tức năm 39 SCN, Hai Bà Trưng cùng các Lạc Hầu và Lạc Tướng ở huyện Mê Linh tích trữ lương thực, thảo dược (thuốc men), chiêu mộ quân lính sau khi tích đủ lực lượng quyết tâm khởi nghĩa lật đổ Tô Định.

Tô Định lấy Thi Sách ra áp chế muốn Trưng Trắc giải tán nghĩa quân, một bên là tình một bên là nghĩa, Trưng Trắc vẫn quyết định khởi nghĩa ở Mê Linh, Thi Sách bị Tô Định lấy tội phản quốc chém đầu thị chúng ở thành Luy Lâu.

Tháng 2 năm Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN, Hai Bà Trưng phát động cuộc khởi nghĩa, từ huyện Mê Linh, Trưng Trắc đầu đội tang chồng cùng Trưng Nhị cưỡi voi đánh chiếm thành sở trị Luy Lâu(1). Trước thế công mạnh mẽ Tô Định nhanh chóng bại trận phải núp trong ống đồng chạy về Nam Hải, thành Luy Lâu bị đánh hạ các cánh quân ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố xin gia nhập đội quân khởi nghĩa. Hai Bà Trưng thừa thắng xông lên tiếp tục đánh thêm được 65 thành trì tại Lĩnh Nam, cuối năm 40 SCN hoàn toàn nắm giữ Lĩnh Nam Trưng Trắc lên ngôi vua lấy Thụy hiệu Trưng Nữ Vương đóng đô tại Mê Linh phía Nam Sông Hồng.

Cuối tháng 1 năm Kiến Vũ thứ 17 tức năm 41 SCN, Hán Quang Vũ Đế phong tướng Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, phong Phục Lạc Hầu Lưu Long làm phó tướng, lại lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Châu tích trữ lương thực, xây dựng cầu đường, đóng thuyền, chuẩn bị xâm lấn nước ta.

Năm Kiến Vũ thứ 18 tức năm 42, Mã viện dẫn theo hai vạn quân (20.000 quân) chia làm hai cánh thủy, bộ tấn công nước ta. Mã Viện dẫn quân bộ đi theo đường biển tiến vào vùng Đông Bắc nước ta, hắn sang núi làm đường hơn nghìn dặm tiến đến Lãng Bạc phía bắc thành Đại La xưa gặp chặn binh của Hai Bà. Nhưng nghĩa quân là quân ô hợp không kỹ luật, không đồng lòng ,nhiều chỉ huy không phục khi người lãnh đạo là nữ nhân xảy ra mâu thuẫn lớn dẫn đến nội bộ tan rã. Nên rất nhanh bị Mã Viện đánh bại, Hai Bà Trưng phải lui về Cấm Khê, tại đây nghĩa quân chính thức tan rã.

Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 43, Hai Bà Trưng tử thủ tại Cấm Khê đến cuối cùng vì giữ gìn khí tiết nên cả hai đã đầu sông tự sát tại Sông Hát (nay là sông Đáy). Mã Viện cho người vớt xác hai bà, chặt đầu đem về Lạc Dương.

Mã Viện tiếp tục truy sát tướng Đô Dương đến huyện Cư Phong, cuối năm 43 Đô Dương đầu hàng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thất bại. Ngoài các nghĩa quân chiến đấu đến hơi thở cuối cùng thì có hơn 300 lực lượng chủ chốt bị bắt sau bị đày đi Linh Lăng (tỉnh Hồ Nam Trung Quốc ngày nay), một số tàn quân chạy về phía nam vượt biển đến quần đảo Java(Indonesia ngày nay) và họ vẫn giữ vững các phong tục của người Việt cổ đến hơn nghìn năm sau.

Trong trận chiến này Mã Viện đã thu gom, phá hủy rất nhiều trống đồng, hắn còn cho người đúc dựng cột đồng tại Cổ Lâu Khâm Châu làm giới hạn của nhà Hán, bên trên có viết "Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt"(2). Từ đây nước Việt thuộc quyền kiểm soát của Đông Hán, bắt đầu thời kì Bắc thuộc lần 2".

*Thời đại Trưng Nữ Vương.

Trưng Nhị hai mắt đỏ hoe nói không nên lời nhìn Trưng Trắc: "Tỷ..."

Thi Sách tự trách mình lầm tin trúng kế gian tà để lại tất cả gánh nặng trên vai người thương: "Là do ta sai, ta đã quá chủ quan cũng tin tưởng với danh tiếng hiện giờ của mình Tô Định không dám đυ.ng đến ta."

