Chương 9

Đang nói, bên ngoài bỗng có bóng người lướt qua.

“Ai đó?”

Người kia chẳng hề sợ hãi, nghe thấy thế thì thò đầu vào nhìn rồi bước ra.

Là một người phụ nữ, khoảng hơn ba mươi tuổi.

Đề Đăng với Tạ Cửu Lâu chưa từng thấy bà ta, nhìn cách ăn mặc, bà ta cũng không giống người sống gần đây nên hai người chỉ cho rằng bà ta lạc đường. Khi hai người đang muốn mở lời hỏi thì thấy bà ta kinh hoảng ngăn lại rồi thì thầm: “Khương Xương đi rồi à?”

“Đi?”

Người phụ nữ kia mặc kệ hai người họ có hiểu hay không, bà ta túm lấy cánh tay Đề Đăng, đau khổ cầu xin: “Để ta gặp Niếp Niếp, để ta đi gặp con bé đi, xin các người...”

Ghé lại sát như thế, Đề Đăng thấy trên đầu tóc đen của bà ta có lẫn không ít sợi bạc, ngũ quan thanh tú, khóe mắt, khuôn mặt có vết hằn của gió sương qua nhiều năm tháng. Bàn tay đưa ra túm chặt Đề Đăng đưa ra từ ống tay áo có giá trị không thể coi thường nhưng mu bàn tay lại thô ráp, lòng bàn tay cũng có nhiều vết chai.

Một người từng chịu khổ, vàng bạc đeo khắp người cũng không thể giấu nổi.

Y đang muốn hỏi thì phía sau vang lên tiếng Khương Xương: “Bà còn chưa đi à?”

Ba người nhìn nhau, Khương Xương đứng trong cửa phòng bếp, tay bưng chiếc bát trống, sắc mặt xám xịt. Chắc là Niếp Niếp vừa ăn cơm xong, hắn ta đến thu dọn, vô tình nhìn thấy cảnh này.

Từ tối qua khi hắn ta cứu Đề Đăng và Tạ Cửu Lâu, cách đối nhân xử thế của hắn ta không có gì không chu đáo, dù cho Đề Đăng nghi ngờ nhưng thực sự không thể không thừa nhận đây là một người hòa nhã.

Bây giờ thấy bầu không khí giữa hắn ta với người phụ nữ kia như nước với lửa, hắn ta như biến thành người khác vậy.

Người phụ nữ nhìn Khương Xương muốn nói lại thôi, đôi môi run rẩy, mắt ầng ậng nước.

Khương Xương không nói một lời, hắn ta đặt lại chiếc bát lên bàn rồi đi ra, mắt cũng không thèm nhìn hai người Đề Đăng đang ở đó. Hắn ta chỉ kéo cánh tay người phụ nữ, lạnh lùng nói: “Trời cũng không còn sớm nữa, ta đưa di nương về.”

Người phụ nữ kia nhìn hắn ta bằng ánh mắt cầu xin, nước mắt lã chã nhưng Khương Xương vẫn không mềm lòng.

Cuối cùng, bà ta rời mắt, chán nản theo Khương Xương rời đi.

Đề Đăng nhìn theo bóng lưng hai người, y như đang suy nghĩ gì đó: “Di nương à...”

Tạ Cửu Lâu giải thích: “Vợ lẽ.”

Nói xong, Đề Đăng quét mắt nhìn qua.

Tạ Cửu Lâu vội nói: “Ta chưa từng cưới thϊếp.”

Đề Đăng quay người thu dọn bát đĩa: “Ta có hỏi đâu, ngươi nóng nảy thế làm gì?”

Tạ Cửu Lâu thót tim, hắn ấm ức cướp lấy bát đũa trong tay Đề Đăng, cúi đầu ra khỏi phòng bếp, không nói lời nào.

Chẳng ai nhìn thấy người phụ nữ kia vẫn lảng vảng ngoài ngôi nhà, chiếc đèn lưu ly bát giác Đề Đăng đặt trong phòng ngủ bùng lên một đốm lửa nhỏ, chập chờn không tắt, cho đến khi người phụ nữ kia rời đi nó mới lụi hẳn.

Đèn lưu ly vĩnh tịnh dùng nước mắt của Vô Tướng Quan m làm vật dẫn, đế đèn được phủ bằng một giọt máu của Quan m, có thể phân biệt âm dương, sống chết.

Gặp sống thì tắt, gặp chết thì sáng.

...

Đợi Tạ Cửu Lâu rửa bát xong, Đề Đăng không còn trong phòng nữa.

