Chương 27:

Nụ cười trên mặt Diệp Bình Xuyên vụt tắt: “Đừng lo, kênh Diệp cô útn thì trong giếng vẫn còn nước, dù có thế nào thì lúa năm nay nhất định sẽ không mất mùa đâu.”

“Nắng đấy, đừng đứng đây nữa, về nhà thôi con.” Diệp Bình Xuyên dặn dò.

“Vâng, vậy con bế cháu về nhà đây.”

Diệp Nam Âm không cần mẹ bế: “Con tự về được ạ.”

Hứa Tĩnh đang bận tối mắt, hơn nữa ở trong thôn cũng không lo bị kẻ xấu bắt cóc con: “Ừ, vậy con về nhà trước đi, mẹ còn phải làm việc một lát.”

“Vâng ạ.”

Hứa Tĩnh vội vã rời đi, Diệp Nam Âm một mình chậm rãi bước trên con đường làng.

Hai bên đường, những rặng đào xanh mướt tỏa bóng mát rượi, Diệp Nam Âm chẳng thấy nóng, cứ thế thong thả bước đi.

Các cụ già trong thôn không xuống ruộng, người nào người nấy xách giỏ đi hái rau, gặp cô bé, ai nấy đều hỏi: “cô út đi đâu đấy?”

“Cháu về nhà ạ.”

“Đi bộ có mệt không, hay để bà bế nào.”

Diệp Nam Âm xua tay.

“Sắp trưa rồi, cháu có đói không? Bà cho cháu ít bánh quy ăn lót dạ nhé?”

“Cháu không đói ạ.”

Bị hỏi dồn dập, Diệp Nam Âm bắt đầu thấy phiền, cô bé rảo bước, gần như chạy.

Hôm nay, mẹ cô bé tết tóc kiểu Na Tra, khi chạy, hai búi tóc cũng nảy lên nảy xuống trông rất đáng yêu.

“Cạc cạc!”

“Gào ô!”

“Cạc cạc cạc!”

“Gào ô ~ gào ô ~ ”

“Cạc!” - chú ngỗng dang rộng đôi cánh, duỗi dài cổ kêu lên một tiếng the thé như khiêu chiến.

Đại vương - chú mèo mướp dũng mãnh lấy đà lao tới, lông ngỗng, lông mèo bay tứ tung, xem ra đây lại là một trận chiến bất phân thắng bại.

Người lớn bận rộn công việc đồng áng, không ai có thời gian trông trẻ con, lũ trẻ chưa biết đi được đưa đến khoảng sân rộng để các cụ già trông nom.

Lũ trẻ ngồi thành hàng, thích thú reo hò cổ vũ cho trận chiến nảy lửa giữa mèo và ngỗng.

Một chiếc lông ngỗng theo gió bay đến bậc thềm dưới mái hiên, một em bé nhìn thấy liền bò tới, nhặt lên, sung sướиɠ cười khanh khách.

Diệp Nam Âm cũng nhoẻn cười theo.

Mặt trời lên đến đỉnh đầu, mọi người nghỉ trưa.

Tốp năm tốp ba, trước khi về nhà, mọi người ghé qua nhà hội đồng, bế con mình về.

Sau một hồi náo nhiệt, nhà hội đồng trở lại yên tĩnh, chỉ còn ánh nắng lười biếng và làn gió nhẹ nhàng vương vấn trên bậc thềm.

“Ngoan Bảo, con ngẩn người ra đấy làm gì thế, về nhà ăn cơm thôi con.”

“Vâng ạ.”

Hứa Tĩnh bận bịu xong việc trở về, thấy con gái đi chậm, cô liền bế con, rảo bước về nhà, Đại vương và Mỹ nhân - như hai chú chó chạy lon ton theo sau.

Vụ mùa hè của thôn Diệp gia diễn ra suôn sẻ, nhưng bên công xã Tân Trang lại không được yên ổn.

Nhà họ Dương gặp chuyện chẳng lành. Chiều hôm ấy, bố mẹ Dương Tân Dân hớt hải chạy đến nhà họ Diệp cầu cứu.

“Thằng cả nhà tôi hình như vẫn còn ở trong nhà, nó... nó chưa đi”, bà Dương mồ hôi nhễ nhại, không biết là mồ hôi nóng hay mồ hôi lạnh do sợ hãi.

Sao lại chưa đi được, Dương Tân Dân mất đã hai ba tháng rồi còn gì.

“Chắc chắn là nó chưa đi!”, bà Dương bị những chuyện kỳ quái xảy ra trong nhà dọa cho hồn vía lên mây.

“Bác kể rõ đầu đuôi sự việc cho tôi nghe nào.”

“Đã tháng sáu rồi mà nhà tôi lúc nào cũng lạnh lẽo như hầm băng. Sau khi thằng cả mất, vợ con thằng con trai cả vẫn ở trong căn phòng ấy, hai đứa nó đều bị bệnh, mặt mũi xanh xao, cứ như bị ma bắt mất hồn vía.”

Ông Dương nói tiếp: “Thằng cả mới mất được ít ngày thì con dâu tôi đổ bệnh, chúng tôi cứ nghĩ là nó buồn phiền quá sinh ra như vậy, nào ngờ… Mấy hôm nay, những người khác trong nhà cũng có dấu hiệu bất ổn, chúng tôi mới đoán có lẽ là do thằng cả.”

“Diệp tộc trưởng, trước đây tôi có lỡ lời mắng chửi gia đình ông, đó đều là lỗi của tôi. Xin ông rủ lòng thương, cứu giúp gia đình chúng tôi. Xin ông hãy tích đức cho con cháu.”

Nói đoạn, bà Dương quỳ sụp xuống, dập đầu lia lịa.

Hứa Tĩnh vội vàng đỡ bà dậy: “Bác làm gì vậy, có chuyện gì thì từ từ nói.”

Người ta đã cầu cứu đến nước này, lại là chỗ quen biết hàng xóm láng giềng, không thể làm ngơ được, Diệp Bình Xuyên quyết định đến nhà họ Dương xem sao.

Lúc này trời đã tối, lên núi lấy kiếm gỗ đào thì không kịp, Diệp Nam Âm liền bảo bố hái một cành liễu, sau khi làm phép xong mới đưa cho ông nội.