Trưng Trắc: "Trưng Nhị, ta không hối hận, dù có đến một trăm hay một nghìn lần ta vẫn sẽ đứng lên khởi nghĩa. Ta không thể phụ dòng máu rồng tiên trong người, thân là con cháu Vua Hùng ta không thể để kẻ thù đè đầu cưỡi cổ con dân của mình."

Trưng Nhị ôm lấy Trưng Trắc đầu gác lên vai nói: "Tỷ, muội luôn đứng phía sau ủng hộ tỷ, hãy làm những điều mà tỷ muốn. Dù có chết chúng ta cùng chết."

Trưng Trắc: "Ngươi có hận ta không cứu ngươi không Thi Sách, nếu lúc đó ta không kiên quyết..."

Thi Sách cắt ngang nói: "Nếu nàng từ bỏ ta sẽ hận nàng, ta chỉ hối hận mình trúng bẫy kẻ thù để rồi không thể cùng nàng chiến đấu. Nhưng bây giờ đã khác, có Thiên Nhãn dẫn đường chúng ta có thể tránh đi rất nhiều chuyện, kết cục chắc chắn sẽ khác."

*Thời đại Lê Thánh Tôn.

Lê Thánh Tôn: "Ngô Sĩ Liên ngươi thấy cái hại của Nho giáo và Đạo giáo chưa? Nếu không phải tư tưởng trọng nam khinh nữ thì cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương chưa chắc đã thất bại."

Lê Thánh Tôn liếc nhìn Ngô Sĩ Liên đứng bên cạnh, Ngô Sĩ Liên có thể làm sao bây giờ hắn chỉ có thể im lặng cúi người vái chào. Trong bụng thì có khổ mà không dám nói, hắn đúng là trọng Nho giáo nhưng không tới nỗi bị ghim như thế chứ, Ngô Sĩ Liên cảm thấy từ khi có Thiên Nhãn thì lòng dạ Thánh Tôn nhà mình càng hẹp hòi.

*Trong nhóm.

Ngư nương nương: "A, tức chết ta mà rõ ràng là có thể chiến thắng nhưng vì khinh thường Trưng Nữ Vương là nữ mà nghĩa quân tan rã dẫn đến thất bại. Rốt cuộc trong đầu của những tên nam nhân thúi đó toàn là c*t sao?"

Lý Thái Tổ vuốt râu: "Cái cớ trọng nam khinh nữ vô lý đến thế mà có thể dẫn đến thất bại của một nghĩa quân, vẫn là tư tưởng của người dân quá hồ đồ hay thật sự đã bị ăn mòn."

Quang Trung Hoàng Đế tức giận đến đập bàn: "Khốn kiếp, não của bọn chúng đều bị dòi bọ đυ.c lỗ rồi sao. Chuyện cần làm là cùng nhau chống giặc, là chuẩn bị tái chiến với đội quân cứu viện do Tô Định mời đến. Nhưng tất cả lại bị quyền lực làm cho mờ mắt không lo chống giặc ngoại xâm lại đi đấu tranh nội bộ bọn chúng không chết thì ai chết. Nếu ta có mặt lúc ấy một chữ thôi "sát", sát đến khi nào phục thì thôi."

Trưng Trắc: "Cũng là do ta yếu kém không thể lãnh đạo được mọi người, nếu ta có thể sát phạt quyết đoán hơn thì đã không dẫn đến kết cục đang buồn như thế."

Hưng Đạo Vương: "Trong cuộc khởi nghĩa này sai lầm thứ nhất của Trưng Nữ Vương là thiếu tính quyết đoán, tính sát phạt của một vị quân vương nên có nên mới bị kẻ thù chui chỗ trống dùng kế li gián phá hoại từ bên trong.

Thứ hai Trưng Nữ Vương không có thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi chiến thắng, không có kế hoạch cụ thể chuẩn bị cho trận đánh lớn sau đó, việc cần làm không phải là đăng cơ vì vương mà là tích trữ lương thảo, huấn luyện binh lính.

Thứ ba Trưng Nữ Vương xem nhẹ một điều: Âu Lạc bị nhà Triệu (Triệu Đà) đô hộ 97 năm sau đó là Tây Hán 149 tổng cộng 246 năm thì cả triều đình và cả Đông Hán đều nghĩ rằng đất Giao Chỉ là đất của người Hán, người Giao Chỉ cũng là con dân của người Hán mà không phải một thuộc quốc(quốc gia bị xâm lược).