Hắn nhìn trái, nhìn phải, hóa ra người kia đang đứng trước l*иg gà, tập trung nhìn gà ăn.

Nắng xuân rạng rỡ chiếu lên hoa văn thêu chìm màu bạc trên lưng áo Đề Đăng khiến chúng sáng lấp lánh. Y yên lặng ngồi đó, lúc nào y cũng thích đặt tay lên giày, ống quần kéo lê trên đất, gấu quần dính đầy bụi mà bản thân không biết, kể cả có biết y cũng chẳng để ý... người bình thường thích sạch sẽ như y cũng có lúc lôi thôi như thế.

Đề Đăng nhìn l*иg gà, Tạ Cửu Lâu dựa vào khung cửa nhìn y: Người này có tài ăn nói hùng hồn, cãi nhau với người ta có thể nhường vài câu nhưng y cứ nói cho bằng sạch, ranh mãnh thì chẳng ai sánh bằng luôn. Lúc mà y âm mưu tính toán gì đó, tuyệt đối sẽ không nể mặt bất kỳ ai. Ở xứ Vô Giới, ai phạm chút lỗi không chịu nổi bị phạt, muốn nhờ y xin giúp, y chỉ lạnh mặt.

Nhưng người có tính tình như thế, có lúc lại ngồi trên cầu ngắm kiến để nửa canh giờ. Ví dụ như lúc này y nhìn l*иg gà... vẻ mặt chăm chú, không phát hiện ra hắn đang bên cạnh.

Có lúc Tạ Cửu Lâu cảm thấy Đề Đăng như bị phân làm hai. Nếu không giao lưu với người khác, y làm gì cũng đơn thuần. Y ngồi bên cầu, ngươi sẽ thấy y như một tiểu thiếu gia còn chưa lớn của gia đình bình thường, hàng ngày không ra khỏi cửa, vừa được thả ra là y nhìn trời, nhìn đất, nhìn chúng sinh vạn vật, y sạch sẽ, đơn thuần, ánh mắt tràn ngập hiếu kỳ. Nhưng khi gặp người khác, vẻ đơn thuần ấy của y biến mất không thấy bóng dáng đâu, ánh mắt lúc nào cũng được phủ lên một tầng âm mưu, trong bụng đầy rẫy xảo quyệt, hẹp hòi.

Tạ Cửu Lâu chưa từng hỏi trước khi Đề Đăng vào xứ Vô Giới, y bao nhiêu tuổi. Lúc đó hắn nghĩ bản thân cũng chỉ mới hai tám, thoạt nhìn Đề Đăng mới lớn có như vậy, y có thể bao nhiêu tuổi chứ? Bây giờ ngày rộng tháng dài, Tạ Cửu Lâu hơi hoang mang, hắn muốn biết rõ ràng.

Nghĩ tới nghĩ lui, Tạ Cửu Lâu thất thần. Đề Đăng cảm nhận được ánh mắt hắn nên quay đầu lại, hắn không kịp quay mặt đi.

“Rửa xong rồi à?” Đề Đăng hỏi.

Tạ Cửu Lâu ho khan, đứng thẳng dậy, đi qua, biết rồi còn cố hỏi: “Đang làm gì thế?”

Đề Đăng nhìn l*иg gà: “Đang nghĩ tới một chuyện.”

“Chuyện gì?”

Trong l*иg, con gà mái ngồi trên ván gỗ, thò đầu ra ngoài, trong đôi mắt nó là trời xanh, núi cao, còn có Đề Đăng gần mình trong gang tấc.

“Vừa nãy ngươi nói người nghèo không trọng lễ nghĩa. Quy củ như tiểu thư không ra khỏi cửa lớn là ở trong thành. Nếu Khương Xương đã lấy quy củ đó ra để qua mặt chúng ta, vậy hắn ta không biết dưới thôn quê có quy củ này đúng không?” Đề Đăng nói: “Nếu hắn ta biết quy củ này dùng với a muội mình không phù hợp, hắn lại nói ta là công tử con nhà quyền quý, hẳn là hắn nhận ra ta biết hắn nói vậy chỉ là lấy cớ. Vậy thì tại sao hắn vẫn giữ nguyên chiêu trò đó để lừa bịp chúng ta?”

Tạ Cửu Lâu im lặng một lát: “Ngươi muốn nói, rõ ràng hắn biết không lừa được mà vẫn đi lừa, chính là vì không muốn để a muội hắn gặp người ngoài?”

