Chương 17

Làm xong bút trúc, Lý Dư lại làm một cây thước, phí mấy tờ giấy mới vẽ ra bàn cờ.

Quế Lan bưng một đĩa dưa hấu ngâm nước giếng đi vào đình, tầm mắt dừng lại trên bút trúc một lát, lập tức thu hồi tầm mắt, hỏi Lý Dư vẽ cái gì.

Lý Dư chống nạnh: "Bàn cờ.”

Cô không làm quân cờ, trực tiếp lấy quân cờ vây thay thế, dù sao quân cờ này chỉ có cô và Lý Văn Khiêm chơi, không cần quân cờ màu sắc khác.

Bận rộn cả buổi chiều, Lý Dư dùng chặn giấy đè bàn cờ đã vẽ xong, đặt ở trong đình phơi khô mực, còn mình thì về phòng ăn cơm tối.

Sau đại hỏa Đông Cung, thức ăn của Lý Dư được cải thiện rõ rệt.

Nhưng vấn đề lãng phí tiếp theo cũng làm cho trái tim nhỏ cần kiệm của Lý Dư mơ hồ đau đớn.

Vì thế cô cùng Quế Lan kèn cựa hồi lâu, rốt cục đem mười mấy món ăn giảm xuống còn năm món, hơn nữa mỗi món đều không nhiều lắm, vừa vặn đủ cho cô ăn một bữa.

Lý Dư ăn xong cơm tối, vuốt bụng thì thào: "Gần đây có phải đồ ăn càng ngày càng ngon không nhỉ?"

Phân lượng không thay đổi, nhưng chất lượng bay vọt lên vài tầng, chỉ một món canh bồ câu đã khiến răng môi Lý Dư lưu hương, càng miễn bàn hai món rau và món mặn khác.

Trên mặt Quế Lan mang theo nụ cười, mắt cũng không chớp nói: "Nghe nói Thượng Thực Cục đổi tư thiện mới, có lẽ là tư thiện mới đổi thức ăn.”

Thì ra là thế.

Lý Dư đối với hoàng cung không biết, Quế Lan nói như thế nào cô liền nghe như thế đó.

Cổ đại không có đèn điện, Lý Dư sợ ánh nến không đủ sáng nhìn đồ vật sẽ làm hỏng mắt cho nên đi ngủ sớm.

Sau khi cô ngủ, cây bút trúc và bàn cờ của cô đều được đưa đến trước mặt hoàng đế.



Hoàng đế thử bút trúc, ngay từ đầu còn không quen lắm, chờ quen lại cảm thấy bút pháp trì trệ, hoàn toàn không giống kỹ thuật in chữ sống làm hắn kinh diễm.

Về phần "bàn cờ giấy" kia, hoàng đế thậm chí còn không cầm lên xem cho kỹ.

Hoàng đế ghét bỏ đồ vật lần này Lý Dư làm ra vô dụng, bảo Quế Lan đem bút trúc cùng giấy bàn cờ trả về.

Quế Lan nghe lời làm theo, lại không biết ám vệ bên cạnh hoàng đế coi trọng bút trúc, sau khi bà ta đưa bút trúc trở về, hắn lại trộm đi bút trúc.

Sáng hôm sau, Lý Dư vừa mới tỉnh ngủ mơ mơ màng màng ăn xong điểm tâm, còn chưa kịp phát hiện bút trúc mất tích đã bị bàn cờ Quế Lan đưa tới dọa cho tỉnh ngủ.

Bàn cờ này thoạt nhìn không khác gì bàn cờ vây bình thường cô dùng để đánh cờ với Lý Văn Khiêm, nhưng nhìn mặt bàn sẽ phát hiện, mặt trên không phải bàn cờ vây mà là bàn cờ cá ngựa cô vẽ ngày hôm qua.

Lý Dư cả người đều choáng váng: "Tình huống gì đây?”

Chơi cờ trực tiếp trên giấy không tốt sao? Dựa theo bàn cờ cô vẽ làm ra một cái bàn cờ nặng trịch làm cái gì? Cờ cá ngựa là thứ cao cấp như vậy sao?

Kết quả Quế Lan còn tưởng rằng cô không hài lòng, giải thích: "Hoàng trưởng tôn điện hạ nói hôm nay sẽ tới tìm ngài đánh cờ, nô tỳ lo lắng thời gian không đủ, lúc này mới tự ý chủ trương, kêu người của Thượng Công Cục bào một nửa bàn cờ, dựa theo bản vẽ của ngài khắc lại hoa văn trên bàn cờ, nếu điện hạ không thích, nô tỳ đi kêu bọn họ làm lại, chỉ là phải tốn chút thời gian.”

Giọng nói của Lý Dư còn khô khốc hơn bút trúc: "Không cần làm lại, vậy là đủ rồi, thật sự đủ rồi.”

Lý Dư nói xong, đưa tay sờ mặt bàn, phát hiện mặc dù là suốt đêm gấp gáp làm ra, nhưng xúc cảm không tệ, mài vô cùng bóng loáng, nhìn sáng bóng như đánh sáp.

Lý Dư im lặng nghẹn họng, vẽ ra bản vẽ ngày hôm sau là có thể lấy được hiện vật, đây chính là giai cấp thống trị xã hội phong kiến sao?

Thân là người nối nghiệp xã hội chủ nghĩa, tư tưởng của Lý Dư bị ăn mòn.

Có bàn cờ, quân cờ, còn thiếu một con xúc xắc.