Người Giao Chỉ bị xem là Nam Man ngu muội rất dễ bị thao túng mê hoặc cộng thêm Tô Định chạy thoát có thể đưa rất nhiều tin tức có lợi cho Mã Viện. Cộng tất cả những điều trên thì nhà Đông Hán xem đây là cuộc nổi dậy của quân ô hợp vì bị chính quyền sở tại áp bức bốc lột chứ không phải cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt. Mà đối phó với quân ô hợp do nông dân nổi dậy thì rất dễ chính là dùng lợi ích để dụ dỗ, nông dân khởi nghĩa là do họ bị bức vào đường cùng không khởi nghĩa thì sẽ chết. Vì vậy chỉ cần triều đình tha bổng cho những ai đầu hàng thì sẽ có nhiều người vứt bỏ gươm đao trở về cày ruộng, còn những tên ngoan cố thì thẳng tay tàn sát sẽ không ai trách cứ triều đình tàn bạo ngược lợi danh vọng của họ còn tăng cao hơn.

Cuộc khởi nghĩa này không gây được tiếng vang lớn, không đủ để lôi kéo các dân tộc Việt khác đứng lên giành độc lập. Đối sử nước ta hay sử Giao Chỉ cổ là cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhưng đối với người ngoài thì ngược lại. Trong sử nhà Hán có ghi: Hai Bà Trưng tạo phản là do bà không phục pháp luật lại bị Tô Định kiềm chế, Trưng Trắc nhân cơ hội trả thù cho chồng là Thi Sách nên phất cờ tạo phản."

(Sử Hán về Hai Bà Trưng ghi trong quyển 86 Tây Nam Di Liệt Truyện của cuốn Hậu Hán Thư của Phạm Diệp viết vào thế kỉ thứ 5 Công Nguyên).

Trần Anh Tông: "Thiên thời địa lợi nhân hòa thiếu một thứ cũng không được, huống chi nhân hòa là cốt yếu, vẫn là dân ta lúc đó quá ngu muội hay sao?"

Minh Vũ: "Hưng Đạo Đại Vương con không đồng ý việc người nói cuộc khởi nghĩa này không gây tiếng vang lớn, nếu không gây tiếng vang lớn thì là sao Trưng Nữ Vương có thể đánh hạ được 65 thành trì. Việc đánh hạ thành trì là không hề dễ dàng vì thành trì luôn được xây dựng theo lối dễ thủ khó công, việc Trưng Nữ Vương đánh hạ 65 thành trong vòng một năm là điều mà ít ai làm được huống chi thành tại Lĩnh Nam luôn là thế dựa núi thì càng khó công hơn."

Trần Anh Tông: "Vậy thần sử nghĩ việc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại sao lại thất bại? Ta cũng giống ngoại tổ và Quang Trung Hoàng Đế nguyên nhân thất bại nhất là do người, do nội bộ nước ta." Trần Anh Tông nhìn Minh Vũ hỏi.

Minh Vũ: "Thì tất nhiên là phải do người rồi nhưng Trưng Nữ Vương cũng không có yếu kém đến thế người đời sau đều ca ngợi Hai Bà Trưng và chê trách đấng mày râu chỉ biết luồn cúi.

Như lời bình Lê Văn Hưu có bàn: Hai Bà Trưng là đàn bà, hô một tiếng mà cả Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành đều hưởng ứng thì việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Tiếc rằng nối sau họ Triệu (Triệu Quang Phục) đến trước họ Ngô (Ngô Quyền) trong khoảng nghìn năm bọn đàn ông chỉ biết cúi đầu bó tay, lầm thần bộc (làm quan tay sai cho giặc) cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chi họ Trưng.

Hay Ngô Sĩ Liên có bàn: "Họ Trưng vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta suýt được khôi phục, khí khái anh hùng không những lúc sống dựng nước xưng vương mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm là gặp nạn tai ương hạn lụt đến cầu đảo không việc gì là không ứng. Vì là đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảnh trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực này ư?"

Lý Thái Tổ: "Khen rất hay Trưng Nữ Vương là nữ nhân nhưng chẳng thua khí phách nam nhân. Chê cũng rất đúng làm đấng mày râu nhưng trong vòng mấy trăm năm trước Trưng Nữ Vương có ông râu nào dám đứng lên khởi nghĩa, sau Trưng Nữ Vương đến đến Lý Nam Đế có mấy đấng đứng lên khởi nghĩa."

An Dương Vương: "Đại Việt đô hộ nghìn năm là do quả nhân không giữ được Âu Lạc nhưng một nghìn năm mà các ngươi không thể giành lại độc lập là do các ngươi sai. 246 năm trước Trưng Nữ Vương không có một cuộc khởi nghĩa sau Trưng Nữ Vương lại càng không kéo dài đến họ Triệu là bao nhiêu năm?"