“Nếu a muội hắn ta chỉ là người câm như những gì ngươi suy đoán lúc đầu thì cũng không đến mức không thể ra ngoài gặp người khác.” Tay phải Đề Đăng nắm một ít kê ném vào máng rồi phủi bụi trên đầu ngón tay, sau đó y đứng dậy rồi nói: “Giấu giấu giếm giếm, không phải a muội hắn ta không tiện gặp người ngoài mà là vì lý do nào đó mà nhất định không được gặp người ngoài.”

Sau đó y lại nói: “Đi đây.”

Tạ Cửu Lâu giật mình: “Đi đâu?”

Đề Đăng không nhìn ra suy nghĩ của hắn, y bước nhanh vào trong phòng: “Đi xem Niếp Niếp của bọn họ thử xem.”

Tạ Cửu Lâu phía sau thở phào một hơi.

Đề Đăng bước hai bước, nhớ tới ánh mắt vừa rồi của Tạ Cửu Lâu, y không khỏi buồn cười, y dừng lại, quay đầu hỏi: “Chữ đi mà ta nói có thể khiến ngươi căng thẳng đến vậy sao?”

Bao chuyện giận dỗi trên đời này đều bắt nguồn từ người nói vô ý, người nghe có lòng, Đề Đăng thẳng thắn, bởi vì y tự do không có trói buộc, nhưng Tạ Cửu Lâu lại lo nghĩ. Hắn luôn nhớ tới chuyện ở bên bờ sông hồi sáng, bây giờ bản thân ở cùng Đề Đăng được khắc nào thì hay khắc đó. Đợi đến lúc Đề Đăng đẩy hắn đi thì chẳng còn cái cớ nào để mượn nữa.

Hắn đứng im, ngẩn người, không ngờ tới Đề Đăng lại kéo tay hắn.

“Ngươi ở bên ngoài đợi ta.” Đề Đăng nói: “Ta vào trong.”

“Tại sao?”

Đề Đăng liếc xéo hắn: “Vào đấy hết, lỡ Khương Xương quay lại thì phải làm sao?”

Tạ Cửu Lâu cạn lời, chỉ có thể chờ bên ngoài.

Bên kia Đề Đăng quẹo sang hướng khác, y bước vào phòng bếp, nhìn liếc qua cửa phòng Niếp Niếp, sau đó chớp mắt, biến thành khuôn mặt của Khương Xương. Đến cả giọng nói, cơ thể cũng thay đỏi.

Y chậm rãi bước đến trước cửa phòng, giơ tay gõ cửa: “Niếp Niếp.”

Thấy không có ai đáp lại, Đề Đăng thử đẩy cửa, không đẩy ra được.

“Niếp Niếp.” Đề Đăng nói tiếp: “Mở cửa cho ca ca vào nào.”

Một lát sau cánh cửa gỗ vẫn bất động. Sau đó cạch một tiếng, nó hé ra một khoảng đủ cho một người len vào.

Đề Đăng đứng im, xuyên qua khe hở nhỏ, y nhìn thấy được cách sắp xếp trong phòng.

Giường nằm bên tay trái, chỉ nhìn thấy màn trướng khẽ đung đưa, vì tầm nhìn hạn hẹp, giường bị che gần hết, không nhìn thấy gì; chênh chếch đối diện giường, có một tủ gỗ khắc hoa khá lớn, tủ cũ kỹ lớp sơn bong tróc, nó đứng thẳng, chắn hơn nửa tầm nhìn của Đề Đăng. Bên phải là bức tường đối diện giường, trên tường có cửa sổ, trước cửa sổ là một bàn trang điểm, song song với mép bàn có một chiếc gương đồng dựng đứng.

Chiếc gương kia được đặt rất kỳ lạ, cái giá cho phép mặt gương có thể di chuyển lên trên hoặc xuống dưới, có lẽ là để cho người ta dễ dàng điều chỉnh góc độ. Nhưng dù có điều chỉnh thế nào cũng không đến mức chỉnh mặt gương ngửa thẳng lên nóc phòng chứ nhỉ.

Đề Đăng cao gần sáu thước, nhìn từ góc độ này y không thấy rõ trong chiếc gương kia là gì.

Quan sát được kha khá rồi, y mới nhấc chân bước vào.

Vừa vào cửa, y đi thẳng tới chỗ chiếc gương, cúi đầu nhìn mặt gương.

Trong gương là khuôn mặt Khương Xương, Đề Đăng nhìn vào mắt mình, im lặng một lát, y đột nhiên phát hiện có thứ gì đó trên đỉnh đầu bị y chắn mất.

Cái gương ngửa mặt lên, đương nhiên là soi từ trên xuống, nếu lúc này y không đứng ở đây, chắc là phần được phản chiếu trong gương là bức tường tróc sơn trên nóc cao nhất căn phòng.