Minh Vũ: " Đến thời của Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương là 502 năm."

An Dương Vương: " 502 năm, vô dụng, một lũ vô dụng. 748 năm không một kẻ nào đứng lên lãnh đạo nhân dân chống giặc, vậy mà khi Trưng Nữ Vương dám đứng lên thì lại ngu muội, bị quyền lực che mờ mắt, bọn Mã Viện chỉ dùng một câu là đàn bà sau lại xưng vương là đã đánh thắng. Thật là tức chết, cái lũ ăn hại, lũ sâu mọt chỉ biết luồng cúi nâng cao đạp thấp đó xứng đáng bị bầm thây vạn đoạn, quả nhân luôn tự trách vì về già hồ đồ dẫn đến mất nước nhưng người đời sau càng đáng giận hơn lòng tự trọng đâu, tự hào của dân tộc đâu, sĩ khí con Rồng cháu Tiên bị bọn ghê tởm đó ăn trong bụng rồi sao?"

An Dương Vương bị chọc tức đến đầu váng, lấy tay ôm đầu khiến Lạc hầu Lạc Tướng hoảng sợ cứ tưởng đại vương vì chuyện xây thành mà hao tâm tổn sức. An Dương Vương khoát tay tỏ vẻ không sao, hắn chỉ bị người đời sau làm cho tức chết.

Ngư Nương Nương: "Nãy giờ ta cảm thấy thiếu gì đó thì ra là An Dương Vương của chúng ta vẫn không lên tiếng, nếu ngươi không nói ta còn nghĩ ngươi đã bị đá khỏi nhóm rồi đấy chứ."

An Dương Vương: "Một ngày ngươi không móc họng ta thì ngươi sống không được có phải hay không?"

Ngư Nương Nương: "Ây ây, xem ngươi nói kìa làm gì có chuyện đó ta chỉ đang quan tâm ngươi mà thôi, đừng tức giận tổn hại cho sức khỏe. Mà ngươi tức giận cái gì Đại Việt bị nghìn năm đô hộ không phải là do ngươi gây ra sao? Ngươi nên để sức đi ở phía sau còn nhiều thứ cho ngươi chửi lắm."

An Dương Vương: "Đúng là do ta gây ra, nhưng ta không nghĩ rằng Đại Việt bị đô hộ tận 246 năm mới có người đứng lên phản kháng, sau Trưng Nữ Vương thì tiếp theo 502 năm mới có thêm người dựng cờ khởi nghĩa. Nó khác xa những gì ta nghĩ, trong trí tưởng tượng của ta một nghìn năm luôn có các cuộc khởi nghĩa được dựng lên rồi bị dập tắt, các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên miên bất tận, ta tự trách vì máu của con dân rơi xuống vì đấu tranh giành lại độc lập tự do. Ta tự trách vì con dân vừa phải sống trong cảnh bóc lột vừa phải giương cao cờ khởi nghĩa chứ không phải con dân ta luồng cúi tạm bợ mà sống."

Ngư Nương Nương: "Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên miên bất tận, dựng rồi bị dập tắt không phải không có nhưng nó không được sử sách ghi lại hoặc là vì quy mô nhỏ không tạo thành việc gì nên bị bỏ qua. À, cũng không phải không có trong sử sách có ghi lại rất nhiều cuộc khởi nghĩa của dân ta chống lại ách đô hộ nhưng nó nằm ở thời của ta chứ không phải một nghìn năm sau thời của ngươi." Ngư Nương Nương cười nói, nhìn cái không khí nặng nề này Ngư Nương Nương chịu không được mà pha trò.

An Dương Vương: "Liên quan? #@$#@@#%%!!!!!!!!"

Ngư Nương Nương cười nghiên ngã trước những lời chửi mắng của An Dương Vương, thú vui của Ngư Nương Nương là chọc tức An Dương Vươn. An Dương Vương càng tức giận thì Ngư Nương Nương càng vui vẻ nhất là những lúc An Dương Vương mất kiểm soát thốt ra những lời thô tục mất đi phong độ đế vương thì bà càng vui vẻ. Không biết hai người có thù gì mà đối chọi gây gắt đến thế!

----------------------------------------------------

(1): Thành sở trị còn gọi là thủ phủ nơi tập trung quyền lực quận thời xưa là tỉnh thành ngày nay. Thành Luy Lâu nằm ở khu vực giữa sông Dâu và sông Đuống ở Thuận Thành Bắc Ninh ngày nay.

(2) Dịch nghĩa: Trụ đồng gãy, Giao Chỉ diệt vong.