Đề Đăng thử lùi về sau một khoảng nhỏ nhất có thể, thứ bị che trong kính lộ ra cái mép ngoài.

Một đám đen đen, giống như bồ hóng bám trên nóc nhà, phần phía sau vẫn bị Đề Đăng che khuất.

Đề Đăng trực tiếp lùi về sau một bước.

Trong gương lộ ra khuôn mặt của một nữ tử, nàng ta cong môi mỉm cười với mặt gương.

Đề Đăng đột nhiên ngẩng đầu, nhìn vào gương mặt kia, y xoay người, quay lưng với bức tường rồi nhìn lên mới phát hiện ra thứ dán trên nóc là một bức vẽ, bởi vì giấy vẽ có màu rất giống với màu tường hoặc có lẽ là nó được dán trên tường quá lâu nên mắt thường khó mà nhìn ra đó là hai vật thể riêng biệt. Người trong tranh kia khá bắt mắt.

Người vẽ bức tranh này có nét vẽ quỷ dị, kỹ thuật vô cùng khéo léo, chỉ một trang giấy tuyên bình thường đã vẽ ra được người kia tóc đen chảy dài ba ngàn thước, mắt hạnh mày ngài, chân thật như thể sắp bước xuống khỏi nóc nhà.

Đây là thiếu nữ búi tóc hai bên, dáng vẻ chưa qua mười sáu, búi tóc được quấn bằng dải lụa, đơn giản, tinh xảo, quần áo hoa lệ, không tính là nổi bật nhưng cũng đủ xinh đẹp, tươi tắn. Đẹp nhất là nụ cười trên gương mặt nàng ấy, tự nhiên, đáng yêu, đơn thuần, dịu dàng, khiến ánh trăng phai sắc, hải đường mờ nhạt.

Ngắm xong, trong mắt Đề Đăng không chút gợn sóng, y chỉ nói với bức họa kia: “Niếp Niếp?”

Căn phòng u ám, im lặng không chút âm thanh.

Đề Đăng không nhìn nữa.

Y đang muốn dịch chân tới chỗ màn trướng, tủ gỗ bên cạnh đột nhiên vang lên tiếng gõ trầm đυ.c.

m thanh vang lên theo tiết tấu, gõ hai tiếng xong dừng một lát, sau đó lại gõ rồi lại dừng.

Đề Đăng nín thở nghe một lát, thứ bên trong có vẻ mất kiên nhẫn, lực gõ lớn hơn, tốc độ cũng gấp gáp hơn.

Y kìm nén lại, chỉ xoay người nói với cái tủ: “Niếp Niếp, muội ở bên trong sao?”

Tiếng gõ kia chậm lại, nhẹ lại, mang theo vẻ thoải mái.

Đề Đăng duỗi tay, sờ cánh tủ, bốn ngón tay thò vào trong, hé ra một khe hở nhỏ.

Nhìn qua khe hở kia, chỉ thấy một khoảng tăm tối.

Y im lặng, bất ngờ, kéo mạnh cánh cửa về phía mình, đồng thời lùi về sau một bước lớn.

Một đám khói đen nồng thoát ra như được giải phóng, nó chậm rãi lan ra khắp phòng.

Đề Đăng nhìn đôi dựng đồng ngầu trong góc tủ.

Trong nhát mắt, y nhớ lại mọi chuyện xảy ra trong cái ngày mình bị rơi xuống nước ấy.

Lúc đó chân y bị một đám khói đen quấn lấy, sức mạnh bất thường kéo y xuống nước... cũng có đôi dựng đồng đỏ.

Sau đó, y quên đi tất cả mọi chuyện.

“Giả thần giả quỷ!” Đề Đăng đột nhiên khôi phục lại vẻ mặt ban đầu, y cúi người, lấy đoản đao dắt trong giày ra, đâm vào đôi mắt bên trong tủ.

Lúc đầu đối phương còn chưa phản ứng lại, nàng ta chớp mắt với y giống như không hiểu gì.

Diện mạo Đề Đăng đột nhiên thay đổi, khi lưỡi đao chỉ cách đôi mắt vài milimet, đôi mắt con quái vật kia co lại, nó nhìn thẳng vào Đề Đăng, chủy thủ rơi thẳng xuống trước mặt nó.

Đề Đăng bị ép phải dừng tay, y loạng choạng lùi lại hai bước, đầu váng mắt hoa, khí đen kia bất ngờ cuộn thành một đám, xông ra đâm vào y, sau đó đẩy cửa sổ chạy thoát ra.

Lúc này Đề Đăng đã mất ý thức.